BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Văn hóa’ Category

12.452. Tưởng Năng Tiến – Thương Một Người (Tàu)

Posted by adminbasam trên 18/04/2017

Tưởng Năng Tiến

18-4-2017

Ảnh: Winkal.com

Trung Cộng không thể xử dụng quyền lực mềm (ở bất cứ nơi đâu) giản dị chỉ vì họ không hề thủ đắc thứ quyền lực đó”. Tưởng Năng Tiến

Nói nào ngay thì tui thương (rất) nhiều người chớ không phải một. Phần lớn, buồn thay, đều là những phụ nữ đã có chồng con (tùm lum) hết trơn rồi nên kể ra đây e không tiện lắm. Đành chỉ nêu tên một nhân vật mà thôi, một người cùng phái – Khổng Tử – để tránh bớt (phần nào) tiếng đời dị nghị!

Ông mất năm 479 (B.C.E) sau một kiếp nhân sinh không mấy an nhàn, và hơi lận đận. Điều an ủi là sau khi nhắm mắt thì Khổng Tử được suy tôn là Vạn Thế Sư Biểu của dân tộc Trung Hoa. 

Tuy nhiên, cũng chính cái danh hiệu lớn lao này đã khiến ông không được an giấc ngàn thu. Năm 1974 (C.E)  Khổng Tử bị đám hậu sinh hạ bệ, bêu riếu, và xỉ vả không tiếc lời chỉ vì Chủ Tịch Mao Trạch Đông Vĩ Đại không thích có bất cứ một người (Tầu) nào khác mà cũng “vĩ đại” quá cỡ … như mình! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

12.381. Năm ca khúc đã được trả tự do

Posted by adminbasam trên 15/04/2017

Đôi lời: Hoan hô Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã trả tự do cho năm ca khúc mà họ đã cầm tù trái phép suốt 22 ngày qua, qua việc thu hồi quyết định số 20/QĐ-NTBD. Cảm ơn cư dân mạng và những người yêu hát đã không mệt mỏi, đòi quyền được hát các ca khúc này, để bây giờ mọi người đều có quyền được hát, không còn phải lén lút hát khi chúng bị bỏ tù.

_____

CATP

‘Con đường xưa em đi’ bất ngờ được cấp phép trở lại

Tâm An

15-4-2017

Ca khúc “Con đường xưa em đi”

(CAO) “Con đường xưa em đi” và bốn ca khúc sáng tác trước năm 1975 khác đã chính thức được hát trở lại.

Sáng ngày 15-4, Bộ VHTT&DL đã có văn bản yêu cầu Cục NTBD thu hồi quyết định số 20/QĐ-NTBD ngày 22/3/2017 về việc tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến gồm “Cánh thiệp đầu xuân”, tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ; ”Rừng xưa“, tác giả Lam Phương; “Chuyện buồn ngày xuân”, tác giả Lam Phương; “Con đường xưa em đi“, tác giả Châu Kỳ-Hồ Đình Phương và “Đừng gọi anh bằng chú”, ghi tên tác giả An Diên.

Bộ VHTT&DL cũng yêu cầu Cục tổ chức kiểm điểm nghiêm túc sâu sắc đối với tập thể, cá nhân tham mưu việc tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 4 Comments »

12.379. Ừ THÌ LẠI BÀN VỀ NHẠC XƯA…

Posted by adminbasam trên 15/04/2017

“Internet đã xoá tan mọi đường biên giới, và một người ở Việt Nam vẫn có thể đàng hoàng phát hành quốc tế một bản ghi âm của mình, để góp phần cho Tunecore có được doanh số mỗi năm tới gần 200 triệu USD. Kênh phát hành đã mở rộng đến mức bàn tay kiểm duyệt không thể với tới nổi. Và những lệnh cấm đã trở nên bất cập, bất khả và có phần hài hước vô cùng”.

____

Lê Thiếu Nhơn

Hà Quang Minh

14-4-2017

Bài hát bị cấm “Con đường xưa em đi”.

