Asia Times Online
Chính Quyền Việt Nam bắt giữ một người hay chõ mũi vào chuyện của kẻ khác
Roby Alampay
20-6- 2009
Người dịch : Trần Hoàng
Băng Cốc, Thái Lan – Trên bề mặt, chẳng có gì mới mẻ về cuộc bắt bớ một luật sư nổi tiếng của chính quyền Việt Nam hôm 13-6 vì các tội trạng luôn luôn thuộc về tuyên truyền chống lại nhà nước. Lê Công Định được giáo dục ở Mỹ – ông ta có một bằng cao học luật của Viện Đại Học Tulane (tiểu bang Louisiana) – và tham gia vào nhóm các luật sư quốc tế và các luật sư bênh vực cho nhân quyền và dân chủ.
Điều dễ hiểu nhất trong việc bắt giữ ông Định là dựa vào sự quan sát bình thường cho thấy rằng chính phủ Viêt nam đã quyết định và thực hiện việc bắt giữ (người) thêm lần nữa. Chính phủ đã và đang bắt giữ một người chịu ảnh hưởng của phương Tây đang đi rao giảng sự thay đổi. Việc bắt giữ ông Định là cọng thêm vào một danh sách của một nhóm 30 người bất đồng chính kiến, bao gồm các nghệ sĩ, các nhà hoạt động cho tôn giáo, các nhà văn mà Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói rằng những người nầy đã và đang nhận được những bản án tù lâu năm kể từ năm 2006.
Tuy nhiên, điều quan tâm của quốc tế và bên trong nước về việc bắt ông Định thì ở trên một mức độ khác. Việc bắt giữ một nhân vật thường hay phát biểu thẳng thắn thì không phải là chuyện mới lạ gì. Những lời buộc tội chống lại ông Lê Công Định đang gây khó khăn cho chính quyền vì một lý do liên quan đặc biệt tới thế đứng của ông ta trong xã hội Việt Nam, vị thế ấy là: ông Định không phải là một nhà bất đồng chính kiến.
Ông Định chỉ mới 41 tuổi và đã thành công, với việc hành nghề luật sư đang phát triển mạnh và lập gia đình với một hoa hậu, Ông Định có thể được xem như là một thành phần của nhóm cầm quyền. (vậy thì) Điều gì đã và đang làm ông tách xa (khỏi nhóm cầm quyền) thì không liên quan nhiều tới việc bênh vực công khai của ông ta dành cho sự đổi mới và cải cách, mà chính là niềm tin của ông ta vào các nguyên lý đã lựa chọn. Chính các nguyên lý tương tự đó đang làm cho những lời buộc tội chống lại ông ta không còn ý nghĩa nữa.
Ông Định đã và đang bênh vực rất nhiều cho dân chủ, và các quyền của người Việt Nam. Ông đã và đang đứng bên trong các giới hạn thuộc quyền của ông với tư cách là một luật sư ở Việt Nam. Khi ông biện hộ cho các blogger, các nhà văn và các nhà hoạt động nhân quyền, ông Định không viết hay dựa vào các quan điểm bên ngoài Việt Nam hay tổ chức các cuộc vận động bên trong nước.
Ông Định được biết đến vì lối nói chuyện đơn giản và rõ ràng của một luật sư, ông bàn cãi và thảo luận thuần túy từ những gì ở trong hiến pháp của Việt Nam. Sự biện hộ và bênh vực của ông là tuân thủ theo luật pháp. Ông chỉ rõ rằng quyền phát biểu tự do được diễn đạt và được vinh danh một cách hiển nhiên ở trong hiến pháp, cùng với quyền tự do báo chí và tự do thành lập hội đoàn.
Nơi nào mà các nhà bất đồng chính kiến bắt bẻ rằng những bảo đảm hợp pháp dành cho quyền tự do diễn đạt tư tưởng là chỉ có trên danh nghĩa, con người luật sư ở trong ông Định được người ta biết làm việc với hàm ý đó, “ điều đó là hợp lý, tôi đồng ý là vậy, nhưng chúng ta có thể chịu đựng chuyện nầy đến đâu.” Ông Định đã và đang bảo vệ các thân chủ của ông dựa trên cơ bản hợp lý tương tự mà qua đó các nhà báo và các blogger ở Việt Nam nói rằng sự thay đổi có thể, sẽ, và trên thực tế đang diễn ra rồi, bằng chứng là trên mạng internet.
