BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1827. Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ Việt – Mỹ

Posted by adminbasam trên 08/06/2013

Ngày 5/6/2013 – Văn bản trình bày của Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Tại Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại. Washington, DC.

1

Thưa ngài Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Chúng tôi đánh giá cao mối quan ngại của quý vị về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi vẫn đang đang hối thúc chính phủ về những cải cách cần thiết.

Gần đây, Bộ Ngoại giao đã gửi đến Quốc hội cả bản Báo cáo Quốc gia về Thực thi Nhân quyền và bản Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Hai bản báo cáo này đều do vụ của tôi chuẩn bị với sự hợp tác của các đồng nghiệp trên khắp thế giới; chúng sẽ cung cấp một bức tranh chi tiết về những dữ kiện giúp lý giải mối quan ngại của chúng ta về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tôi xin giới thiệu hai bản báo cáo này tới quý vị.

Tháng Tư vừa qua, tôi dẫn đầu một phái đoàn đến Việt Nam, đoàn bao gồm các đại đại diện đến từ Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa để tham gia cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Chúng tôi đã nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng năm 2013 là một cơ hội cho chính phủ Việt Nam lựa chọn cải thiện thành tích nhân quyền, chúng tôi cũng đã trình bày chi tiết về một số những lĩnh vực cấp bách mà họ cần bắt tay vào.

Chúng tôi đánh giá cao những bước đi tích cực như việc phóng thích (kèm theo một số hạn chế) nhà hoạt động Lê Công Định, tạo thuận lợi cho cuộc viếng thăm của một tổ chức nhân quyền quốc tế, và sự gia tăng khiếm tốn trong việc đăng ký hoạt động tôn giáo ở Tây Nguyên. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận giữa chính quyền và Vatican, đồng thời hoan nghênh những chuyển biến tích cực và triển vọng về nhân quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT). Chúng tôi vẫn đang quan sát, với sự quan tâm đặc biệt, làn sóng ý kiến đóng góp về bản dự thảo Hiến pháp và cảm thấy được khích lệ bởi quyết định kéo dài thời gian góp ý của chính quyền. Bây giờ là lúc giới chức cầm quyền cần thể hiện trách nhiệm, xem xét nghiêm túc những ý kiến đóng góp này và đưa những mối quan tâm của công dân vào trong nội dung bản Hiến pháp sửa đổi.

Song các bước đi này vẫn chưa đủ để đảo ngược xu hướng nhiều năm thụt lùi. Và những bước tiến tích cực và biệt lập này cũng chưa hình thành nên một mô hình nhất quán. Ngày càng nhiều blogger bị sách nhiễu và bỏ tù vì những phát ngôn ôn hoà trên mạng Internet và các nhà hoạt động thường xuyên sống trong tình trạng bất trắc – các nhà hoạt động như Nguyễn Văn Đài  Phạm Hồng Sơn, những người đã bị nhà chức trách ngăn gặp tôi tại Hà Nội.

Tình hình nhân quyền phản ánh tình trạng thiếu công bằng có tính hệ thống, tác động đến mọi mặt của mối quan hệ. Tôi xin phác hoạ một số những quan ngại của chúng tôi.

Nhiều trong số hơn 120 tù nhân chính trị Việt Nam đang bị tù đày chỉ vì họ thực hành quyền sự do ngôn luận của mình. Ông Cù Huy Hà Vũ, mà vợ của ông tôi đã gặp ở Hà Nội, đã công khai phê phán nạn tham nhũng gắn với hoạt động khai thác bau-xit và bị kết án 7 năm tù. Bà Tạ Phong Tần đang ngồi tù vì viết bài trên mạng về sự suy đồi của công an. Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, người từng thể hiện quan điểm trên mạng một cách ôn hoà và phản đối chính sách của nhà nước với Trung Quốc, hiện đang thụ án 12 năm tù giam. Chính quyền coi những người này là mối đe doạ, một mối quan ngại về an ninh quốc gia – một lời cáo buộc thiếu cơ sở khi quý vị ngồi trao đổi với những cá nhân như Cha Lý, người mà tôi đã có dịp được gặp trong nhà lao. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt tháng 2 năm 2010 khi phát tán tờ rơi kêu gọi các quyền dự do dân chủ. Nhóm công tác Liên hợp quốc về Giam giữ Tùy tiện đã khuyến nghị việc phóng thích họ.

