BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

785. Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng?

Posted by adminbasam trên 04/03/2012

BBC Việt ngữ

Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng?

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Cập nhật: 13:56 GMT – thứ sáu, 2 tháng 3, 2012

Nhật Bản đóng cửa 52 lò phản ứng hạt nhân sau vụ Fukushima.

Việt Nam đang có một chương trình điện hạt nhân “tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới” với giấc mơ về hạt nhân đang “đâm hoa đua nở” trong lúc đang có lo ngại về chúng, theo tờ báo Mỹ The New York Times, 01/3/2012.

Trong khi Việt Nam đang cử ngày một đông các kỹ thuật viên trẻ tuổi ra nước ngoài để “đào tạo” vận hành loại công nghệ năng lượng có độ rủi ro đầy tranh cãi, thì theo các chuyên gia nói với New York Times, nước này có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch.

“Thời gian biểu quá tham vọng có thể dẫn tới quản lý yếu kém, cũng như mối quan hệ thông đồng giữa các nhà quản lý và khai thác có thể góp phần vào thảm họa như tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái,” một số chuyên gia trong nước và quốc tế nói với New York Times về trường hợp của Việt Nam.

Một số quốc gia từng để xảy ra thảm họa hạt nhân nằm trong số có các công ty đang “ra sức” bán công nghệ năng lượng này cho Việt Nam, trong đó có Nga và Nhật Bản.

Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng Quốc gia được The New York Times trích lời nói:

“Tôi không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ.”

Bài của Norimitsu Onishi trên tờ báo Mỹ cho hay sau thảm họa Fukushima mà Nhật Bản tới đây sẽ kỷ niệm một năm, Tokyo đã hủy bỏ các kế hoạch xây dựng thêm 14 lò phản ứng vào năm 2030.

Trước thảm họa, Nhật Bản có 54 lò phản ứng, nhưng hiện nay phần lớn đã dừng hoạt động, ngoại trừ hai lò còn được tạm giữ lại.

“Vẫn chưa quá muộn

Trao đổi với BBC hôm 02/3/2012, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn chuyên về năng lượng nguyên tử ở Pháp đồng ý với tờ New York Times.

Người từng là cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricité de France, nói:

“Chương trình của Việt Nam quá tham vọng, không những nó nguy hiểm mà nó còn tốn tiền cho dân và không có lợi gì hết,”

“Bây giờ không có gì là muộn. Muốn dừng thì dừng ngay, chứ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy, anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ (đô-la), anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong.

“Hiện chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy.”

“Bây giờ không có gì là muộn. Muốn dừng thì dừng ngay, chứ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó tháo gỡ sẽ tốn kém hàng chục tỷ đô la”.Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn.

Ông Nhẫn tin rằng các công ty cung cấp công nghệ điện hạt nhân đang cố bán hàng cho Việt Nam vì họ đã “chót đầu tư” và nay lại bị chính trong nước của họ không cho lắp đặt, vận hành, nên tìm cách bán thứ công nghệ mà ông cho là “đã lỗi thời” và không có tương lai sang các quốc gia kém phát triển “chỉ vì lợi nhuận:”

“Họ làm là để họ bán. Nhật không thể nào xây cất ở trong nước của được. Nga thì ẩu, nước của họ lớn, rộng, nếu họ làm, thì họ sẽ bị một Chernobyl khác… Mỹ ba chục năm nay họ không xây cất nữa, họ chỉ làm để bán. Vì đó là vấn đề thị trường quốc tế, họ đã đầu tư rồi thì họ muốn bán.

“Nay mình mua thì như là mua đồ tồn kho vậy. Hàn Quốc cũng muốn thương mại. Vấn đề là các công ty của họ cũng muốn làm lợi, họ đã lỡ đầu tư kỹ nghệ của họ. Mỗi nước chế tạo máy đó, họ đã bỏ ra hàng trăm tỷ đô la. Chỉ có nước Đức đáng phục là họ đã bỏ ra 300-400 tỷ đô la rồi, mà họ cũng vẫn rút lui.”

Ninh Thuận im lặng?

Bình luận về chuyện vì sao người dân tỉnh Ninh Thuận, hoặc các đại biểu tỉnh này, có vẻ khá “im lặng,” chưa cho thấy tiếng nói đủ mạnh để chất vấn Quốc hội, Chính phủ về độ rủi ro và hậu quả nếu xảy ra sự cố điện nguyên tử, ông Nhẫn nói:

“Bên mình có dân chủ đâu. Đúng ra là phải làm trưng cầu dân ý.

“Xin nhớ là bây giờ ở Pháp, Anh, Đức, Mỹ, tất cả các nước có công nghệ mạnh, không thể nào tìm được một miếng đất để xây lò mới.

“Vì vậy mà đối với những lò đã xây 30 chục năm, nay họ đòi tăng thời gian vận hành là 40, 50 chay 60 năm, bởi vì họ không tìm ra đất,

“Không có làng xã nào họ bằng lòng cho thuê đất để làm nhà máy điện hạt nhân.

“Vì vậy mà họ cứ giữ mấy lò cũ, kéo dài thời gian, rất nguy hiểm và tốn kém,” Giáo sư Nhẫn nói với bbcvietnamese.com.

Nguồn: BBC Việt ngữ

68 bình luận to “785. Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng?”

  1. […] trái bom nổ chậm trong lục địa của Trung Quốc Quốc Phương/BBC Tiếng Việt Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? BBC Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết Nên trưng cầu dân ý về dự án Ninh Thuận […]

  2. hoang anh said

    hình nhwbmaasy thằng vào trang này toan bọn bán nước thì phải toàn dăng lại những tin của bọn nước ngoafiko mấy thân thiện với ng vn chúng mình thì phải hjjj hay bọn nay đc bọn việt tân cho tiên để làm loạn đất nước vn đúng là 1 lũ sâu bọ

  3. Huỳnh Tấn Mãn said

    Nhìn về dự án Hạt Nhân tại Việt Nam hiện nay thì tôi rất tâm đắc với những nhận xét của các chuyên là không nên thực hiện vì nhiều lý do. Tuy nhiên với cái nhìn của tôi thì việc quan trọng thiết yếu là nguồn nhân lực. Những nhân sự nầy ngoài trình độ thượng, trình độ cao và trình độ trung trong lãnh vực IT, Kỹ Thuật và Quản Lý thì cũng phải liêm khiết chính trực. Có như thế thì mới có thể tránh khỏi những tai nạn do chính con người gây ra. Và với một đội ngũ như thế thì khi có thiên tai cũng sẽ giảm nhẹ đi.

    Nhìn vào nạn tham nhũng, bao che và bằng cấp giả tràn lan hiện nay thì tôi e rằng xã hội hiện nay chưa thể cung ứng một đội ngũ Chuyên Viên như thế. Điều đó giống như tự mình đem một trái bom để dưới hầm của một nhà máy xay lúa và nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Trong trường họp trái bom dưới nhà máy xay lúa nổ thì tai họa chỉ nhẹ thôi nhưng nếu một nhà máy điện hạt nhân nổ thì cả nước bị tai họa trầm trọng và nó có thể hủy hoại một phần lớn đất nước. Điều nầy thì tất cả chúng ta điều biết điều thấy xảy ra tại nhà máy hạt nhân Chernobyl của nước Nga và Fukushima của nước Nhật.

    Vào thập niên 90 thì nhà máy hạt nhân Dodewaard tại Hoà Lan bị một Tổ Chức Bảo Vệ Môi Trường độc lập (Greenpeace Nederland) phát giác rỉ nước phóng xạ và từ đó thì vào năm 1997 thì nhà máy nầy đã bị đóng cửa vĩnh viễn. Hiện nay thì tại Hoà Lan còn một nhà máy điện hạt nhân tên Borssele và sẽ chính thức đóng cửa vào năm 2033. Tuy nhiên hiện nay thì chính quyền Hoà Lan đã quyết định đóng cửa năm 2033. Ngoài ra thì dự án xây một nhà máy điện hạt nhân Borssele thứ 2 đã bị chính quyền hủy bỏ vì họ đã so sánh sự đầu tư với giá nhập nguồn điện lực từ những nước khác. Và họ nhận định là giá mua (nhập( điện lực từ các nước khác rẻ hơn sự đầu tư và nó cũng tránh được những tai nạn mà không ai có thể lường trước vì thiên tai.

    Đầu tư để đất nước phát triển là một điều rất nên thực hiện. Nhưng trước khi đầu tư thì phải nhìn lại toàn bộ cục diện để chọn phương hướng và mục tiêu để sự đầu tư được thích hợp với hoàn cảnh dân tộc đất nước hiện nay cùng sự trường tồn của sự đầu tư đó. Được như vậy thì đất nước mới phát triển còn ngược lại thì chẳng những thâm thục tài chánh quốc gia, mất đi nguồn nhân lực cộng thêm những mất mác khác cùng cái tai họa khó lường trước.
    Mong rằng giới lảnh đạo trách nhiệm hãy suy nghĩ thật kỹ những chia sẻ nầy trước khi quyết định. Thế hệ mai sau sẽ tôn trọng hay nguyền rũa các vị là tuỳ sự sáng suốt hay u tối trong sự quyết định của các vị đó. Chúc các luôn bình tâm và sáng suốt.

    • Lanh The said

      Vâng, tôi cũng khó tưởng tượng ra bên đối tác VN trong dự án này. Ngày xưa đi dép cao su lên tàu VT thì vô hại, chỉ dùng để, xin lỗi “tự sướng”. Còn hôm nay thì làm ĐHN khác chi thợ vườn phá bom mìn…

  4. Vina Nhút said

    Nếu là người thông minh và có bản lĩnh thì việc ngừng hay không ngừng cái dự án điện hạt nhân tốn tiền và đầy rủi ro kia chỉ cần một cái lắc hay một cái gật. Nhưng khốn nỗi, hoa hồng bẫm quá. Lắc sao đặng!

  5. Vinh said

    Các ông lãnh đâọ,tức tập đoàn thống trị đất nước này hành sự mọi việc đều ngông cuồng và học đòi làm sang .Riêng về chuyện điện ,biết bao nhiêu năm tháng dài dặc
    đã đem xương máu tiền của nhân dân ra đổi lấy thứ công nghệ đã thuộc về bãi thải
    của thế giới hiện đại .Thủy điện Hòa bình ư? Nhiệt điện Phả lại ư? Thật là mỉa mai…
    Đường tải điện 500kv xuyên Việt hủyhoại môi sinh. Cùng với con”đường Hồ chí Minh”
    làm cho bao miền sinh thái bất an,dân lành chịu hệ lụy và Tham nhũng có cơ lan tràn
    Xét công trạng và tội lỗi thì công không khỏa lấp hết tội .Thế mà còn nhăm nhe xây nhà máy điện nguyên tử .Đám Nghị gật kia liệu có ích gì ?!

