Sáng nay, đúng 8h30′ tôi đã có mặt tại trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông Tp Hà Nội, 185 Giảng Võ, Hà Nội, theo lịch làm việc mà Bà Phó Chánh thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra của Sở này áp đặt cho tôi tại thông báo đề ngày 25/6/2012.
Tôi đưa ra văn thư đã gửi tới tận tay thanh tra Sở vào chiều qua và đề nghị họ trả lời. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở đã bác bỏ văn thư này, và nói những vấn đề khiếu nại của tôi Sở này đang giải quyết, khi có kết quả sẽ thông báo.
Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa
Tác giả: Emily-Anne Owen
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-06-2012
BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì [Trung Quốc] khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị gây sức ép sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.
Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.
KỶ NIỆM LẦN THỨ 91 NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC:
TÍNH HỢP PHÁP CHÍNH QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÃ PHẢI CHỊU SỰ NGHI NGỜ CHƯA TỪNG THẤY
Tác giả: Bành Đào
Người dịch: Quốc Thanh
23-06-2012
1 tháng 7 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong ngày kỷ niệm này, món quà hấp dẫn nhất mà người dân đại lục tặng cho Đảng cộng sản Trung Quốc là những cuộc biểu tình chống đối liên tục không ngừng và những hoạt động bảo vệ nhân quyền ào ào như vũ bão. Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thì năm 2012 thực sự đáng gọi là một năm đầy xáo động và khiến cho người ta phải bấn loạn. Qua các sự kiện Bạc-Vương, sự kiện Trần Quang Thành, sự kiện “bị bức tự sát” hoặc “bị mưu sát” của Lý Vượng Dương và những người khác cùng một loạt những sự kiện làm tổn thương nghiêm trọng đến quyền con người…, tính hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ cùng những hành vi điều hành của mình đã phải chịu sự nghi ngờ chưa từng thấy, hình ảnh cầm quyền của Đảng bị sa sút thê thảm. “Nhân dân làm chủ” liền trở thành một sự nhạo báng cho hiện thực chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Pháp tái khẳng định cam kết an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả: TS Subhash Kapila
Người dịch: Dương Lệ Chi
20-06-2012
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian, đã phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore hôm 3 tháng 6 năm 2012: “Việc ‘chuyển trọng tâm sang châu Á’ của Mỹ là một minh hoạ tuyệt vời về khu vực này, là khu vực quan trọng cho sự cân bằng của thế giới ngày nay và là khu vực quan trọng trong việc xác định lợi ích an ninh của chúng tôi.Khu vực này thực sự là lợi ích chiến lược cho nước Pháp hiện tại và sẽ vẫn là cường quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.Tôi đến đây để khẳng định rằng, nước Pháp chắc chắn có ý định tiếp tục cam kết thúc đẩy an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”.
Việc chuyển trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ sang châu Á là chủ đề quan trọng tại Đối thoại Shangri-La 2012 đầu tháng này ở Singapore. Cuộc họp ba ngày đã được diễn thuyết bởi các lãnh đạo cao cấp, đến từ các nước quan trọng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc. Trung Quốc hạn chế gửi tướng ba sao sang tham dự. Trung Quốc lo ngại rằng họ sẽ trở thành tâm điểm của các ý kiến chỉ trích về lập trường của quân đội hiếu chiến trong thời gian gần đây ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam) và toàn bộ các lập trường quân sự đáng lo ngại của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù thông tin trong bài là những đóng góp bổ ích, hoàn toàn mang tính khoa học và thực tiễn, không hề đụng chạm đến Đảng hay Chính quyền, thế nhưng vẫn bị thế lực vô hình nào đó cấm cản. Vậy thì, đến bao giờ dân trí và đất nước Việt Nam mới có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”? Ai chịu trách nhiệm với những cấm cản vô hình đó? Chẳng nhẽ các thế lực vô hình này không hề chịu bất cứ một ràng buộc nào của pháp luật, không chịu sự giám sát của nhà nước và nhân dân?