Sự phát triển của một đất nước hiện đại, thành công và công bằng đòi hỏi sự tự do thông tin – sự trao đổi ý kiến và sáng kiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát thông tin, ngay cả khi sự kiểm soát đó ngày càng vuột ra khỏi tay họ. Chúng tôi rất quan tâm đến các 2chính sách ngăn chặn, hacking và theo dõi internet của Việt Nam, cũng như việc giam giữ blogger của họ. Dự thảo quy định về quản lý nội dung internet lại tìm cách hạn chế thêm dòng thông tin trên mạng.

Tuy nhiên, mức độ thâm nhập internet ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, và đất nước này đã chứng kiến hiện tượng bùng nổ của những blog vẫn đang thu hút đông đảo người Việt Nam có đầu óc cải cách – bao gồm Dân Luận và Thông Tấn Xã Vàng Anh. Những website mang tư tưởng cải cách khác như Anh Ba Sàm là đối tượng bị hack và làm cho tê liệt.

Một điệp khúc mà tôi thường nghe mỗi khi tôi thăm Việt Nam đó là sự cần thiết phải thực thi tốt hơn những quy định pháp luật đã ban hành. Theo hiến pháp, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và những quyền con người khác. Nhưng chúng ta đều biết, chẳng hạn, rất nhiều tín hữu Công giáo, Phật giáo và các nhóm khác phải đối mặt với tình trạng bị sách nhiễu và bị yêu cầu đăng ký hoạt động nhưng rồi lại không cho đăng kýNghị định 92 mới có hiệu lực từ tháng Giêng có thể được thực thi theo cách còn hạn chế thêm, thay vì thúc đẩy, quyền tự do tôn giáo như quy định trong hiến pháp.

Luật pháp Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận luật sư và đảm bảo địa vị của luật sư bào chữa ngang với công tố viên. Tuy nhiên trong thực tế, điều này lại diễn ra hoàn toàn khác. Tôi thường xuyên được nghe từ các luật sư của tù nhân chính trị là họ không được phép tiếp cận hồ sơ vụ án, họ bị bố trí chỗ bất công ở tòa án, họ không được phép sử dụng máy tính, cũng như không được dành thời gian bào chữa cho thân chủ.

Và một vài số quy định pháp luật rõ ràng là cần phải thay đổi – những điều luật đi ngược lại chuẩn mực nhân quyền quốc tế như Điều 79 và Điều 88, vốn được sử dụng để giam giữ các nhà hoạt động chính trị chỉ trích chính quyền.

Trước khi kết thúc, tôi xin lưu ý rằng hơn 18 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến triển – thông qua hoạt động thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. Những người sống bên hai bờ Thái Bình Dương đều được hưởng lợi, đặc biệt là những người Việt Nam sống ở Việt Nam, nơi mức sống đã tăng lên khi người dân có điều kiện hơn và được giáo dục tốt hơn. Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ rằng những quan ngại của chúng ta chính là âm hưởng của những quan ngại mà hàng triệu người dân sống trong lòng Việt Nam đang nói lên và bàn luận. Họ hiểu điều đó. Họ hiểu hệ thống hiện hành không làm được gì. Họ nhận ra rằng, cho dù đã trở thành một đất nước sung túc hơn, song nếu thiếu tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định.

Chúng tôi muốn tăng cường sức mạnh cho họ, và chúng tôi muốn làm việc chặt chẽ hơn với các thành viên của Uỷ ban để thúc ép Việt Nam cải thiện việc bảo vệ nhân quyền.

Một lần nữa, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi trông đợi được làm việc cùng quý vị, và rất mong nhận được câu hỏi từ quý vị.

 

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders)

Nguồn: Defend the Defenders

28 bình luận to “1827. Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ Việt – Mỹ”

  1. Xin gởi đến quý vị video clip vừa được subtitled
    thêm tiếng Việt, mời nghe và phổ biến.

    Chủ Tịch UBĐN Quốc Hội Hoa kỳ chat vấn Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hai bạn trẻ yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị đảng và nhà nước Việt Nam kết án tù nhiều năm
    Ông yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam trả tự do cho hai bạn trẻ yêu nước.