  6. […] muộn để dừng lại”   –   (BBC) và bài tóm lược được BS đăng lại: 785. Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? Trong bài có nhiều phản hồi đáng đọc của độc giả, đặc biệt có kỹ sư […]

  7. Thành said

    Hỡi những người lao động bần hàn trên đất nước Việt Nam này. Hỡi những người có lương tri trên trái đất, hãy giúp người dân Việt Nam thoát khỏi thảm họa hạt nhân.
    Tôi xin đả đảo điện hạt nhân đầu tiên!

  8. Nongvanden said

    CHI CO VU CHAY NO XE MAY OTO TIM NGUYEN NHAN MA CAC NHA KHOA HOC LAN MO NHU XAM SO L.. LIEU MAI NAY BE BOM HAT NHAN VE NO TRUC TRAC MA CU O DO NGIEN CUU KHONG RA CHAC MAY CHA PHAI CHAY TRUOC RA NUOC NGOAI DE NGIEN CUU TIEP PHAN KHAC PHUC HAU QUA CON NHAN DAN O LAI LANH DU.

  9. Nongvanden said

    THAP NIEN 2000 CO NHAN VAT BA HOA TREN BAO DANG LA: VN PHAT TRIEN KT SAU NHUNG CO QUYEN LUA CHON NHUNG GI UU VIET NHAT THE GIOI. NHIN LAI CHO DEN NAY NGUOI TA MOI DANH GIA RANG, RIENG O VN TU LOI NOI DEN VIEC LAM RAT XA TOI HANG TRAM NAM ANH SANG.

  10. Ma La Chốc 2012 / Alaska-USA said

    Dân chúng thì vẫn còn đang cạp đất , cạp đá để mà sống , trong khi mấy cha thì đụng đâu “lụi” bừa đó , miễn sao cái túi của mấy cha “ấm áp” là được .
    Cái Gánh Nợ Quốc Tế từ trước đến nay của mấy cha đâu phải là “nhỏ” , trước khi HẠ CÁNH AN TOÀN , tranh thủ “chơi” VÀI CÚ RÚT CUỐI CÙNG ?
    Tiền đó là của ai vậy mấy cha , “Đầy tớ” sao lại dám “lụi” Tiền của “Ông chủ” bạo vậy hả ?
    Để rồi cái Đám Hậu Sanh của “Ông chủ” phải GỒNG MÌNH à ?
    Cách đây vài hôm , Tên Hề Tâm Thần PQ của mấy cha còn Tuyên Bố dõng dạc : MƯỜI NĂM LÀ MAXIMUM cho Một Thế Hệ Kế Tiếp (!)
    Thi nhau ăn hốc cho đã mõm , rồi tranh nhau Phóng Uế Bừa Bãi lên đầu , lên cổ “Ông chủ” à ?
    Đừng có MƠ nha mấy cha ! Một Xu Bất Chính – cho dù mấy cha có nhiều MÁNH LỚI CẤT GIẤU TINH VI đến cỡ như MỘ TÀO THÁO đi chăng nữa , thì cũng sẽ được Truy Hồi Trọn Vẹn về lại cho Đất Nước này đó à nghen !
    Cái Cõi Ta Bà này nó không bao giờ “đơn giản” như mấy cha “đang giỡn” đâu nhá !

  11. Cuội said

    Thôi đi ( dừng đi ) các “cụ” ơi . ” Chơi” điện hạt nhân là tự sát . Ở đây là tự sát cả dân tộc , 4000 năm (đừng có ) mà dại (như ) trẻ con nữa !

  12. Lê Đức Anh said

    Chút liêm sỉ cuối cùng thì ban lãnh VN cũng chẳng tiếc khi cứ quyết mua nhà máy điện hạt nhân. Không thể giải thích với dân chúng vì sao các nước có công nghệ cao điện hạt nhân, có cơ chế kiểm soát hạn chế tham nhũng… lại từ bỏ điện hạt nhân, mà VN dốt nát, tham nhũng nặng nề lại cố đấm ăn xôi! Ai chẳng biết cái tư duy nhiệm kỳ cùng khoản lót tay hậu hĩnh làm người ta bất chấp. Xảy ra thảm họa, các quan chức cấp cao đâu có hề hấn gì, lúc đó, họ và con cháu ung dung trong các biệt thự sinh thái, cưỡi du thuyền ở Canada, Thụy Sĩ… mặc kệ đồng bào bị phóng xạ hạt nhân thiêu cháy hàng loạt, di hại muôn đời sau.
    Vì sống còn của đất nước, của thế hệ mai sau, cộng đồng mạng cũng dư luận nhân dân, báo chí “lề phải” cần liên tục lên tiếng rầm rộ. Thà muộn còn hơn không! Thà rút lui như “kéo pháo vào, lại kéo pháo ra” như Điện Biên Phủ còn hơn nhắm mắt đánh liều.

  13. Nguyễn said

    Nếu không xài điện NT thì xài điện gì khi nhu cầu về điện đang tăng cao? Nhưng VN đã nổi tiếng như TQ về rút ruột công trình.Có cần phải làm cam kết hay lời dặn dò của tối cao lãnh đạo”các anh phải…phải… làm cho tốt nhé, chớ xơ múi nhé, phải … phải…học tập đạo đức HCM khi xây nhà máy nhé”. Đến khi sự cố xảy ra thì các ngài ấy đã về hưu rồi, tập thể nhận khuyết điểm, chẳng lẽ “làm thịt” những vị từng là “tối cao lãnh đạo” (dù sao cũng từng là cha mẹ dân, cơ mà). Mà muốn qui trách nhiệm cũng chẳng biết qui cho ai. Có người bảo xài điện gió tốt hơn, an toàn hơn, nhưng chẳng ai cho mượn tiền đâu; chỉ điện NT thì khối cha chi thằng cho mượn. VN chọn điện NT là vậy. Thế buộc mà. Mấy bác chớ có thối mồm mà nói bậy. Chẳng ai dám “ăn” phóng xạ hạt nhân đâu, dù đã có thành tích “ăn” xi măng, sắt, thép, nhựa đường, kể luôn ODA, hay bùn đỏ bô xít. Có ai cho mượn tiền làm năng lượng sạch không? Một đồng cũng không. Nguyên tử, điện nguyên tử. Tiền đây, có ngay.

    • dân việt said

      Cái loa của đỉnh cao trí tuệ đây. Có chuyện ghì xảy ra nhớ ôm mông các đỉnh cao trí tuệ chạy sang tàu nha. Coi chừng đến lúc đó các đỉnh cao trí tuệ ngoảnh mặt làm ngơ thì ở lại ăn sự cố hạt nhân nha.

    • Vỡ Tan said

      Có cần phải lời dặn dò của tối cao lãnh đạo ”các anh phải…phải… làm cho tốt nhé, chớ xơ múi nhé, phải … phải…học tập đạo đức HCM khi xây nhà máy nhé”

      Thui ông ơi. Cách đây 20 năm đất nước mình đã đào tạo ra hàng lọt “kẻ lừa đẩo” để quản lý nhà nước rồi. Bây giờ là thời cơ để “bọn này” gỡ gạc tí vốn chứ !

  14. […] 785. Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? […]

  15. Cục Đất said

    Có nhiều tài liệu tiếng Nhật ở đây về việc người Nhật phản đối xuất khẩu điện hạt nhân cho Việt Nam/ Jordan :
    http://www.mekongwatch.org/resource/documents/rq_20111130.html

  16. như ngọc said

    Xem lại cái ni để thấy lò NGA an toàn thế kỷ
    http://gocsan.blogspot.com/2011/02/shadow-of-chernobyl-bong-toi-chernobyl.html
    http://gocsan.blogspot.com/2011/04/chernobyl-exclusion-zone-khu-vuc-han.html
    http://gocsan.blogspot.com/2011/01/chernobyl-scrap-metal-chernobyl-phe.html
    http://gocsan.blogspot.com/2011/04/chernobyl-disaster-incident-on-25-april.html

  17. HẠ said

    MỜI XEM : EM VŨ PHUƠNG ANH , NHÂN CHỨNG về BÁN NÔ LỆ
    (Xin báo BS một góc để báo cáo bà con một sự thật la tràn trầm trọng như lò nguyên tử )

  18. Kinh nho anhbasam diem gium tin : BÁO TIỀN PHONG “TIÊN PHONG” VI PHẠM QUY ĐỊNH SỐ 47-QĐ/TW VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM
    (http://vongoctho2.blogspot.com/2012/03/bao-tien-phong-tien-phong-vi-pham-quy.html)
    Cam on!

    BS: Cám ơn bác.

  19. Bình Nhưỡng : Lò phản ứng hạt nhân Yongbyon .. ..
    ===============================

    Doong Doong lò phản ứng nổ dòn dòn

    Số phận thế giới treo đầu non !

    Vua đỏ độc tài Kim Chính Nhật (1)

    Bắc Kinh khai thác vệ tinh con (2)

    Làm quà bắt bí bàn thương lượng

    Hòa bình Đông Á sao héo hon

    Lương dân Bắc Hàn thêm đói khổ !

    Cẩm Đào Như Bảo hớn hở tròn .. ..

