BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2579. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”

Posted by adminbasam trên 23/05/2014

Tác giả: Sam Bateman

Người dịch: Đoan Trang

23-05-2014

Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan HD-981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.

Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.

Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.

Bài viết đăng ngày 15/5/2014 trên Eurasia Review. Trong nguyên bản tiếng Anh, Biển Đông được gọi là South China Sea (biển Hoa Nam) và Hoàng Sa được gọi là Paracel.

Lời bàn của trang Ba Sàm: Quần đảo Hoàng Sa vẫn là quần đảo đang tranh chấp. Quần đảo đó do Việt Nam làm chủ liên tục, lâu dài, từ thời nhà Nguyễn và chế độ VNCH đã tiếp tục thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa cho tới năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng VŨ LỰC cưỡng chiếm. Từ đó đến nay, Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền trên quần đảo này. Mời xem thêm: Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Nguyễn Hồng Thao).

* * *

AI CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA?

Sam Bateman

15-05-2014

H11Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại bùng lên vào ngày 2/5/2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản đối hành động này và gửi tàu đến để phá hoạt động của giàn khoan. Trung Quốc đáp lại bằng cách điều thêm tàu đến bảo vệ giàn khoan. Với số lượng tàu đụng độ nhau trong khu vực, bạo lực đã nổ ra như một tất yếu vào ngày 7/5, làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương và một vài tàu Việt Nam bị hư hại.

Việt Nam tổ chức một chiến dịch ngoại giao và PR (public relations – quan hệ công chúng) mạnh mẽ để biện hộ cho lập trường của họ. Có vẻ như họ đang chiến thắng trong trận chiến PR, với việc có rất nhiều bình luận trong cộng đồng quốc tế ủng hộ yêu sách của Việt Nam rằng giàn khoan dầu kia là bất hợp pháp, và xem tình hình như một ví dụ mới nữa cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, có thể thấy rằng Trung Quốc có lẽ đang thực hiện đúng quyền của mình khi triển khai giàn khoan. Dù vậy, chắc chắn là Trung Quốc đã có thể xử lý tình huống một cách ngoại giao hơn thay vì hành xử đơn phương theo cái cách tất yếu sẽ dẫn đến làm gia tăng xung đột.

Xác định vị trí giàn khoan

Giàn khoan nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 180 hải lý về phía nam. Đây là hai điểm gần nhất trên đất liền để từ đó có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều cũng quan trọng như thế, là giàn khoan nằm ở vị trí chỉ khoảng 14 hải lý tính từ một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền, và 80 hải lý tính từ đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa), một cấu trúc địa lý lớn, với diện tích khoảng 500 hecta, mà Trung Quốc đang chiếm hữu.

Phú Lâm là một hòn đảo mà, không còn tranh cãi gì nữa, đáp ứng quy chế về đảo như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định, và do đó, nó đầy đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bao quanh. Mặc dù cộng đồng quốc tế có bình luận này khác, nhưng một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, ngay cả khi những lập luận của Trung Quốc khẳng định các đặc tính của đảo có kém sức thuyết phục đi chăng nữa.

Việt Nam tuyên bố rằng, do giàn khoan ở gần đất liền của họ hơn gần Trung Quốc và nằm hoàn toàn trong khoảng cách 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, cho nên nó rơi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Nghe qua thì lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng gần gũi về địa lý không thôi thì không phải là một cơ sở rõ ràng cho việc ra yêu sách chủ quyền hay quyền chủ quyền. Trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về những nước có chủ quyền đối với các cấu trúc địa lý nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, hoặc có những đường phân định vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập gần một quốc gia nào đó hơn hẳn quốc gia khác.

Vấn đề chủ quyền

Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay. Nếu Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thì chẳng còn gì phải tranh cãi. Tuy nhiên, mặc dù cộng đồng quốc tế có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có hồ sơ bảo vệ cho yêu sách chủ quyền của mình, nhưng những phân tích sâu hơn về lịch sử cuộc tranh chấp lại cho thấy một thực tế khác.

Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975. Chính quyền một số nước, gồm cả Hoa Kỳ, đã thừa nhận – công khai hoặc ngấm ngầm – chủ quyền của Trung Quốc đối với một số hoặc toàn bộ các hòn đảo trong quần đảo này. Trung Quốc đã chiếm hữu đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa từ cuối Thế chiến II. (Nếu Bắc Việt chiếm được hòn đảo lớn này thì) Sự chiếm đóng của Bắc Việt có thể đã có tác động đáng kể đến các chiến dịch của quân Mỹ nhằm vào Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Chính quyền Mỹ đã yêu cầu các bên có yêu sách chủ quyền phải quan tâm và kiềm chế trước tình hình. Tuy nhiên, lâu nay Mỹ vốn chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm, cho nên sẽ là rất đạo đức giả nếu giờ đây Washington ra một tuyên bố nào đó mạnh mẽ hơn và được coi như ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Rồi sẽ đi đến đâu?

Các sự cố trước đây xoay quanh quần đảo Hoàng Sa chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm soát ngư trường và việc Trung Quốc bắt giữ các tàu cá Việt Nam hoạt động giữa hoặc gần các đảo thuộc Hoàng Sa. Chắc chắn là Việt Nam có thể tuyên bố mạnh mẽ rằng ngư dân của họ có truyền thống đánh bắt cá ở vùng biển này – cũng hoàn toàn giống như Trung Quốc lập luận ngư dân Trung Quốc có quyền đánh bắt cá truyền thống ở nơi nào đó khác trên Biển Đông.

Có lẽ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; đổi lại, Trung Quốc nhân nhượng quyền đánh bắt cá truyền thống trong khu vực cho ngư dân Việt Nam và đồng ý khai thác chung nguồn lợi hải sản trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, không may là dường như cả hai nước đều đã đi đến cái điểm không thể quay trở lại được nữa để mà có thể thỏa thuận một sự dàn xếp. Việt Nam đang dốc sức cho một cơ hội mong manh, bằng việc cố gắng vận động quốc tế và khu vực ủng hộ lập trường của họ; nhưng trên thực tế, họ có thể kết thúc trắng tay.

Quan điểm cứng rắn của tất cả các bên trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đều là những quan điểm thiển cận và không tránh khỏi việc làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định khu vực. Cứ theo hướng này, sẽ có “kẻ bại trận”, trong khi lẽ ra tất cả đều có khả năng là “người chiến thắng” nếu các bên đều thừa nhận nhu cầu phải hợp tác phụ thuộc lẫn nhau trong việc quản lý biển và nguồn lợi từ biển. Về mặt địa lý, sự thực là ở một số vùng biển, sẽ không thể có được những đường biên giới hàng hải thẳng nét, và do đó độc quyền sở hữu nguồn lực ở đó là điều không thể.

Cái trớ trêu của tình hình hiện nay là, hợp tác phụ thuộc không chỉ là một việc tốt cần làm mà còn là một nghĩa vụ thực sự, theo Phần IX trong UNCLOS về các vùng biển nửa kín (bán nội hải, semi-enclosed waters) như Biển Đông. Nghĩa vụ đó đã bị quên lãng, trong khi các nước vẫn tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền đơn phương của họ và có nguy cơ sẽ phải lãnh kết cục “người thắng-kẻ thua”.

Bản tiếng Anh: Eurasia Review

Nguồn: Đoan Trang

 

36 bình luận to “2579. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam””

  1. […] Huy và Phạm Quang Tuấn với Sam Bateman (FB Nguyễn Văn Tuấn).  – Mời xem lại: “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” (Đoan Trang/ Ba Sàm). – Sam Bateman bút chiến với học giả Việt Nam về Hoàng Sa […]

  2. […] Huy và Phạm Quang Tuấn với Sam Bateman (FB Nguyễn Văn Tuấn).  – Mời xem lại: “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” (Đoan Trang/ Ba Sàm). – Sam Bateman bút chiến với học giả Việt Nam về Hoàng Sa […]

  3. […] và Phạm Quang Tuấn với Sam Bateman (FB Nguyễn Văn Tuấn).  – Mời xem lại: “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” (Đoan Trang/ Ba Sàm). – Sam Bateman bút chiến với học giả Việt Nam về […]

  4. Chống xâm lược kiểu bán nước said

    Đúng là chống TQ xâm lược, theo kiểu bán nước của cộng sản VN. Phạm Bình Minh, phản đối quyết liệt việc đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông thuộc chủ quyền của VN, bằng điện thoại để bàn không dây. Phạm Bình Minh, có 20 cuộc điện đàm phản đối việc đặt giàn khoan 981 của TQ, Tổng thống Philipin nói, đường dây nóng của VN-TQ, không hoạt động, không có cuộc điện đàm nào, ở bất kỳ cấp độ nào. Bọn cộng sản VN bán nước, chúng chẳng làm gì, ngoài bịp nhân dân VN