Thước đo giá trị của một ca khúc là gì? Câu trả lời rất khó, bởi khi ta ngồi ở góc nhìn nào, ta sẽ có một thước đo riêng ở góc nhìn ấy. Có những ca khúc có thể rất khó trở nên phổ biến trong cộng đồng người nghe, nhưng lại có những giá trị cực lớn đối với những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Song, có nói gì đi nữa, giải thích bằng lý lẽ nào đi nữa, điều cuối cùng mà thi ca cần tới chỉ là “vang lên”. Một ca khúc không được vang lên, nó sẽ là một ca khúc chết.

Trở lại với cái khát vọng muôn thuở của người sáng tác là “vang lên” ấy, ta nhận ra rằng, suy cho cùng, một trong những thước đo giá trị của ca khúc chính là những dị bản của nó, bao gồm cả những bản “chế lời mới” (parody). Dòng giai điệu của ca khúc có nằm trong lòng người nghe thì người ta mới có cảm hứng để chế lời cho dòng giai điệu ấy. Không ai chế lời cho một ca khúc mà người ta không thể nhớ nổi những note nhạc của nó cả, bởi đơn giản, họ không cảm thụ nổi dòng giai điệu kia, và họ tin, người nghe kế tiếp bản parody cũng sẽ không thể cảm thụ nổi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.357. Tưởng Năng Tiến – Thỏ Miền Nam và Thế Hệ A Còng

Posted by adminbasam trên 13/04/2017

Tưởng Năng Tiến

13-4-2017

“Bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ, hồn nhiên và vô tư…” – Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh.

Tôi đọc được câu văn dẫn thượng trong cuốn Đường Xưa Lối Cũ, do Millennium xuất bản vào năm 2009. Bìa sau của tác phẩm này có ghi “đôi dòng về tác giả” như sau: “Sanh năm 1925 tại Phát Diệm, Ninh Bình, cử nhân Văn Khoa, tốt nghiệp CĐSP (Hà Nội 1954). Từ năm 1950, ông đã dạy nhiều trường tại Hà Nội, Đà Lạt và Sài Gòn …

Trước 1975, ông soạn nhiều sách biên khảo và giáo khoa về văn chương và lịch sử Việt Nam. Ông cũng từng là cựu nghị sĩ, thượng viện VNCH. Hiện ông ở tại miền Nam California, vẫn làm thơ và viết văn.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

12.354. Nếu cấm “Dạ cổ Hoài lang” là giết chết linh hồn của cư dân Nam bộ

Posted by adminbasam trên 13/04/2017

Thiện Tùng

13-4-2017

Việt Nam có 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi miền có thể loại Dân ca riêng biệt, người ta thường nói vắn tắt cho dễ nhớ Bắc Chèo, Trung Chòi, Nam Vọng cổ.

Bài viết nầy, người viết không đá động đến Chèo, Chòi mà chỉ nói Vọng cổ, vì dòng họ nó đang có nguy cơ bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn bức tử, do sự ra đời bị gọi là không chính danh và thay đổi ca từ.

Nhứt là thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chán nản và bất bình về việc giành quyền, giành ăn giữa Cung Vua và Phủ Chúa, từng bộ phận dân xuôi Nam theo đường biển ghé Đồng Nai, Gò Công; xuôi sông Mékong ghé kinh Mang thít (Cái Thia). Ba cụm cư dân nầy bung ra trên diện rộng, đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, khai phá mở mang vùng đất Phương Nam (Nam bộ). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.353. Thân gửi chị Ngọc Thu

Posted by adminbasam trên 13/04/2017

Nguyễn Xuân Vinh

13-4-2017

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ảnh: internet

Tôi đã xem bài “Lời chia tay” của Ngọc Thu trên trang Ba Sàm ngày hôm nay 13/4/2017. Rất đáng tiếc. Tuy nhiên tôi rất thông cảm với chị. Chúc Ngọc Thu hạnh phúc và mọi điều may mắn, tốt đẹp.

Ngày hôm qua, tôi được xem trên Blog của Kim Dung/ Kỳ Duyên, bài của nhà văn Châu Diên, tức Phạm Toàn giới thiệu tiểu thuyết “Ngõ nghèo” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn Phạm Toàn giới thiệu: Trong khoảng gần ba chục năm trở lại đây, đầu tiên là cuốn “Miền hoang tưởng” in chui, đến nay Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời 3 cuốn tiểu thuyết chắc nịch: Hồ Quý Ly (2000), mẫu Thượng Ngàn (2008), Đội gạo lên chùa (2011).