    Nguyễn Hữu Viện

    Paris – 10 tháng Tám 2004

    1. Kim Chính Nhật là con của nhà độc tài Kim Nhật Thành

    2. Bắc Kinh xem Bắc Hàn như chư hầu làm công cụ cho thương lượng ngoại giao có lợi cho Trung quốc

    3. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào & Thủ tướng Ôn Như Bảo của Trung quốc

  20. Nguyen Duy Vinh said

    (bai da dang o BoXit VN)
    Nên hay không nên xử dụng năng lượng nguyên tử
    Trong một bài tôi viết trước đây (Trái Đất Ngày Càng Nóng, Bô Xít Việt Nam, tháng 11 năm 2011), tôi đã nhấn mạnh về sự phế thải khí CO2 vào bầu khí quyển của quả đất. Sư phế thải này là một trong những nguyên nhân chính và trầm trọng nhất trong việc hâm nóng toàn cầu (global warming), một hiện tượng nhà kính (greenhouse) đã được các nhà khoa học khảo sát trong rất nhiều năm và kết luận. Và tôi nghĩ ai trong chúng ta biết lo lắng cho thế hệ đàn con đàn cháu chúng ta đều có thể có những ưu tư không ít thì nhiều tìm cách làm giảm bớt sự phế thải thán khí CO2 này vào không khí quanh ta.
    Và câu kết luận của tôi “Cha ơi, bớt ăn mặn đi, con sẽ đỡ khát nước hơn” đã đưa đến một vài phản biện mà tôi đã nhận được qua điện thư. Một trong những phản biện này đã gây sự chú ý đặc biệt của tôi : “một trong những cách, thưa anh, để bớt ăn mặn đi, là chúng ta nên ủng hộ nhà nước Việt Nam trong việc xây hai lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận vì các lò điện hạt nhân này được xem như “sạch” (clean, tức là cho ra ít CO2) hơn các lò điện dùng những năng lượng khác”.
    Lời phản biện này rất quan trọng vì nó đến đúng vào một thời điểm thông tin trên mạng về việc chính phủ Việt Nam, sau khi đã được quốc hội Việt Nam phê chuẩn và chấp thuận (nghị quyết năm 2009) về việc sử dụng điện hạt nhân, đã quyết định tiến hành việc xây hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Vì lý do đó, tôi xin vội vàng viết thêm bài tản mạn này để nói lên cái nhìn của tôi về điện hạt nhân.
    Tuy không phải là chuyên viên trong ngành năng lượng nguyên tử, tôi cũng có chút hiểu biết về cách dùng năng lượng tái tạo sau hơn 10 năm dạy học và nghiên cứu trong ngành điện gió (wind energy) ở hai đại học Université de Sherbrooke và Université Laval ở Québec (Canada).
    Theo sự hiểu biết của tôi, trong những thập niên sắp tới đây, loài người (nhất là chính phủ các nước) sẽ phải đương đầu với những khó khăn gây ra bởi tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ điện khắp nơi trên thế giới.
    Riêng ở nước ta, việc tiêu thụ điện có chiều hướng tăng lên trung bình khoảng từ 14% đến 16% trong năm năm sắp tới (2010 – 2015). Theo thống kê gần đây nhất của Công Ty Điện Việt Nam (EVN) thì sự tăng trưởng này sẽ thấp đi sau năm 2015. Và cũng theo EVN, nguồn cung cấp điện tại Việt Nam hiện nay dựa phần lớn trên than đá và dầu khí (khoảng 46%) và thủy lực (khoảng 42%), phần còn lại phát xuất từ điện nhập khẩu từ Trung Quốc và Lào và một phần rất nhỏ đến từ năng lượng tái tạo (khoảng xấp xỉ 1%). Giá điện tại Việt Nam hiện nay tương đối khá rẻ (khoảng dưới 6 cents US mỗi kWh). Số điện sản xuất từ các nguồn cung cấp khác nhau được sử dụng như sau :
    · Công nghiệp : 46%
    · Gia đình dân cư : 44%
    · Dịch vụ nông nghiệp : 10%
    Vào cuối năm 2015, nhà nước hy vọng sẽ cung cấp được 200 tỉ kWh cho toàn quốc trong đó có một phần điện sẽ được nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc (khoảng 1 tỉ kWh). Và để đủ sức bảo đảm nhu cầu tiêu thụ này, nhà nước VN dự trù xây thêm 48 nhà máy thủy điện, 17 nhà máy dùng than, 5 nhà máy dùng dầu hỏa và 2 nhà máy ở Ninh Thuận dùng năng lượng nguyên tử.
    Tôi xin mượn cái nhìn gần dây nhất của các giáo sư trường đại học danh giá M.I.T. trong phân khoa vật lý nguyên tử ở Hoa Kỳ và khai triển ảnh hưởng của những cái nhìn này đối với trường hợp Việt Nam. Theo các giáo sư này, nếu chúng ta muốn giảm bớt việc thải khí CO2 vào bầu khí quyển, có một vài giải pháp mà chúng ta có thể thực hiện được :
    1. Phải tìm cách nâng cao hiệu năng xử dụng điện và giảm thiểu sự lãng phí tiêu thụ : tức là chúng ta phải cung cấp và xử dụng điện thông minh hơn và nghiêm túc hơn, chúng ta phải có kế hoạch bảo tồn và tiết kiệm năng lượng. Theo những nguồn tin tức từ trong nước, mỗi năm chúng ta làm thất thoát khoảng 16% tổng số điện sản xuất. Việc giảm thiểu sự lãng phí và tăng cường hiệu năng sử dụng điện sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 600 MW đến 800 MW mỗi năm theo EVN.
    2. Phát triển việc xử dụng điện từ những năng lượng tái tạo (renewable energy) như năng lượng gió (wind energy), mặt trời (solar), sinh khối (biomass), sóng biển (wave) và địa nhiệt (geothermal). Việt Nam có đến 3000 km đường đất chạy ven biển, năng lượng gió hiện tại được EVN ước lượng khoảng 1785 MW (theo Viện Khoa Học VN thì năng lượng điện này có thể lên đến 10000 MW nếu chúng ta biết dùng những trại gió (wind farm) đúng tiêu chuẩn và chúng ta có thể cắt giảm khoảng 45 nghìn tấn khí thải CO2 với việc dùng năng lượng gió này). Năng lượng mặt trời ở Việt Nam cũng rất lớn vì Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ quang xạ mặt trời rất cao nhưng hiện nay Việt Nam chưa có những thực hiện nào đáng kể về nguồn điện này, ngoại trừ một vài dự án nhỏ (cung cấp khoảng từ 100 đến 200 kW) dùng điện mặt trời cho các dân tộc thiểu số phía Bắc. Theo nguồn tin trong nước, nhà nước đang có những nỗ lực tăng việc sản xuất điện từ những nguồn năng lượng tái tạo lên 4.5 % vào cuối năm 2020 và khoảng 6% vào cuối năm 2030.
    3. Cất giữ (nắm bắt) khí thải CO2 ngay khi chúng vừa được sản xuất tại các lò điện dùng than hoặc dầu khí và tìm cách cô lập chất carbon (C) từ khí thải này. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam bắt đầu phát triển nghiên cứu về đề tài này.
    4. Nên xử dụng (hay tăng trưởng việc xử dụng) năng lượng nguyên tử. Việt Nam với hai lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận sẽ cung cấp khoảng 2000 MW điện (khoảng 2.6% tổng số nguồn điện) vào cuối năm 2015.
    Mục số 4 này là một đề tài nóng bỏng, nhất là từ khi có quyết nghị của quốc hội Việt Nam cho phép chính phủ tiến hành việc xây hai lò điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Tôi xin mời các bạn lên mạng và tìm đọc những bài viết thật hay của các khoa học gia Việt Nam trong và ngoài nước về đề tài này. Cái nhìn hiện nay của tôi là chúng ta không nên vội vàng khi chưa nắm vững được những câu trả lời cho những bài toán hóc búa mà tôi sẽ tuần tự ghi dưới đây. Theo tôi quốc hội Việt Nam nên có thêm một hay nhiều buổi điều trần trước quốc hội trong những tháng sắp tới để duyệt lại quyết nghị đã phê chuẩn về điện hạt nhân. Trong những buổi điều trần này, quốc hội VN nên mời các chuyên viên nổi tiếng trong ngành vật lý nguyên tử trong và ngoài nước đến trình bày về cái nhìn và sự hiểu biết của họ về đề tài điện hạt nhân cho Việt Nam.
    Câu hỏi cho buổi điều trần này có thể thật đơn giản “ nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân ở nước ta ?”.
    Các chuyên viên này sẽ tuần tự phúc trình cho cả nước Việt Nam biết sự hiểu biết của họ. Từ đó quốc hội mới nên lấy biểu quyết. Và theo thiển ý của tôi, một cái nhìn quán triệt và thấu đáo của các nghị viên quốc hội rất cần thiết để đi đến quyết định việc xây nhà máy điện hạt nhân. Cái nhìn mới này phải chứa đựng những câu trả lời rõ ràng cho ba yếu tố hóc búa sau đây :
    1. Giá cả : tốn kém (costs) trong việc xây và xử dụng cũng như việc tháo gỡ (sau 40 năm) những lò điện hạt nhân rất lớn, lớn hơn gấp bội tốn kém trong việc dùng những kỹ thuật phát điện hiện tại dùng thủy điện hoặc than hay dầu khí. Việc xây cất hai nhà máy ở Ninh Thuận có thể lên đến 20 tỉ đồng đô la Mỹ (USD) theo nhiều bài viết về đề tài này. Nếu tôi là nghị viên quốc hội, tôi sẽ có một câu hỏi như sau cho chính phủ Việt Nam : nước Việt Nam chúng ta trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và vật giá leo thang hiện tại, liệu có đủ sức bảo đảm việc chi phí một số tiền khổng lồ như thế cho việc dùng điện hạt nhân không ? Xin chính phủ cho biết sẽ lấy tiền từ đâu ra, vay mượn như thế nào ?
    2. An toàn : đây tôi không nói về an ninh quốc phòng hay an ninh quốc gia, mà đây chính là vấn đề an toàn (safety) về môi sinh và sức khỏe của người dân trong việc sử dụng điện hạt nhân. Từ cách chuyên chở an toàn nhiên liệu nguyên tử đến các nhà máy cho đến việc đương đầu khẩn cấp khi có những thiên tai như động đất và thủy triều tsunami, và đó là không kể đến trường hợp có chiến tranh và có nước “lạ” muốn tấn công Việt Nam với dã tâm chú trọng vào việc đánh phá các nhà máy điện hạt nhân. Câu hỏi ở đây : nước Việt Nam chúng ta trong hoàn cảnh thiếu thốn về nhân lực chuyên môn (skilled technicians) cũng như về hạ tầng cơ sở (bệnh viện đầy đủ, có bác sĩ chuyên môn, đường xá tốt, có trường đào tạo chuyên viên v.v…), liệu có đủ sức bảo đảm việc tung ra những phương sách cấp cứu khẩn cấp để đối phó với những vấn đề an toàn môi sinh và sức khỏe của người dân cũng như để đáp ứng với những thảm họa như thiên tai và chiến tranh khi chất phóng xạ nguyên tử thoát ra ?
    Và một việc nữa cũng động đến việc an toàn của người dân là :
    3. Việc “chôn cất an toàn” những nhiên liệu phế thải có tính chất phóng xạ cao (radioactive wastes) tức là những nhiên liệu còn lại sau khi được “dùng” trong lò điện hạt nhân. Việc “chôn cất an toàn” này là một bài toán nan giải hiện nay trên toàn cầu và cho tới nay chưa có một đáp số khẳng định. Đó cũng là lý do tại sao một số các quốc gia đã xử dụng năng lượng nguyên tử đang gấp rút rời bỏ nó vì số lượng rác phóng xạ cất giữ trong những hầm tạm đang đe dọa trở thành nguy cơ. Câu hỏi ở đây : nước Việt Nam chúng ta trong hoàn cảnh đất hẹp người đông, liệu có đủ sức bảo đảm việc cất giữ an toàn những chất liệu phóng xạ phế thải từ các lò điện hạt nhân cho tới ngày thế giới tìm được giải pháp thích đáng ?
    Tôi hy vọng đề tài xây lò điện hạt nhân này sẽ được bàn cãi nhiều hơn trong và ngoài nước để người dân bình thường có thể đạt được sự hiểu biết tối thiểu về việc xử dụng điện hạt nhân tại Việt Nam. Và tôi nghĩ những buổi điều trần hay những bàn tròn chung quanh đề tài này sẽ giúp nhà nước Việt Nam lấy quyết định trong tinh thần hiểu biết và trách nhiệm, hầu tránh mang tiếng về sau này với hậu thế là đã có một quyết định sai lầm về một công nghiệp có khả năng đưa đến một thảm họa lớn và lâu dài cho dân tộc.
    Nguyễn Duy Vinh (TS Co Khi Dong Hoc hien dang lam viec o Phi Chau)

