BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

945. Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 01/05/2012

 GS Tương Lai: “… câu nói ngày xưa ‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’, chưa bao giờ trở thành một cách nhầy nhụa và trắng trợn như hiện nay.”

RFI – Tiếng Việt

Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam

Thanh Phương

THỨ HAI 30 THÁNG TƯ 2012

Bản Audio 

Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.

So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.

Điểm thứ hai gây công phẫn dư luận, đó là mức độ đàn áp của lực lượng cưỡng chế, qua những hình ảnh được phổ biến rộng rãi trên mạng, nhất là cảnh cả chục người cầm dùi cui thi nhau đánh đập dã man một nông dân tay không, theo kiểu đánh đòn thù, chứ không phải là khống chế một thành phần “quá khích”.

Điểm đáng nói khác đó là, có lẽ rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, chính quyền kiểm soát rất gắt gao những thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Một số bài báo đưa tin tương đối khách quan đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ đăng trên mạng. Những bài báo khác thì đăng thông tin một chiều của chính quyền tỉnh Hưng Yên. Chỉ duy nhất có tờ báo Người Cao Tuổi, cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam, là dám lên tiếng tố cáo vụ cưỡng chế mà họ cho là “trái luật” ở Văn Giang (Nhưng nay bài của Người Cao Tuổi về vụ Văn Giang đều đã bị gỡ bỏ ). Nhiều phóng viên cho biết họ đã bị cản trở khi đến tác nghiệp ở Văn Giang trong ngày cưỡng chế.

Những nhà báo, những trí thức nào muốn bày tỏ thái độ về vụ Văn Giang chỉ có thể đăng tải trên các trang mạng. Trong bài viết tựa đề “Phải thay đổi tư duy thu hồi đất” *, được đăng trên trang Ba Sàm ngày 27/4, nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại rằng, điều 39 – Luật Đất đai 2003 quy định chỉ thu hồi đất để “ sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, trong khi dự án Ecopark chỉ là dự án kinh doanh, chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Bên cạnh đó, nhà báo Võ Văn Tạo lên án tình trạng thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Tác giả viết : « Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến. »

Về phần nhà báo Huy Đức thì tự đặt mình vào vị trí của nông dân Văn Giang trong bài viết đề ngày 26/04 đăng trên trang blog của anh *.

Theo Huy Đức, các điều khoản về thu hồi đất, từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003. Anh cho rằng « Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. »

Huy Đức lưu ý rằng, « vì Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền, vì không có công lý, nên gia đình anh Đoàn Văn Vươn và 160 hộ dân Văn Giang phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế ». Theo tác giả bài viết, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành « một vết nhơ trong lịch sử. »

Trong bài viết gởi trực tiếp cho trang mạng Bauxite Việt Nam với hàng tựa “Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân” *, đề ngày 26/4, ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ), đã bày tỏ “sự căm giận và nỗi hãi hùng” của ông. Ông căm giận vì không thể chấp nhận Nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy. Ông hãi hùng “vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.”

Ông Nguyễn Trung cảnh báo rằng đây là “một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải tìm cách ngăn chặn.” Ông yêu cầu Đảng, Quốc hội, Chính phủ về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.

Riêng giáo sư Tương Lai, ngay từ bài viết với hàng tựa “Bàn chân nổi giận”, đề ngày 17/4, gởi trực tiếp cho trang Bauxite Việt Nam đã cảnh báo rằng “con giun xéo lắm cũng quằn, họ không thể cứ lầm lũi ngậm miệng than trời, sao trời ở không cân, kẻ ăn không hết, người lần không ra.”. Bản thân cũng đã theo dõi tình hình ở Văn Giang từ nhiều tháng qua và trong bài trả lời phỏng vấn với RFI sau đây nay giáo sư Tương Lai tỏ vẻ rất công phẫn trước vụ đàn áp vừa qua:

  Giáo sư Tương Lai: Tôi đã có theo dõi tình hình Văn Giang, Hưng Yên. Sự việc này diễn ra có thể đã là từ một tháng nay. Trước đây, tôi có xem một đoạn video trên mạng, quay lại cảnh người dân chất vấn đoàn thanh tra. Từ đó, tôi đã thấy là sự việc không biết sẽ diễn tiến đến đâu. Tôi cũng hy vọng là sau đợt làm việc của đoàn thanh tra đó, tình hình sẽ dịu đi và chắc là người ta sẽ có giải pháp.

