BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Ba 5th, 2012

787. MÙA ĐÔNG CỦA BIỂN NAM TRUNG HOA

Posted by adminbasam trên 05/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MÙA ĐÔNG CỦA BIN NAM TRUNG HOA

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 5/3/2012

TTXVN (Bắc Kinh 27/2)

Theo tạp chíTri thức thế giới ” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc s ra gần đây, một nửa giang sơn của Trung Quốc là phần bao bọc xung quanh phía Nam nước này, đồng thời đặt câu hỏi một nửa giang sơn đó hiện nay có phải đang ở trong trạng thái của “mùa Đông lạnh giá’’? về  tình hình bin Nam Trung Hoa (Bin Đông), tạp chí này cũng đặt câu hỏi “Trung Quốc cần phải có kế sách đi phó như thế nào trong bi cảnh như vậy? ” Dưới đây là một s bài viết đăng trên tạp chí nói trên liên quan đến những vn đề vừa nêu.

BÀI I: NHÌN NHẬN TH NÀO V TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

(Trương Hi Văn. Phó Viện trưng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển biển – Cục hải dương quốc gia Trung Quốc)

Xem xét từ góc độ chính trị quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia, tôi cho rằng tình hình Nam Hải (Biển Đông) vẫn đang ổn định, hay nói cách khác các nước ở khu vực Nam Hải và các nước ngoài khu vực như Mỹ đang duy trì quan hệ chính trị ngoại giao bình thường với Trung Quốc, khả năng xảy ra xung đột quân sự ở Nam Hải không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét từ góc độ khác thì đã có rất nhiều vấn đề tồn tại.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | 16 Comments »

786. Phẩm giá và sự thịnh vượng của các quốc gia

Posted by adminbasam trên 05/03/2012

The New York Times

Phẩm giá và sự thịnh vượng của các quốc gia

CHRYSTIA FREELAND

Người dịch: Nguyễn Tâm

01-03-2012

Để hiểu tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống tuần này tại Nga, hãy đọc cuốn sách do hai giáo sư ở Mỹ viết, đang được phát hành trong tháng này. Cuốn Why Nations Fail’( Vì sao có những quốc gia thất bại)” của hai tác giả: Daron Acemoglu, thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và James Robinson, thuộc Đại học Harvard, là một tác phẩm cực kỳ tham vọng, trải qua các giai đoạn lịch sử cũng như đi vòng quanh thế giới để trả lời một câu hỏi rất lớn: Vì sao có một số nước trở nên giàu có, trong khi các nước khác lại không.

Câu trả lời của họ chỉ bằng một từ, như Acemoglu đã từng tóm tắt cho tôi, đó là “thể chế chính trị”. Hai ông  Acemoglu và Robinson chia thế giới thành nhóm quốc gia được quản trị bởi những định chế “bao dung”, và nhóm quốc gia còn lại bị cai trị bởi những định chế “tước đoạt”. Xã hội bao dung, tiên phong là nước Anh cùng với cuộc Cách mạnh Vẻ Vang năm 1688, đã đem lại sự phát triển bền vững và những phát minh công nghệ. Những xã hội tước đoạt có thể đạt được sự thịnh vượng trong giai đoạn nhất thời, nhưng do bị cai trị bởi một nhóm nhỏ cầm quyền chỉ biết tư lợi, sức mạnh của nền kinh tế sau cùng cũng đến hồi lụn bại.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 22 Comments »