BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Chu Hảo’

10.182. HÀNH TRÌNH VỀ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN (phần 3)

Posted by adminbasam trên 26/09/2016

Bùi Quang Vơm

26-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

ĐỐI THOẠI VÀ LỰA CHỌN

Tiếp theo phần 1phần 2

Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề “Hành trình về dân chủ đa nguyên”, với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình. Nội dung bài này đề cập “Lộ trình tới dân chủ đa đảng”, đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, Hệ thống giá trị, Kết cấu Nhà nước, Cấu trúc nền Dân chủ, Hệ thống bầu cử… 

Nhân tiện có bài viết “Đã đến lúc cần phải đối thoại” của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài “Đối thọai và lòng tin” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam. Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 7 Comments »

9700. ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI ĐỐI THOẠI

Posted by adminbasam trên 23/08/2016

Blog Tễu

GS Chu Hảo

23-8-2016

H1Đấy là cuộc Đối thoại công khai giữa Ban lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước với đại diện những người có ý kiến bất đồng ôn hòa, xây dựng ở trong đảng và mọi tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.

Vì chưa có điều kiện xuất hiện những tổ chức chính trị đối lập, cũng như chưa hình thành được một xã hội dân sự đủ mạnh để làm đối trọng với chính quyền, nên cuộc Đối thọai này phải do phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi để tránh một cuộc xung đột không được kiểm sóat không thể không xảy ra nếu có thêm nhiều tiếng súng nữa tương tự như 9 tiếng mới phát nổ ở Yên Bái vừa qua.

Tiếng súng ở Yên Bái không phải chỉ phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn chứng tỏ mức độ bất ổn chính trị-xã hội ở nước ta đã đến hồi nguy hiểm. Nguy hiểm cho sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và của chế độ thì đã đành, nhưng đó không phải là mối quan ngại của những người lâu nay công khai bày tỏ ý kiến bất đồng đối với những đường lối, chủ trương, chính sách sai trái của đảng và nhà nước. Những người này, trong đó có chúng tôi, âu lo về sự an nguy của dân tộc khi xảy ra sự bạo loạn ngoài tầm kiểm soát. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 11 Comments »

8612. BOB KERREY NÊN Ở HAY NÊN ĐI?

Posted by adminbasam trên 06/06/2016

Blog Tễu

Chu Hảo

6-6-2016

GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN. Ảnh: Lâm Khang

GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN. Ảnh: Lâm Khang

Tôi chưa một lần gặp măt Bob Kerrey, chỉ tìm hiểu về ông khi theo dõi những việc xẩy ra sau Lễ công bố Quyết định thành lập ĐH Fulbright Việt Nam (FUV). Qua hồ sơ vụ thảm sát thường dân ở Bến Tre năm 1969, qua các bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông về các vấn đề có liên quan, qua một vài người bạn thân hữu của ông, và những ý kiến trái chiều trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Sự việc không đơn giản chỉ là sự lựa chọn người thích hợp vào một chức vụ cụ thể, mà nó phản ảnh một cách sâu sắc cách chúng ta hiểu về cuộc chiến tranh đã qua, cách chúng ta nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai. Nhưng đó là một câu chuyện rất dài và rất phức tạp. Phức tạp đến nỗi sau 50 năm mà ít, rất ít người có lương tri, hiểu biết và nghiêm túc ở cả hai phía, dám tự nhận là mình có thể trả lời một cách rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi: Cuộc chiến tranh tàn khốc và đau đớn ấy thực chất là cuộc chiến tranh gì? Là “Ý thức hệ ủy nhiệm”? “ Xâm lược”? hay “ Giải phóng”? Trách nhiệm của từng người trong cuộc ( người dân, người lính đến các tướng lĩnh và các nhà lãnh đạo Quốc gia ) đến đâu? Còn hệ lụy thì nhiều, nhưng được cô đọng lại trong lời thơ bất hủ của Nguyễn Duy ghi trên tường thành Angkor Wat, vào ngày cuối cùng quân đội Việt Nam rút khổi Campuchia, tháng 8 năm 1989: “ Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Đối với Việt Nam và Hoa Kỳ thì cái thất bại nhất mà nhân dân cả hai phía đều gánh chịu phải chăng là nỗi ám ảnh của cuộc chiến tranh: nó quằn quại và không rứt ra được! Xin các bạn hãy đọc lại tác phẩm để đời “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh…
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 6 Comments »