    • Mongun said

      Tôi thấy ĐNT là vấn đề cần cân nhắc kỹ, ngoài các câu hỏi của bác NDV trên đây, tôi muốn nêu thêm một số câu hỏi nữa:
      1.Các nhà máy điện chạy than liệu có thể duy trì được bền vững không (than của ta sắp hết, phải nhập mà không dễ nhập và giá than khi đó liệu còn kinh tế cho nhà máy điện nữa không)?
      2. Thuỷ điện liệu còn có thể phát triển thêm nữa không? (theo tôi là không nên phát triển nữa vì nó tàn phá môi trường)
      3. Các dạng năng lượng tái tạo khác liệu có thể cạnh tranh về giá cả với nặng lượng cổ điển không, nếu có thể thì bao lâu nữa?
      4. điện dùng khí đốt thiên nhiên liệu duy trì được bao lâu thì hết?
      5. nếu không có năng lượng cổ điển (than, khí đốt…vì đã dùng hết)và sau khi đã cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm điện thì chúng ta có những nguồn nào để thay thế?
      6. nếu nói về an toàn thì thuỷ điện mà bị vỡ đập (kể cả do chiến tranh) tác động đến người dân như thế nào so với ĐNT?
      7. Phát triển ĐNT với tốc độ nào thì ta có thể làm chủ được kỹ thuật?
      Nói chung, phát triển ĐNT cần cân nhắc nhiều thứ, cần có nhiều hội thảo rộng rãi của các nhà khoa học chứ không phải các cuộc họp của các “đỉnh cao trí tuệ” (và thường được định hướng trước). Sau đó là trưng cầu dân ý sau khi đã thảo luận kỹ càng.

      • Thưa các ngài, tôi là ai thì ko cần biết, chỉ cần biết chúng tôi đang làm những việc cần phải làm cho đất nước này và trả lời các câu hỏi trên, kể cả nhiều dữ liệu sai.
        Tiềm năng điện gió của VN là hơn 512.000MW, 8,6% diện tích đất nước làm được điện gió tốt từ 6-8m/s, đứng đầu Asean, trong khi (Thailand chỉ 0,2% diện tích làm được), điện gió gấ 25 lần 10 nhà máy ĐHN dư sức thay các nhà máy điện hạt nhân, dây là miếng ngon thì phải ăn trước, nhưng hiện nay giá điện gió của VN mới chỉ là $7,8 cent/1KWh, trong khi của Philipine là 14cent, Thailand là 18cent Mỹ. nếu chính phủ đồng ý 10 đến $12cent thì gần 30 dự án vốn trong và ngòai nước đang chờ đợi sẽ bùng nổ, VN sẽ ko thiếu điện. NLMT đã giảm cực nhiều còn 1$/1wp, và $2,1 cho dự án hòa lưới qui mô lớn. đến 2015 giá năng lượng sạch sẽ bằng giá năng lượng đựơc bao cấp hiện nay và sau đó sẽ rẻ hơn. hãy đọc hết các bài trong website dưới đây các bạn sẽ hiểu.
        Phải xây dựng nền móng cho ngành NLTTVN thì giá sẽ rất rẻ chứ không phải đi nhập khẩu và bán hàng cho nước ngoài.
        Tiềm năng của NLTT và NLSH VN sẽ tương đương với một đất nước dân số hàng thứ 13 thế giới vào năm 2020 nếu VN đi đúng đường.

        http://devi-renewable.com/2011/04/09/nang-luong-gio-vietnam-tiem-nang-trien-vong/

        • NDV said

          Cám ơn ông Trauvangdatviet đã cho tin tức về tiềm năng điện gió. Tôi cũng đã xem tin tức này mà ông vừa cho link nhưng tôi thấy phải rất cẩn thận vì tôi thấy họ (World Bank) dựa trên những dữ kiện rất lạc quan. Lạc quan thứ nhất là (1) diện tích dùng trong khảo sát của họ là diện tích đất có ích “hoàn toàn” (100%) dùng được để xây những trại gió (wind farm) và việc này quá lạc quan so với tình trạng thiếu đất ở VN hiện nay; và lạc quan thứ hai là (2) họ dùng vận tốc gió phỏng đoán dựa trên điểm đo gió ở cao độ 65 m (và ở đây họ không có đo thật sự mà họ triển khai từ phương trình của vận tốc gió là một hàm số của chiều cao); lạc quan thứ ba là các quạt gió dù cho có hiệu suất 100% (không bao giờ xảy ra) cũng chỉ lấy được tối đa là 57% (hiệu số Betz) của tiềm năng gió trong ống gió bằng đường kính của quạt gió.
          Tôi thấy những dữ liệu của EVN gần với thực tế đất đai VN hơn. Và xin đừng quên là gió có lúc thổi có lúc ngừng (intermittent) và một chương NLTT tốt phải có sự phát triển loại năng lượng này cùng một lúc với những NLTT khác. Riêng ĐNT thì theo tôi chúng ta nên có hội nghị bàn tròn của những nhà chuyên môn về ngành này với sự tham gia của quốc hội. Cách làm đơn phương của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là cách làm không thận trọng. .

        • NDV said

          Xin ghi thêm bài này rất đầy đủ về năng lượng gió ở VN :
          Wind energy in Vietnam: Resource assessment, development status and
          future implications
          Khanh Q. Nguyen
          Department of energy economics, Institute of Energy, 6 Ton That Tung, Dong da, Hanoi, Vietnam
          Available online 8 June 2006

  21. Còn Đảng Còn Mìn / Virginia-USA said

    Lâu nay , cái Đảng CS chuột chù của chúng ta vẫn dùng mấy cái Lò than củi , than đá để đun nước uống , đã có cái nào phát nổ chưa nào ?
    Huống hồ gì là mấy cái Lò Hạt Nhân vớ vẫn này !
    Tại sao lại dại dột đánh mất đi cái Cơ Hội Ngàn Vàng , để có thể trở thành một Chí Phèo Thứ Hai của TG này , trong khi Tất cả cái Đàn chù của chúng ta , có con nào mà lại không thích Rượu Ngon Gái Đẹp , nhưng chẳng phải tốn một giọt mồ hôi nào cả không nào ?
    Đó là chưa nói đến vô số những cái Khoản Lợi Lộc Lớn Lao khác trong Quá Trình Xây Lắp , mà Đàn chù của chúng ta có thể tranh thủ đục khoét tối đa nữa đấy …


    • Thơ bí bí thơ gởi Ngài Tiến sĩ Hạt nhân
      ===========================

      “Lý do chọn Nga là nước này sở hữu công nghệ nguồn, công nghệ hạt nhân vì hòa bình và mục đích thương mại với công nghệ lò nước nhẹ vận hành rất an toàn khoảng 1 thế kỷ qua.

      Công nghệ hạt nhân của Nga được ghi nhận là an toàn bậc nhất hiện nay.”

      Tuyên bố Tiến sĩ Vật lý Nguyên tử Phan Minh Tuấn – Trưởng ban Đầu tư Dự án ĐHN và Năng lượng Nguyên tử,

      Chernobyl lúc nổ lò hạt nhân

      Ngài Tiến … đang thực tập rất gần

      Đầu trên chắc “hâm mát” phóng xạ

      Nên tuyên bố ….. quả giật gân !

      Công nghệ lò Nga an toàn nhất

      Nước nhẹ – nước nặng cứ vận hành

      Thiên tài cho Thời gian tương đối nở :

      An ninh suốt một Thế kỷ gần ! (1)

      Nhà máy điện hạt nhân mô hình

      Sao dân Ninh Thuận sợ thất kinh ?? ! !

      Liên Xô nay Nga làm đối tác

      Chuyên gia tài đức lại nghiêm minh ! ??

      Phản ứng dây chuyền – nấm nguyên tử

      Ác mộng Nhật – Nga đêm giật mình

      Sóng dư chấn Trường Kỳ – Quảng Đảo

      Tan thành tro bụi chốn u linh ….

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      1. “Lý do chọn Nga là nước này sở hữu công nghệ nguồn, công nghệ hạt nhân vì hòa bình và mục đích thương mại với công nghệ lò nước nhẹ vận hành rất an toàn khoảng 1 thế kỷ qua.”

      Tuyên bố Tiến sĩ Vật lý Nguyên tử Phan Minh Tuấn – Trưởng ban Đầu tư Dự án ĐHN và Năng lượng Nguyên tử,

      CHƯA XONG dự án đường sắt cao tố THÌ ĐANG BẮT TAY vào đại công trường Nhà máy điện hạt nhân dùng lò phản ứng chạy nước nhẹ …

      Như Nhà bác học cha đẻ bom nguyên tử Mỹ Robert OPPENHEIMER đã từng liên tưởng NGÀN MẶT TRỜI BÙNG NỔ như đã tiên đóan trong kinh Phật Ấn Độ …. !!!

      Lạy Phât lạy Chúa …A diđà Phật ! A men !