    View on YouTube

  2. muly said

    Trong quan hệ quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền, những vấn đề nhân quyền trong nước mà người dân đang bức xúc, luật pháp quốc gia không cho phép mà ở trong nước chưa giải quyết được thì không nên rao giảng cho các quốc gia khác. Đó là đạo lý chính trị của nền văn minh nhân loại. Người làm báo, truyền thông và truyền hình tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới khi có nhiều quyền hành và thế lợi thì cũng có nhiều trách nhiệm và bổn phận, nhất là về nghề nghiệp trọng hiến pháp, trọng pháp luật và về luân lý xã hội, tôn trọng công lý, lẽ phải và lý tưởng nhân đạo. Tại Hoa Kỳ, báo chí cũng phải tuân theo hiến pháp và luật pháp hiện hành quy định tự do tin tức (Freedom of Information Act) để thi hành nghiệp vụ phóng sự, điều tra, phổ biến sự thật. Khi báo chí đưa tin tức thất thiệt với dụng ý khai thác, trục lợi sẽ mất quyền tự do ngôn luận (unprotected speech), sẽ bị chế tài; tòa soạn, phóng viên, và người đăng tin thất thiệt có thể bị liên đới về mặt trách nhiệm dân sự, nếu họ chủ tâm đăng tải hoặc tái đăng tin tức có tính cách mạ lỵ, phỉ báng, sai sự thật.

  3. Bomthoidai said

    Ông Daniel Baer nói rằng: “Chúng tôi rất quan tâm đến các chính sách ngăn chặn, hacking và theo dõi internet của Việt Nam, cũng như việc giam giữ blogger của họ”. Cùng với nghĩa vụ khi tham gia ký kết các công ước quốc tế, mỗi quốc gia đều có các quy định về hành nghề báo chí, hoặc dưới dạng đạo luật của quốc gia, hoặc các quy chế hoạt động do tổ chức nghề nghiệp đưa ra. Những quy định này luôn phản ánh các giá trị văn hóa, xã hội và chính trị của quốc gia đó. Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia thể chế hóa quyền tự do thông tin và đưa thông tin qua những văn bản mang tính chất pháp lý cao nhất (hiến pháp) và văn bản luật thành văn, trong đó có Việt Nam. Ðương nhiên, dù ở Việt Nam hay ở quốc gia khác trên thế giới, việc thông tin trên internet đều phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc cụ thể, các thông tin đăng tải phải bảo đảm tính khách quan, chính xác. Các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, thóa mạ cá nhân và tổ chức là phạm pháp và đương nhiên người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngay tại nước Mỹ, nơi được mệnh danh là “thiên đường tự do”, thì luật pháp của các tiểu bang quy định rất rõ về vấn đề này và đã không ít người đã bị bắt và xử lý.

  4. ca said

    another test – do not approve.

  5. […] Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ V… (BNG Mỹ/ DTD/ BS). “Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ […]

  6. TUỔI TRẺ said

    MỜI XEM :

    CT/NGOẠI GIAO QH MỶ, ED ROYCE MẮNG HÀNỘI cưxử MAN RỢ với UYÊN

  7. Ẩn danh said

    My chinh la 1 cong dong cac quoc gia (nay da co them VN duoc cong nhan) tap hop lai, chinh la nuoc theo chu nghia cong dong, du con non tre da phat trien nhat the gioi, la cai noi dao tao va thu hut nguoi tai toan the gioi phat huy duoc tai nang… va phu quy sinh le nghia: co su quan tam nhan ai den tinh trang cac nuoc khac,… nguoc lai hoan toan voi tau khuacs hien nay: chuyen co van huy diet cac nuoc qui phuc khua!!!

  8. nuocvietcuaai said

    Cho du da tro thanh 1 nuoc sung tuc hon… thuc ra chi la be ngoai, minh chung cho su gia doi cua dcs: cac quan to va ca ho hang nha quan gui tien ra nuoc ngoai sung tuc lam, con dan den chi huong thu toan do doc hai RE TIEN cua TQ, nay con dang phat trien hon nua hang TQ = ket nghia tinh Van nam… du ti le mac benh ung thu VN cao nhat the gioi, benh vien qua tai nam giuong kep doi, kep 3, nam ca duoi dat gam giuong…

  9. ba gia said

    Mỹ có vẻ quan tâm tới nước ta gớm nhỉ, những blog như thế này mà cũng biết đến thế này có phải là Mỹ đang quá soi mói đất nước ta ko vậy? đặt ra một dấu hỏi chấm to đoành! Mỹ một quốc gia nhan hiểm, liệu trong những lời chúng nói ta tin được bao nhiêu hả các bác!

