Tôi quan ngại sâu sắc do những báo cáo gần đây về các vụ sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài ngày 16 tháng 12, cũng như thông tin về việc ông Hoàng Đức Bình, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và các nhà hoạt động vì quyền lao động ôn hòa khác bị cảnh sát hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25 tháng 12.
Xu hướng đáng lo này, tại thời điểm này, đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây. Tôi thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra các báo cáo về các cuộc hành hung ngay lập tức và buộc bất kỳ quan chức có trách nhiệm phải giải trình. Đọc tiếp »
Trong phiên họp Quốc hội Liên bang Đức ngày 03.12.2015 vừa qua, một Nghị quyết được đệ trình để thảo luận và biểu quyết thông qua. Nghị quyết này mang tên “Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới” và trong phần thảo luận trước khi biểu quyết nghị sĩ Frank Heinrich (đảng CDU/CSU) đã nêu ra trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh trong bài phát biểu của ông. Trong đó ông kể rõ về vụ công an Việt Nam hành hung dã man cô Đỗ Thị Minh Hạnh:
“Mới tuần rồi tôi nhận được tin cô Minh Hạnh – với tư cách là thành viên của công đoàn độc lập „Lao Động Việt“- đã bị bắt giữ cùng với một đồng nghiệp vì can tội tham gia buổi gặp gỡ và trò chuyện với công nhân của một doanh nghiệp Nam Hàn … Lực lượng công an đã giải tán cuộc họp mặt này và bắt giữ cô Minh Hạnh cùng với đồng nghiệp Trương Minh Đức. Họ bị giam giữ đến sáng ngày hôm sau và đã bị công an đánh đập tàn nhẫn. Cô Minh Hạnh với thương tích ở đầu và mắt đã phải vào bệnh viện chữa trị. Cho đến hôm nay cô vẫn còn bị rối loạn thị giác.”Đọc tiếp »
Trưa ngày chủ nhật, 22/11/2015, Nhà báo Trương Minh Đức và cô Đỗ Thị Minh Hạnh thuộc tổ chức Lao Động Việt đã bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ khi đến với công nhân công ty Yupong tại tỉnh Đồng Nai để hiểu về việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Khoảng hai chục anh em ở Sài Gòn và vùng lân cận đã có mặt tại nơi giam giữ đấu tranh đòi thả người. Trước sự phản đối quyết liệt của mọi người, công an Đồng Nai đã buộc phải trả tự do cho ông Trương Minh Đức và cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào lúc 1 h 45 phút ngày 23/11/2015, sau 13 giờ bị bắt giữ trái phép. Hai người, đặc biệt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, bị đánh đập tàn nhẫn, tới mức khi chúng thả ra khỏi đồn, Hạnh không đi nổi, mặt cô thâm tím, sưng húp, bốn người phải dìu.
– Cập nhật lúc oh36′ ngày 23-11-2015: Facebooker Nguyễn Hoàng Vi cho biết, “Minh Hạnh đã ra khỏi đồn với nhiều thương tích. Mọi người đang đưa đi BV kiểm tra“.
(Đồng Nai, DL) – Công an Đồng Nai vừa bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, là thành viên của Lao Động Việt khi đến buổi hỗ trợ pháp lý cho công nhân công ty Yupoong.
Lao động Việt là liên minh giữa một số nhóm trong và ngoài Việt Nam hoạt động trong lãnh vực lao động, gồm có: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam. Thời gian qua, LĐV cũng có một số hoạt động hỗ trợ pháp lý cho công nhân và can thiệp tới cách khách hàng của các công ty để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.
Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.
Tôi là một nhà Địa Vật lý 78 tuổi hiện sống ở Hà Nội. Tôi không làm chính trị. Công việc chính của tôi là nghiên cứu về Cổ Địa Từ. Tôi đã nghỉ hưu nhưng vì bị dày vò bởi sự tước đoạt các quyền tự do dân chủ, chà đạp lên quyền con người đối với nhân dân tôi nên tôi đã không thể không lên tiếng. Cuối năm 1998, chỉ vì bài viết “Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời” (còn lưu trong thư viện online: http://www.nguyenthanhgiang.com) trình bầy những nhận thức phổ quát về nhân quyền, trong đó khẳng định: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà tôi bị ông Đỗ Mười – tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ – ra lệnh tống giam. Ngày ấy đã sát Tết Nguyên đán nên một học trò cũ của tôi ở ngành công an nói rằng họ đã xin hoãn chấp hành lệnh. Tuy nhiên đến tháng 3 năm 1999 họ đã tống giam tôi thật sự. Nhờ đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc …và sự can thiệp của Quốc hội Hoa Kỳ cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ họ đã phải thả tôi ra sau mấy tháng biệt giam. Không xét xử, không luận tội nhưng cũng không xin lỗi.
Ngày 5/6/2013 – Văn bản trình bày của Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Tại Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại. Washington, DC.
Thưa ngài Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Chúng tôi đánh giá cao mối quan ngại của quý vị về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi vẫn đang đang hối thúc chính phủ về những cải cách cần thiết.