      • Vì con em, đừng làm đIện hạt nhân said

        Tôi không biết Anh Tuấn có phát biểu chính xác như thế không, chỉ xin cung cấp thông tin: Anh Tuấn học đại học năng lượng Moscow, ngành điện hạt nhân khoá 1983-1988. Trong thời gian Anh học, vụ trernobyl đã xảy ra và tất nhiên là thông tin lúc đó bị ém nhẹm. Thời đó phải có lý lịch “cực tốt” mới được học ngành này.

    • Bùi Choắt / USA said

      Bố hề Tuấn này “Đầu trên” đã nhiễm Phóng Xạ nặng lắm rồi đấy các Bác ạ !
      “Đầu dưới” chắc lâu nay cũng “no đòn” với Viagra lắm không chừng ?

  22. […] 785. Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? -Posted by basamnews on 04/03/2012 Like this:LikeBe the first to like this post. This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. ← Bắc Kinh tuyên bố sẽ hạn chế các vụ giam giữ bí mật […]

  23. Bayyen said

    Kiến nghị dừng khai thác bo6xit ở Tây nguyên rồi có ngừng không ?Cả hàng tỷ nhà trí thức yêu nước trong và ngoài nước kiến nghị với Đ-Nn có xi nhê gì đâu mà còn đòi ký kn về ngừng xây ĐHN.Nó đã không còn LT,còn lòng TT,chỉ yêu cái đ,cái bản thân và gđ của nó,phớt lờ mọi lời tâm huyết,mọi nỗi kêu la rên siết của đồng bào ta.Thì còn gì để nói để bàn nữa,các Bác ? Chúng ta thật ngây ngô và dễ bảo,dễ dạy.Thương thay…thương thay.

  24. Hoai Nghi said

    Họ không chịu nhìn, chứ dân cư đã sống quanh nhà máy điện NT thì đã thấy, tỷ lệ trẻ em bị ung thư máu ở những nơi gần nhà máy điện HN cao hơn so với những nơi khác (Số liệu của khoa ung thư, bệnh viện Ulm, Đức). Người lớn ngoài bị các loại bệnh ung thư khác, bệnh viêm tuyến giáp sản sinh hoóc môn cho sinh lý con người và từ đó ung thư tuyến giáp, tiền liệt tuyến, liệt dương, (như một phim chuyện Mỹ nào đó tiết lộ, c… phải dùng kính hiển vi mới thấy), vô sinh, là rất phổ biến. Còn nhiều bệnh khác nữa, nhưng các chuyên khảo chỉ dành cho các nhà chuyên ngành xem ( nhận định trên chỉ qua thực tế đi khám của các đồng nghiệp)
    Người Đức ngừng sản xuất điện nguyên tử và chuyển sang nghiên cứu phát triển năng lượng sạch bằng mọi giá cho dù nhà nước phải bù lỗ nhiều. Theo lộ trình, đến 2022 ở nước Đức tắt hoàn toàn, châu Âu dùng điện gió, điện quang từ sa mạc Xa-ha-ra và năng lượn biogas. (Xem ra cuộc hội nghị cấp cao thế giới về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Đan-mach cách đây mấy năm chưa thông suốt).
    Năm 2008, tài liệu về điện gió của một hãng ở Đức xây lắp điện gió ở Bình Thuận đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Năm 2010 có thông tin, đã lắp 9 tua-bin ở Bình Thuận qua trang Web của hãng này. Sau đó được tin của báo chính thống; Mỹ cho VN vay 1 tỷ $ để phát triển năng lượng sạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Mừng quá, tôi chia sẽ với bạn bè. Ai ngờ vốn ấy lại làm chuyện khác…Rồi sao nữa, dự án có tính nghiên cứu thể nghiệm về điện quang trên nóc nhà bộ công thương (2010) không thấy nhắc tới, hay kẻ gian đã vác mất rồi, nhóm nghiên cứu năng lượng mới của trường ĐH bách khoa HN?
    Dĩ nhiên cho đến thời điểm năng lượng sạch thay thế hoàn toàn năng lượng nguyên tử và năng lượng hóa thạch còn phải vượt qua nhiều đỉnh đèo, nhưng tương lai thì đã nhìn thấy rõ.
    Không còn lý do gì mà cứ theo đuổi một cách mù quáng năng lượng nguyên tử.
    Hỡi các nhà chức trách VN, hãy vì tương lai con cháu chúng ta!

  25. Tí Con said

    Dưới chính thể tham nhũng thì cái gì cũng sẽ không làm ra hồn cả, thậm chí rất ẩu, rất nguy hiểm, độc hại, dù trước khi làm, bao giờ họ cũng rùm beng cam kết là cẩn thận, hiện đại nhất… Những người có chức quyền đều ăn đút đầy mồm rồi, chỉ còn biết hô to đánh trống giục giã tiến hành làm ! Chẳng thằng nào sợ nó tai hại ra làm sao đối với nhân dân chúng đồng bào, thiệt hại bao nhiêu cho đất nước cũng mặc kệ. Bởi chúng được cấp trên bảo kê rồi. Cấp trên vì sao bảo kê họ ? Đồng tiền bảo kê đó !
    Cho nên, cái câu “chửi cha không bằng pha tiếng” với họ cũng chả nghĩa lý gì. Dù có chửi mát, chửi khéo họ đến đâu, họ cũng chẳng thèm cho vài tai cả, họ cũng “ngồi xổm” cái bồ chửi đó. 9ành chửi bằng câu “Tổ cha chúng” để chúng biết rằng dân chúng căm ghét họ đến đâu, muốn họ xuống mồ ngay luôn đi.

  26. Lê Dân said

    Cảm ơn ông Lê Quốc Trinh một người có tấm lòng tuyệt vời với Tổ Quốc!Hỡi các nhà trí thức chân chính trong và ngoài nước hãy đồng thanh lên tiếng như ông Trinh để các nhà chức trách trong nước
    họa may có tỉnh ngộ,tránh hiểm họa cho nhân dân Việt Nam!

  27. BM said

    Đọc phản hồi của kỹ sư Lê Quốc Trinh mới biết thiết kế đường hầm Thủ Thiêm chỉ được bảo hành một năm! Mấy cái động cơ điện, máy phát điện (loại khá lớn) của tụi tui làm ra còn phải bảo hành hai mươi (20) năm đây.

    • Quyen Anh said

      Tôi không biết đường hầm Thủ Thiêm làm ra với mục đích gì?
      Tất nhiên ai cũng biết là đi lại giữa hai bờ, trong khi đó các cảng vùng thượng lưu hầm Thủ Thiêm đang đóng cửa. Thề tội gì không làm cầu giá rẽ chỉ bằng 1/4, đối mọi người trả lời.
      QA.

  28. BM said

    14 vị BBT vui thú điền viên hay gần 90 triệu…à mà không , trừ mấy triệu ra, còn lại hơn 80 triệu bạch đinh khốn khổ vui thú điền viên?

  29. Khách said

    Hay ta đề nghị anh 3S mở kiến nghị dừng/hoãn điện hạt nhân ? Hay nhân sĩ và nhân dân xuống đường phản đối điện hạt nhân tại VN?

    • Vỡ Tan said

      Cái zdụ BIỂU TÌNH phản đối chả ăn thua gì đâu bác ơi. ! Không khéo khổ dân thêm chi bằng vận động nhân dân không tham gia đong THUẾ, không giao đất mình ở cho ĐHN là hiệu quả hơn. Nếu chính quyền dùng biện pháp bắt bớ thì cùng nhau làm Đoàn Văn Vươn mà tiến lên. Chắc chắn thế giới sẽ ủng hộ bài trừ Hạt Nhân

  30. NGG3940 said

    Chung cư cao cấp vừa xây xong đã xuống cấp, đường cao tốc vừa xây xong đã bong tróc, thì nhà máy điện nguyên tử xây xong ai cũng có thể đoán được sẽ như thế nào. Nước bé bằng hạt tiêu, rủi rò rỉ phóng xạ thì dân chạy đi đâu? Theo 14 ông bà nội chạy qua tàu chắc.

  31. Lanh The said

    Vừa rồi có vụ huyền chức đàn anh ĐVH của È Ziệc Nan… Là vỳ eng này, ít nhất trong vòng circle hẹp, đã cổ suý điện zó, điện nắng ơ.

    Zậy đang cấp tốc cần một lái tàu hột nhăng/Lớc cà nìa (nuclear)…

    Hổng tuyển cò no khó zử. Liên hệ: eng 3Z ơ…

  32. tử cối xay gió đến chong chóng phát điện said

    theo điều tra khảo sát, tất nhiên là sơ sơ khảo thôi, điện gió ở miền trung vn là có nhiểu khả năng nhất. Bằng chứng,ỏ vùng Bình thuận, đã hình thanh một khu vực phát điện sức gió, công xuất lên đến vài chục MW ( 1mw = 1000 Kw). Nhưng chưa thể hòa vào lưới để cung cấp, vì EVN chê giá bán điện của nhà đầu tư cao, nếu mua, EVN bị lỗ…
    trong khi đó, vùng đồng bằng sông cửu long (đặc biệt là Kiên Giang, xin nhấn mạnh là đặc biệt…!) lại nhận được khoản vay khoảng 1 tỷ USD của USA, đê phát triển điện gió…và đương nhiên, cái công ty việt nam đứng ra nhận tiền và đứng ra làm điện gió ở đây, cũng có nhiểu điểu rất “bí hiểm”, ít người biet, nếu biết, không chừng …đi trại phục hồi nhân phẩm là xử nhẹ tay nhất rồi đó nghe !
    tử thời tư bản man khai, đã có “cối xay gió”, đến thời tư bản giẫy chết, cột chong chóng phát điện mọc ra ở các vùng ven biển và ngay cả trên vùng biển nước nông…thế mới biết, tư bản sẽ khủng hoảng toàn diện, bộc lộ “lỗi hệ thống”, sau đó, giẫy và chết đành đạch !
    hố hố !