    • khãch said

      chúng ta là ai? là nhân dân? là nhân sĩ trí thức? là đảng cộng sản? là chính phủ thân tàu? là công an cáo già? là công an mới ra trường kiếm thêm tiền?
      xin nhớ suy nghĩ kỹ trước khi lên giọng để khỏi bị người ta coi thường.

    • Hoa Cải said

      Không cần tin Mỹ nói gì. Hãy nhìn hành động đảng CSVN đã đối xử với người dân VN yêu nước phản đối TQ bằng hình thức biểu tình ôn hòa ra sao trong ngày 2/6 vừa qua.
      Đảng CSVN không hề sợ Mỹ làm gì. Đảng chỉ sợ nữ sinh viên 20 tuổi Nguyễn Phương Uyên lật đổ đảng nhà nước. 6 năm tù giam và 3 năm quản thúc dành cho Phương Uyên đã nói rõ sự sợ hãi của đảng nhà nước đó.
      Người Mỹ họ không tin một cô gái trẻ như vậy có thể lật đổ nổi đảng nhà nước CSVN, nên họ chỉ lên tiếng minh oan cho tù nhân và mong đảng nhà nước thả người bị oan thôi mà. CSVN đã thắng Mỹ rồi thì còn lý do gì phải sợ Mỹ kia chứ. Phải không ông?
      Giáo sư Tương Lai, người tài cao, đức trọng mới được đảng mời làm cố vấn đến hai đời thủ tướng là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nay nói trên tờ The New York Times rằng “đảng không thay đổi chính trị, vẫn chủ trương đàn áp người yêu nước, xa rời dân thì chế độ này sẽ không tránh khỏi sụp đổ”.

  10. […] Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ V… (BNG Mỹ/ DTD/ BS). “Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ […]

  11. […] Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ V… (BNG Mỹ/ DTD/ […]

  12. […] Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ V… (BNG Mỹ/ DTD/ BS). “Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ […]

  13. Nhật Tuấn said

    Sao không nói tới Phương Uyên-Nguyên Khai ? Cũng chưa động tới cốt lõi là VN chưa phải xã hội công dân, vẫn còn là xã hội bầy đàn như Orwell mô tả trong “trại súc vật”. Vậy lấy đâu ra cái gọi là “tự do” ???

  14. […]  Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ… […]

  15. Dân Việt said

    Động thái hiện hành của Bộ Ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ là chưa tương xứng và chưa nhắm trúng bản chất vấn đề.
    Hầu hết quan chức cao cấp trong bộ máy cầm quyền của VN cố tình duy trì thể chế độc tài bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu nất để trục lợi bất chính cho bản thân và dòng họ con cháu, phe cánh. Với họ, bất kể đối tác là cộng sản hay phi cộng sản, miễn duy trì đặc quyền đặc lợi bất chính.
    Vì vậy, để họ từ bỏ chính sách hiện tại, Hoa Kỳ cần có thay đổi phương pháp can thiệp. Thay vì lên án chung chung ở các diễn đàn (chỉ như nước đổ đầu vịt), Hoa Kỳ nên thông qua các đạo luật nghiêm khắc và hiệu quả hơn, như: thực thi và vận động các quốc gia đồng minh từ chối cấp visa cho giới chức VN cùng thân nhân, phong tỏa tài sản của họ, từ chối con cháu họ du học, làm ăn trên đất Mỹ, tẩy chay các hoạt động đối ngoại quốc tế do Việt Nam đăng cai hoặc được mời tham dự.
    Nếu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trên, chắc chắn tình hình nhân quyền ở Việt Nam buộc phải cải thiện và đa số người dân Việt Nam sẽ hoan nghênh. Hoa Kỳ đã sai lầm khi vì quyền lợi ích kỷ mà rút quân khỏi Việt Nam sau Hiệp địng Paris năm 1973. Những người Mỹ có lương tri đều lấy làm hổ thẹn. Vì vậy cần sửa sai theo các biện pháp đã nêu, vừa đỡ tốn kém xương máu, tiền bạc, vừa hiệu quả nhanh chóng và thiết thực. Nếu cấm vận thương mại đối với Việt Nam, đối tượng bị thiệt hại trực tiếp và lớn nhất lại là các doanh nghiệp và người dân lương thiện 2 nước.

