Trên điễn đàn gần đây khá ồn ào chuyện “thoát Trung”, thậm chí có cả một hội thảo về chủ đề này. Tuy nhiên có cảm tưởng là, chưa ý kiến nào “lọt tai” để có thể ứng dụng trong thực tế! Cân nhắc những phát ngôn giầu nhiệt huyết, có vẻ trí tuệ này lại thấy, phần nhiều được nói theo cảm tính, không có sự minh triết cần thiết. Vì sao vậy? Phải chăng vì người nói chưa hiểu điều mình nói? Miệng nói “thoát Trung” mà đầu chẳng biết Trung là ai mà Việt là ai?! Muốn thoát một cái mà mình chưa hiểu nó là gì khác nào kẻ đi đêm chạy trốn bóng ma?!
Sáu chục năm trước, đứa bé 10 tuổi là tôi trong khi điếu đóm hầu các cụ, nghe lỏm được: “Hoa Việt đồng văn đồng chủng.” Không hiểu sao câu nói đó thành nỗi ám ảnh: vì sao chúng ta lại đồng chủng đồng văn với kẻ thù truyền kiếp? Gần suốt cuộc đời đi hỏi nhiều người nhưng chưa câu trả lời nào khiến tạm yên bụng. Phải đến ngoài tuổi nhi nhĩ thuận tôi mới tìm được lời giải cho mình!Đọc tiếp »
(GDVN) – Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam…Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc “đồng chí, anh em”?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.
Đọc cái công văn về 16 việc phải làm của Bộ Ngoại giao VN gửi cho các bộ và một số uỷ ban nhân dân tỉnh thành (xem bài “Hữu nghị viển vông” hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?” trên diendan.org [1]) tôi thấy rất thú vị nếu đặt trong bối cảnh chung. Hoá ra, trong lúc dầu sôi lửa bỏng ngoài Biển Đông thì trên mặt đất quan hệ giữa hai đảng cộng sản VN và Tàu vẫn rất … hữu hảo.
Số là từ ngày 13/4 đến 17/4/2014 (tức chỉ vài tuần trước khi Tàu đem giàn khoan cắm vào biển VN) ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa có một chuyến viếng thăm VN. Không biết họ, phía VN và Xuân Hoa, bàn những gì, nhưng ngày 3/6/2014, Bộ Ngoại giao VN gửi một công văn cho các bộ và một số tỉnh thành yêu cầu phải làm 16 việc cụ thể, có lẽ là những việc VN đã hứa với Hồ Xuân Hoa. Trong số 16 việc đó, 2 việc đầu là thúc đẩy hai vị bí thư TPHCM và Hà Nội sang thăm Quảng Đông, và trong vòng 5 năm gửi 300 cán bộ đảng sang Quảng Đông để Tàu đào tạo.Đọc tiếp »
TẦM CỦA QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ ĐẤT NƯỚC. TẦM CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM CỦA NGƯỜI DÂN, THẤP HƠN ĐÒI HỎI CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Quốc hội họp trong cơn nóng thế sự ngút trời người dân cả nước hừng hực căm phẫn China nghênh ngang đưa giàn khoan xâm lược vào sâu trong vùng biển của ta. Chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm. Danh dự, phẩm giá đất nước bị làm nhục. Người dân càng tủi nhục và đau xót hơn khi đối mặt với kẻ xâm lược ở chính trường thế giới, người có trách nhiệm bảo vệ đất nước không biết đến danh dự, không biết đến trách nhiệm, chỉ lo ve vãn, mơn trớn, lấy lòng kẻ xâm lược. Nguy khốn hiển hiện ngay trước mắt: mất biển dẫn đến mất nước đã cận kề. Những người cầm quyền chỉ lo giữ đảng để giữ ghế quyền lực. Không lo giữ nước, họ còn mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy sự bảo lãnh chiếc ghế quyền lực, bổng lộc của họ. Những tâm hồn Việt cảm thấy bơ vơ, cuộc sống vô nghĩa, người Việt ở trong nước và ngoài nước nối tiếp tự thiêu. Như người dân Tây Tạng nối tiếp tự thiêu trong nỗi đau, nỗi nhục của người dân nô lệ bị China cướp mất đất Tây Tạng.Đọc tiếp »
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.