8372. KHÔNG BIẾT KHÔNG BẦU

Posted by adminbasam trên 20/05/2016

Chu Hảo

20-5-2016

Những lần bầu cử Quốc hội trước đây tôi thật sự thờ ơ, có lý do để vắng mặt hoặc nhờ người bỏ giùm, như một sự thường tình đối với một bộ phận không nhỏ tầng lớp xã hội được coi là “trí thức”. Chỉ vì thấy nó hình thức, vô tích sự; chứ chưa cóý thức rõ rệt về Dân chủ, Quyền con người và Quyền công dân như vài chục năm gần đây. Bạn bè bảo thế là thuộc loại “ngu lâu”. Đành vậy! Thế hệ chúng tôi ở Miền Bắc được nhào nặn y hệt như các thế hệ Xô Viết mà bà Svetlana Alecievich (Giải Nobel Văn học 2016) mô tả một cách hết sức sâu sắc, sinh động và khách quan trong tác phẩm văn học phi hư cấu tựa đề “Sự kết thúc của con người đỏ – Thời thứ phẩm”. Thế thì còn mong gì hơn? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 7 Comments »

6854. Về bài trả lời phỏng vấn của giáo sư Chu Hảo

Posted by adminbasam trên 01/02/2016

Nguyễn Hoa Lư

1-2-2016

Có yêu thì nói rằng yêu 
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong
Làm chi dở đục dở trong
Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư

GS Chu Hảo. Ảnh: VNN

GS Chu Hảo. Ảnh: VNN

1. Một đời công chức nhà nước xênh xang quần lượt áo là, sáng cắp ô đi tối cắp về, ai cũng vậy, mỗi năm vài bận viết “bản tự kiểm điểm” theo mẫu ghi sẵn. Mục thứ nhất luôn luôn là “tư tưởng chính trị đạo đức tác phong”, cá nhân tôi đã có câu trả lời thuộc lòng “tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của…”. Viết xong thì tự thấy thẹn với ông Ga-li-lê người nước Ý, 500 năm trước. Khi bước ra khỏi nhà thờ, nhìn sau trước không có ai, ông lầu bầu, rằng “dù sao trái đất vẫn quay”. Ông sợ lửa lên dàn thiêu, tôi sợ thảm cảnh thất nghiệp, (cả hai chúng tôi!) đều nói zậy mà không phải rứa.

Trước giáo hội, Ga-li-lê chấp nhận từ chối kết quả nghiên cứu và niềm tin của mình. Ông không nhọc công tìm từ ngữ, tung hỏa mù, vừa thoát khỏi bị cường quyền thiêu sống vừa tránh khỏi sự khinh khi của giới khoa học đương thời và hậu thế. Vả lại, trả lời cho câu hỏi trái đất đứng yên hay quay quanh mặt trời, không thể đưa ra cách trả lời nước đôi được. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

4983. Muốn chấn hưng, giáo dục Việt Nam phải được cải cách triệt để

Posted by adminbasam trên 05/09/2015

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Giáo sư Chu Hảo

5-9-2015

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đầu ngành, giáo dục Việt Nam đang ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng. Muốn chấn hung nó phải được cải cách triệt để như môt cuộc mạng trong ngành giáo dục.

Những năm qua nhiều nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với nền giáo dục đã đưa ra những kiến nghị rất cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao đến Đảng, Chính phủ Việt Nam nhưng rất đáng tiếc đều rơi vào sự im lặng đáng sợ, không môt lời hồi âm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

680. Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’

Posted by adminbasam trên 02/02/2012

VietnamNet

Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’

Cập nhật 02/02/2012 10:59:55 AM (GMT+7)
GS Nguyễn Ngọc Lanh
Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.
Nghĩa ban đầuIntellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí  tuệ, trí thông minh). Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 – do nhà văn Zola ký tên đầu – lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels). Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , | 71 Comments »

665. Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài

Posted by adminbasam trên 26/01/2012

Viet-Studies

Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài

Lữ Phương

Xét cho cùng, thì tất cả đều chỉ là cuộc đánh vật về những khái niệm, và do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam.

1.