  5. […] thể gây bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam? (CNN/ Ba Sàm). – Mời xem lại: “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” (Eurasia Review/ Ba Sàm). – Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền Trung Quốc […]

  6. […] […]

  7. Ho Tập Chương said

    Ông PVĐ đã gửi công ham nói rõ vn ghi nhận ,tán thành,và tôn trọng tuyên bố của tq vè chủ quyền trên các đảo hs,hs.bây giờ làm sao đòi được.rất may ông ta là người tầu con cháu khong ở vn,đỡ bị nghe chửi ráy mặt.
    Chỉ có chính thể dân chủ mới có thẻ bác bỏ công hàm bán nước và đi đem của Đồng và Hồ

  8. […] […]

  9. […] thể gây bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam? (CNN/ Ba Sàm). – Mời xem lại: “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” (Eurasia Review/ Ba Sàm). – Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền Trung Quốc […]

  10. […] 2259. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam… […]

  11. […] […]

  12. […] 2259. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam… […]

  13. […] 2259. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” […]

  14. montaukmosquito said

    Trung Quốc có thể đưa ra lý do là nếu Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam, tại sao năm 1988 Trung Quốc “lấy lại” Gạc Ma, Việt Nam đã không bắn trả lại .

    Và mọi người nên “xúi dại” Đảng và Chính quyền đem ra tòa án quốc tế, để Trung Quốc có bao nhiêu công hàm, công điện của tất cả bộ xậu lãnh đạo bạch hóa ra hết .

    Chừng đó các bác mới ngã bổ chửng mình trước giờ chính là Mỵ Châu tập thể mà cứ tưởng bở .

  15. nieman said

    Nếu bảo công hàm ông Cu (Đồng) chẳng có giá trị gì. Hoặc như họp báo mới đây thừa nhận là có giá trị, nhưng chỉ là về lãnh hải đại lục 12 hải lý, thì có nghĩa là phần thắng ắt về ta. Vậy thì mắc mớ gì mà không yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Về phía Trung Quốc, nếu khẳng định công hàm Cu là có giá trị pháp lý quốc tế hiển nhiên, thì cũng không có lý gì lại sợ bị xử thua trước tòa. Việt Nam đã mất hoàng Sa trên thực địa, không thể dùng quân sự để đòi lại, năn nỉ ngoại giao chỉ là mơ hão mà lại thêm nhục. Vậy thì chỉ còn một cửa duy nhất là đòi Trung Quốc hầu tòa, may ra biết đâu nó lại đồng ý. Ra tòa thì phải xác định có thể bị thua. Nhưng phải chuẩn bị kĩ, thuê luật sư quốc tế giỏi. Lúc đó tòa sẽ phán quyết công hàm Cu là như thế nào (khôn ngoan ra cửa qua mới biết). Nhưng chắc chắn tòa sẽ không chấp nhận lý luận kiểu: “lúc đó đang hữu nghị thì phải nói vậy”, “Nói thế chỉ là ủng hộ chính trị để đoàn kết với Trung Quốc chống Mỹ”. “Vì mất cảnh giác nên bị lừa”!
    Ngoài ra cũng phải đề nghị Trung Quốc đánh bài ngửa: có thỏa thuận ngầm gì từ trước đến nay phải công bố hết . Nhân dân hai nước Việt Trung phải có quyền biết và phải minh bạch thì thế giới văn minh người ta mới tôn trọng. Cuối cùng là phải biết làm một kẻ thua trận có danh dự (yêu cầu cả Trung Quốc cũng phải thế). Nếu thua thì phải chấp nhận. Còn việc phải phân bua với nhân dân mình sau đó như thế nào, tại sao mình sáng suốt tài tình thế mà nó lại cho mình thua v.v. và v.v. thì kệ mẹ nhà anh. Đó không phải là trách nhiệm của tòa.