  16. Lú Phú Trong said

    Cái lão Tương Lai (Tai Ương) này dai như đỉa! Anh em công an, côn đồ đâu hết cả rồi?! bắt ngay hốt liền lão Tai Ương này vào cho Lú tôi!!! tiện thể bắt nhốt, bỏ tù, tra tấn, nếu cần thì Thủ tiêu… tất cả những ông bà ký bản phản đối Hiến pháp mà băng đảng Lú đã “dày công” phát minh ra (đã được mấy chục năm)

    Mấy ông bà này không bao giờ đứng trên quan điểm của băng đảng cầm quyền của Lú tôi, có lẽ cũng chưa bao giờ “kiếm chác” được những món “béo bở” từ bọn dân đen như băng đảng Lú… nên ghen ghét, đố kỵ, “trâu buộc ghét trâu ăn” chứ gì?! Tôi còn lạ quái gì các vị nữa?! Hay là có vị nào đã từng bị băng đảng Lú “móc túi”, “ăn chặn”… một lần nào đó nên mới tỏ ra “cay cú” băng đảng Lú đến như vậy?!?!?!

    …Nếu đúng như thế thì cứ gọi điện, viết thư trực tiếp cho Lú (hay đến thẳng nhà Lú gặp vợ Lú cũng được) để Lú sai đàn em đến “bồi thường” và “xin lỗi” các vị rồi Chúng mình cùng “hợp tác làm ăn” với nhau lâu dài (!) chứ các vị cứ làm toáng lên như vậy mà bọn dân đen nó biết băng đảng Lú đang “làm ăn” trên lưng chúng nó rồi quay ra “tẩn” cho băng đảng Lú một trận, “nhét phân” vào mồm băng đảng Lú… thì các vị được “lợi lộc” gì?!?! Hãy suy nghĩ kỹ “kiến nghị” của Lú tôi nhé!!!!

  17. Mongun said

    Người Mỹ hãy phong toả tài khoản của các quan tham VN là chúng nó run sợ ngay. Khi nào chế độ này sụp đổ, hãy trả lại số tiền tham nhũng đó cho nhân dân VN.

    • Người Việt Yêu Nước said

      Hay. Vừa qua ngân hàng Thụy Sĩ đã đồng ý công bố danh sách khách hàng rồi đó, cứ theo đó mà điều tra là ra tiền bẩn liền, rồi phong tỏa tài khoản, các LĐ VN móm liền. Đánh vào hầu bao các chú là các chú ấy…”tôn trong” nhân quyền liền. Chứ chẳng phải vì chế độ CS hay CN XH gì cả đâu….tiền thôi.

  18. nhân quyền said

    VN muốn có nhân quyền triệt để thì phải nhờ đến anh bạn vàng TQ can thiệp hoặc trị tội VN! chứ Hoa Kỳ là con tép nhãi nhép, VN đâu có ngán, chỉ sợ anh bạn vàng cho bài học thứ 2 mà thôi!
    Nhưng TQ muốn VN ở trong tình trạng nhân quyền tồi tệ để cách xa vòng ảnh hưởng của Mỹ, từ đó TQ dễ sai bảo VN hơn!
    Đến khi nào ĐCSTQ và ĐCSVN không còn nắm quyền nữa thì lúc đó mới nói đến nhân dân VN có nhân quyền đúng nghĩa!!

  19. huy said

    Nếu không Internet,không ai chịu làm 3 Sàm,Sao chúng tôi biết được dư lày! ngoài việc Mỹ là đế quốc ác độc nhất hành tinh , TQ là nước yêu Hoà bình và BCT/VN là khôn ngoan nhất thế giái.