Đó là bài “Sự lạc quan vô tận” *, xuất hiện trên BBC ngày 17.1.2012.[1] Bà Phạm Thị Hoài, đang ở Đức, tác giả bài này, viết về một nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi tiếng trong nước hiện nay là ông Chu Hảo, và qua ông Chu Hảo, bà Hoài nhận ra tính chất mẫu mực của một lớp trí thức gọi là “đối lập trung thành” mà bản chất vẫn gắn liền với hệ thống chính trị tư tưởng bấy lâu nay mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam. Bà Hoài cho rằng trong khi thực tế chỉ ra rằng hệ thống này đã trở nên bất lực và lỗi thời, thay vì thoát ra ngoài để phủ nhận từ nền móng, những nhà “đối lập” nói trên vẫn ôm ấp thứ chủ nghĩa xã hội ấy như một lý tưởng, căn cứ vào đó phản biện một số sai lầm trong thực tế lãnh đạo của Đảng cộng sản, với hy vọng cải tạo hệ thống để cứu nó khỏi sự sụp đổ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 144 Comments »

653. 'Sự lạc quan vô tận'

Posted by adminbasam trên 18/01/2012

Đôi lời: Có phải một chú chim bay lượn ngoài vườn, cười nhạo chú chim đang ai oán trong lồng, “sao mày không phá ngay cái lồng ra ngoài này cho sướng? Không phá được thì dong một hơi ra ngoài như tao đây này” ? BS xin được có lời bình trong khoảng hai tiếng nữa.

(10h15′) Có rất nhiều điều để bàn về bài viết này, chỉ riêng những gì liên quan tới sự cảm thông, hợp tác giữa người Việt, trí thức trong và ngoài nước. Nhưng trong phạm vi một bình luận ngắn, thì chỉ xin được nói rằng đây là một bài viết sắc … lẹm.

Nó sắc sảo, nhưng chỉ nên có với một con người đầy bức xúc muốn giải tỏa và chưa có mấy ảnh hưởng trong làng văn, làng báo thôi. Còn một khi từ Phạm Thị Hoài, từng có nhiều đóng góp cần mẫn, danh tiếng không nhỏ, nhưng bỗng biến đi, rồi vụt trở lại theo lối “đá thúng đụng nia” này, thì tiếc thay, lại như lưỡi dao cứa vào nỗi đau chung đang rất cần sự tỉnh táo, cảm thông, hợp tác để hàn gắn giữa những con người am hiểu, khoan dung và công bằng. Mong là nó chỉ vô tình “cứa” thôi, chứ không nhằm “cắt”, góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm.

Và cái “sắc” lại bị “lẹm” theo đúng nghĩa đen, đó là Nhà văn Phạm Thị Hoài, một người quá kinh nghiệm về báo chí, đã (cố tình?) không hiểu rằng bài gọi là “trả lời phỏng vấn” của GS Chu Hảo thực ra chỉ là một bản tóm lược phỏng vấn của BBC, rằng trả lời phỏng vấn khác hẳn với việc nghiền ngẫm mà viết ra, và rất nhiều hàm ý đằng sau những câu nói mà nhiều người đang sống trong lòng chế độ thường buộc phải làm vậy trong mục tiêu thay đổi dần xã hội.

BBC Vietnamese

‘Sự lạc quan vô tận’

Nhà văn Phạm Thị Hoài

Gửi cho BBC từ CHLB Đức

Cập nhật: 03:19 GMT – thứ ba, 17 tháng 1, 2012
.
Sau bài phỏng vấn với Giáo sư Chu Hảo về trí thức trong xã hội và hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, BBC nhận được nhiều bài viết đáp lời. Xin giới thiệu với quý vị bài của nhà văn Phạm Thị Hoài từ Berlin:
.

Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành.

Đối lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 307 Comments »

353. Giáo sư Chu Hảo nói về giáo dục

Posted by adminbasam trên 13/09/2011

Chương trình Sự kiện văn hóa – Nhân vật của VTV1, ngày 11-8-2011

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Thẻ: | 46 Comments »

260. GS Chu Hảo:”Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân”

Posted by adminbasam trên 13/08/2011

GS Chu Hảo:

“Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân”

13/08/2011 14:37:50

GS Chu Hảo mong muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc…
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 133 Comments »