  33. “Thơm thảo bà lão ăn thừa”
    Bà không nuốt được bà lừa cho ta!
    Họ ranh, mình lại tham mà…
    ham tiền, ngốc, đẩy dân ta xuống mồ…

  34. ThucQuyen said

    Cần đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử !
    Đó là lời khuyên nhất quyết của International Physicians for the Prevention of Nuclear War (Hiêp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân IPPNW cho chúng ta, trong tinh thần bảo vệ sự sống và môi trường sống của nhữngthế hệ sau. Đó là lời khuyên của những y sĩ nhiều kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm, vì họ tự biết là Y Khoa sẽ bó tay, không thể bảo vệ chúng ta trước những căn bệnh hiểm nghèo do phóng xạ nguyên tử gây ra. Và họ không thể không lên tiếng báo động ngày hôm nay biết rằng sẽ phải khoanh tay bất lực ngày mai, nếu chúng ta để tai biến xảy ra rồi đưa con cháu tìm đến họ xin chữa trị.:
    (trích từ Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau:Lời thề Hippocrates và năng lượng hạt nhân )

    http://phusaonline.free.fr/MoiSinh/2011/9_loi-the-Hippocrateshtm.htm

    1. Năng lượng nguyên tử: Cạn nguồn
    Tình trạng bế tắc chất uran chỉ còn đủ cho một vài thập kỷ nữa –

    2. Năng lượng nguyên tử: Kẻ mạo danh!
    Có thể từ bỏ không sử dụng điện hạt nhân trong việc cung cấp năng lượng. Năm 2001, điện nguyên tử chỉ đáp ứng được 2,3% nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn thế giới. Phần đóng góp của các nguồn năng lượng tái sinh trong việc cung cấp năng lượng trên toàn thế giới ngày nay còn cao hơn nhiều.
    3. Năng lượng nguyên tử: Kỹ thuật có nhiều rủi ro
    Mức rủi ro về thảm hoạ hạt nhân ở Châu Âu: 16%.
    4. Năng lượng nguyên tử: Kẻ sản xuất chất thải
    Không ai muốn thừa hưởng di sản này. Tất cả các nhà máy điện nguyên tử đều chuyển hoá quặng uran thành chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao thông qua quá trình phân huỷ hạt nhận. Do phát ra phóng xạ, chất thải hạt nhân là một hiểm họa đối với cuộc sống con người.

    5. Năng lượng nguyên tử: Hiểm hoạ bom nguyên tử
    Năng lượng nguyên tử khuyến khích việc chạy đua vũ khí nguyên tử. Các quốc gia phát, minh chế tạo bom nguyên tử trong các thập kỷ qua ban đầu đều có một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, những chương trình hạt nhân dân sự này thường chỉ là một lớp ngụy trang cho mục tiêu quân sự.

    6. Năng lượng nguyên tử: Thất bại về khí hậu
    Năng lượng nguyên tử không thể cứu được bầu khí quyển. Giới nguyên tử thừa nhận rằng, người ta không thể thay thế than, dầu, khí đốt bằng các nhà máy điện nguyên tử. Để thay thế chỉ 10% năng lượng hoá thạch trong năm 2050 bằng điện nguyên tử, người ta sẽ phải xây dựng tới 1000 nhà máy điện nguyên tử mới (hiện nay trên thế giới có khoảng 440 nhà máy điện nguyên tử).

    7. Năng lượng nguyên tử: Không có tác dụng tạo việc làm.
    Tạo ra việc làm ư? Ngành năng lượng nhờ sức gió đã vượt lên trên ngành công nghiệp nguyên tử! Năng lượng nguyên tử là một ngành cần nhiều vốn – năng lượng tái sinh là một ngành cần nhiều lao động.

    8. Những giải pháp thay thế năng lượng nguyên tử
    100% năng lượng từ mặt trời, gió, nước và các chất hữu cơ. Quốc hội Đức năm 2002 đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về năng lượng cho nước Đức, theo đó đến năm 2050 việc cung cấp năng lượng cho toàn nước Đức sẽ được thực hiện bằng các nguồn năng lượng tái sinh. Điều có thể thực hiện được ở Đức, một đất nước có diện tích nhỏ bé, mật độ dân số và năng lượng cao và mức sống của người dân cũng cao, thì cũng có thể thực hiện được ở khắp mọi nơi.

  35. ThucQuyen said

    Network SAVE VIETNAM’S NATURE đã lên tiếng với Thủ tướng Noda và bà Fukushima)
    To
    Ms. Mizuho Fukushima
    Chair of the Social Democratic Party of Japan
    House of Councillors
    Tokyo, Japan

    Dear Ms. Mizuho Fukushima,

    I am writing to you to express our appreciation of your committment for preventing the export of Japanese nuclear technology to Vietnam.
    You are entirely right with your advice adressed to the vietnamese prime minister Nguyen Tan Dung “Vietnam should not use nuclear technology. Japan actually is not able to solve the Fukushima disaster. No one can guarantee the safety of nuclear technology. Don´t believe what prime minister Noda is saying”.
    Your speech at the Council meeting of the Socialist International, Athens, 2 July 2011 was very impressive.
    Your opinion against the export of the dangerous japanese technology to Vietnam and the United States is very honorable.
    In doing so you did a great favor to the vietnamese people and help us to avoid a possible vietnamese Fukushima.
    In November 2011, worried and concerned about a possible environmental catastrophe associated with Japanese nuclear plants exported to Vietnam, our forum “Save Vietnam’s nature” and many vietnamese people world wide have written letters of request to prime minister Yoshihiko Noda, asking him to stop the export of nuclear plants to our country. As anticipated, he did not respond to our appeal.

    We are attaching a copy of that letter below for your information.
    We believe, preventing nuclear technology is your and our goal.
    We do hope that you will support our effort to create a safe and nuclear free nature in Vietnam.

    Thank you very much for your attention.

    Sincerely yours,

    Dr. Hong-An Duong
    Forum “Save Vietnam´s Nature”
    Melchiorstr.5
    D-72654 Neckartenzlingen
    Germany

    ________________________________________________________________________________________________________________________________

    Forum „SAVE VIETNAM´S NATURE“

    Dr.Hong-An Duong

    Melchiorstr.5

    D-72654 Neckartenzlingen, Germany

    Prime minister

    Yoshihiko Noda

    c/o Japanese Embassy in Germany

    Hiroshimastrasse 6
    D-10785 Berlin

    Neckartenzlingen, 08.11.2011

    Dear Prime Minister,

    With astonishment did I learn of the decision of the Japanese government to supply Vietnam with two nuclear power reactors.

    It is not that long ago that your very country was ravaged by a deadly tsunami and earthquake, which resulted in a nuclear catastrophe. As a consequence of this terrible tragedy, Japan decided to abandon nuclear energy and “create a future society without nuclear power plants,” a decision that I so much welcome.

    Given that wise step, I became even more surprised and very disturbed as your government now wants to export nuclear power reactors to Vietnam for a plant. With that plant, you will not only bring to Vietnam an unsafe and risky technology, but very probably also suffering, sickness, and death to the Vietnamese people. An accident like the one in Fukushima could also happen any time in Vietnam. If the risks of nuclear power plants even in a high-tech country such as Japan cannot be controlled effectively, then how on earth could they be in a low-tech nation like Vietnam? The planned location for the nuclear power plant in Vietnam, in Ninh Thuan province, is often hit by severe storms and floods that threaten an emergency power supply.

    I would therefore sincerely ask you and, at the same time, urge you to cancel at once the agreement you signed on October 31st, 2011 with Vietnam’s Prime Minister Nguyen Tan Dung. The acquisition of nuclear power technology enacted by the Vietnamese Prime Minister was not in the name of the people. Vietnam is not a democratic country and, therefore, its government was not elected by the people. As Japan has shut down her own nuclear power plants, logically Japan cannot and should not export them.

    Please act in the interest of the Japanese people, the Vietnamese people, and all humanity! Please show that Japan truly earned her reputation as a modern, just, and peaceful country. The human race will thank you.

    Thank you very much for your attention.

    Sincerely yours,

    Dr.Hong-An Duong

    Forum „SAVE VIETNAM´S NATURE“

  36. NQD said

    chương trình hạt nhân VN chứa đầy tham vọng của các nhóm lợi ích trong nước và quốc tế về những khoản tiền lãi và tham nhũng kếch xù được trả giá bằng những đồng tiền nghèo khó của người dân Việt và những rủi ro hủy hoại môi trường sống ghê gớm cho nhân dân và đất nước mà các thảm họa hạt nhân ở Nga và Nhật đã chỉ ra.
    Có đất nước và dân tộc nào cứ luôn bị đem ra làm vật thí nghiệm tàn bạo hết cho nền kinh tế chỉ huy độc tài kiểu HTX đói khổ nay lại là Điện hạt nhâ, Bau xiit hay Tầu hỏa cao tốc Bắc Nam.
    Ôi đồng tiền của dân khi đất nước chưa bao giờ là của nhân dân!!!

    • 1nxx said

      NQD đã nói :
      “chương trình hạt nhân VN chứa đầy tham vọng của các nhóm lợi ích trong nước và quốc tế về những khoản tiền lãi và tham nhũng kếch xù được trả giá bằng những đồng tiền nghèo khó của người dân Việt và những rủi ro hủy hoại môi trường sống ghê gớm cho nhân dân…”

      Đây là lý do số 1 vì sao có chương trình năng lượng hạt nhân của VN.

  37. Le Quoc Trinh said

    Đôi lời nhắn nhủ với trí thức hải ngoại yêu nước

    Tôi là Lê Quốc Trinh, 65 tuổi, kỹ sư cơ khí làm việc lâu năm tại Canada, xin nhờ Blog AnhBaSam chuyển lá thư này đến quý bạn thân hữu trí thức hải ngoại từng hoạt động trong phong trào “Việt Kiều Yêu Nước” trong những năm dầu sôi lửa bỏng, trước 1975.

    Lá thư này bắt nguồn từ bài viết “Đôi lời nhắn nhủ với anh Vĩnh Sính” đăng trên Trang Mạng Dân Luận hồi tháng 01/2012, tạo nhiều tranh cãi (nghe nói cũng xuất hiện trên blog AnhBaSam này). Lý do tôi điều chỉnh lại bài viết này và gửi cho AnhBaSam vì tôi tình cờ đọc được bài “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm” của GS Tô Văn Trường hôm qua trên Mạng này. Những gì tôi lo ngại cho an toàn sinh mạng người dân Việt đã từ từ trở thành hiện thực và tôi không thể nào ngậm miệng mãi được khi nhìn thấy các vị trí thức có tâm có tầm như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (Pháp) hay GS Phạm Duy Hiển (VN) cứ phải kêu gọi lạc lõng một mình trên sa mạc.

    Sau đây là bài viết chỉnh sửa lần thứ hai để tâm tình với các bạn “cựu trí thức yêu nước xưa kia”:

    ————————————————————————————

    Đôi lời nhắn nhủ với GSTS Vĩnh Sính,

    Tình cờ đảo mắt qua những bài vở trong Dân Luận năm ngoái tôi đọc được một bài viết của anh Vĩnh Sính nói về tính kiên cường quả cảm của người dân Nhật sau hai trận thiên tai động đất và sóng thần đi đến sự sụp đổ của nhà máy nguyên tử Fukushima, hồi tháng ba 2011. (Ref: Từ động đất và sóng thần, suy ngẫm về đặc trưng của văn hoá Nhật Bản, 30/03/2011).