Nhưng đến hôm nay, tôi thấy tình hình đã đi đến chỗ gay gắt một cách mà tôi cũng không hình dung nổi, nhất là khi xem đoạn video quay cảnh những người nhân danh Nhà nước, mặc sắc phục cảnh sát cũng có, mặc thường phục cũng có, cầm dùi cui đánh tới tấp vào những người dân. Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói gì khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy thì còn gì để nói!

Đương nhiên trong quy hoạch để xây dựng lại đất nước, những vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, mở rộng những khu vực công nghiệp, dịch vụ, đó là những việc không thể không làm. Và khi làm thì đương nhiên là có động chạm với lợi ích của người dân, có khi là lợi ích cục bộ, có khi là lợi ích riêng tư, mà về nguyên lý, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích toàn thể, lợi ích riêng tư phải phục vụ lợi ích đất nước.

Nhưng dù là cục bộ, dù là toàn thể, dù là lợi ích quốc gia đặt lên trên, ý nguyện của người dân vẫn là quan trọng nhất. Phong kiến, cổ xưa như Mạnh Tử mà còn nói đến “dân vi quý, quân vi khinh”. Một chính quyền muốn tồn tại thì phải được dân ủng hộ. Vì vậy, dựa vào dân, tin dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân là việc tối thiểu mà người cầm quyền phải biết. Dù là mình đúng, dù là dân sai, dù người dân là lợi ích riêng tư, còn Nhà nước là lợi ich của toàn dân, thì trước tiên phải lắng nghe dân, chứ không phải dùng dùi cui để đối xử với dân.

Trước mắt, người ta có thể khuất phục một số người nào đó và bạo lực có khi tạm thời thắng thế, nhưng đó là sự giải khát bằng thuốc độc. Hệ lụy của nó sẽ không thể lường được. Một khi người dân nổi giận, mọi lời rao giảng về đạo đức, về nghị quyết, về lý tưởng, … đều trở nên vô nghĩa, nếu không muốn nói là giả dối và mị dân.

Cho nên, nhìn vào sự kiện đàn áp dân ở Văn Giang, Hưng Yên, thì không còn gì để nói nữa, khi mà cứ ra rả nói rằng Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân.

RFI: Nguyên nhân của tình trạng ngày hôm nay phải chăng không chỉ là do mức đền bù không thoả đáng, mà còn là do Luật đất đai chưa rõ ràng, dẫn đến lạm quyền ở địa phương?

Giáo sư Tương Lai: Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời đấy. Vừa qua, khi nhân dân Văn Giang kéo về cổng thanh tra chính phủ ở Cầu Giấy, Hà Nội, tôi đã có viết bài “Bàn chân nổ giận”. Một số báo không dám đăng, nhưng có một tờ báo đăng. Trong bài đó, tôi không có nói gì khác ngoài việc dẫn lời những người có trách nhiệm. Ví dụ, nguyên phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp Võ Ngọc Trìu có nói: “ Khi trong này khai trương một công trình, thì ở bên ngoài dân khiếu kiện và biểu tình”. Ông nói rằng, giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra thì giá gấp 15 lần. Ông kết luận rằng, một chính sách như thế thì không thể nào thuyết phục được dân.

Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là vấn đề số một và nói đến đất đai tức là nói đến nông dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nói rằng người nông dân là “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Ngoài cái đó ra họ biết làm gì bây giờ? Họ có thể nhận một số tiền đền bù mà trong đời họ chưa từng có như thế. Nhưng khi họ mất đất thì số tiền đền bù đó chẳng có ý nghĩa gì nữa, bởi vì không phải ai cầm tiền cũng có thể làm cho nó sinh lợi. Đấy là chưa nói, khi đã mất đất, rất nhiều gia đình nông thôn thất cơ lỡ vận. Nếu có được đền bù thoả đáng đi nữa thì người dân cũng cảm thấy lo sợ cho tương lai của họ, huống hồ đền bù không thỏa đáng. Thế thì làm sao dân không phẫn nộ, không khiếu kiện? Tôi không nói tất cả các khiếu kiện đều đúng, nhưng về cơ bản thì đó là điều không thể không xảy ra được.

Luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sỡ hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó. Đây là sự bất cập rất lớn mà các chuyên gia đã nói đến nhiều trên báo chí. Nhưng khổ một nỗi, có một suy nghĩ đã trở thành như là chất xi măng kết dính trong đầu người ta: mất sở hữu toàn dân là mất chủ nghĩa xã hội! Chính vì thế người ta phải bám cho bằng được cái mệnh đề sở hữu toàn dân đó. Cố giữ cái sở hữu toàn dân đó và giao nó cho những chính quyền địa phương, mà ai cũng thấy là đầy dẫy tham nhũng. Không có tham nhũng nào có thể ngon ăn bằng tham nhũng từ đất. Không có sự ăn cướp nào dễ dàng bằng ăn cướp đất của người nông dân tay không. Cho nên, câu nói ngày xưa “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”, chưa bao giờ trở thành một cách nhầy nhụa và trắng trợn như hiện nay.

Vì vậy, trong sửa đổi Hiến pháp kỳ này, không thể không đặt lại vấn đề sở hữu đất đai. Một khi vẫn còn giữ quan điểm quá ư bảo thủ và lạc hậu, thì những mâu thuẩn về đất đai, những sự kiện đau lòng như ở Văn Giang mỗi lúc sẽ càng căng thẳng thêm, chứ không thể dịu đi được.

RFI: Trong khi chờ sửa Luật đất đai, chính quyền phải làm sao để hạn chế những vụ khiếu kiện, biểu tình, dẫn đến cưỡng chế bằng bạo lực như ở Văn Giang?

Giáo sư Tương Lai: Bất cứ chính quyền nào cũng có xu hướng mở rộng quyền lực vô hạn độ, mà quyền lực thì có xu hướng tham nhũng. Vấn đề là phải có một công cụ để ngăn chận điều này. Công cụ đó chính là luật pháp. Thứ hai, có một cái được xem như nền tảng của Nhà nước nhân danh là của dân, do dân, vì dân, như cụ Hồ Chí Minh ngày xưa đã nói rằng: “ Quyền hành và lực lượng đều nơi dân”. Đó là tư tưởng cốt lõi, quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà người ta đang phát động ra sức học tập.

Nghị quyết trung ương 4 về vận động chỉnh đảng cũng đưa lên vấn đề số một là phải dựa vào dân, gắn với dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của dân. Vậy thì trong khi chờ sửa Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, thì phải dựa vào dân, lắng nghe dân, chứ đừng dùng dùi cui vơi dân, đừng chĩa súng vào dân!

Nếu tình hình cứ diễn ra theo kiểu này, sẽ không thể tránh được những vụ Văn Giang khác. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn, bởi vì càng ngày người ta càng cần phải tiếp tục cưỡng chế để lấy đất làm dự án. Mỗi dự án như thế, bên cạnh cái gọi là lợi ích của Nhà nước, của toàn dân, của chủ nghĩa xã hội, thì có lẽ cái lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, cái bỏ túi riêng cho các quan chức vẫn sẽ là một động lực không thể kềm hãm được. Chính từ động lực đó mà người ta có một quyết tâm rất cao trong việc cưỡng chế nhân danh quy doanh, nhân danh thực hiện pháp lệnh Nhà nước, nhân danh cơ cấu lại nền kinh tế,…. Rất nhiều ngôn từ đẹp đẽ, mà dưới đó là những mưu toan của các nhóm lợi ích. Một khi không giải quyết triệt để cái đó, thì làm sao có thể bịt miệng người nông dân, để họ không khiếu kiện.

Cho nên, sửa đổi Hiến pháp là một thời điểm có thể an dân được phần nào, trong đó có vấn đề Luật Đất đai. Nhưng chờ sửa luật thì còn lâu. Cho nên, trước mắt phải có giải pháp hạn chế sự cưỡng chế và dùng bạo lực đối với dân và phải có một tiếng nói rất mạnh mẽ, trong Đảng, trong chính quyền, nhưng trước hết là sức mạnh công luận từ dân và từ tất cả những ai có lương tri, lên tiếng đòi hỏi phải có một ứng xử đúng đắn đối với dân. Không được dùng bạo lực, không được chĩa súng vào dân.

RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.

Nguồn: RFI – Tiếng Việt

* Xem thêm:  – 933. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất;  – 929. Đặt mình trong vị trí người dân Văn Giang;  – 930. Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân;  – Bàn chân nổi giận.

27 bình luận to “945. Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam”

  1. Đầu mưng mủ said

    Ha ha, “giải khát bằng thuốc độc!” . Cao trào chắc sắp đến rồi!

  2. ms2008 said

    Nhìn lại cuộc chiến VănGiang
    2000 nông dân được trang bị cuốc xẻng gạch đá
    chống chọi lại 3000 lực lượng cưỡng chế trang bị đến tận răng(súng ống, dùi cui, khiên giáp ,hơi cay,máy ủi máy xúc…) Xem tương quan lực lượng như thế phương pháp đấu tranh như thế người nông dân VănGiang thua thiệt là điều đương nhiên.

  3. Trọng Dũng said

    Báo chính thống còn cớ tờ này nữa: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx

  4. Bảy xe ôm said

    Quyền lợi của Quốc Gia, bi giờ bị Đại Gia thế chỗ mất rùi. Trình tự bi giờ, số 1 là: quyền lợi của Đại Gia, số 2 là phần trăm của sếp ký . . .thứ 3 là quyền lợi của nhóm lợi ích, thứ 4 .. ., thứ 5. . .thứ 6. . ., thứ 7. . . dài dằng dặc và cuối cùng là Quốc Gia (tức là nhân dân còng lưng ra gánh nợ; thuế tăng av2 thuế trên thuế, phí tăng và lộn xà ngầu các loại phí, phí cụ, kỵ . . . phí chít chì chi . ..

  5. Người đau khổ said

    Là một đảng viên, tôi vô cùng đau lòng trước những gì đã xảy ra tại Văn Giang vừa qua. Không hiểu vai trò của các cấp uỷ Đảng ở Hưng Yên nằm ở đâu nhỉ?

    • montaukmosquito said

      Họ ủy lạo các chiến sĩ an ninh phải cương quyết tuân lệnh Đảng, bảo vệ lý tưởng cộng sản trước bọn dân chống đối, và tránh không bị “diễn tiến hòa bình” đấy bác .

  6. hoacomay said

    Quyền lợi quốc gia bây giờ cũng trùng hợp với quyền lợi các đại gia- đó là một nhận định chính xác. Nếu độc giả đọc bài ” Sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc” đăng tải trên Bauxit thì sẽ thấy Việt Nam ta cũng tương tự như bên Trung Quốc tức là đang đồng thời diễn ra mấy xu hướng : 1/. Lãnh đạo yếu nhưng phe nhóm mạnh 2/. Chính phủ yếu nhưng nhóm lợi ích mạnh 3/. Đảng yếu nhưng quốc gia mạnh.
    Xét về GDP và thu nhập tính theo đầu người rõ ràng VN có cải thiện hơn trước nhưng ai cũng thấy đảng bây giờ đang bị phân hóa, tha hóa và thoái hóa đạo đức tới mức đe dọa tới sự tồn vong ( theo lời ông TBT Phú Trọng trên Hội nghị TW 4 vừa qua ).
    Sự điều hành của chính phủ trong quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước rõ ràng đã cho thấy rất nhiều bất cập với động thái ngày càng rõ của các nhóm lợi ích ( bất động sản, ngân hàng , xăng dầu, Y tế, thủy điện, giao thông , xây dựng, xuất khẩu gạo v.v…)

    Do vậy Văn Giang hay Tiên Lãng và còn nhiều địa phương nữa nối tiếp danh sách cưỡng chế đất chỉ là nhũng minh họa cho xu hướng : CÁC NHÓM LỢI ÍCH Ở VN CÀNG NGÀY CÀNG MẠNH .

  7. Trần Quốc said

    GS Tương Lai đã nói:
    “Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói gì khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy thì còn gì để nói!”
    Chỉ có thái độ lập trường hoàn toàn đứng về phía nhân dân mới có thể không “còn gì để nói ” với Nhà nước qua vụ Văn Giang.Xin phép được đánh giá cao đoạn trả lời phỏng vấn của GS đã dẫn ở trên.