  20. Sơn hà nguy biến said

    Tình hình đất nước hiện tại, Việt Nam không phải đang trong cuộc họp mặc cả ngoại giao, không phải đang ở buổi tiếp tân chào đón khách nước ngoài, mà Việt Nam đang trong tình thế của một cuộc kháng chiến vừa chống giặc ngoại xâm, vừa chống kẻ nội thù đã bán nước cho giặc. Lịch sự, nhả nhặn, ôn hòa, ôn tồn chỉ là đứng im lặng cho tên đồ tể Trung cộng tùy ý tước đoạt hết những gì mình có, tước vị , tài sản, kể cả tự do, mạng sống của bản thân, gia đình và thân tộc gần xa của mình.
    Đồng bào Việt Nam, dân và quân, hãy thức dậy. Hãy mau bước ra khỏi vòm trời ác mộng Trung cộng và lũ bán nước đã bao phủ toàn cõi Việt Nam.
    Vận dụng công lý quốc tế, chính trị, ngoại giao áp đặt lên bọn cộng sản bán nước, nhưng áp lực mạnh hơn cả, hữu hiệu hơn cả vẫn chính là áp lực của toàn dân ta. Giáo hội Cộng Giáo, Phật Giáo…và đồng bào mọi tôn giáo hãy mạnh mẽ tham gia:
    Đánh thức toàn dân, toàn quân Việt Nam về tình trạng đã mất nước của Việt Nam, về những tai họa Trung cộng đang và sẽ liên tục mang đến cho toàn dân, toàn quân Việt Nam trong những ngày tháng trước mặt.

  21. Nguyễn Hữu Quý said

    Hoa Kỳ, một đất nước mới chỉ lập quốc có trên 200 năm (1776-2013), nhưng đã vươn lên đứng đầu thế giới chỉ khoảng gần 100 năm kể từ ngày lập quốc, và gần hai trăm năm nay họ lãnh đạo thế giới, rõ ràng, họ phải có một điều gì đó rất vĩ đại mới có thể làm như vậy được.
    Tiếc rằng, Cha ông chúng ta đã không chìa tay đón nhận giao thương với người Mỹ ngay từ thời Nhà Nguyễn, đến nay sai lầm đó vẫn còn tiếp diễn.
    Phải chăng Dân tộc Việt, người Việt chỉ xứng đáng làm nô lệ?

  22. NÔNG DÂN VIỆT NAM said

    Đạp trên đầu dân nhưng đi bằng đầu gối với trung cộng, hơn 80 triệu người VN gọi dân, chứ không phải là ” con ” của cs cầm quyền VN!

  23. Lê Hiệu said

    Tôi ủng hộ và cảm ơn bản tuyên bố này của ông Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ,Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
    Tôi mong muốn Chính phủ Mỹ gắn liền việc xét duyệt tư cách cho CSVN gia nhập hiệp định, khối TTP với việc phải thả các tù nhân chính trị ở VN , như TS Cù huy hà Vũ, Điếu cày Nguyễn văn Hải, Nguyễn Phương Uyên, Đinh nguyên Kha……
    Giúp VN phát triển kinh tế ,mà kệ mặc độc tài CSVN đàn áp cướp bóc tự do của dân, khác gì đưa phẩm vật đặc sản cho một tên sát nhân không chịu gác kiếm.

  24. tinh tan said

    My de ra qui che CPC,, dua nhung quoc gia vi pham tu do ton giao vao danh sach CPC de che tai
    VC lien tuc vi pham qui che CPC,, dan ap ton giao o Bat Nha , o Thai HA va ro rang nhta o Con dau.. My van khong dua VC vao danh sach CPC
    Tai sao vay ? Vi quan he lam an buon bac sinh nhieu loi nhuan nen My khong dua VC vao danh sach Cpc de che tai duoc.. My chi danh vo mom.. VC khinh bi sau sac My va nguoi Viet trong ca ngoai nuoc cung khinh bi My vi My chi biet quyen loi ma thoi,khong theo duoi chinh sach nhan quyen , tu do ton giao gi rao troi
    Dan Viet nam phai do xuongmau de tim tu do hanh phuc doc lap cho minh,, Dung co ngoi do ma cho My mang lai tu do cho minh,, My chi lo quyen loi cho minh ma thoi,, khong tranh dau cho ai ca,, Do la mot su that phu phang can nhan biet

Gửi phản hồi cho ba gia Hủy trả lời