28-06-2014
Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.Đọc tiếp »
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”. Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc. Đọc tiếp »
Lâu nay dư luận quốc tế nói nhiều về sai lầm của TQ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông…, nhưng không nói về sai lầm của thế giới trước mưu đồ của TQ. Thật ra tình hình Biển Đông sẽ không như ta thấy ngày nay nếu thế giới đã không phạm quá nhiều sai lầm trong quan hệ với Trung Quốc. Dưới đây xin điểm qua một số sai lầm chính.
Sai lầm thứ nhất- Thế giới thường coi TQ như một nước đông dân nghèo nàn lạc hậu cần được giúp đỡ hơn là phải đề phòng. Lòng vị tha của thế giới, nhất là của các nước Âu, Mỹ đã bị TQ lợi dụng trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ khi nước CHNDTH ra đời năm 1949.Đọc tiếp »
Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu phòng không trên Biển Đông.
Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cố ý đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.
Trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều hôm qua, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Hà Lê còn cho biết là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, các tàu của Trung Quốc thường xuyên có hành động nguy hiểm để “tấn công và uy hiếp” nhân viên của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngăn cản không cho họ thi hành phận sự, và vì những hành động này mà từ hồi đầu tháng 6 tới giờ, 15 nhân viên của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương.Đọc tiếp »
Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.Đọc tiếp »
Chúng tôi kêu gọi những đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hãy nhanh chóng rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho đất nước ta lâm nguy trước tiền đồ mất nước đen tối, làm cho dân tộc ta trở nên suy nhược, đớn hèn, mất hết sức chiến đấu để tồn tại như cha ông ta từng chiến đấu. Người Việt yêu nước chống lại sự tàn bạo hèn hạ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng hết lòng ủng hộ các đảng viên thức tỉnh.
26-06-2014
Chế độ cai trị độc đảng chuyên chế của nhà cầm quyền Việt Nam đã gây ra những tổn thất vô cùng nghiêm trọng trong lịch sử Việt Nam gần một thế kỷ qua.
Con thuyền Việt Nam luôn bị những kẻ cầm lái tự phong dẫn vào thác ghềnh, chịu đựng muôn vàn phong ba bão tố, trồi sụt giữa các con sóng dữ.
Đảng Cộng sản Việt Nam không ngớt khoe khoang về công lao giành độc lập và thống nhất đất nước, nhưng chưa giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc ta bị lâm vào rất nhiều cuộc chiến với đủ loại kẻ thù, tổn thất núi xương sông máu mà vẫn liên tục mất đất, mất đảo, mất biển. Đọc tiếp »
Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh, chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra “4 không” trước chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông: “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.Đọc tiếp »
Dương Khiết Trì đã rời Hà Nội nhưng không rõ ‘đại cục’ mà ông nói nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam có ở lại.
Ông Dương Khiết Trì (trái) nói về ‘đại cục’ khi Việt Nam
Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc.Đọc tiếp »
Trong buổi họp của 16 hội đoàn xã hội dân sự tại chùa Liên Trì (Sài Gòn) ngày 5/6 vừa qua, vấn đề hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam đã được đưa ra như là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Tại sao trong lúc đất nước đang có nhiều vấn đền nóng bỏng khác mà lại đề cập đến vấn đề này ? Nếu đó là nhu cầu của hiện tại thì mô hình sẽ như thế nào, phương thức phát triển ra sao ? Song song đó là vấn đề tổ chức và vấn đề nhân sự cũng cần phải được đặt ra để giải quyết. Đây là những điều được Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quý vị cùng nghe.