    Anh Vĩnh Sính là bạn tôi trong Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada, anh hoạt động ở Toronto còn tôi thì ở Montreal thời kỳ 1973-1987. Trước khi đến Canada anh đã là du học sinh tại Nhật, đậu bằng TS và Giáo Sư đại học. Tôi ít liên lạc với anh nhưng được biết anh đạt được nhiều thành quả ở trong nước qua công trình giới thiệu thành phố Hội An cho giới du lịch Nhật Bản.

    Bài này tôi viết nhằm mục đích nhắc anh nhớ lại một chuyện xảy ra gần đây liên hệ đến những dự án hạ tầng cơ sở do Nhật Bản viện trợ và thiết kế cho VN. Nhân chuyện đường hầm hiện đại Kim Liên (Hà Nội) bị ngập lụt ngay sau buổi khai trương cắt băng khánh thành (10/2009), nhà thầu VN viện cớ chưa sửa soạn máy bơm kịp cho sự cố, tôi mới viết một bài phản biện (trên BVN) vạch trần mánh lới nhà thầu sử dụng người dân như cái bung xung để làm áp lực tài chính với Nhà Nước. Vì lẽ trong suốt hai năm sửa soạn, xây dựng công trường, họ phải đào một cái hố sâu để làm đường hầm, do đó vì mưa bão liên tục (trận đại hồng thuỷ ở Hà Nội năm 2009) nhà thầu đương nhiên phải sử dụng thường xuyên nhiều máy bơm để thoát nước. Tôi cũng hiểu rõ tính chất “mafia” trà trộn trong thế giới xây dựng của Nhật mà lo ngại cho những công trình tại VN. Đó là lý do mà tôi đã E-Mail với anh Vĩnh Sính đề nghị anh chuyến dịch bài phản biện (đăng trên BôXítVN, 10/2009) ra tiếng Nhật để nhờ dư luận Nhật theo dõi làm áp lực ngõ hầu bảo đảm an toàn cho người dân Hà Nội.

    Qua kinh nghiệm tôi tham gia nhiều dự án bạc tỷ ở Canada, thì Mafia không có nghĩa chỉ là “xã hội đen” như mọi người lầm tưởng. Trong lĩnh vực xây dựng Mafia ám chỉ những thế lực chính trị nấp sau các công ty đại gia hay nghiệp đoàn công nhân để làm áp lực “đen tối” với Nhà Nước nhằm chia chác lợi nhuận bằng những thủ đoạn mờ ám. Phương thức thông thường là hạ giá trị đấu thầu thấp nhất để giành giựt giao kèo, nhưng sau khi ký kết thì trở mặt tìm đủ mọi hình thức để rút tỉa ngân sách, cản trở tiến độ công trình, đi đến cắt ruột công trình, giảm thiểu chất lượng hay số lượng vật tư, gây nhiều tai nạn lao động, hoặc phá hỏng công trình. Sau khi thực hiện công trình họ thi nhau tuyên bố phá sản để xoá hết những vết tích gian lận trong giao kèo. Điều này làm tôi lo ngại cho an toàn công cộng, trước hết là an toàn lao động của đội ngũ công nhân, sau nữa là người dân sử dụng công trình mỗi ngày. Ít ai có thể tưởng tượng được rằng năm ngoái ở tỉnh bang Quebec (Canada), khi chính phủ quyết định thành lập tổ Điều Tra Tham Nhũng Trong Xây Dựng (Corruption dans la construction) vì sức ép của dân chúng, thì ba công đoàn lớn (syndicat) phản đối mãnh liệt. Họ ra lệnh cho tất cả công nhân lao động đình công hàng loạt trên khắp mọi công trình xây cất. Lệnh này ban truyền tức khắc gây đến một sự cố hy hữu: “Hai công nhân đang mặc áo lặn làm việc dưới đáy sông sâu đột nhiên bị cắt đường ống dưỡng khí (Oxygene) do người trên tàu thi hành”. Nếu họ không chuẩn bị một bình dưỡng khí cá nhân khẩn cấp thì tính mạng họ xem như gửi vào tay Hà Bá rồi.

    Lời từ chối dịch thuật của anh Vĩnh Sính lúc đó làm tôi thất vọng, nhưng tôi không giận. Cho đến khi nhà máy nguyên tử năng Fukushima bị động đất và sóng thần tàn phá tan hoang, nhiều thông tin lộ rõ những sai lầm thiết kế và xây dựng của nhà máy, trong đó nhà thầu Nhật chịu trách nhiệm không ít. Rồi đến khi chính phủ VN ngỏ lời yêu cầu Nhật Bản viện trợ DOA, thiết kế, quản lý để xây hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tôi đã từng viết thư ngỏ phản đối ngay. Gần đây khi dân chúng Nhật xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Nhật tham gia vào dự án ĐNH cho VN, vì họ hiểu rõ hiểm hoạ khôn lường của công trình này, mà nhân sự là yếu tố quyết định hàng đầu, thì tôi thực sự thở phào. Ít ra dân chúng Nhật còn có lương tâm của một dân tộc văn minh, họ tự động phản kháng để tránh một hiểm hoạ cho dân tộc VN trong tương lai, tôi thành thật cám ơn những người bạn Nhật. Anh Vĩnh Sính nghĩ sao sau khi đọc bài viết của GS Tô Văn Trường “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm”? Kinh nghiệm đau đớn của cầu Cần Thơ (2006, 52 công nhân, kỹ sư thiệt mạng) có đủ làm bằng chứng hay không? Bài học về những tai nạn lao động thảm khốc ở cầu Pháp Vân (Hà Nội), cầu Chợ Đệm (xa lộ Trung Lương), cao ốc Keangnam (Hà Nội) có đủ để gióng tiếng chuông báo động chưa?

    Đề cập công trình xây Đường Hầm Thủ Thiêm cuối năm 2010 (SaiGon), báo chí tường thuật có quá nhiều lỗi lầm khuất tất trong khâu xây dựng, lắp ráp, mà mối nguy cơ thấm nước sẽ đe doạ dân SaiGon trong thời gian dài. Tôi cũng đã có ba bài đăng trên BVN và báo Người Việt online để gióng lên tiếng chuông báo động. Tôi cũng không ngờ rằng công trình Đường Hầm Thủ Thiêm do kỹ sư Nhật thiết kế chỉ được họ bảo hành trong thời gian ngắn ngủi một năm mà thôi. Đến nước này thì mối lo ngại của tôi bắt ép tôi phải lên tiếng nhắn nhủ công khai với anh Vĩnh Sính trên các Trang Mạng, ít ra để báo động lần cuối với giới trí thức làm khoa học kỹ thuật ở hải ngoại nhưng còn một chút suy tư về đất nước. Tôi đành lựa chọn cách thức công khai này chính vì tôi biết nhiều trí thức hải ngoại chưa từng nếm mùi vị thực tiễn trong ngành xây dựng công nghiệp nặng, họ chưa hình dung nổi những nguy cơ ẩn tàng đe doạ môi trường sống, cho đến khi chuyện vỡ lở thì đành cúi đầu chấp nhận. Mới đây tôi lại được biết tin một đường hầm to lớn đang xây dưới biển Nhật đã bị sụp đổ gây thiệt mạng cho 5 công nhân (Tuổi Trẻ online, 07/02/2012). Thử tưởng tượng nếu đường hầm Thủ Thiêm bị sự cố nghiêm trọng như thế thì sẽ có bao nhiêu người bị liên hệ? Những người làm KHKT chắc hẳn không bao giờ quên định luật Murphy (vào tra Google để biết Murphy’s Law: “Anything that can go wrong will go wrong”).

    Về đề tài Điện Hạt Nhân Ninh Thuận từng gây lo sợ cho rất nhiều trí thức trong nước, tôi có nghe một VK TS vật lý nguyên tử ở HK dõng dạc tuyên bố rằng ĐNH an toàn hơn tất cả những công trình khác (thuỷ điện, nhiệt điện), ông ủng hộ quyết định Nhà Nước hết mình, nhưng ông lại quên khuấy rằng chính phủ Mỹ của ông đã ra lệnh chấm dứt hẳn những dự án ĐNH kể từ khi xảy ra sự cố lò nguyên tử Three Mile Island accident (1979). Lương tâm của ông để đâu khi cổ suý cho một nguy cơ tiềm tàng đe doạ dân cư tỉnh Ninh Thuận?

    Để kết luận tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trí thức hải ngoại yêu nước rằng: Nếu chúng ta thật tình đấu tranh cho lý tưởng yêu nước thì ngày nay đứng trước vận mệnh trôi nổi của tổ quốc chúng ta có thể nào nhắm mắt ngồi yên hay không, nhất là chúng ta trót mang thân phận người trí thức? Làm người trí thức “có tầm” đạt được bằng cấp cao như TSGS đã là khó, tôi vẫn biết thế, nhưng khó hơn nữa là “cái tâm” biết coi trọng sinh mạng an toàn của người đồng loại. Sở dĩ người Nhật được thế giới khâm phục vì lẽ họ còn giữ được bản sắc nhân đạo của một xã hội văn minh, họ gặp nguy khốn qua hai cơn thiên tai khủng khiếp nhưng họ vẫn bình tĩnh dàn xếp chuyện nội bộ, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm.

    Mong rằng dân tộc VN cũng sẽ thoát qua khỏi cơn bĩ cực khó khăn trên con đường Công Nghiệp Hoá để thoát khỏi thân phận “con trâu và cái cày”, nếu quả thực người trí thức yêu nước ở hải ngoại còn biết giữ vững hai chữ lương tâm trong tâm khảm ngõ hầu sát cánh với trí thức trong nước, cùng nhau xây dựng quê hương.

    Lê Quốc Trinh, Canada
    03/03/2012

    BS: Cám ơn bác LQT.

    • LỆ THỦY said

      NHỮNG NGƯỜI CÓ ĂN HỌC ĐÀNG HOÀNG Ở CÁC NƯỚC” TƯ BẢN GIẢY CHẾT”ĐỪNG CÓ Ý KIẾN.Ở ĐÂY TOÀN LÀ”ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ”HỌC TẠI” ĐẠI HỌC NÚI RỪNG VIỆT BẮC”VÀ ĐẠI HỌC RỪNG U MINH THƯỢNG VÀ HẠ,ĐỪNG HÒNG DẠY KHÔN.CÓ GÌ THÌ ĐẤT NƯỚC NÀY CHẾT CHỨ” ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ” ĐÂU CÓ CHẾT.CÓ GÌ THÌ” VÙ” RA NƯỚC NGOÀI LIỀN.