    • Đúng thế, do chính phủ 2 nước đã không giải quyết ngay những khúc mắc ngay lúc nó còn có thể giải quyết êm đẹp thay vào đó họ lại có quá nhiều bí mật (đi đêm) , không minh bạch thông tin cho nhân dân, và thế giới được biết. Vậy nên để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới thì phải công khai nhiều thứ và phải có dân chủ thực sự thì người ta mới quý và giúp đỡ được chứ! Đưa tất cả ra tòa án quốc tế là lựa chọn tốt nhất để đối phó với nước lớn. và như ý kiến của bạn . Bất kể bị phán xét được , thua cũng phải chấp nhận mà coi đó là một bài học….cuộc sống còn tiếp tục, không thể cứ làng nhàng với họa chiến tranh mãi được. việc phát triển kinh tế, phát triển con người về lâu dài mới là thượng sách, mới là cách tự vệ tốt nhất

  16. Hồ Tập Chương said

    Muốn biết Hs,Ts là của vn hay tq các bác chỉ cân ra bờ hò hoàn Kiếm giơ cao biểu ngữ và hô to:
    Hs,Ts là của VN sẽ sáng mắt ra ngay khỏi cần tranh luận ,mất thì giờ

  17. […] 2259. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” […]

  18. ngoclinhvugia said

    Bên trái trang BA SÀM có một cột gồm các blog, trong đó có blog Trương Nhân Tuấn chuyên sâu về công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng dường như các vị viết bình luận ở đây không hề tham khảo blog Trương Nhân Tuấn nên hầu hết ý kiến của các vị không sát vấn đề.

    Có thể tham khảo thêm những tài liệu được giới thiệu ở đây :

    VỀ CÔNG HÀM DO PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ NGÀY 14/9/1958 (tin tổng hợp)

    VỀ CÔNG HÀM DO PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ NGÀY 14/9/1958 (tin tổng hợp)

  19. Anh Kim said

    Phạm Văn Đồng đúng là thằng bán nước. Con cháu nó chắc phải nhục nhã lắm đây.

    • nieman said

      Chúng nó mà biết nhục thì trời sập lâu rồi. Nào là đặt tên đường, nào là đặt tên trường đại học, nào là lấy tiền nhân dân xây đền thờ để vinh danh. Còn công hàm ư ? Nó sẽ giải thích đấy là tài thao lược của “Bác”, là sáng suốt tài tình, là ánh sáng chủ nghĩa Mác

  20. Cu teo said

    Nói gì thì nói, chúng ta chỉ lý lẻ theo kiểu có lợi cho chúng ta thôi, thì tàu cũng rứa !
    Biết rằng miền Nam do chinh phủ VNCH đảm trách quản lý nhưng các bác cũng thừa biết là chính cái chinh phủ VNDCCH mà hiện nay là CHXHCNVN cũng bảo tòan dân và tuyên truyền với thế giới là NGUY QUYỀN (tức là chính quyền ngụy tạo, không có thật) và đại diện chính đáng của VN luôn là chính phủ của bác Hô hay sao ? mà TQ là bạn của chính phủ ta mà lỵ ! Thế thì lý lẹo ra cái gì nữa !!!!!
    Do vậy cũng chẳng cần lắc léo mà gì, thế giới nó không chịu lý luận lắc léo, lẹo lưỡi đâu ! nó cũng hiểu thôi các bác ạ !
    Vấn đề Ngu thì thua ráng chịu ! Vấn đề là Phải biết Ngu mà sửa nhé chứ không cứ Ngu hòai !
    Mà thật vậy từ Công Hàm của ông Đồng (một vị mà các bác cho là thong thái bậc nhất trong giới lãnh đạo thời đó chỉ sau ông Hồ ) đến này đã gần 60 năm rồi !!!, Cũng vì Ngu mà không chịu mình là Ngu mà cứ bảo là đỉnh cao trí tuệ của nhơn lọai nên cứ bị Ngu hòai với tụi tàu:
    Này nhé từ Công Hàm ngu, không chịu là Ngu thì mới dẫn đến Thỏa thuận Ngu tại Thành Đô !!!.
    Giờ này cụng tiếp tục chối Ngu nữa thì sẽ còn cái Ngu khác lòi ra nữa cho mà coi – Không chừng Ngu HD 831 !!!!

  21. Linh said

    Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ VNCH, chứ có phải từ VNDCCH đâu. Mà chính phủ VNCH thì mấy anh CSVN đâu có công nhận, mặc dù số nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VNCH nhiều hơn so với VNDCCH. Đám CSVN thì lúc nào cũng gọi chính phủ VNCH là chính quyền bù nhìn hoặc giả chính quyền Sài Gòn ( lich sự lắm đo nhe), còn không thì gọi là ngụy quyền tay sai SG, quân đội bù nhìn ( lúc nào hứng tình thì gọi là quân đội Sài Gòn).