    Lạm nghĩ trong đầu. Dùng câu người ta phê phán người ta để không ca ngợi người ta xem ra nghe thuận.

  8. Xin chúc mừng Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước đã thoát khỏi lệ thuộc và dân qua khẩu hiệu “Nhà nước của dân, do dân và vì dân….”

    Từ các vụ….. Tiên Lãng…. đến…. Văn Giang…đã tự rơi mặt nạ của Đ và nhà nác

  9. Nhan said

    “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” ơi! Các “Đỉnh cao trí tệ” ơi! 360m2 mà chỉ đền bù hơn 40 triệu thôi ư !? Cưỡng chế xong họ có thể bán 1m2 được 50 – 70 triệu đồng. chỉ khổ dân thôi!
    Lương của 1 số công chức chỉ 3- 4 trệu/ tháng nhưng tại sao họ có tiền mua ô tô hạng sang – đủ tiền cho con du học, ăn chơi vô bờ bến?…
    Các UVBCT là “Đỉnh cao trí tệ” hãy trả lời cho dân đi ??
    Các nhà báo hãy dũng cảm lên tiếng nhiều nữa đi cho dân đen được nhờ.

    • Quan Miền nam said

      Tiền của Vợ tui làm ra chứ, bản thân tui vợ còn nuôi mà,có vậy tui mới phụng sự Đ & NN được chứ!… tui nói vậy các vị dân có hiểu hông?

  10. Thế Là Xong said

    Chúc mừng đảng đã thành công trong việc xây dựng đội ngũ cảnh sát với súng , dùi cui , lựu đan cay , khiên giáp …trong tay sãn sàng trấn áp thô bạo những người nông dân nghèo khổ

  11. montaukmosquito said

    Em nghĩ Đảng và chính phủ làm mạnh tay hơn nữa cũng chả sao . Ngày xưa Đảng và chính phủ còn lập được một “tòa án nhân dân” vừa cấp tốc vừa bỏ túi, xử xong buổi sáng, buổi chiều đòm mà nhân dân còn tin Đảng thế kia thì vụ Văn Giang nhằm nhò gì .

    http://public.fotki.com/thunder510/images_of_vietnam/first_indochina_war/cai_cach_ruong_dat/ccrd05.html#media

  12. Le Chi Viễn said

    Chính quyền này cướp hết đất cho các nhóm lợi ích của chúng thì mới sửa luật đất đai để hợp pháp hóa những gì đã cướp được. Rồi xem.
    Hỡi những người còn lương tri, hãy tẩy chay dự án Ecopark vì nó xây bằng xương máu bà con mình đấy. Hãy ghi nhớ những tên quyết định cưỡng đoạt này. Chúng sẽ phải trả nợ nhân dân.
    Hỡi những chiến sỹ đã ngã xuống, những thương binh, hãy ghi nhớ: các anh hy sinh không phải để bảo vệ cho bọn cướp bóc cha mẹ mình.

  13. Binhbet said

    Liệu thay đổi tư duy, thay đổi chính sách có được không hay cần thay đổi những người ra chính sách?