Làn Sóng của sự Cởi Mở
Mặc cho các hạn chế, sàng lọc tin tức và ngăn chận các trang mạng, sự cởi mở đang phát triển trên mạng internet thì có thể nhìn thấy, nghe thấy, và nhận thấy được ở Việt Nam. Thông qua các blog và các phương thức mạng trực tuyến, những người Việt Nam đang nói nhiều về các đề tài như tham nhũng, cải cách kinh tế và tôn giáo. Rõ ràng là vẫn còn có những biên giới, nhưng thật là chính xác đối với những ai đang tự họ vượt qua đường biên giới nầy (ý thức hay không có ý thức), ông Định trở nên được người ta biết đến như là một người đại diện cho tập thể ấy và ông là người đáng tin cậy.
Những gì mà các blogger và các nhà văn muốn tin vào internet, ông Định dường như đang cố gắng để chứng minh trong lãnh vực luật pháp. Ghi nhận sự đàn áp đã được hệ thống hóa của đảng Cộng sản đang nắm quyền hành, sự cam kết của luật sư Định để làm việc từ bên trong hệ thống nầy có tính chất vô giá và không dễ dàng gì để đạt được.
Tổ chức Giám sát Nhân Quyền (HRW) bênh vực cho các quyền của con người đóng ở Mỹ ghi nhận rằng “hầu hết các tù nhân chính trị và tù nhân các tôn giáo ở Việt Nam không có quyền tiếp xúc với các luật sư độc lập suốt thời gian xử án của họ”. Cùng lúc ấy, “Các luật sư nào khác tìm cách để bảo vệ cho các bị can (hoạt động cho nhân quyền của người Việt Nam và các nhà hoạt động cho tôn giáo) thì lại đối diện với sự hăm dọa và quấy nhiễu (của chính quyền).”
Tổ chức Giám sát Nhân Quyền (HRW) thuật lại trường hợp của “luật sư Bùi Kim Thành, bà ta bị chính quyền cưỡng chế và giam giữ trong một bệnh viện tâm thần vào năm 2008 và năm 2006 bởi vì hành động bảo vệ của bà dành cho các nông dân tìm kiếm sự bồi thường vì (nhà nước) tịch thu đất đai của họ” .
Ở mức độ nầy, ông Định không phải là người đầu tiên mà cũng không phải là người duy nhất đối diện với sự quấy nhiễu của chính quyền. Năm 2007, các thân chủ của ông Định là hai nhà luật sư quen biết (LS Đài và LS. Công Nhân), và ông Định đã biện hộ thành công để có được các bản án tù ngắn hơn sau khi hai luật sư nầy đã bị phạt tù trước đó vì tội “Tuyên truyền chống lại nhà nước”.
Ông Định trước đó đã thành công làm nhẹ các bản án tù cho các đồng nghiệp của ông, và đó là một loại chiến thắng có tính chất đạo đức đã hổ trợ cho ông Định. Nhưng đây là phiên tòa đang chờ đợi của chính ông – sự bắt giữ một người khác nổi tiếng nhất ở Việt Nam vì hay chõ mũi vào chuyện của người – phiên tòa nầy đang nhấn mạnh tới sự thắng hay thua sau cùng (của ông).
Chính quyền Việt Nam cho rằng ông Định “đã lợi dụng công việc của ông ta với tư cách là một luật sư bảo vệ cho một số bọn phản động…để tuyên truyền chống lại chế độ và xuyên tạc luật pháp và hiến pháp của Việt Nam”.
Tổ chức Bảo vệ quyền Tự Do Truyền Thông ở Đông Nam Á (SAMLDN), một tổ chức của các nhà bảo vệ cho ngành truyền thông được độc lập của khu vực này, cho rằng Việt Nam đang hình sự hóa một cách hiệu quả sự bó buộc có tính chất nghề nghiệp của luật sư để biện hộ cho các thân chủ của ông Định. Bằng cách tuyên phạt những lời biện hộ của ông Định dành cho quyền tự do phát biểu ý kiến, bao gồm những ai đã lên tiếng biện hộ bên trong tòa án và bên trong quá trình thưa kiện, (khi làm thế) chính quyền đang quấy nhiễu nguyên cả khối luật gia và làm cho cả nước Việt Nam không còn có được sự bảo vệ nữa.
Không phải chỉ có người Việt Nam sẽ lo lắng. Việt Nam đang nhận lãnh trách nhiệm chủ tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (7 nước) vào năm 2010, đúng vào lúc hiệp hội nầy đang lên lịch làm việc để đưa lên bàn họp lần cuối cùng về một dự án dành cho việc thành lập một tổ chức về nhân quyền đang thành hình. Vì chưa có một nước nào có thể quyết định chuyện tổ chức nhân quyền đó sẽ là một hội đồng, một ủy hội, một tòa án, hay một bàn làm việc trong một văn phòng nho nhỏ, phương hướng và sự tiến bộ của tổ chức nhân quyền nầy phụ thuộc cao độ vào ước muốn chính trị.
Lối đối xử của chính quyền Việt Nam dành cho ông Định tiên đoán được ý kiến không ưa thích hay sự bất hạnh về khả năng phát triển và tính chất thực dụng của tổ chức nhân quyền ấy. Một số người cho rằng các động lực của việc bắt giữ ông Định có thể không nhất thiết đưa ra tín hiệu về một sự thắt chặt có tính chất trừng phạt trên toàn cả nước VN, mặc dù việc bắt giữ vào tuần nầy ba nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc về việc bí mật hành động để hợp tác với ông Định đang dương cao ngọn cờ đỏ báo động (về chuyện thắt chặt ấy).
Người ta ngờ rằng các tội chống lại ông Định có nguyên nhân chính trị. Đối với mọi người ông Định đã và đang giúp đỡ — cho quyền của những người nông dân, một sự thách thức đối với việc khai thác mỏ, các khẳng định của Việt Nam về các hòn đảo đang tranh chấp với Trung Quốc, và nhiều vấn đề khác nữa – người ta cho rằng ông Định có nhiều kẻ thù ở nhiều lãnh vực.
Mọi việc đều không đổi, tất cả đều do trách nhiệm một phần nào đó của hệ thống luật pháp không được mang ra thi hành chức năng và lợi dụng làm phương hại tới cả nước Việt Nam – và khu vực nầy—đã làm nhơ nhuốc và tàn hại quyền tự do ngôn luận và làm nhơ bẩn các báo cáo về nhân quyền.
Bất luận trường hợp nào, người Việt Nam sẽ mất đi một người đàn ông, một người đã từng khăng khăng, cố gắng để thúc đẩy cho một sự thay đổi bên trong chế độ. Giờ đây chính ông đang cần có một luật sư, những triển vọng dành cho mọi người mà ông Định đã đứng lên và tranh đấu ở Việt Nam đã trở thành không còn chắc chắn nữa.
Roby Alampay là giám đốc của Hiệp Hội Báo Chí Đông Nam Á
—————————————————
Vietnam arrests a pragmatist
By Roby Alampay
BANGKOK – On the surface, there is nothing new about Vietnam’s arrest on June 13 of a prominent lawyer for the usual charges of spreading anti-state propaganda. Le Cong Dinh is American-educated – he obtained has a master’s degree in law from Tulane University – and well-networked with international lawyers and human rights and pro-democracy advocates.
The easiest insight into his arrest is the plain observation that Vietnam has gone and done it again. They’ve arrested a Western-influenced change-monger, adding to some 30 deemed dissidents, including artists, religious activists, writers, that Amnesty International says have received long prison sentences since 2006.
The national and international concern over Dinh’s arrest, however, is quite on another level. The attack on a man so vocal is nothing new. The charges against Le Cong Dinh are troubling for a reason peculiar to his standing in Vietnamese society, which is this: he is not a dissident.
Still only 41 and already successful, with a thriving law practice and married to a beauty queen, Dinh may well be considered part of the ruling establishment. What has set him apart is not so much his open advocacy for reform, but his faith in his chosen platform. It is the same platform that makes the charges against him preposterous.