Đất đai, nguyên lý và thước đo thực tế
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
22-06-2012
Đất đai bất ổn tranh chấp chiếm tới 70% người dân khiếu kiện, lên đến đỉnh điểm đối đầu với chính quyền điạ phương như Văn Giang, Tiên Lãng, được Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng: “Luật không sai mà tổ chức thực hiện sai“ có thể gây ngộ nhận, mọi trách nhiệm thuộc về cơ quan hành chính thực thi. Luật sinh ra không phải chỉ để chế tài người dân, mà quan trọng hơn, cả cơ quan công quyền tham gia vào mối quan hệ luật pháp đó, cả hai phải tuân thủ những quy phạm, chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự định sẵn, nhằm mục đích tối thượng bảo đảm lợi ích cho người dân vốn là chủ nhân đất nước. Vì vậy, chừng nào lợi ích đó chưa bảo đảm thì chừng đó, không riêng gì tổ chức thực hiện, toàn bộ quy trình từ soạn thảo, thông qua, ban hành, thực hiện, áp dụng, đều phải xem lại; thực trạng bất ổn tranh chấp đất đai tới mức hiện nay càng đặt ra đòi hỏi bức bách đó.
Về cảnh ngộ của ông Trần Quang Thành: đây là một câu chuyện rất thương tâm. Tôi theo dõi câu chuyện của anh ấy. Tôi đã nói chuyện với anh ấy. Tôi nêu vấn đề của anh ấy với [chính phủ] Trung Quốc. Anh ấy có một cuộc đời gần như khó có thể tin được, gần giống như câu chuyện về Horatio Alger. Nên chúng tôi … bị các sự chọn lựa của anh ấy và các giá trị của chúng ta dẫn dắt. Và chúng tôi cố gắng hết sức để tìm hiểu anh ấy muốn gì. Và anh ấy đã vào sứ quán Mỹ, ngay từ đầu anh ấy đã nói rằng: “Tôi không muốn rời xa quê hương. Tôi muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng tôi muốn theo đuổi chuyện học hành của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì bị giam cầm ở trong nhà tôi, tại ngôi làng của tôi ở tỉnh nhà”.
Trung Quốc chỉ trích Việt Nam trong việc tranh chấp các quần đảo
Tác giả: JANE PERLEZ
Người dịch: Dương Lệ Chi
21-06-2012
BẮC KINH – Một thể hiện mới về giải quyết tranh chấp ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), hôm thứ Năm, Trung Quốc gay gắt chỉ trích Việt Nam khi nước này thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng các quần đảo này là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam đến để phản đối mạnh mẽ đạo luật mới này, phát ngôn viên [Bộ Ngoại giao] Hồng Lỗi cho biết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Luật Biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc cương quyết và kịch liệt phản đối”.
Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường đối thoại trực tiếp với những hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên, cùng những luật sư trợ giúp pháp lý cho họ.
BTV: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của bà Marianne Brown, nói về công lao đóng góp của các blogger, giúp thay đổi việc chuyển tải thông tin của các cơ quan truyền thông trong nước như thế nào. Các blogger, những nhà báo mạng, những người được mệnh danh “ăn cơm nhà vác ngà voi”, mặc dù không được lãnh lương, không được cấp kinh phí, không được chính thức trao quyền tác nghiệp, thế nhưng tiếng nói của các blogger đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện thông tin của báo chí nước nhà.
Việc viết blog, đưa tin của các blogger với tinh thần trách nhiệm, đứng về quyền lợi của người dân, bênh vực những người cô thế, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù không được đảng và nhà nước vinh danh, khen ngợi, nhưng các blogger thật sự trở thành nơi tin tưởng, gửi gắm, không những cho người dân, mà còn là nơi để các quan chức chính quyền địa phương nhớ tới, khi cần được giúp đỡ. Xin mọi người hãy cùng vinh danh các blogger, các nhà báo mạng, những nhà báo công dân, những “chiến sĩ thông tin”, đã âm thầm, lặng lẽ làm việc trong thời gian qua và trong tương lai sau này.
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc. Photo: AP
Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Bậc thầy về đầu tư, người đã đặt ra thuật ngữ “thị trường mới trỗi dậy”, vừa từ châu Á trở về, nhận thấy rằng, sự suy giảm kinh tế là có thực và cung cấp 5 sự kiện chuyển hóa, đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu.
Nơi tôi đã đi: Gần đây, tôi đã trở về từ một chuyến đi hai tuần đến châu Á, viếng thăm Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Tôi đã đến các nước này nhiều lần trong vòng 25 năm qua, với tư cách là giám đốc đầu tư và sau này là Chủ tịch Công ty Emerging Markets Management và AshmoreEMM. Trong chuyến đi, tôi đã gặp một số nhà hoạch định chính sách cấp cao, giám đốc ngân hàng, giám đốc điều hành công ty, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các học giả. Nhưng, nơi mà tôi đã từng gần như lạc quan mọi thứ, lần này tôi rời khỏi với một cảm giác rất khác. Vài năm trước, một cảm giác lan rộng rằng thế giới phát triển đã rơi khỏi bệ của nó, rằng châu Á đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà hệ thống của nó còn tốt hơn. Sự quá tự tin đó hiện nay dường như không còn nữa. Thay vào đó là một cảm giác dễ bị tổn thương. Càng có thêm nhận thức về nhược điểm chính trị liên quan đến con đường phát triển riêng của họ và ngay cả các mối quan ngại mới về kinh tế, về các thách thức đối với lợi thế cạnh tranh mà họ vừa có được.
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA VÀ THẾ GIỚI TỚI NĂM 2035
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 16/6/2012
TTXVN (Mátxcơva 12/6)
“Báo Độc lập” (Nga) gần đây đăng bài của ông Viacheslav Kulaghin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thị trường năng lượng thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, phân tích và dự báo về tình hình năng lượng của Nga và thế giới tới năm 2035 như sau:
Những dự báo dài hạn về sự phát triển của ngành năng lượng toàn cầu từ lâu đã được các chuyên gia ngành này trên toàn thế giới tích cực sử dụng. Những bài tổng quan hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA), Bộ Năng lượng Mỹ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) rất được quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga, một đấu thủ quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu, sản xuất gần 1/10 năng lượng thế giới, vẫn chưa đưa ra được sự phân tích tương tự, mà chỉ sử dụng các công trình nghiên cứu của nước ngoài, cố gắng san lấp khoảng cách về phân tích – thông tin này, tháng 4/2012, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Năng lượng thuộc Viện Hàn lâm khoa học và các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nga đã đưa ra “Dự báo về sự phát triển của ngành năng lượng Nga và thế giói cho đến năm 2035”.
Bàn về kết quả của Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)tại Manila vừa qua và luận giải các bước đi quan trọng cần thiết tiếp theo vì hiệu quả của tiến trình hội nhập tiền tệ khu vực, phát triển ổn định nền kinh tế – tài chính và nâng cao tiếng nói của ASEAN, tác giả Pradumna B.Rana – Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) thuộc Đạihọc Công nghệ Nanyang(Xinhgapo) mới đây có bài viết đăng trên tạp chí “Journal of Asian Economics”, nhan đề“Hội nhập tiền tệ khu vực ASEAN+3: Các bước đi quyết định tiếp theo Sau đây là nội dung chính của bài viết này:
Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc
Tác giả: Paul Mozur
Người dịch: Dương Lệ Chi
14-06-2012
Được chứng minh rõ ràng là các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm soát thông tin lan truyền trên các mạng xã hội, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy, phòng tuyến cuối cùng của chính phủ là một đội quân kiểm duyệt, những người cắt bỏ các bài viết, đang hoạt động khác hẳn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.
Thay vì đơn giản là kiểm duyệt các chủ đề quan trọng của chính phủ hoặc các chủ đề làm cho Trung Quốc trông có vẻ xấu đi, nghiên cứu này tìm thấy, những người kiểm duyệt ở Trung Quốc đặc biệt nhắm vào mục tiêu là các bài viết có thể dẫn đến biểu tình hoặc các hình thức hành động tập thể khác, [ngoài sự kiểm duyệt các bài viết đó], một không gian rộng lớn còn lại dành cho những người sử dụng mạng ở Trung Quốc chỉ trích chính phủ.
CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH CÁC QUY ĐỊNH TÀI CHÍNH HẬU KHỦNG HOẢNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 13/6/2012
TTXVN (Xítni 10/6)
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã bộc lộ những khiếm khuyết rõ ràng trong hệ thống quy định tài chính của một loạt nước và khu vực, đặc biệt là Mỹ, Anh và châu Âu. Bốn năm sau, nhiều thứ đã thay đổi. Liệu có phải các quy định tài chính đã được điều chỉnh và châu Á cũng góp phần trong cuộc điều chỉnh đó? Điều này đã được Stephen Grenville, viện sĩ thỉnh giảng của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng dự trữ Ôxtrâylia, đề cập ngày 5/6.
Đại Nhảy Vọt là một thảm họa đã giết chết hàng chục triệu người, gây ra nỗi bất hạnh cho Trung Quốc và các vấn đề đạo lý về một trại tập trung, đẻ ra cuộc Cách mạng Văn hóa, đã từng là chủ đề đáng xấu hổ và bị lãng tránh.
Nhưng các huyền thoại thích hợp – chẳng hạn như lời giải thích nhàm chán về “Ba năm thiên tai”, nhắm vào Liên Xô, và nhấn mạnh lời biện giải về sự hào hiệp viển vông nhưng có vẻ như nhiệt tình cách mạng đáng ngưỡng mộ – hiện đang sụp đổ khi một thế hệ mới cảm thấy khoảng cách đủ xa để đối đầu với quá khứ đau đớn, và cùng lúc, các cuộc đua nhau để ghi lại những kỷ niệm của những người dân đã phải chịu khổ trong thời kỳ đó trước khi họ vượt qua.
TOKYO – Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã xong, Trung Quốc đã thắng và Hoa Kỳ không quan tâm nữa. Nhưng điều đó không hẳn là xấu.
Trong khi những tranh cãi về việc ai làm chủ bãi đá ngầm, đá nổi và bãi cạn ở Biển Đông có lẽ sẽ còn kéo dài, Hoa Kỳ để dành sức lực cho trận chiến quan trọng hơn: giữ các tuyến đường biển quan trọng được tự do lưu thông mà không bị quấy nhiễu.
Cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng ở một bãi cạn ngoài khơi mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều giành chủ quyền, tất cả đã chấm dứt vào cuối tuần này khi chính phủ Obama báo hiệu sẽ không can thiệp. Có nghĩa là, tàu tuần duyên Trung Quốc, kẻ đã đuổi chiến hạm Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, sẽ trụ lại đó vô thời hạn, cả những tàu đánh cá và tàu khảo sát biển.
Thời kỳ phát triển kinh tế dễ dàng đã không còn ở Việt Nam
Tác giả: Bridget O’Flaherty
Người dịch: Dương Lệ Chi
10-06-2012
Sự lạc quan trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2008 đã không còn nữa. Đảng Cộng sản biết rằng họ phải hành động. Nhưng dường như họ chẳng biết phải làm gì.
Một bên của ngôi chợ Hoà Bình kiên cố và rộng lớn ở quận 5, TP Hồ Chí Minh, là một “ngôi chợ trời”, nơi những người bán hàng lắp các bóng đèn nhỏ trên hàng hóa và thịt cá của họ, và dây điện quấn vòng qua những chiếc ô dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, cảnh sát có thể xua đuổi họ, thậm chí bắt giữ hàng chục người buôn bán này. Đôi khi, hàng hoá bị tịch thu. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của họ hiện nay.
(Đất Việt)Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông – những công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.
.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 – 3.000 người.
1- THÔNG BÁO – Về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại (của ông Nguyễn Xuân Diện với Quyết định số 55/QĐ-TTR ngày 29/5/2012 của Chánh thanh tra Sở 4T Hà Nội).
Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã thừa nhận Hoa Kỳ là một đối thủ. Washington thừa nhận điều này, không có nghĩa là sẽ đưa đến xung đột.
Bất chấp xu hướng trong một thập niên qua, có một sự miễn cưỡng khủng khiếp ở các viên chức chính phủ Hoa Kỳ khi nói chuyện công khai về các thách thức mà chúng ta đối mặt với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này cần phải chấm dứt. Các viên chức Hoa Kỳ phải thừa nhận rằng, trong khi có nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc, nhưng cũng có những yếu tố trong mối quan hệ của chúng ta đang và sẽ còn cạnh tranh. Thực ra, chúng ta đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với Trung Quốc mà tâm điểm là sự bất đồng quan điểm về hệ thống quốc tế. Điều này không có nghĩa là sự xung đột giữa hai nước không thể tránh khỏi. Nhưng nếu lãnh đạo Hoa Kỳ có ý định huy động nguồn lực ngoại giao và quân sự để tiến hành cạnh tranh đường trường, đầu tiên, họ phải lên tiếng thẳng thắn hơn về khả năng phát triển và ý định chiến lược của Bắc Kinh.
THỊ TRƯỞNG TÔKYÔ VÀ ‘‘QUÂN BÀI” SENKAKU NHẰM VÀO TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 9/6/2012
TTXVN (Tôkyô 7/6)
Theo “Thời báo Nhật Bản” số ra ngày 1/6, Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihara — từ lâu vốn nổi tiếng là không thích nước Mỹ – đang cất lên một làn điệu mới trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân ở các vùng biển giàu tài nguyên của châu Á.
Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng – Hải Phòng, Văn Giang – Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?
Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”..
Tuấn Linh
09-06-2012
Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.
Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.
Bản ghi nhớ số 14 về kế hoạch đối phó với các sự cố bất ngờ
Tác giả: Bonnie S. Glaser
Người dịch: Dương Lệ Chi
Tháng 4 năm 2012
Giới Thiệu
Nguy cơ xung đột ở biển Hoa Nam (ND: biển Đông) là đáng kể. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán, đặc biệt là quyền khai các thác nguồn dầu khí bao la, có thể có trong khu vực. Tự do hàng hải trong khu vực cũng là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, về quyền của các tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Trung Quốc. Các căng thẳng này đang hình thành và được định hình do lo ngại ngày càng gia tăng về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc và ý định của họ trong khu vực. Trung Quốc đã thực hiện việc hiện đại hóa đáng kể lực lượng hải quân bán quân sự, cũng như năng lực hải quân để thực thi các tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán bằng vũ lực, nếu cần. Cùng lúc, họ đang phát triển các khả năng sẽ gây nguy hiểm cho lực lượng của Mỹ trong khu vực trong một cuộc xung đột, do đó có khả năng từ chối, không cho Hải quân Hoa Kỳ đi vào khu vực Tây Thái Bình Dương.
Vào thời kỳ đảo lộn xã hội và kinh tế diễn ra nhanh chóng, ngoài những mâu thuẫn trong phát triển, Trung Quốc còn phải tìm cách thích ứng với sự đa dạng sắc tộc trong chính dân tộc mình. Tại phương Tây, người ta cảm nhận được tầm quan trọng mà Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc dành cho vấn đề hội nhập của các cộng đồng ngoại lai tản mác. Nhưng chuyên gia các vấn đề quốc tế Francis Dahou của tạp chí “Tin Trung Hoa” cho rằng Bắc Kinh vẫn không ý thức được vấn đề sắc tộc có tầm quan trọng như thế nào đối với họ về phương diện chính trị.
Từ 23 đến 25/1 tại Matxcơva diễn ra Hội nghị song phương hàng năm về các vấn đề chiến lược và an ninh giữa Trung Quốc và Nga. Đây là phiên họp lần thứ năm kể từ năm 2005 đến nay. Theo đánh giá của chuyên gia Jean-Paul Yacine của tạp chí “Tin Trung Hoa”, triển vọng tình hình từ cuối những năm 1980 cho thấy mối quan hệ song phương không ngừng được cải thiện.