  14. hoaden said

    Tôi nghĩ sứ mệnh lịch sữ của đảng cọng sản đã khẳng định:
    1) Cuộc cách mạng là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.Đặc biệt đối với nước ta,thực chất đó là cuộc cách mạng nông dân
    2) Cuộc cách mạng do đảng lãnh đạo phải đạt mục tiêu: dân giàu,nước mạnh,xã hội dân chủ,công bằng,văn minh
    Không hiểu sau hơn nửa thế kỷ đảng đã đạt được những gì trong sứ mệnh lịch sữ mà đảng luôn luôn giương cao
    1) Người công nhân: họ đã sống ra sao? Tại sao có quá nhiều cuộc đình công xãy ra? Với hiện tại mức lương trung bình của người công nhân là bao nhiêu?Họ có đủ “tồn tại” chứ chưa nói là “sống” không?
    2) Người nông dân sau bao năm theo đảng họ đã đạt được những gì? Tại sao nông dân khiếu nại ngày càng nhiều?. Tại sao người nông dân sa vào nghiệp ngập ngày càng nhiều? Họ mất đất thì họ sẽ sống bằng gì? Phải chăng đó là tất cả nguồn gốc của các tệ nạn ,tội ác đang ngày có xu hướng tăng lên trong xã hội?
    3) Tại sao những người dân bình thường cảm thấy tủi nhục bị bọn bành trướng nhục mạ,dằn mặt? Tại sao lại để xuất hiện ngày càng nhiều nguy cơ cho sự an ninh của đất nước: từ các vụ mất đất ở Bản Giốc,đến Mục Nam Quan,từ vụ Bô xít tây nguyên đến vụ bán rừng,bán đất đầu nguồng,biên giới,từ các vụ bị dằn mặt nơi biển Đông,…?
    4) Tại sao lòng tin của người dân bi sa sút một cách nghiêm trọng. Không phải một lần, từ một người nói mà tôi đã nghe: “nhìn thấy mấy lão đó xuất hiên trên màn ảnh ti vi là tôi tắt ngay (!)”. Thật có gì xấu hổ bằng cho vai trò “lịch sử”. Và không ít những người trước đây là cơ sở cách mạng,che dấu cho cán bộ hoạt động giờ đây cũng phải phát biểu:”nếu trước đây mà biết như hiện nay thi tao cho sập luôn các hầm dấu cán bộ. Thực quá chua xót.
    Vai trò lịch sữ: có làm được không? có còn không? Nếu không còn thì nên như thế nào? Những câu hỏi dù bất cứ khía cạnh nào cũng chứa đựng những điều chua xót?Quá buồn cho Dân tộc mình?

  15. NôngDân said

    + Dự án là một bánh vẽ khổng lồ với 8,2 tỷ USD ( xấp xỉ 1/10 tổng thu nhập quốc dân Việt Nam trong một năm ) với cái tên mỹ miều Khu đô thị sinh Thái!. Nhưng chủ đầu tư đã thất bại và chắc chắn thất sẽ bại vì năng lục tài chính của họ, vì các yếu tố cần có, đó là “ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa “ đã mất.
    – Nói về Thiên thời: Nó không phải là “ý trời”, mà là môi trường kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay, không thuận lợi cho các dự án bất động sản lớn như thế.
    – Địa lợi và Nhân hòa: Đúng vùng đất này đã và sẽ hội tụ nhiều mặt rất đắc địa về “Kinh tế”. Nhưng vụ cưỡng chế ngày 24/4 vừa qua đã xói mòn những niềm tin cuối cùng của người dân cả nước nói chung và người dân Văn Giang nói riêng. Mặt khác nhìn vào bản đồ khu đô thị này đang nằm kẹp giữa ba xã, Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao ( nơi người dân không còn thiện cảm với Ecopart ). Từ “Đắc địa” sẽ trở thành “Tử Địa”.
    + Tiểu Nhân đắc chí khi hoàn thành “Việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng“. Nhưng họ đã làm người dân vùng đất này căm dận sự thay đổi kiểu như vậy. Thì “đầu cơ đất” đã khó nó, gì đến xây dựng cả một khu đô thị theo phương án đã vẽ.

    • HỒNG NGA said

      CHÚNG SẼ THẤT BẠI,CHÚNG LÀM MẤT LÒNG DÂN,BAO ĐẤT ĐAI PHÌ NHIÊU Ở TỈNH HƯNG YÊN BÉ TẸO BỊ CHIẾM ĐOẠT,SAO CHÚNG KHÔNG LÊN RỪNG MÀ XÂY KHU ĐÔ THỊ?CHÍNH QUYỀN TỈNH CHÚNG CHẾT VỀ MẤY ĐỒNG ĐÔ LA!ĐAU QUÁ.

    • Vị Nhân said

      Có những kẻ không bao giờ thất bại: Các đầu lĩnh cuả Đảng Cướp, chúng đã chia chác phần lại quả!!!