For as much as Dinh has advocated for democracy, and the rights of Vietnamese, he has stayed well within his prescribed boundaries as a lawyer in Vietnam. When he defends bloggers, writers and human-rights activists he does not write from outside Vietnam or organize campaigns from within the country.
He is known for speaking plainly as a lawyer, arguing purely from what is within the Vietnam constitution. His advocacy, if anything, is for the rule of law. He points out that free expression is stated and ostensibly valued in the constitution, along with press freedom and freedom of assembly.
Where dissidents carp that the legal guarantees for free expression are nominal at best, the lawyer in Dinh is known to have worked with the implicit message, “Fair enough, but let’s see how far we can take this.” He has defended clients on the same premise by which journalists and bloggers in Vietnam say that change can, will, and in fact already does, manifest on the Internet.
Tide of openness
Despite restrictions, filtering and the blocking of websites, the growing openness of the Internet is palpable in Vietnam. Through blogs and other online platforms, Vietnamese are more vocal about topics such as corruption, economic reform and religion. Clearly there are still boundaries, but it is precisely for those who find themselves having crossed the line (wittingly or otherwise) that Dinh became known as a collected and confident representative.
What bloggers and writers want to believe about the Internet, Dinh has seemingly tried to prove within the legal sector. Given the ruling Communist Party’s institutionalized suppression, Dinh’s commitment to work from within the system is invaluable and is not easy to come by.
United States-based rights advocacy group Human Rights Watch (HRW) notes that “most political and religious prisoners in Vietnam do not have access to independent legal counsel during their trials”. Meanwhile, “Other lawyers seeking to defend Vietnamese human-rights defenders and religious freedom activists have faced threats and harassment.”
HRW cites the case of “Bui Kim Thanh, who was involuntarily committed to a mental institution in 2008 and 2006 because of her defense of farmers seeking redress for confiscation of their land”.
On this level, Dinh is neither the first nor the only person facing harassment. In 2007, his clients were two fellow lawyers for whom he successfully pleaded shorter sentences after they had also been effectively penalized for “propagandizing against the state”.
That he had managed to at least shorten the prison terms for his colleagues was the kind of moral victory that sustained Dinh. But it is his own pending trial – the arrest of the most famous pragmatist in Vietnam – that underscores what is finally at stake. The government says Dinh “took advantage of his work as a defense lawyer for a number of reactionaries … to propagandize against the regime and distort Vietnam’s constitution and laws”.
The Southeast Asia Media Legal Defense Network, a network of independent media defenders from around the region, says Vietnam is effectively criminalizing the lawyer’s professional obligation to defend his clients. By penalizing his arguments for free expression, including those uttered within the boundaries of the court and in the course of litigation, they are harassing the whole legal sector and leaving the nation defenseless.
It is not just the Vietnamese who should be worried. Vietnam takes over the chairmanship of the Association of Southeast Asian Nations in 2010, just as the body is scheduled to finally table terms of reference for the formation of a still nebulous human-rights body. Because nobody can yet say whether that “body” will ultimately be a council, a committee, a court, or a desk in some cubicle, its direction and momentum are highly dependent on political will.
The Vietnamese government’s treatment of Dinh augurs ill for the viability of the human-rights body. Some say the motives for Dinh’s arrest may not necessarily signal a wider state-sanctioned clampdown, though the arrest this week of three pro-democracy activists accused of colluding with Dinh raises red flags.
There is speculation that the charges against Dinh are politically motivated. For all he has espoused – farmers’ rights, a challenge to mining operations, Vietnam’s claims over disputed islands with China, among others – he is known to have enemies in many arenas. All the same, it all still redounds to a compromised legal system further exploited at the expense of Vietnam’s – and the region’s – already tarnished free speech and human-rights records.
Whatever the case, Vietnamese will lose one man who was stubborn enough to push for change within the system. Now that it is he who needs a lawyer, the prospects for all he has stood and fought for in Vietnam have become all the more dubious.
Roby Alampay is executive director of the Southeast Asian Press Alliance.
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.
Thích bài này:
Thích Đang tải...