BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Ba 17th, 2012

814. Từ sự kiện Tiên Lãng nhớ lại và suy ngẫm

Posted by adminbasam trên 17/03/2012

Tạp chí Xưa & Nay

Từ sự kiện Tiên Lãng nhớ lại và suy ngẫm

Số 399, tháng 3/2012

GS Tương Lai

Là nhớ lại và suy ngẫm về sự kiện Thái Bình 15 năm trước, 1997. Vâng, đúng 15 năm! Bao nhiêu nước chảy qua cầu!

Có lẽ trước khi sự kiện Thái Bình bùng nổ, ít ai nghĩ rằng tại nơi đây, quê hương của lá cờ đầu sản xuất nông nghiệp “chị Hai năm tấn quê ở Thái bình”, nơi đây cũng là lá cờ đầu của “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trong kháng chiến, lá cờ đầu của hầu hết các hoạt động, từ sản xuất đến văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống mới… Thái Bình tự hào về người quê mình từng có mặt tại những điểm hẹn của lịch sử: bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954, cắm cờ trên Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, cũng là người Việt Nam “chân dép lốp mà bay vào vũ trụ”…

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , | 40 Comments »

813. NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ

Posted by adminbasam trên 17/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐI VỚI ẤN ĐỘ

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 16/3/2012

TTXVN (Niu Đêli 15/3)

Chiến lược gia K. Subarahmanyam ni tiếng có ảnh hưởng tới các chính sách lớn của n Độ qua đời ngày 2/2. Tờ “The Indian Express mới đây đăng bài viết chưa được công bố của ông về các thách thức trong chính sách đi ngoại của n Độ như sau:

Các thách thức chiến lược đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới và đã có 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại thiếu khả năng xây dựng các chính sách quốc phòng mang tính định hướng cho tương lai, chỉ xử lý được đối với các biện pháp ngắn hạn, những sai lầm của các đối thủ, và giành được ưu thế cho mình. Việc phân chia chức năng giữa bộ chỉ huy và bộ tham mưu cho phép các viên chỉ huy tập trung vào việc vạch kế hoạch và chinh sách quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm trang thiết bị vũ khí, nguồn nhân lực, và các chính sách ngoại giao quốc phòng. Các viên chỉ huy chiên trường nắm quyền lãnh đạo, xử lý công việc hàng ngày, và huấn luyện binh sĩ. Đó là hoạt động bình thường của tất cả các lực lượng vũ trang lớn và hiện đại, song yêu cầu chỉnh sửa những khiếm khuyết này không tồn tại ở Ấn Độ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Tài liệu TTXVN | 6 Comments »

 
%d người thích bài này: