1. Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.
Cuộc chiến tranh giành người kế vị ở Trung Quốc nhằm che giấu tội ác
Kỷ nguyên mới ở TQ sẽ bắt đầu khi mọi bí mật được phơi bày.
Tác giả: Ji Da
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-04-2012
Cuộc chiến kéo dài 10 năm giữa các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành để che giấu các bí mật khủng khiếp, với kết quả tùy thuộc vào sự chọn lựa người vào chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Đảng, kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào.
Cựu lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản, ông Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta đã sống trong nỗi sợ hãi do không kiểm soát được Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ biết rằng họ không thể cho phép người dân Trung Quốc hay thế giới biết về các tội ác mà họ đã phạm, chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Viên chức cảnh sát Bắc Kinh từ bỏ Đảng sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức
Tác giả: Sun Jiuren
Người dịch: Dương Lệ Chi
24-04-2012
Chiều ngày 15 tháng 3, ngày mà Tân Hoa xã đưa tin Bạc Hy Lai bị sa thải, một sĩ quan cảnh sát Bắc Kinh đã liên lạc với ban Hoa ngữ của báo The Epoch Times để từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc, người này nói rằng, nếu ông Bạc Hy Lai bị hạ bệ một cách dễ dàng, thì người này lo sợ điều tồi tệ nhất đang tới và không có một nhân viên cảnh sát nào ở Trung Quốc sẽ được an toàn.
Sydney – Vụ cãi vã đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và Philippines quanh bãi cạn Scarborough (quần đảo Hoàng Nham – Huangyan trong tiếng Trung) lại một lần nữa thu hút cả thế giới nhìn về những cuộc tranh chấp chủ quyền kéo dài giữa Trung Quốc và một loạt quốc gia có yêu sách chủ quyền khác ở Biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa).
Căng thẳng mới nhất này bắt đầu vào đầu tháng 4, khi một tàu chiến của hải quân Philippines chạm trán với ngư dân Trung Quốc, và cố bắt họ vì tội đánh bắt cá bất hợp pháp và đột nhập vào nơi mà Manila tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
CUỘCCẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 27/4/2012
TTXVN (Niu Yoóc 24/4)
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ gần đây cho rằng ngoài cuộc chiến tranh năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc không mấy tác động đến nhau về mặt địa chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi trong cấu trúc kinh tế của Trung Quốc đã dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng hoạt động nhiều tại Ấn Độ Dương – khu vực ảnh hưởng của Niu Đêli. Do đó, Ấn Độ cố gắng phát huy sức mạnh của mình ra Ấn Độ Dương để chống lại sự can dự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Chính sách ngoại giao cây gậy nhỏ của Trung Quốc ở biển Đông
Tác giả: James Holmes, Toshi Yoshihara
Người dịch: Trần Văn Minh
23-04-2012
Một sự đối đầu bế tắc có vẻ kỳ cục giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra tuần này tại bãi cạn Scarborough, khoảng 120 hải lý về phía tây đảo Luzon, thuộc Philippines. Chúng tôi nói “có vẻ” là vì Trung Quốc rất có lý khi điều động các tàu phi quân sự, có trang bị vũ khí loại nhẹ, hoặc không trang bị vũ khí, để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của họ trong khu vực biển Đông. Đó là chuyện đã xảy ra tại bãi cạn Scarborough, và tàu quân sự Trung Quốc đã không can dự vào. Cách xử lý vấn đề thầm lặng của Bắc Kinh hợp với mô hình dàn trận có tính toán đối với những tình huống như thế, trong khi để dành sức mạnh quân sự vượt trội để đối phó và bắt ép các nước Đông Nam Á cứng đầu.
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NAM HẢI (Biển Đông):
NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!
Tác giả: Uông Hoa Bân
Người dịch: Băng Tâm
21.7.2011
Vì sao người Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề Nam Hải?
(Mối nghi hoặc nảy sinh từ một bạn nước ngoài tới Trung Quốc)
Hôm nay gặp một anh bạn người Singapore, anh ta nói Hội nghị ASEAN đã khuấy động được tất cả người dân ASEAN rồi; cho nên đến ngay cả người dân cũng muốn phân chia Nam Hải với sự ủng hộ của Mỹ. Song khi tới đại lục, thì lại thấy đâu đâu cũng nhảy múa hát ca; quả tình chẳng có ai nói gì đến vấn đề Nam Hải cả, rồi ngay cả đài truyền hình cũng chẳng có chuyên mục nào. Cho nên, anh ta hỏi tôi rút cuộc người Trung Quốc ngày nay đang muốn gì, vì sao lại không thèm quan tâm đến vấn đề cương thổ quốc gia. Tôi bảo đến như tôi đây còn đang bận bịu tối mắt cho cuộc sống, nên quả tình không quan tâm gì đến cương thổ quốc gia cả; bởi vì nếu đất nước có vốn liếng thì cũng chẳng đến phần bọn tôi, bọn tôi chỉ là những người phải tự lo thân. Cho nên, nếu Nam Hải có thực là đã bị người ta cướp đi rồi, thì tôi cũng chẳng bị mất gì; cũng như nó có là lãnh thổ của nước chúng tôi đi nữa, thì tôi cũng chẳng có lợi lộc gì. Chính vì thế mà những người tự lo thân trong xã hội chúng tôi chắc chắn sẽ không quan tâm gì đến vấn đề Nam Hải.
Mạng tin “THEATRUMBELLI” mới đây đăng bài phân tích về tình hình Biển Đông của tác giả Laurent Garnier, nội dung như sau:
Những thách thức
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km2, là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các Nhà nước là gì?
BẮC TRIỀU TIÊN: CHẾ ĐỘ KIM CHÂNG UN CÓ THẾ TỒN TẠI LÂU DÀI?
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 24/4/2012
TTXVN (Brúcxen 18/4)
Tạp chí Europe ’s World số ra mới đây đã đăng bài của Tiến sỹ Hanns Gunther Hilpert, Phó ban Nghiên cứu Châu Á thuộc Học viện các vấn đề quốc tế và An ninh của Đức, phân tích về khả năng tồn tại của Chính quyền Kim Châng Un. Sau đây là nội dung bài viết:
Đây là năm 2012-21 năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết. Chiến tranh Lạnh, chạy đua vũ trang hạt nhân và Chủ nghĩa Xtalin, tất cả đều đã thuộc về quá khứ.
“… có một thực tế tồi tệ phổ biến trong cưỡng chế. Đó là thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế cản trở hung hăng…”
Phải thay đổi tư duy thu hồi đất
Nhà báo Võ Văn Tạo
Vụ cưỡng chế Văn Giang
Vụ cưỡng chế quyết liệt ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) làm công luận cả nước và truyền thông quốc tế chấn động. Thật khó tin khi dư âm đau lòng vụ Tiên Lãng chưa dứt, lại tiếp đến Văn Giang rầm rộ cưỡng chế, lửa khói ngút trời, súng nổ dữ dằn.
Trong vụ Tiên Lãng, Chính phủ và các cơ quan chức năng nhìn nhận chính sách đất đai, vấn đề đền bù giải tỏa, cưỡng chế còn nhiều bất cập… quan chức địa phương sai phạm, khuất tất, đẩy người dân vào đường cùng, phản ứng tiêu cực.
Trong khi Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cãi nhau về Biển Đông, thì vùng biển này đang bị khai thác cá thái quá và ô nhiễm. Và xung đột có thể xảy ra đến nơi.
Nhiều công dân Trung Hoa, Philippines và Việt Nam sẽ không còn được nghe về mấy mẩu đất tí xíu trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) mà chính quyền của họ tranh nhau đòi chủ quyền. Chắc chắn là, hầu như sẽ không ai để mắt tới chúng.
Vậy những nơi như bãi cạn Scarborough – hiện trường của vụ đụng độ trên biển mới đây nhất giữa Bắc Kinh và Manila tháng này – có đáng để bị quan trọng hóa không? Và ai có lỗi khi những vụ đụng độ đó – vốn dĩ có đầy đủ khả năng để khơi mào chiến tranh và ít nhất thì cũng có thể làm chết ngư dân, thủy thủ – tiếp tục xảy ra?
Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
Tác giả: James A Dorn
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 25-4-2012
Trong một khảo sát gần đây đối với gần 6.000 cá nhân tốt nghiệp đại học, thu nhập cao, ở 25 quốc gia, Edelman Trust Barometer phát hiện thấy 43% tin tưởng vào các định chế của chính phủ. Ở Mỹ, con số này là 45%, còn ở Trung Quốc là 75%. Việc nhiều người trong “cộng đồng có thông tin” ở Trung Quốc lại tin tưởng vào chính quyền hơn ở Mỹ nghe ra có vẻ khó hiểu.
Mỹ có một bản hiến pháp giới hạn quyền lực của chính quyền và bảo vệ quyền công dân; Trung Quốc thì không hề có nền pháp quyền thực sự, là nhà nước độc đảng với cơ chế bảo vệ dân quyền rất yếu, hoặc là không có. Làm sao mà những người thành đạt ở Trung Quốc lại có thể tin tưởng vào chính quyền nhiều hơn người thành đạt ở Mỹ?
“… tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan trách nhiệm hữu quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cử những người có phẩm chất và năng lực với tính cách là các đại diện của mình về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.”
Nhà nước của dân, do dân, vì dân
không được phép trấn áp dân
Nguyễn Trung
Xem và nghe các tin tức về vụ cưỡng chế thực hiện thu hồi đất cho dự án Ecopark ở Văn Giang, tôi không thể nén được trong lòng sự căm giận và nỗi hãi hùng. Căm giận vì không thể chấp nhận nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy, hãi hùng vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.
Dù sao tôi cũng vẫn phải thầm cảm ơn trời đất là đã không xảy ra đổ máu. Bởi vì nếu điều đó xảy ra, rồi nếu tình hình vuột ra ngoài mọi sự kiềm chế có thể, hoặc một sự khiêu khích nào đó cố ý hủy hoại sự kiềm chế có thể, rồi lan truyền trong cả nước, nhất là báo chí cho biết từ sau sự kiện Đoàn Văn Vươn tình trạng khiếu kiện đất đai của nông dân ngày càng căng thẳng và đang tiếp diễn ở nhiều nơi …, như vậy đất nước này sẽ đi về đâu? Trong khi đó quá trình phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa và đô thị hóa của đất nước chắc chắn sẽ còn đòi hỏi phải chuyển đổi tiếp một khối lượng rất lớn đất đai của nông dân cho sự phát triển này.
“…có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử.
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định.”
Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền – Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được.
Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.
BS: Dưới đây là bài viết đã được biên tập để đăng trên Tầm nhìn và bài gốc của tác giả, những chữ tô màu đỏ là được cắt bỏ khi đăng báo.
Bổ sung, hồi 10h25′ – bài gốc trên trang Tầm nhìn đã bị gỡ bỏ mà theo một độc giả cho biết đó là lệnh từ Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông.
Còn đây là video mới nhất do một CTV vừa gửi tới và cho biết “Vỏ đạn pháo ghi V26 BỘ CÔNG AN, ngày sử dụng hết hạn. Cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao” (CTV viên đính chính, hồi 5h, 27/4/2012: nội dụng ghi trên vỏ đạn pháo là “Nhà máy E112 – BCA, Quả Nổ nghiệp vụ, Sản Xuất 2009, Hết Hạn 2012 và CK-VK, P6-E16, Quả Nổ nghiệp vụ, Sản Xuất 2007, Hết Hạn 2012”. Nội dung ghi lúc đầu là theo thông báo của bà con nông dân, không được chính xác):
(Tamnhin.net) – Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ?
Khi Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần hơn, quan tâm về nhân quyền gia tăng
Tác giả: Simon Roughneen
Người dịch: CLD
24-04-2012
Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là tốt, nhưng thành tích về nhân quyền của Việt Nam làm cho các nhà hoạt động đặt câu hỏi, liệu Washington có thúc đẩy Hà Nội đúng mức về cải cách chính trị, kinh tế và tự do bày tỏ chính kiến.
Cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Việt Nam năm ngày đã bắt đầu hôm thứ hai ở Việt Nam, là những dấu hiệu mới nhất về sự hợp tác phát triển giữa hai nước đã có một giai đoạn từng là kẻ thù.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về quyền sở hữu các bãi đá và rạn san hô được biết qua các tên gọi khác nhau như bãi cạn Scarborough, Panatag Shoal, Hoàng Nham Đảo, chỉ ở mức lặt vặt. Nhưng mặt khác, nó thể hiện điều có thể được mô tả đúng nhất là sự khoa trương ồn ào, thiếu công minh, rõ ràng ở phía Bắc Kinh.
Manila sẽ làm tốt (trong việc đấu lý với Trung Quốc) khi biết thêm một phần lịch sử của họ bị Tây Ban Nha chiếm đóng trước đây, cũng như cho mọi người thấy rõ hơn sự kiêu ngạo của một nước đối với một nước khác, không phải người Hán và lịch sử của họ không tồn tại hoặc không liên quan. Chủ nghĩa Sô vanh đại Hán đã lộ rõ trong câu chuyện này, điều cần nhắc nhở các dân tộc Malay, những người có biên giới đất đai hơn một nửa trên biển Nam Trung Hoa, chính tên này do người phương Tây đặt và không có gì khác hơn là mô tả vùng biển phía nam Trung Quốc, rằng họ có thể đi theo con đường của những người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ, và nhận ra chính họ bị áp bức như các dân tộc thiểu số trong một đế chế đại Hán.
Chuyện kể về nỗi ô nhục: Văn hóa chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản
Tác giả: Tom French
Người dịch: Đan Thanh
Ngày 23-4-2012
Trong khi Nhật Bản mượn những câu chuyện lịch sử về nỗi nhục để trở thành một nhà nước nhu hòa, thì Trung Quốc coi đó là cơ hội để củng cố địa vị siêu cường quốc tế của họ. Tuy nhiên, những động cơ này có lẽ sắp thay đổi.
Trong bài giới thiệu, chúng tôi đã bàn sơ qua về chuyện khái niệm văn hóa chiến lược đã bị phê phán mạnh mẽ trong những năm gần đây như thế nào. Một số lớn học giả, cũng như các chuyên gia về an ninh quốc phòng, đã bác bỏ lý thuyết này, coi nó là lỗi thời, hoặc chỉ đơn giản là không chính xác trong việc mô tả hành vi của các nhà nước.
” … Thời hạn trên đã sắp hết, nhưng rất ít người dân và doanh nghiệp biết đến quy định này. Có khả năng qua thời hạn trên, những người dân và doanh nghiệp liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên họ sẽ bị mất quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ việc liên quan, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ dựa vào quy định trên để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ.
Ngày 12/4/2012 chúng tôi đã gửi bài viết kèm dưới đây tới nhiều cơ quan Báo chí với mong muốn thông tin về quy định nêu trên được truyền tải tới người dân, doanh nghiệp và hy vọng các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia pháp lý quan tâm đến để hướng dẫn những người dân, doanh nghiệp có những việc liên quan. Nhưng đến nay chúng tôi chưa thấy cơ quan Báo chí nào đăng.” T.V.H.
Người dân và doanh nghiệp cần lưu ý
NGÀY 30/6/2012, HẠN CUỐI ĐỂ KHỞI KIỆN NHỮNG HÀNH VI, QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỊ KHIẾU NẠI TỪ NGÀY 1/6/2006 ĐẾN NGÀY 30/6/2011
Luật sư Trần Vũ Hải
Ngày 24/11/2010, Luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Luật này thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Pháp lệnh TTGQCVAHC) ban hành năm 1996 được sửa đổi bổ sung trong các năm 1998, 2006.
Trên đường từ Campuchia trở về sau khi tham dự cuộc họp lần thứ tư của nhóm BRICS, ngày 29/3, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, dừng chân ở Phnôm Pênh mấy ngày, trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc ngày 3/4. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc kết thúc bằng một bản thông cáo chung dài nói về việc tăng cường hợp tác kinh tế và mở rộng mối quan hệ về an ninh (đấu tranh chống khủng bố, buôn người và ma túy), mở rộng hợp tác quân sự trên mọi khía cạnh và soạn thảo bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông. Theo ông Jean-Paul Yacine, nhà phân tích chính trị của tạp chí “Tin Trung Hoa”, chặng dừng chân của Hồ Cẩm Đào tại Campuchia đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về sức nặng ngày càng tăng của Trung Quốc ở vương quốc chùa tháp này.
Vụ Bạc Hy Lai: Về các tin không đúng sự thật và Chu Vĩnh Khang
Tác giả: Zhang Tianliang
Người dịch: Dương Lệ Chi
22-04-2012
Các tin tức sai về Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã xuất hiện gần đây. Những điều hư cấu nói chung được xếp vào bốn loại.
Một loại tin sai lầm phổ biến nói rằng, ông Hồ Cẩm Đào, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo không đồng ý về trường hợp của ông Bạc và ông Chu, và sự xung đột cho phép ông Bạc và ông Chu một cơ hội để tồn tại về mặt chính trị.
Một nguồn tin khác nói, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra lệnh hạ bệ ông Bạc và người đứng đầu Đảng Cộng sản, ông Hồ Cẩm Đào chỉ đơn giản là người thực hiện mệnh lệnh này.
Loại tin thứ ba nói rằng, ông Chu sẽ nghỉ hưu tại Đại hội lần thứ 18 chứ không phải đối mặt với công lý về tội ác của ông, bởi vì các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị không phải chịu trách nhiệm trước hình luật.
Đặc san Chủ Nhật của tờ Thời báo Niu Yoóc số ra ngày 8/4 đăng bài viết với tựa đề “Vị trí của Mỹ trong thế giới mới” của tác giả Charles A. Kupchan, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown.Ông còn là chuyên gia cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cơ quan nghiên cứu về chính sách đối ngoại lớn nhất của Mỹ. Sau đây là nội dung bài viết.
Lại một mùa bầu cử nữa, và các ứng cử viên chính chạy đua vào Phòng Bầu Dục đang ra sức thuyết phục người Mỹ rằng đất nước của họ vẫn đang ở đỉmh cao trong trật tự toàn cầu. Mitt Romney gần đây tuyên bố rằng “thế kỷ này phải là một thế kỷ Mỹ”. Không chịu thua, Tổng thống Obama khẳng định trong Thông điệp Liên bang rằng “bất cứ ai nói rằng Mỹ đang đi xuống đều không hiểu là họ đang nói cái gì”.
Vụ đụng độ gần đây giữa tàu Trung Quốc vàPhilippinestrên Biển Đông (nguyên văn: biển HoaNam) đã một lần nữa đẩy bầu không khí chính trị trên tuyến đường biển chiến lược này lên một tầm mức đáng lo ngại.
Khả năng căng thẳng tạm lắng xuống đã hết, mở đường cho những vùng biển nổi sóng. Xô xát bùng lên khi con tàu lớn nhất của hải quân Phlippines – tàu Gregorio del Pilar – bắt gặp 8 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp gần bãi cạnScarborough.
Khi hải quân Philippines – cho rằng tàu Trung Quốc xâm phạm vào biển Philippines – chuẩn bị lên tàu cá và bắt thủy thủ đoàn, hai tàu hải giám Trung Quốc được phái tới khu vực đã xông vào chặn giữa Gregorio del Pilar và các tàu cá. Sau đó bên nào bên nấy thi nhau buộc tội đối phương xâm phạm chủ quyền của mình và ra lệnh cho đối phương phải rời đi.
– Tin từ nội bộ quan chức: có khả năng 12h đêm nay phá sóng điện thoại di động, 3h sáng bắt đầu triển khai quân cưỡng chế.
– Tin từ bà con: Đêm nay hàng nghìn bà con thức túc trực tại các vị trí trên cánh đồng. Nếu lực lượng cưỡng chế tiến vào sẽ có nổ/cháy.
– Tất cả chờ vào tình hình thực tế sáng sớm mai.
– Bác Lê Hiền Đức đã có mặt tại Văn Giang để sáng mai cùng bà con đấu tranh.
0h25′ – “Một khu lán trại rất lớn với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc được dựng lên từ chiều bên đất Phụng Công, giáp ranh với Xuân Quan. Đó là khu trại của dân Phụng Công dựng lên để trực chiến và tiếp sức cho Xuân Quan. Có khoảng 500 người đang tập trung ở khu vực này. Ngoài ra còn rất nhiều bà con khác cắt cử nhau đi tuần trong mọi ngõ ngách đường làng có thể tiếp cận khu ruộng sẽ bị cưỡng chế. Có khả năng hướng tiến công rạng sáng mai sẽ theo đường vào khu Phụng Công này trước vì ở đây có đường đã san ủi rất lớn, có thể đổ quân ồ ạt.”
Quyền hành trong tay Đảng – Các lãnh tụ Cộng sản thoát khỏi tội ám sát
Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
Bạc Hy Lai, tự xưng là vị cứu tinh của Trung Quốc, đã bị lật đổ vào thời điểm khó khăn. Ở Trung Quốc, điều này có nghĩa là rắc rối thực sự.
Ông Bạc không những bị mất chức vụ đảng mà còn bị đuổi ra khỏi đảng. Tin đồn rằng ông đã quá nổi tiếng và có quyền thế lớn. Ông Bạc đã dọn dẹp sạch tệ nạn tham nhũng khủng khiếp ở Trùng Khánh, và thực hiện chính sách Mao-ít ‘đỏ’ thời quá khứ. Ông chỉ thị hát những bài hát cộng sản cũ và khơi dậy cảm giác tự hào trong vai trò lãnh đạo Trung Quốc, điều mà hiện không ai làm.
Vấn đề là ông Bạc đã biết quá nhiều. Ông ta biết chỗ có quá nhiều bộ xương đã được chôn cất, và biết những chuyện bẩn thỉu ở cấp trên của đảng cộng sản. Và ở một đất nước mà mỗi năm chi tới 800 tỉ đô la cho hối lộ và tham nhũng, quả là có quá nhiều điều bẩn thỉu.
Vụ một kẻ thánh chiến Hồi giáo giết hại 7công dân Pháp đã tạm thời làm chuyển hướng chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp với những vấn đề kinh tế là tâm điểm của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, vài tuần sau vòng hai cuộc bầu cử vào ngày 6/5/2012, tân tổng thống sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Và ông sẽ phải lập tức chấp thuận, đàm phán lại hay từ chối một hiệpước châu Âu ra đời từ ý tưởng của cánh hữu của Đức, có nội dung siết chặt thêm các chính sách thắt lưng buộc bụng. Định hướng kinh tế và xã hội của Pháp và cả định hướng xây dựng châu Âu sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của tân tổng thống.
Đại biểu QH Hoàng Yến: ‘Tôi chấp nhận việc bãi nhiệm’
Chủ nhật, 22/4/2012, 00:08
Không ngăn nổi cảm xúc khi đối thoại với báo chí sáng 21/4, đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, đã gửi đơn tới Quốc hội xin chấp nhận việc bãi nhiệm.
QUAN HỆ VIỆT-TRUNG VÀ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 20/4/2012
TTXVN (Oasinhtơn 16/4)
Giáo sư Marvin Ott, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Mỹ, có bài viết đăng trên trang mạng của Trung tâm với nhan đề “Thế khó của Việt Nam trước Trung Quốc: hướng đi trong môi trường chiến lược mới”. Sau đây là nội dung bài viết:
Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là một phép thử về thách thức chiến lược mà Việt Nam phải đối mặt trên nền tảng lịch sử lâu dài. Việc nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.
Tin tức nói về một dàn phóng tên lửa do Trung Quốc sản xuất được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, có thể mang lại những nghi vấn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Tờ Washington Times đưa tin trong tuần này về một dàn phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được trưng bày trong một cuộc diễn binh ở Bình Nhưỡng vào cuối tuần. Nếu được kiểm chứng, điều này sẽ là một sự vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc và nêu lên nghi vấn về tính khả tín của Trung Quốc về nỗ lực cấm phát triển vũ khí hạt nhân khu vực. Đồng thời cũng là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ phủ định sự cam kết của Bắc Kinh rằng ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên có giới hạn.
Hệ thống hiện hành ưu đãi các chính trị gia với những người đỡ đầu có thế lực, kém cỏi và thiếu thận trọng.