Lạnh lùng chống đối mối quan hệ Việt – Mỹ đang nồng ấm
Tác giả: Adam Boutzan
Người dịch: Trần Văn Minh
07-06-2012
Vào cuối tháng 5, một phân tích hơi kỳ lạ về ý định của Hoa Kỳ đối với Việt Nam được đăng trên một trang blog tiếng Việt. Tài liệu đó có vẻ như báo cáo của một phân tích gia an ninh quân sự Việt Nam về phát biểu của phó đại sứ Hoa Kỳ, bà Claire Pierangelo và ba viên chức trẻ Hoa Kỳ tên là Gary, Greg và Chuck.
Dân Làm Báo cho biết, bản báo cáo là một trong nhiều tài liệu được một nguồn vô danh tiết lộ với blog này. Vài chuyên gia ngoại quốc đã xem qua tài liệu, cho rằng đây là tài liệu giả. Có thể là như vậy, nhưng cũng có thể là không; nếu là một món hàng giả thì hẳn là chuyên nghiệp hơn.
KHÓ KHĂN CỦA TRUNG QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 5/6/2012
TTXVN (Hồng Công 30/5)
Bài phân tích trên tờ “Tín báo ” ngày 22/5 của Ngô Phi – Tiến sĩ phát thanh truyền thông Đại học Moscow, Giáo sư Đại học Ký Nam chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế và an ninh chiến lược về vấn đề này nội dung như sau:
Cùng với lệnh cấm đánh bắt cá, tranh chấp đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippin lần đầu tiên dừng lại, song vấn đề mà Trung Quốc gặp phải tại Hoàng Nham cũng như các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) vẫn chưa được giải quyết, các đảo ở Biển Đông đã trở thành “bom tự sát” lớn nhất đối với ngoại giao.
1- Ngày 29/11/2004: Càng tìm hiểu kỹ, càng tự hào và yêu quý Đảng của mình. “Bà là một trong những nữ điệp báo quả cảm của Sở Liêm phóng Hà Nội trong những năm kháng chiến. Tên thật của bà là Phạm Thị Dung Mỹ nhưng những người sống quanh bà nhiều năm vẫn quen gọi bà là Lê Hiền Đức. Đây là bí danh bà dùng trong suốt quá trình kháng chiến và những năm dạy học tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Bà đã từng được nhận nhiều Huân, Huy chương của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huy hiệu chiến sĩ diệt dốt, Huy chương ngành tình báo Quân sự, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục… “
Tôi viết bài này từ Lý Sơn, nơi tôi có mặt từ ngày 1 tháng Sáu.
Với tư cách là chủ tịch của ADEP Pháp Việt và đại diện cho hàng trăm người bạn thuộc quốc tịch Pháp hay Việt kiều ở Pháp, Đức, Séc, Ba Lan, cũng như những người bạn Việt Nam trong “phong trào” chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, tôi đã trao cho 37 gia đình ở Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và 40 gia đình ngư dân ở Lý Sơn số tiền 322 triệu đồng. Phần lớn số tiền này được quyên góp trong hành trình của tôi qua các nước châu Âu để chiếu bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát.
Ông Chipman: Ông Bộ trưởng, cảm ơn ông rất nhiều về những lời giải thích tổng quát cũng như chi tiết về việc Mỹ sẽ tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào. Chúng tôi sẽ nhận một số câu hỏi. Tôi mời những người muốn nói, hãy giữ bảng tên của quý vị theo chiều ngang, để tôi có thể đọc tên của quý vị dễ dàng hơn. Tôi không thể bảo đảm tất cả mọi người đều được hỏi. Tôi sẽ mời một vài người ở vòng đầu tiên và nếu cần chúng ta sẽ hợp lại sau đó. Tôi cũng sẽ cố gắng để bảo đảm những người tham gia đặt câu hỏi đến từ nhiều nước khác nhau. Vì vậy, điều này cũng sẽ được hướng dẫn theo lựa chọn của tôi. Cám ơn quý vị rất nhiều. Thật vậy, tôi đã mời đa số quý vị ngồi xuống. Trong vòng 10 phút, tôi có thể gọi những người muốn đặt câu hỏi trở lại lần thứ hai.
