Về hành vi hành chính soạn (thẩm định), ký và gửi nội dung Tờ trình số 14/TTr-BTNMT ngày 12/3/2004 và Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/6/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ TNMT ký thay mặt Bộ trưởng Bộ TNMT
Archive for Tháng Mười Một 16th, 2012
1389. Đơn khiếu nại Bộ Tài nguyên & Môi trường của nông dân Văn Giang
Posted by adminbasam trên 16/11/2012
Posted in Cưỡng chế đất đai, Pháp luật | Thẻ: Ecopark, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, Việt Hưng, Vihajico, Đặng Hùng Võ | 12 Comments »
1388. Lời nói suông không lọt được tai dân!
Posted by adminbasam trên 16/11/2012
Một bài đăng trên báo nhà nước, mới hơn 1 giờ đồng hồ đã có tới 90 phản hồi của độc giả, đã dám khen nức lời nội dung chất vấn ông thủ tướng của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, trong khi nhiều báo cố tình né tránh theo đủ cách khác nhau, gần như chỉ mặt đặt tên cho người cố bám giữ chiếc ghế quyền lực bất chấp lòng dân đã quá ngao ngán và căm giận.
Lời nói suông không lọt được tai dân!
Thứ Sáu, 16/11/2012 – 07:45
(Dân trí) – Lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại. Hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.
Người dân quan tâm theo dõi kỳ họp của Quốc hội, đặt biệt là những phiên chất vấn, chứng tỏ chất lượng của dân trí và nhận thức về dân chủ ngày càng cao. Không khí chính trị của đất nước thực sự lành mạnh một khi có sự tham gia một cách tự giác và tự do của dân chúng. Sự tham gia đó được thể hiện bằng cách thông qua đại diện của dân trước nghị trường và đặc biệt là ý kiến đóng góp, phản biện của dân thông qua dư luận, báo chí.
Posted in Chính trị, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Dương Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng | 100 Comments »
1387. Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác
Posted by adminbasam trên 16/11/2012
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác
Thụy My
15-11-2012
Audio phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng
“Việt Nam chưa có ‘văn hóa từ chức’ thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ ‘lỗi hệ thống’. Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần”.
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?
Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | 102 Comments »
1386. MIANMA: ĐẰNG SAU VẤN ĐỀ NGƯỜI KAREN
Posted by adminbasam trên 16/11/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 14/11/2012
MIANMA: ĐẰNG SAU VẤN ĐỀ NGƯỜI KAREN
TTXVN (Hồng Công 12/11)
Trong thời gian qua, người ta nói nhiều đến những nỗ lực hòa bình mà Tổng thống Mianma Thein Sein đang thúc đẩy nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội nước này với các nhóm vũ trang sắc tộc trên cả nước. Trong các nỗ lực hòa bình ấy có nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột với tộc người Karen ở bang Karen (còn gọi là bang Kayin). Tuy nhiên, báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài viết của nhà báo tự do chuyên viết về Mianma và Đông Nam Á, ông Francis Wade, trong đó cho rằng đằng sau nỗ lực thúc đẩy hòa bình của Chính phủ Micinmci với người Karen còn ẩn giấu nhiều toan tính thâm sâu. Dưới đây là nội dung bài viết:
Cuộc đấu tranh của phong trào nổi dậy Liên đoàn dân tộc Karen (KNU) đòi quyền tự trị từ Chính phủ Trung ương Mianama giờ đây đã bước sang thập kỷ kháng chiến vũ trang thứ sáu. Cuộc đấu tranh này được công nhận rộng rãi là phong trào nổi dậy kéo dài nhất thế giới. Giờ đây, một sự chia rẽ trong các thủ lĩnh cấp cao của KNU đang đe dọa làm suy yếu mặt trận vũ trang của phong trào nổi dậy này và làm xói mòn vị thế thương lượng của KNU vào một thời điểm mà nỗ lực của Tổng thống Mianma Thein Sein trong việc thúc đấy hòa bình với các nhóm “quân đội” của các sắc tộc ở nước này đã đạt được sự thừa nhận lớn hơn của cộng đồng quốc tế.
Posted in Chính trị, Tài liệu TTXVN | Thẻ: Karen, Myanmar | 2 Comments »