– Trần Quang Thành: Xin chào Tiến sỹ Phạm Chí Dũng. Mấy hôm nay các tổ chức xã hội dân sự trong nước trong một cuộc họp bàn thảo tình hình đất nước có đề xuất vấn đề là cần phải có một công đoàn độc lập ra đời để đấu tranh bảo vệ các quyền lợi của người lao động, đặc biệt là của công nhân. Ông có thể cho biết nội dung tuyên bố được không ? Đọc tiếp »
Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.
Giới quan sát nói khu kinh tế Vũng Áng có ý nghĩa quốc phòng quan trọng
Hôm 25/6, lãnh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa – tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đã gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.Đọc tiếp »
Lời người dịch: Có lẽ rất ít người Việt Nam biết đến chi tiết sau đây, liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng, mà học giả người Trung Quốc Li Jianwei (Lý Kiến Vĩ) công bố trong bài viết mới đây cho RSIS (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, trực thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore). Đó là, vào năm 1977, trong một cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc (khi đó là phó thủ tướng) Lý Tiên Niệm, ông Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.
Chi tiết đó giờ đây đã được Li Jianwei mang ra sử dụng trong bài viết của bà, khẳng định Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc (!). Đây là một lập luận rất nguy hiểm cho việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Việc Trung Quốc quyết định di chuyển dàn khoan Hải Nam số 9 (Hai nan jiu hao) vào biển Đông, mà cụ thể là tới tọa độ gần cửa vịnh Bắc Bộ, cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền của mình tại biển Đông. Bất chấp các phản ứng của Việt Nam cũng như bất chấp việc uy tín của mình đang bị giảm xuống nhanh chóng, hành vi của Bắc Kinh đã chứng minh rằng các cách tiếp cận “mềm dẻo” hiện tại của Việt Nam trên thực địa đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ngoại giao nước nhỏ và phản ứng của nước lớn
Trước hết, cần phải xác định rằng việc Việt Nam chỉ đưa lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ra thực địa để đối phó với hành vi hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) cho tới thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp. Về mặt luật pháp, hành động này chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia tôn trọng các chuẩn tắc mà thế giới đã quy định liên quan tới tự do hàng hải. HD-981 di chuyển trong vùng biển quốc tế, và tiếp cận vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam phù hợp với những gì mà UNCLOS đã quy định về quyền đi qua không gây hại. Khi HD-981 “dừng lại”, Việt Nam cũng đã phản đối và thể hiện quyền tài phán của mình bằng cách sử dụng các lực lượng bán quân sự để tránh đẩy căng thẳng lên cao và châm ngòi cho một xung đột không cần thiết.Đọc tiếp »
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng nằm trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN đã gần 2 tháng trời. Và mới đây, Bắc Kinh tiếp tục đưa thêm 3,4 giàn khoan khác ra biển Đông, trong đó giàn khoan Nam Hải 9 đang được di chuyển tới gần vùng đặc quyền kinh tế của VN.