Trung Quốc đang cố xử lý sự việc gây chấn động của ông Bạc Hy Lai như một vở kịch đạo đức chính trị. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cách chức ủy viên Bộ Chính trị của cựu quan chức đứng đầu Trùng Khánh hồi tuần trước, hầu hết các quan sát viên ở trong và ngoài nước đều cho rằng vị “thái tử đảng” đầy tham vọng đáng bị như vậy. Các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng sự sụp đổ của ông ta đã chứng minh rằng hệ thống chính trị của quốc gia này được thực thi.
Vấn đề liên quan đến quan điểm của các sự kiện này đó là, ông Bạc gần như đã thành công trong việc leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp. Cho đến khi cảnh sát trưởng của ông ta là Vương Lập Quân đã cố chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi đầu tháng 2, thì chiếc ghế của ông Bạc trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, đã bị vuột mất.
Mấy năm nay nhiều người đã rất thích thú theo rõi thường xuyên ở mục ‘Câu chuyện triết học’ trên báo Sài Gòn tiếp thị những bài viết tuyệt vời của Bùi Văn Nam Sơn.
Đấy là những bài ngắn, giản dị, hấp dẫn về những vấn đề triết học cơ bản. Đương nhiên không phải ai cũng cần trở thành nhà triết học, nhưng những hiểu biết sơ đẳng về triết học, “biết đôi chút cái mùi triết học” như có người nói, là cần cho mọi người, bởi lịch sử triết học cũng chính là lịch sử hình thành và phát triển tư duy của loài người, trong quá trình lâu dài trăn trở làm người, từ mông muội cho đến trưởng thành.
MỸ LO NGẠI TRUNG QUỐC DÙNG TIỀN MUA ẢNH HƯỞNG TẠI KHU VỰC SÂN SAU
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 18/4/2012
TTXVN (Oasinhtơn 15/4)
Cũng giống như ở một số nước châu Phi và châu Á, tại khu vực Caribê và Mỹ Latinh – nơi được coi là khu vực sân sau của Mỹ – cũng đang xuất hiện các sân vận động, các ngôi trường hoặc các bệnh viện mơi được xây lên bằng tiền biếu tặng của Trung Quốc. Dùng tiền bạc đã và đang trở thành một công cụ hiệu quả trong chiến lược sử dụng sức mạnh mềm của Bắc Kinh để bành trướng anh hưởng và vị thế tại các nước thế giới thứ ba. Đây là những diễn biến khiến Mỹ lo ngại và không ít lần lên tiếng cảnh báo.
Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines
Ngày 20.04.2012, 10:01 (GMT+7)
SGTT.VN – Tranh chấp ở Biển Đông những ngày gần đây lại nóng lên với việc tàu hải quân Philippines đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền – bãi cạn Scarborough – và việc tàu nghiên cứu Sarangani của Philippines bị các tàu và máy bay Trung Quốc “quấy rối” cũng tại khu vực này.
Điều tra về nạn tham nhũng nghiêm trọng trong Quân đội Trung Quốc
Tác giả: John Garnaut
Người dịch: Trần Văn Minh
16-04-2012
Trong nhiều lãnh vực cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc không mấy lạc quan về khả năng của họ như người ngoài tưởng. Các lãnh đạo Trung Quốc thường nhắc nhở phương Tây rằng, Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển, với hàng trăm triệu người sống trong nghèo đói, một nền kinh tế không ổn định, và nhiều căng thẳng xã hội. Điều mà Bắc Kinh lo lắng nhất, và điều này làm cho những người lo sợ về sự bành trướng quân sự của trung Quốc cảm thấy dễ chịu đó là tình trạng tham nhũng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Chúng ta luôn muốn biết xem người Mỹ, người Châu Âu nghĩ gì về mình. Nhưng, xưa nay chưa bao giờ chúng ta suy nghĩ cho nghiêm túc xem trong con mắt người Việt Nam hôm nay, hình ảnh Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào? Trong con mắt của không ít người Việt Nam, người Trung Quốc là những kẻ lừa đảo dốt nát, kiêu ngạo, chế tạo ra những sản phẩm rác. Nói thế chắc hẳn rất nhiều người sẽ không dễ chịu, nhưng đó lại là sự thực.