  16. Ta vận đông cách mạng từ lực lượng nông dân, nay ta cầm súng dí vào đầu nông dân .khác gì đưa cổ vào thòng lọng .Hơn nữa bắt con em nông dân cầm súng dí vào người sinh ra họ ,nuôi dưỡng họ .Đó là hậu quả của Đảng nhà nước này giáo dục rèn luyện họ trở thành kẻ vô cảm làm theo lệnh ,lương và thêm sao thêm gạch quên hết công cha nghĩa mẹ.So với Anh lính cọng hoà còn biết tránh né bắn vào bà con mình theo lệnh của chỉ huy.
    Đứng vào góc độ đạo lý làm người không lý phải chăn là dảng viên cán bộ quân nhân của chế độ ta phải như khuyển mã khiến gì làm nấy Ư. !!

  17. Song tranh tra my said

    Dân Quê em nằm mơ cũng không thấy 50 triệu Ở đây được đền bù mỗi hộ cả trăm triệu cùng 1 suất đất bán đi bét cũng được 1 tỷ . Ôi thật là bất công Hãy đem những dự án đó về đầu tư ở quê tôi cho dân được mở mặt với đời thu bao nhiêu rừng cũng được

    • huonggianguic said

      bạn ôi, một sào (360m2) mà chỉ đền bù hơn 40 triêu thôi. Đồng tiền mất giá như thế xài bao lâu thì hết 40 triệu? xài hết thì lấy gì sinh sống. Không lý đi ăn cướp hay làm điếm để tồn tại? đền bù kiểu ăn cướp như thế chỉ có đẩy dân vào con đường chết thôi. Lấy đâu ra mà có tới một tỷ.

  18. ĐOÀN NAM SINH said

    Bánh cuốn người Mễ sở.

    Tháng chạp rồi mới ở Văn Giang,
    Ăn quả cam đường vỏ quít,
    Bánh Mễ sở cuộn tròn hương Tết,
    Những vườn hoa cây cảnh xanh ngời.

    Đất ở đây quy hoạch từ thời,
    Tám hoánh còn trong gốc rạ.
    Ai chẳng biết nhận tiền là mất cả,
    Với những lời đường mật “quê hương”.

    Xuân quan đã lắm đoạn trường,
    Cơm nắm áo đùm kêu kiện.
    Một thước sanh si đắt hàng quá nghiến,
    Một vườn lan mỗi tấc mấy trăm ngàn.
    Giá huyện cò cưa bằng mấy lít xăng,
    Đốt đủ chết mọi loài muốn sống.

    Không thể bàn thêm nói rộng,
    Mồ hôi nước mắt đời người.
    Mấy đồng tiền lừa đảo tanh hôi,
    Sao mua được bờ xôi ruộng mật ?

    Cưỡng nhé, không cần hiến pháp,
    Doanh nhân đã có chủ trương,
    Người trên cũng chẳng bồi thường,
    Chỉ một việc cần- đánh cướp.

    Buổi ấy đến rằn ri áo giáp,
    Súng và khiên, thủ pháo và dùi.
    Những thanh niên sắc lạnh ngậm ngùi,
    Tiến dưới lệnh quân lệnh miệng,
    Không bóng quân kỳ quyết chiến,
    Vẫn rùng rùng mũi súng hướng vào dân.
    Xe ủi xe đào xe xúc xe ban,
    Ken két nghiến bờ sương đẫm cỏ.

    Tôi có tội gì? Chàng trai đứng đó,
    Nhìn ba mươi quân tướng vượt tường đền.
    Cặp nách dẫn đi cho đồng đội tập rèn,
    Gậy gỗ dùi cui tới tấp.
    Đấm đá lôi lê dẫm đạp,
    Một người dân áo trắng với tay không.

    Súng pháo rền tai, la hét váng đồng,
    Những mũ sắt chen hàng nón lá,
    Áo tím áo xanh trộn màu lá mạ,
    Lùi dần về chỗ tay không.

    Nhổ tất cả, cày băng những bờ vùng,
    Màu đất mới ướt nguyên màu máu đẫm.
    Giọt nước mắt chia tay bờ cỏ ấm,
    Mai này biết sống làm sao ?

    Ôi những năm xưa địa chủ phú hào,
    Đã bật gốc nay đâm mầm đỏ rực,
    Gom tất cả vào tay bằng bạo lực,
    Của chính những người góp gạo, nuôi heo.