Điều này cho thấy sau một thời gian thử thăm dò phản ứng của nhà cầm quyền VN cũng như dư luận quốc tế về vụ Hải Dương 981, nhận thấy phản ứng của VN và của quốc tế không đủ mạnh, không đáng sợ, Trung Cộng có vẻ cho rằng đã đến lúc muốn làm gì thì làm, đặc biệt đối với VN.Đọc tiếp »
Sự khác nhau giữa lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích, khi triển khai lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, tháng 5.2013: “Lấy phiếu tín nhiệm diễn ra định kỳ hàng năm, không phải chỉ ở Quốc hội, mà tất cả các cơ quan Đảng và Trung ương sẽ làm (1). Một năm mà anh đã không quá bán thì cho anh nếu sang năm lại không quá bán thì đương nhiên phải bỏ phiếu tín nhiệm”(1.2).Mục đích và cách thức cũng được Tổng Bí thư làm rõ: “Bỏ phiếu tín nhiệm là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Mục đích lấy phiếu tín nhiệm là cảnh tỉnh, răn đe để cán bộ tự soi, tự sửa là chính(2), nên lấy phiếu tín nhiệm mới được quy định ở 3 mức. Còn nếu 2 mức thì đã là bỏ phiếu tín nhiệm rồi“. Sự điều chỉnh từ định kỳ hàng năm xuống mỗi nhiệm kỳ 1 lần cũng được Tổng Bí thư cho biết lý do tại kỳ họp này: “Vì hàng năm đều có đánh giá, lấy ý kiến nhiều lần với rất nhiều kênh khác nhau, khi vào Quốc hội cũng đều tiến hành bỏ phiếu rồi đến cuối nhiệm kỳ lại đánh giá nữa. Cứ dồn dập liên tục, quanh năm chỉ có bận việc này thì còn làm gì được nữa (3)”. Kỳ vọng và hiệu qủa lấy phiếu tín nhiệm, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, “không gì tốt bằng nhân dân. Người dân đánh giá lĩnh vực đó cán bộ đã làm tốt chưa. Lấy phiếu kết quả thấp/cao chính là thể hiện sự đánh giá đó“(4). “Thực ra chỉ có Việt Nam mới lấy phiếu tín nhiệm (4.1). Ở các nước họ bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn“4.2″.Đọc tiếp »
Lời tựa: Như châu Âu trông Ukraina, vùng Viễn Đông hồi sinh mâu thuẫn cũ. Diễn viên của mình là Trung Quốc và Việt Nam, là các đối thủ xưa-nay. Đông Nam Á sau tranh chấp của họ với sự gia tăng lo lắng.
Một số người tin rằng cuộc xung đột Trung-Việt là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh ở Đông Á – như trước kia vấn đề phức tạp của Bắc Triều Tiên, tranh chấp Nhật-Nga ở đảo Kurile hoặc sự cạnh tranh của Trung Quốc và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.Đọc tiếp »
(V/v: Yêu cầu làm rõ những bài viết được nêu trong Bản án Sơ thẩm đã xâm phạm đến lợi ích nào của Nhà nước và triệu tập theo yêu cầu của bị cáo Trương Duy Nhất một số người liên quan và thực hiện giám định đến phiên tòa phúc thẩm, đảm bảo xét xử đúng Hiến pháp và luật định)
Kính gửi: Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng (Thẩm phán Nguyễn Văn Bường)
Đồng kính gửi: Đại diện Viện kiểm sát Phúc thẩm – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa xét xử Phúc thẩm bị cáo Trương Duy Nhất.Đọc tiếp »
– HỮU NGHỊ VIỆT TRUNG NHÌN TỪ CON TÀU (FB Nguyễn Hữu Quý). “Nhìn mũi tàu kia xù xì rách nát/ Ta hiểu thêm ‘Hữu nghị Việt-Trung’/ ‘Đôi đũa lệch’ nhẫn nhục, bất công…/ Mà Bắc Kinh là kẻ dành chiến thắng“.
Mỗi ngày và mọi ngày đọc qua những bản tin tức về tàu của Tàu cộng đâm tàu của VN, tôi có khi không còn xúc động như những lần đầu nữa. Ngày nào cũng có những bản tin tức mà nội dung na ná giống nhau: Tàu cộng cho tàu húc vào tàu VN và gây hư hại. Thỉnh thoảng có vài chữ than vãn là Tàu cộng chúng nó “vô nhân đạo”. Chán nhất là những bài có những tựa đề cảm tính kiểu “Gần lắm Hoàng Sa ơi”, “Thân thương Trường Sa”, “Hoàng Sa ta đó”, v.v. đọc lên đã rùng mình.
Việc Tàu cộng cho tàu đâm vào tàu VN là một hành động của quân cướp biển. Chỉ có quân cướp biển mới hành xử theo kiểu lưu manh như thế trên biển, chứ nếu là chính danh quân tử thì đâu có cần dùng đến những hành động hèn hạ đó. Vậy mà người ta lại kì vọng tính nhân đạo từ quân cướp biển?! Tôi thật không hiểu nỗi.
Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi Biển Đông vào đầu tháng 05/2014, Trung Quốc duy trì thái độ cứng rắn. Ngoài các hành vi đe dọa Việt Nam tại vùng tranh chấp, Bắc Kinh còn cử lãnh đạo ngành ngoại giao đến Hà Nội để đòi Việt Nam không được cản trở hoạt động của giàn khoan và nhất là không được phản đối hành vi đơn phương của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Theo các chuyên gia phân tích, trong thế yếu về mặt quân sự, biện pháp tốt nhất hiện nay mà Việt Nam có thể tiến hành để ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, là kiện Bắc Kinh ra trước các định chế tài phán quốc tế, và đưa vấn đề Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực bằng giàn khoan HD-981 ra trước Hội đồng Bảo an cũng như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đọc tiếp »
Trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục. Đi kèm với những chương trình này không chỉ có các giá trị học thuật mà còn có cả các rủi ro.
Các Viện Khổng Tử là một ví dụ cho sự đánh đổi này. Những trung tâm này, vốn được cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay bởi chính phủ Trung Quốc, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc này là nguồn gốc của rủi ro.Đọc tiếp »
Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY–981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.
1- Dàn dựng
Ngày 8-5-2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng – với chức trách của mình, đọc lời mở màn Hội nghị. Cả nước nín thở trông chờ, hy vọng sẽ được nghe những tuyên bố xứng tầm, hoặc chí ít thì cũng có những động thái nào đó về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, giọng nói có phần rề rà, vẻ bình chân như vại của Tổng Bí thư và chủ đề “lãng nhách” bàn về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trở nên phản cảm trên nền vấn đề Biển Đông đang nóng rẫy (cho dù chắc chắn, Nguyễn Phú Trọng không động chạm đến biển Đông vì Vua tập thể” (BCT) đã quyết định như vậy!). Những hy vọng, trông đợi nhanh chóng chuyển thành ê chề, chán chường và tức giận, kết quả là Nguyễn Phú Trọng hứng đủ mọi rủa xả, thóa mạ. Đọc tiếp »
Nhân chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì ngày 18/6, báo chí TQ đã lập tức xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn nhằm đổi trắng thay đen và bôi nhọ VN. Đây không phải lần đầu mà là một món nghề gia truyền của TQ vì họ nghĩ mình là nước lớn đông dân thì cứ to mồm nói càn thì có thể biến không thành có, biến sai thành đúng…
Người Việt lâu nay đã biết quá rõ và thế giới cũng đang nhận ra tật xấu này của TQ. Nhưng riêng việc gọi họ VN là “đứa con đi hoang” cho thấy căn bệnh đã quá nặng. Và điều đáng nói hơn là thái độ láo xược ngông cuồng của tư tưởng Đại Hán đã một lần nữa xúc phạm tình cảm của 90 triệu nhân dân VN và bản thân nhân dân TQĐọc tiếp »
Đọc Tam Quốc Chí, trong lịch sử trận đồ bát quái do Khổng Minh sáng tạo ra chỉ có hai người có thể phá nổi. Người thứ nhất là Hoàng Thừa Ngạn (Bố vợ Khổng Minh ) và người thứ hai là Khương Duy ( Học trò và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Minh ). Tướng Ngô là Lục Tốn nếu không có Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường chắc chắn sẽ chết tại trận đồ Bát Quái này của Khổng Minh.