LÝ DO KHIẾN BẮC TRIỀU TIÊN TIẾN HÀNH PHÓNG VỆ TINH
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 18/4/2012
TTXVN (Niu Yoóc 13/4)
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ ngày 13/4 cho rằng sự chú ý của cộng đồng quốc tế có thể là một trong những động lực chính để Bắc Triều Tiên quyết định phóng tên lửa mang vệ tinh. Cùng với việc có một nhà lãnh đạo mới và các yếu tố khác, việc phóng vệ tinh mở ra một cơ hội để Bắc Triều Tiên cải thiện quan hệ với các nước mà không phải nhượng bộ sự độc lập của mình. Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công ngoại giao từ lâu trước khi công bố việc phóng tên lửa này vơi hy vọng sẽ mở rộng được các mối quan hệ kinh tế quốc tế và giảm sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc. Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với vụ phóng vệ tinh này sẽ ảnh hưởng đến mức độ Bình Nhưỡng theo đuổi các lợi ích ngoại giao thay vì một lần nữa leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Mấy ngày nay, khi sự thật về “scandan” man khai hồ sơ, chui lọt vào Quốc hội – cơ quan (trên danh nghĩa) quyền lực cao nhất trong Nhà nước CHXHCNVN – của bà Đặng Thị Hoàng Yến đã dần sáng tỏ, thì một sự thật khác liên quan trong vụ này mới được hé màn bí mật.
Đó là việc các báo Cựu chiến binh VN, Người cao tuổi … Những tờ báo nã những phát đại bác đầu tiên vào dinh lũy tiêu cực trong vụ này, từng “lên bờ xuống ruộng” bởi một thế lực hắc ám đang nắm trong tay quyền quản lý báo chí.
Thế lực hắc ám đó gồm những kẻ nào? Công luận sẽ dần sáng tỏ trong những ngày tới.
Tác chiến trên không và trên biển không nên chỉ là việc của nước Mỹ. Hợp tác chặt chẽ với Đài Loan có thể mang lại lợi ích và góp phần bảo đảm thế cân bằng quân sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết của nghị sĩ Mỹ, ông Randy Forbes (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Virginia) trên báo The Diplomat tháng trước, tựa đề “Tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh trên không và trên biển Thái Bình Dương”, kêu gọi Quốc hội ủng hộ chiến lược của Lầu Năm Góc về “Tác chiến trên không và trên biển” – một khái niệm được tạo ra để tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân trong việc thể hiện sức mạnh trước những thách thức ngăn cản quyền đi lại trong khu vực (nguyên văn: anti-access, area denial, viết tắt A2/AD, nghĩa là “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”). Cụ thể hơn, Nghị sĩ Forbes chỉ ra rằng, Mỹ nên hành động để “lôi kéo các đồng minh của chúng ta vào kế hoạch này”. Quả thật, để Mỹ có thể thể hiện quyền lực của họ một cách hiệu quả trong môi trường A2/AD, mạng lưới các đồng minh và đối tác liên minh lâm thời sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương được mềm dẻo hơn và thích ứng hơn với các thế lực, bên trong cũng như bên ngoài, đang trỗi dậy thách thức an ninh khu vực.
Nhìn bề ngoài Việt Nam có vẻ giống một câu chuyện thành công, nhưng với sự tan băng gần đây của Myanmar, giờ đây Việt Nam đã thành quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á.
Ngày 17-4-2012
Tác giả: Dustin Roasa
Người dịch: Đan Thanh
Gần bốn thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, kẻ thù cũ của nước Mỹ hiện được cả thế giới xem là một tấm gương về sự thành công (nguyên văn: success story, câu chuyện thành công – ND). Việt Nam có một nền kinh tế bùng nổ, giai cấp trung lưu lớn mạnh dần, du lịch và các ngành công nghiệp đang khởi sắc. Nhưng trong khi cải cách chính trị làm đổi thay Myanmar, thì Việt Nam đang có nguy cơ biến thành một cái khác: đất nước hà khắc nhất Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên một tòa án ở TP.HCM truy tố ba blogger Việt Nam tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” – vụ mới nhất trong một loạt những vụ bắt bớ nhằm làm cho phong trào chống đối đang dâng lên phải ngậm miệng.