    • T. T. said

      Thiết nghĩ giờ đây vấn đề ngừng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã trở thành vấn đề toàn cầu. Cho nên, anh Lê Quốc Trinh ạ, đã đến lúc không còn chỉ dừng lại ở chuyện kêu gọi lương tâm của các nhà khoa học hạt nhânViệt Nam không thôi, mà phải kêu gọi lương tâm của các nhà khoa học hạt nhân trên toàn thế giới.
      Trái Đất có to gì lắm đâu. Nhớ lại hồi nước Nhật bị động đất sóng thần, mấy nhà máy hạt nhân ở Fukushima bị sự cố mà khiến cho cả thế giới phải nín thở: Không hiểu nước biển nhiễm phóng xạ có chảy tới vùng biển nước mình không? Không hiểu mây phóng xạ có bay về phía nước mình không? Các thực phẩm và dược phẩm… nhập khẩu từ Nhật có bị nhiễm xạ không? V.v. và v.v…
      Thật cảm động khi biết được tin dân chúng Nhật đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Nhật tham gia vào dự án điện hạt nhân cho Việt Nam. Người dân còn làm được thế, huống chi là các nhà khoa học.
      Hãy dừng lại khi còn chưa muộn, các nhà lãnh đạo Việt Nam ạ. Đừng có biến người dân Việt Nam thành vật hi sinh tế điện hạt nhân nữa.

    • cslykhai said

      đề nghị anhba cho đăng lại toàn văn bài này của gs lê quôc trinh lên trang nhà cho càng nhiều người đọc được càng tốt

  38. Dân chủ cái kiểu gì màng mang cáii thứ nguy hiểm đến tính mạng cả đống người đến Bình Thuận mà không hỏi ý kiến người dân ở đây, chắc dân ở đây không cần sống hay sao? Sao lại coi thường người dân như vậy ! Cái đất nước này sẽ về đâu với cái kiểu cư xử ngông cuồng như vậy ? Tan nát hết.

  39. Le Thanh said

    KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG!
    KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐI DÉP CÁO SU LÊN TÀU VŨ TRỤ!

    Tôi tình cờ quan sát thấy những vận động ráo riết (dĩ nhiên là “không bằng nước dãi” từ nước đã từng có Chernobyl.
    Xung quanh tôi, cả những người đến từ vùng có Chernobyl cũng kinh ngạc vì “quyết tâm” làm hạt nhân của VN.

    Ai quyết tâm? Có ai hỏi dân đâu?

    Chỉ có những nước bị chiếm đóng là không ai hỏi ý kến dân, kinh điển lịch sử nói vậy. Cứ nói trí thức không phản biện. Phản biện ở đâu, ai phản biện, ai nghe?

    Một nước mà cái ốc vít cũng không làm ra hồn, cũng không vặn (ốc vít) ra hồn (tôi đã từng đi gia công một chi tiết cho một doanh nghiệp VN ở nước ngoài, khi qua Hải quan nước ngoài họ vứt đi, vì trình độ gia công – ở một xưởng khoe là của thày trường Bách Khoa – “như thời trung cổ…) định làm hạt nhân?

    Toàn dự án buôn bán những linh hồn chết. Chúng ta là những kẻ người ta cho mượn cái đầu trên cổ, lúc nào người ta thích thì lấy đi, hàng loạt, rồi người ta chạy ra nước ngoài với tài khoản chờ sắn.

    Một nước chỉ cần làm du lịch chỉn chu ( chứ không phải là kiểu cướp biển- pirat, từ của khách du lịch Nga, như hôm nay) là đủ ăn, mà cứ chạy theo những đại dự án để kiếm màu cho thượng lưu đỏ thì có ngày mai không?

    Hay là có cách nào đi sớm đi nhỉ? cho nó toàn thây? Khỏi chờ Trernobyl mới.

  40. Hoai Nam said

    boi vi lam dien hat nhan ho co the an bot vat tu va co tien bo tui, nen ho co lam cho duoc song chet nguoi dan bi cho bon (can bo) ho chay ra nuoc ngoai song ho so gi,nhu nuoc UC dai loi van minh va ho co san mo Uranium nhien lieu de chay may dien hat nhan,vay ma ho dau co lam nha may dien hat nhan, ho biet rat nguy hiem va keo dai nhieu nam chu khong phai 1 vai nam thang,nen ho chi khuyen khich lam nang luong dien mat troi (Solar).Con VN 1 nuoc day tham nhung , lam cau cau sap, lam nha nha nghieng, dan ngheo doi, an cap day dien ,pha tru be tong lay thep thi thay toan la tre,thu hoi 1 quoc gia nhu vay lam sao dam xay lo dien hat nhan

  41. như ngọc said

    Bài viết trên New York times đã dịch tại đây

    http://gocsan.blogspot.com/2012/03/vietnams-nuclear-dreams-blossom-despite.html

    BS: Cám ơn bác.

  42. CANHHAC56 said

    Phải nói”điện hạt nhân- con gà mang mầm h5n1 đẻ trứng vàng” mới phải. Với một chế độ tham nhũng đến thối nát này thì ai cũng có thể tưởng tượng được là chơi với điện hạt nhân sẽ nguy hiểm biết nhương nào.Các nước tiên tiến như Đưc,Nhật… với nền khoa học cực kỳ phát triển,khả năng tham nhũng bị kiềm chế tối đa,họ còn hủy bỏ hàng loạt nhà máy ĐHN.Còn VN họ đang nói đến điện hạt nhân một cách hồ hởi,vì sao?Họ nhìn thấy món hời phần trăm quá lớn,sau món hời này là bớt xén công nghệ,là ăn cắp vật tư…,Điện hạt nhân,món tiế canh vịt giữa mùa cúm gia cầm.Hãy xem lại những kẻ cổ xúy cho điện hat nhân!

  43. merguez said

    Bài viết tiếng Anh ở link dưới đây là một ví dụ:

    Japan’s nuclear industry is a black hole of criminal corruption.


    Chúng phải “quyết liệt” làm cho được thì BẦY SÂU mới có ăn chia chứ và Việt Nam đã nổi tiếng là chỗ làm giàu bất chính dễ dàng dưới sự bảo kê của đảng CSVN.
    SỐNG CHẾT MẶC BAY, TIỀN THẦY BỎ TÚI. cái đã, QI cao thật là khỏe re.
    Kiến (nghị) lọt dzô ổ Dòi thi chỉ có mất tiêu thôi.

  44. dân việt said

    Dự án to, kinh phí lớn, lại quả đậm. Ngu ghì không làm( Như đường tàu cao tốc ) Có ghì dân chịu chứ cán bộ có tiền chật két thì vù ra nước ngoài du hí. Dân Việt Nam chỉ có một quyền duy nhất là kéo cày trả nợ. cấm nói. Dậy mà đi để có tiếng nói đối với vận mệnh tổ quốc đồng bào ơi.

  45. CHÍNH QUYỀN PHÁ DỠ RẠP ĐÁM CƯỚI NGAY TRƯỚC LỄ ĐÓN DÂU ! said

    CHÍNH QUYỀN PHÁ DỠ RẠP ĐÁM CƯỚI NGAY TRƯỚC GIỜ ĐÓN DÂU :

    Nghe Radio CTM phỏng vấn Ls. Nguyễn Thị Dương Hà về phán quyết của nhóm công tác LHQ qua các vụ bắt giử độc đoán.

  46. điện hạt nhân, con gà Rù đẻ trứng vàng Khè ! said

    để có thể thêm thong tin vể điện hạt nhân, kính mởi các fan của A3S vào blog NXD, đọc các bài viết của GS TS toán học HHP, …những lập luận logic, sắc bén, rất công phu trong việc sưu tầm các tài liệu kèm theo để minh chứng cho lập luận…
    tôi rất đâm tắc với ý này : ở một đất nước, khi cái nắp cống còn luôn bị mất cắp, cái dây chống sét cho cốt điện cao thế bị cắt trộm ( bán ve chai…), bulon, đinh ốc đường ray tầu hỏa bị ăn cắp, lan can săt dành cho ngưởi hóng mát ngay hồ Tây bị kẻ cắp cưa lây trộm…cây gỗ xưa mọc trên go Đống Đa HN cũng không thoát bàn tay “xưa tặc”, nạn đinh tặc rải đinh, chỉ vì đê lấy lởi có vài chục ngày một cuốc thay săm vá xe mà gây ra cái chết thàm thương oan ức cho xe trúng đinh, xẹp lốt mất lái……mọi chuyện gì cũng có thê xẩy ra ở VN, thật bất ngờ và di họa thì không thê lường…cứ ngồi đó mà vẽ, mà mơ ĐHN, và nói như ô. thứ trưởng bộ KHCN lê đinh tiến “điện hạt nhân là con gà để trứng vàng”…, vâng, sẽ có trứng vàng…khè, và cả dân tộc này sẽ vàng mắt, vàng mũi, vàng toán thân, mà trả nợ và hứng chịu hậu quả vì sự “cuồng tham, cuồng tín” của những dự án vĩ cuồng như ĐHN…do bọn ba dẻo quyết …liệt thuc hiên !

  47. Dân đen Cống Rộc - quê gốc Nọc Nạn said

    Sao không có những kiến nghị phản đối như đã kiến nghị bô-xít nhỉ? mong lắm những nhà khoa học lên tiếng.

    • Kichbu said

      Đề nghị các bác mở Kiến nghị, Kichbu xin ký ngay như đã ký đề nghị dừng Boxite Tây Nguyên!

      • Thành Ly said

        Vô ích thôi các bác ơi .Dưới mắt chúng nhân dân là cái thớ gi.Bác có nghe câu dân miền nam một thời hay nói ” chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi”.
        Kiến nghị hay đề nghị gì gì phải kèm thêm một bó hoa cải thì may ra.

  48. Cục Đất said

    Điện hạt nhân: Giá thành cao và rủi co cao.
    Sao không ưu tiên điện gió, điện mặt trời ?
    Thảm họa xảy ra thì sao ? Đề nghị các nhà chuyên môn lên tiếng, và chính quyền phải trưng cầu ý dân.

    • cslykhai said

      chỉ vì chung chia được nhiều tiền hơn điện gió điên măt trời bác oi, chế độ xhcn vn là xe hơi cũ nát chỉ tiến không lùi

Bình luận về bài viết này