    Ngay cả bây giờ trên các blog của các ông miền Bắc thì vẫn gọi là chính quyền Sài Gòn ( ngoại trừ blogger Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh). Khi viết thì chỉ viết hoa chữ VN; còn lại là cộng hòa.

    Đưa nhau ra tòa, Trung Cộng sẽ trưng công hàm của thủ tướng nước VNDCCH, Phạm Văn Đồng ra, và hỏi tiếp là ” mấy cố có công nhận chính quyền VNCH đâu, mà gọi là lãnh hải, lãnh thổ của mấy cố?”. Ngoài ra còn bản đồ, sách giáo khoa và tùm lum thứ nữa.

  22. Minh tâm said

    Trước ánh sáng công lý thì điều sợ nhất là có kẻ thù ngồi ở ngay sau lưng mình . Truyền thuyết lịch sử việt nam còn răn dạy rằng : khi an dương vương ngộ ra chính Mỵ Châu- con gái vua là kẻ rước giặc vào nhà , ngài đã vung gươm giết mỵ châu rồi đâm cổ tự vẫn . Lịch sử đau thương của Việt nam nay liệu có lặp lai ? .
    Nay mất hoàng xa ( mà đã mất rồi ) . Dân tộc việt nam nên và cần chém cổ ai bây giờ ?

  23. D.N.L. said

    Nếu công hàm PVĐ.làm lung lay yêu sách chủ quyền VN.thì thắng cha này nói có lý nhưng rất vớ vẩn (có thể bị mua chuộc)
    thậm chí là cực kỳ PHI LÝ ở chổ này là đưa ra công thức “không có kẻ thắng người bại” khi kêu gọi VN.công nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Tàu cộng thì Tàu cộng sẽ “nhâh nhượng quyền đánh bắt cá của VN.” !
    Nói thế này thì cũng như là sân nhà ông ta bị kẻ khác chiếm đoạt một mảnh nhưng rồi thằng chiếm đoạt đó đề nghị với ông
    ta rằng “mầy đừng đòi lại mảnh đất này thì tao sẽ cho mày một lối để đi ra đi vào”.Lý luận kiểu này là của kẻ NGU + DẠI.

    • Cao Cầu said

      Hiệp định quốc tế Gieneve, Paris, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn xé các tẹc, thủ tiêu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ! xá chí công hàm mơ hồ Phạm Văn Đồng.

      Theo Trường Chinh, Việt Nam lập nước năm 1945, đến năm 1975 mới mở trường Luật đầu tiên; 30 năm sống không có pháp luật. Và cho đến nay cũng ngang nhiên chà đạp luật pháp quốc tế.

      Chẳng qua là thân phận đàn em phải nhường thằng anh thôi.

  24. Phú Hội said

    Ông Sam Bateman phân tích có lý, mà căn cứ là công hàm Phạm Văn Đồng và cách ứng xử của chính quyền Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1975 (theo ông Sam). Tuy nhiên ông Sam Bateman đã quên hoặc cố quên là Việt Nam cộng hòa đã thừa kế chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của tổ tiên Việt Nam để lại và thực tế là Việt Nam cộng hòa đã quản lý quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19/01/1974. Một bằng chứng nữa là tháng 02/1974 chính phủ Việt Nam cộng hòa đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, đồng thời đã tố cáo hành động Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ra trước toàn thế giới.
    Không có một lý cơ sở gì để nói rằng quần đảo Hoàng Sa là của Trung cộng (trừ luật rừng của kẻ mạnh).

    • Hồng said

      Chẳng có thứ công pháp quốc tế nào cả, và cũng chẳng có thứ hiệu lực nào cả, nếu có thì hiệp định Paris đã không bị lãng quên khi xé toạc vì ý đồ, chỉ có nhân quả là có thật. Những gì CSVN đã làm mờ ám thì nay bị phơi trần ra và chính CS ;lãnh hậu quả của nó. Ngừoi dân sống trong chế độ CSVN cũng có khác gì sống với CSTrung quốc? Au hơn ai chẳng cần quan tâm, trừ phi VN có dân chủ thì mới giành, giữ chủ quyền, lãnh thổ.