Về quyết định và hành vi hành chính của ông Chánh thanh tra và Đoàn thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đối với Nguyễn Xuân Diện, không đúng với các quy định của pháp luật.
Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore
Người dịch: Dương Lệ Chi
02-06-2012
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta: Cảm ơn John rất nhiều cho lời giới thiệu tốt đẹp đó.
Thưa quý vị, thật là một vinh dự cho tôi khi lần đầu tiên có được cơ hội tham dự hội nghị Shangri-La. Tôi muốn khen ngợi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) về việc thúc đẩy cuộc đối thoại rất quan trọng này, cuộc thảo luận quan trọng này đang diễn ra ở đây vào cuối tuần này.
Được biết, tôi là Bộ trưởng Quốc phòng thứ ba của Mỹ có mặt tại diễn đàn này, trải qua các chính phủ từ cả hai đảng phái chính trị ở Mỹ. Tôi tin rằng, đó là một minh chứng cho tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở những nơi năng động trong khu vực và quan trọng trên thế giới.
Trần Hy Đồng, người luôn bị coi là chỉ huy chính trong cuộc trấn áp 4.6 từ 23 năm trước, cũng đã nhảy ra để tự biện hộ cho mình. Ông ta kiên quyết phủ nhận vai trò chỉ huy, tự thanh minh rằng không làm sai lạc đường lối của Đặng Tiểu Bình, minh oan việc bị coi là tên đồ tể số 2 của vụ 4.6 xếp sau Lý Bằng. Tên đồ tể đầu sỏ hiện còn của vụ 4.6 đang ở trạng thái dở sống dở chết, song mấy năm trước ông ta vẫn còn đưa ta cái “thời khắc then chốt” để khẳng định vị trí của mình, hai kẻ được hưởng lợi và là đồ tể của vụ 4.6 này khi ấy đều là công thần của cuộc trấn áp 4.6, và cũng đã lấy đó làm tự hào. Lý Bằng kéo đổ Triệu Tử Dương xong, lòng đầy hoan hỉ, cho là mình sẽ được lên một nấc cao hơn, nhưng lại đã bị Giang Trạch Dân hớt tay trên. Còn sở dĩ Trần Hy Đồng bị Giang Trạch Dân kéo xuống thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do đã cậy công, cho là Giang Trạch Dân chẳng hề “lập công” gì trong vụ 4.6, đã thế lại còn tranh đoạt cả quả thực thắng lợi, hắn ta coi khinh Giang Trạch Dân. Điều bất ngờ là, hai con người cặn bã của loài người này vốn tự hào về vụ trấn áp 4.6 từ 23 năm trước, đến hôm nay không hẹn mà cùng lại tự minh oan cho mình. Có thể thấy vụ 4.6 không chỉ được định luận trong dân chúng và những người chính nghĩa, mà ngay cả những tên đồ tể và cặn bã ấy cũng không muốn đả động tới vụ trấn áp.
Nhà nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới Michael Klare, giáo sư Đại học Hampshire, có bài viết đăng trên báo Huffington Post về các cuộc xung đột liên quan đến năng lượng có khả năng bùng phát thành chiến tranh, nội dung như sau:
Mỹ báo hiệu sẽ thúc đẩy hội đàm về vấn đề Cam Ranh
Tác giả: Greg Torode – Trưởng văn phòng châu Á của SCMP tại Singapore
Người dịch: Nguyễn Tâm
02-06-2012
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Hà Nội có thể thúc đẩy việc tiếp cận dễ dàng cảng biển chiến lược này cho các tàu nước ngoài và Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ sự kiện này.
Để hiểu rõ những động lực – và những hạn chế – của mối quan hệ quân sự đang tiến triển và mang tính lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, thì hải cảng chiến lược Cam Ranh chính là xuất phát điểm thuận lợi cho quan hệ này.
Quan hệ giữa Hà Nội và Washington đang trong tầm chú ý rất sát sao của dư luận vào thời điểm cuối tuần này, khi giới phân tích và lãnh đạo quốc phòng các nước trong khu vực gặp nhau tại Singapore trong khuôn khổ diễn đàn Đối thoại không chính thức Shangri-La.
