Tác giả: Sam Bateman
Người dịch: Đoan Trang
23-05-2014
Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan HD-981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.
Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.
Bài viết đăng ngày 15/5/2014 trên Eurasia Review. Trong nguyên bản tiếng Anh, Biển Đông được gọi là South China Sea (biển Hoa Nam) và Hoàng Sa được gọi là Paracel.
Lời bàn của trang Ba Sàm: Quần đảo Hoàng Sa vẫn là quần đảo đang tranh chấp. Quần đảo đó do Việt Nam làm chủ liên tục, lâu dài, từ thời nhà Nguyễn và chế độ VNCH đã tiếp tục thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa cho tới năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng VŨ LỰC cưỡng chiếm. Từ đó đến nay, Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền trên quần đảo này. Mời xem thêm: Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Nguyễn Hồng Thao).
* * *
AI CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA?
Sam Bateman
15-05-2014
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại bùng lên vào ngày 2/5/2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản đối hành động này và gửi tàu đến để phá hoạt động của giàn khoan. Trung Quốc đáp lại bằng cách điều thêm tàu đến bảo vệ giàn khoan. Với số lượng tàu đụng độ nhau trong khu vực, bạo lực đã nổ ra như một tất yếu vào ngày 7/5, làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương và một vài tàu Việt Nam bị hư hại. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...