    Dân ngàn năm thân phận bọt bèo,
    Kẻ quyền thế một ngày nên nghiệp.
    Trời có mắt, rồi ngày kia chết khiếp,
    Tội hành hình quân ức hiếp lương dân.
    Giàu đâu phải chuốc nợ nần ?

    27/04/2012

  19. AI RƯỚC VOI DÀY XÉO MÁ TỔ? said

    Điều quan trọng là phải nhận chân rằng Đảng CS đã đưa dân tộc ta “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” thì ta đã thấy ngược lại hoàn toàn. Vậy tại sao bao lương tri vẫn ca ngợi đảng để còn đất cho đảng CS tồn tại? Ai đã rước voi về dày xéo má tổ, không những dày xéo mà còn ủi trốc mồ cha má mẹ? Lỗi tại ai? Nhận chân được điều đó thì chẳng có gì khó? Hãy quay về với đạo lý ông cha, loại trừ gian tà. Chỉ ước mong bạn và tôi luôn ao ước làm điều gì đó tốt đẹp nhất cho dân tộc thì những điều không thể sẽ có thể? Ước mong bạn và tôi gặp nhau trong lý tưởng này.

  20. NCH said

    Thưa các bác “nhà nước” em có hai cái bức xúc sau đây:
    1- Thu hồi đất làm dự án to là tốt, nhưng sao không đặt giá khoảng 10 triệu 1 mét vuông xem dân phản ứng thế nào? (bác rao bán đến 60t cơ mà).
    Giả sử Ecopark xây dựng xong, khi nhà nước cần đất có bị thu hồi không?
    2- Những người đánh dân hơn đánh cướp đó là ai có bị truy tố gì không?
    Em xem hàng chục lần đọan video một người dân đứng ở phía bên này bức tường, tay không, hoàn toàn không có cử chỉ chống đối .Rất nhiều CA và những người mặc thường phục trèo sang dùng dùi cui đánh một cách hết sức dã man(có một người tay không thụi vào mặt người ta ..đau tay quá hay sao ấy… rồi bỏ đi).
    Thưa các bác em xem đó là hành vi của một con thú chứ không phải người.
    TB:
    Bác “nhà nước” có thể công khai Ecopark là ai mà quyền đặt giá bồi thường, dân không đồng ý thì sai CA QĐ đến đập cho tơi tả vậy?

    • Lê Huy. said

      Bạn NCH “có 2 cái bức xức”- 2 câu hỏi khó cho “các bác nhà nước “- 2 câu hỏi từ sự thật, rất sự thật ! Nhưng “kẻ cướp” có bao giờ ưa thích sự thật đâu !
      Cái ý “giả sử Ecopark xây dựng xong, khi nhà nước cần đất…có bị thu hồi không ? “- Câu trả lời đúng – sòng phẳng – minh bạch sẽ chỉ có…khi xã hội chúng ta có 1 Nhà nước Pháp quyền đúng nghĩa, 1 Nhà nước Vì Dân thực sự !- Hoặc là (Hì hì..) 1 Nhà nước ở xứ “Tư bản giãy chết” , những nơi mà quyền (đương nhiên) về SỞ HỮU ĐẤT “Toàn dân” được ngang bằng với “Toàn quan” !
      – Đổ bê tông (dù là công trình gì.., trừ làm đường giao thông, đường điện, trường học, nhà trẻ , do Dân quyết.) đều là phạm tội “Hủy hoại đất.” và cần phải bị thu hồi…(Như quy định tại Điều 38 Luật Đ Đ.2003.) !!!
      – Nhưng ở xứ ta, Luật nào ( ngay cả Hiến pháp.) cũng thua – dưới tiền của mấy “bác nhà nước”- “Đỉnh cao trí tuệ” cả thôi ! Chỉ có Dân ta, “ta thua tan hoang” (nói như lời của nhà thơ Đỗ Trung Quân.) !

  21. Le ngọc Anh said

    Cưởng chế, đàn áp dân, tự nó lột mặt nạ chánh quyền mị dân của Cộng Sản từ trước đến nay tự cho mình là “Nhà nước của dân, vì dân do dân” (!)
    Lê Ngọc Anh

Bình luận về bài viết này