  25. HLV said

    “đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa), một cấu trúc địa lý lớn, với diện tích khoảng 500 hecta, mà Trung Quốc đang chiếm hữu”: có lẽ Đoan Trang dịch không chuẩn, đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 2 km2. 500 acres (mẫu Anh) thì đúng hơn chăng ~ 202 hecta ~ 2 km2

    • HP said

      Sam Bateman viết:
      “….the rig is about 14 nautical miles from a small island in the Paracels claimed by China and 80 nautical miles from Woody Island, a large feature with an area of about 500 hectares occupied by China”…. hectare chứ không phải acre đâu. ĐT dịch chính xác chứ không phải dịch không chuẩn đâu.
      Anh ta còn sạo: “Against the historical background of American acceptance of China’s sovereignty over Woody Island, it would be hypocritical now for Washington to make any stronger statement that might be seen as supportive of Vietnam’s position.” (Tuy nhiên, lâu nay Mỹ vốn chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm, cho nên sẽ là rất đạo đức giả nếu giờ đây Washington ra một tuyên bố nào đó mạnh mẽ hơn và được coi như ủng hộ lập trường của Việt Nam.) chẳng đưa ra bằng chứng gì về vụ này.

  26. montaukmosquito said

    Có 2 nước đang đánh nhau . Để đánh thằng nước kia, nước này đem miếng đất của nước kia đi gán nợ, nói anh Tàu giúp tui đánh thằng kia, chiếm xong tui cho anh miếng đất này, có giấy cam kết đàng goàng . Với sự tiếp sức của anh Tàu, anh này đánh thắng anh kia thật .

    Bây giờ đem ra tòa, tòa sẽ xử thế nào nếu anh Tàu đem tờ cam kết đó ra ?

  27. Cao Cầu said

    Nói về chủ quyền Hoàng Sa, phải nhắc đến quốc gia Việt Nam, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến Hiệp Định Gieneve, Hiệp Định Paris, hội nghị San Francisco…Không biết thì chỉ là nói nhảm. Học giả ngày nay viết theo sự hiểu biết thiển cận. học thiệt thì không thấy cần phải viết nên sự thật đôi khi bi chôn vùi. Sam Bateman cũng là học giả mà thôi.

    • HP said

      Có thể đúng như bạn đọc Cao Cầu nói, ông này chỉ là ‘học giả’ thôi và hình như đã bị TK mua rồi. Ông ta play down mọi thứ cho TK, chẳng hạn như khoảng cách từ 981 đến Tri Tôn từ 17 hl thì ông ta giảm xuống còn 14 hl, tới Phú Lâm 103 hl –> 80 hl, dt Phú Lâm chỉ chừng hơn 200 ha ông ta nâng lên thành 500 ha, PL không có nước ngọt phải dựa vào nước mưa và nước chở từ Hải Nam tới cho cư dân TK sinh sống thế mà ông ta lại bảo PL là đảo ‘unquestionably’ theo nghĩa của UNCLOS (các số liệu trên bạn đọc có thể tự kiểm tra dùng công cụ Ruler trong Google Earth, còn vụ PL không có nước ngọt thì dùng google). Ngay cả nếu PL là đảo và thuộc về TK thì theo luật lệ QT cũng không được hưởng 100% hiệu lực cho EEZ (các vụ xử trước nay chỉ cho chừng 1/2, 1/3, 14 hiệu lực thôi). Như vậy EEZ của PL không thể nào vượt quá 103 hl để chứa luôn chỗ đặt giàn khoan 981, trong khi EEZ VN bị lép dưới 119 hl.
      Nếu ông ta nói 981 nằm trong EEZ của Hải Nam thì còn có lí hơn vì từ 981 tới HN là 183 hl (< 200 hl). Nhưng nói như vậy người đọc nào cũng thấy TK quá tham ăn khi so sánh khoảng cách 183 hl này với khoảng cách 119 hl tới đảo Lí Sơn( thâm chí với 132 hl tới bờ biển VN) vì TK đã vượt trung tuyến quá xa theo luật lệ QT.

  28. […] 2259. “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam” 22/05/2014 […]

  29. montaukmosquito said

    Những gì người VN, và một số cá nhân mang tên Tây, nghĩ theo cách giải thích của chính quyền Việt Nam không phải là cách suy nghĩ của thế giới . Tất nhiên, mọi người sẽ cóc cần biết thế giới nghĩ gì .

    VN không nên đem chuyện này ra kiện . Kiện tức là phải đối mặt với công pháp quốc tế, không phải tòa án XHCN. Công hàm Phạm Văn Đồng là chứng cứ rất tai hại trước công pháp quốc tế .

Bình luận về bài viết này