Quy định của Sở Thông tin & Truyền Thông là quy định gì?
02/6/2012 10:27:00 PM
Đông A
Báo Kinh tế & Đô thị đưa tin về vụ việc xảy ra tại Sở TTTT Hà Nội. Bài báo có tường thuật lại lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở: “Theo quy định của nội quy cơ quan, chúng tôi đã mời luật sư Sơn và bà Đức ra ngoài”.
Tôi rất muốn biết quy định của nội quy cơ quan là quy định gì và như thế nào.
Sở TTTT là cơ quan hành chính phục vụ dân. Nội quy của cơ quan công quyền là để phục vụ dân chứ không phải để hành dân. Một khi người dân có công việc cần phải tới cơ quan hành chính phục vụ dân, người dân có quyền đi cùng và làm việc cùng với những người trợ giúp pháp lý như luật sư hay công dân để tư vấn. Cơ quan hành chính phục vụ dân không có thẩm quyền ngăn cấm những cá nhân trợ giúp hay tư vấn pháp lý cho người dân trong các buổi làm việc. Ngăn cản người dân không được trợ giúp hay tư vấn pháp lý không chỉ là hành dân, mà còn thể hiện thói cửa quyền và quan liêu.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á sẽ gặp nhau ở Phnom Penh vào tuần này để họp Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM). Chủ đề của hội nghị: “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”, có vẻ nói nước đôi: đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN đang vô cùng thiếu vắng vào lúc này, và không ai thực sự nghĩ cuộc họp bộ trưởng sẽ tìm lại được hai vấn đề này.
Trong tình trạng vô tổ chức của diễn đàn thế giới, một tổ chức như Hiệp hội Các nước Đông Nam Á được xem như một nơi làm mọi người yên tâm. Hiệp hội 10 nước thành viên – các nước nhỏ hoặc trung bình, về ý nghĩa địa chính trị – cơ hội khép chặt hàng ngũ khi giao tiếp với những cường quốc lớn hơn, và để cùng nói chung một tiếng nói đủ lớn, vang tới Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn và các nước khác cần lắng nghe.
“Tạp chí Chính trị Thế giới” (Mỹ) ngày 24/5 đăng bài của tác giả Mohan Malik, giáo sư về An ninh châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, tại Honolulu, trong đó khẳng định rõ ràng mối quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới trong những năm đầu thế kỷ 21. Mối quan hệ đó không những ảnh hưởng đến thực trạng của các mối quan hệ song phương khác mà còn tạo nên những diễn biến trật tự khu vực và đề ra chương trình của các tổ chức quốc tế.
Không như các cường quốc khác, mối quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ đa chiều, toàn diện, phức tạp và không thể trở thành con tin cho bất cứ vấn đề nào đó. Đây là hai nền kinh tế lớn nhất, hai nước tiêu thụ các nguồn tài nguyên lớn nhất và có lượng khí thải nhà kính CO2 lớn nhất thế giới. Nhưng hai nước cần đến nhau để đạt được thành công trong một nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa. Hai nước chia sẻ trách nhiệm duy trì nền hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nơi được coi là có ý nghĩa sống còn của nền kinh tế cũng như chính trị thế giới trong thế kỷ 21.
Theo ‘Thời báo Nhật Bản ” số ra ngày 16/5, sự trở về của Okinawa với Nhật Bản năm 1972 đi kèm với một cái giá — đó là hòn đảo này vẫn được Mỹ sử dụng với ngổn ngang các căn cứ quân sự và các doanh trại quân đội nhằm bảo vệ Nhật Bản và duy trì hoà bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sự kiên nhẫn của người dân Okinawa – những người phải sống dưới cái bóng đáng sợ của các vụ tai nạn máy bay và Ô nhiễm tiếng ồn – đang cạn dần với sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ, chiếm tới 18% diện tích của hòn đảo chính. Tâm lý phản đối quân đội vẫn còn khá mạnh ở Okinawa nơi từng chứng kiến những trận chiến đẫm máu trong Thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương và sự chiếm đóng của Mỹ đã kéo dài tới năm 1972.