Từ lâu, các thế hệ cầm quyền bành trướng Trung Hoa đã bày trận Bát quái này với người “đồng chí” Việt Nam. Ai sẽ là người Việt Nam có đủ tài năng, trí tuệ và bản lãnh phá trận này đây?Đọc tiếp »
“Nếu đại cục của Việt Nam là “quan hệ hữu nghị với Trung Quốc” thì dần dần phải hy sinh Biển Đông, hy sinh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ/hải, và thậm chí độc lập và tự do có được từ ngàn năm xương máu cha ông để lại. Nếu đại cục của Việt Nam là ‘chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ thì chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối đầu với Trung Quốc vì Trung Quốc cần có Biển Đông để đạt được đại cục của họ“.
Theo Trần Trọng Kim, triết lý của người Trung Quốc là dùng trực giác để nắm bắt tinh thần, rồi từ đó đúc kết các ý tứ vào mấy câu vắn tắt để làm cốt. Chính vì vậy, nếu chỉ đọc văn từ thì không nắm được hết ý. Điều này khác với logic của phương Tây, đó là lời và ý theo sát nhau, phân minh rõ ràng. Nếu không hiểu sự khác biệt này, chúng ta dễ dàng sa vào phân tích văn bản của người Trung Quốc, dẫn đến đoán ý sai, không nắm được tinh thần của sự việc.
Nói cách khác, để hiểu thâm ý của người Trung Quốc, cần phải hiểu cái tinh thần toàn thể. Vượt qua sự tập trung vào các sự vật và hiện tượng riêng lẻ, để dùng trực giác minh mẫn nhìn cái tinh thần xuyên suốt của họ. Tuy nhiên, việc dùng trực giác để mà nắm bắt thì vô cùng khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất là người đó tâm phải sáng, nghĩa là phải không bị tư dục làm cho trực giác bị mờ. Thứ hai là trong bối cảnh đơn giản và tĩnh thì trực giác phát huy tác dụng, chứ trong không gian động thì rất khó. Thứ ba nếu đối phương cố tình gây hỏa mù thì việc dùng trực giác thường bị gây cản trở. Đây chính là lý do tại sao người phương Tây và người Việt Nam rất khó định đoán được cái tâm và mưu lược của người Trung Quốc. Đọc tiếp »
Đừng uống Kool-Aid mà Bắc Kinh đang rao bán. Đường 9 vạch chẳng có gì giống chủ thuyết Monroe.
Trong bài phát biểu hôm thứ ba ở Newport, nhân vật bí ẩn quốc tế Robert Kaplan kể lại một câu chuyện vốn quá thường trong các giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Kaplan thuật lại chuyện một đại tá PLA phát biểu rằng cái mà Trung Quốc muốn đạt được ở biển Đông “không khác” với những gì mà Mỹ muốn thực hiện trong vùng biển Caribbean và Vịnh Mexico thời chủ thuyết Monroe. Bắc Kinh muốn nắm giữ trách nhiệm về các vùng biển quanh mình trong khi hợp tác với cường quốc biển ưu thế hiện nay ở những nơi khác trên bản đồ.
Thấy chưa? Để tránh thói đạo đức giả, Washington nên đứng sang một bên trong cuộc tranh cãi về biển của Trung Quốc với các nước láng giềng. Đọc tiếp »
1. An-nam là một dân tộc hãnh tiến cá nhân, lấy công danh làm thước đo cho sự thành đạt của đời người. Vì thế người người đi học, nhà nhà bắt con đi học với mục đích được làm quan. Chủ nghĩa duy chức hằn sâu vào tâm thức từ cần-lao thối tai khai bẹn đến đám em-chã-hưởng-xái thượng tầng.
Ở An-nam, làm quan không khó cũng không dễ. Không khó bởi vì không nhất thiết phải giỏi mới làm được quan. Còn không dễ thì ngược lại, là có giỏi cũng chưa chắc đã được bổ nhiệm làm quan.
An-nam bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch. Tuần tự là: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, và cuối cùng mới là trí tuệ. Dĩ nhiên thằng quan dốt thì không muốn/dám nhận cấp dưới giỏi hơn, và cái cuối cùng (trí tuệ) đưa vào cho vui, chứ hầu như không có cửa làm quan.Đọc tiếp »