Mẫu Thượng Ngàn đã được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội. Riêng cuốn tiểu thuyết cực hay “Chuyện ngõ nghèo” có một số phận khác. Nó ra đời từ những năm 1980 nhưng đến nay mới được trình diện. Sau khi giới thiệu về cuốn tiểu thuyết này, nhà văn Phạm Toàn đặt câu hỏi: “Thế nào là người trí thức?” Rồi ông viết: Đó là khi đã rơi xuống tận đáy cuộc đời tầm thường, người trí thức hành xử ra sao? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa | Thẻ: , , | 1 Comment »

12.333. Lễ an táng, tập tục thờ cá ông, cá bà ở làng biển và ứng xử của chúng ta với tự nhiên

Posted by adminbasam trên 11/04/2017

FB Linh Phạm

11-4-2017

Cá Bà Bằng nặng gần 400kg, được ngư dân tổ chức lễ an táng. Ảnh: báo LĐ

Nhận cá làm mẹ

Chiều 6/4, các ngư dân trên tàu cá Qng 95179 ts của Ngô Thanh Phong đang đánh bắt trên vùng biển Trường Sa thì gặp một con cá lớn, gọi là cá Bà Bằng đang đuối sức.

Cá ông, cá bà theo cách gọi của ngư dân thường dạt vào bờ khi đuối sức. Truyền thuyết kể rằng khi ngư dân gặp tai nạn trên biển, cá ông, cá bà sẽ chở ngư dân vượt qua bão tố, hoặc dìu thuyền họ vào bờ. Chính vì thế, mỗi khi cá ông, cá bà dạt vào bờ khi đuối sức, hấp hối, ngư dân làm lễ an táng, chôn cất như cha mẹ mình.

Hôm ấy, anh Phong thắp 3 nén nhang vái bà, hỏi nguyện bà có muốn vào bờ, để con đón về quê. Cá bà từ từ dạt vào ghe. Lúc đó, một ngư dân lão luyện như anh hiểu rằng bà muốn anh dìu về quê nhà.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Văn hóa | Thẻ: | 3 Comments »

12.321. Bạn muốn duy trì “Lễ” theo cách nào?

Posted by adminbasam trên 10/04/2017

Vũ Ngọc Hoàng: “Vậy thủ phạm chính ở đâu? Đáng lưu ý nhất là sự tha hóa quyền lực. Đó là nguyên nhân chính của mọi hư hỏng”. Từ đó ông tổng kết lại 5 nhóm giải pháp quan trọng, trong đó kiểm soát quyền lực được coi là then chốt.

Nhưng kiểm soát bằng cách nào? Giáo sư Nguyễn Đình Cống khuyên, muốn kiểm soát quyền lực phải chấp nhận một chế độ đa nguyên chính trị và “tam quyền phân lập”. Không biết Đảng của ông Hoàng có chấp nhận lời khuyên đó không?

____

Nguyễn Xuân Vinh

10-4-2017

Chúc Tết ông bà trong gia đình nhà Nho thời xưa. Ảnh: internet

Năm 2012, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã được bàn sôi nổi trên mặt báo và trên các trang mạng xã hội, rồi không ai bảo ai, các trường học đã tự hạ khẩu hiệu này xuống. Đến nay, sau 5 năm, khẩu hiệu này lại được một số người bàn đến và cho rằng do đạo đức trong xã hội ta đang suy đồi nên cần khôi phục lại khẩu hiệu đó.

Hãy khoan bàn việc khôi phục khẩu hiệu trên các cổng trường. Trước tiên, cần hiểu thống nhất nghĩa của từ “Lễ” là gì rồi bàn tiếp, có nên duy trì và duy trì bằng cách nào. Các bạn Nguyễn Văn Nghệ, Lại Nguyên Ân, Hà Văn Thùy đều chưa giải thích nghĩa của từ này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

12.316. Lại chuyện kỳ thị Nam – Bắc

Posted by adminbasam trên 10/04/2017

FB Ngô Nhật Đăng

10-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gần đây lại thấy rộ chuyện phân biệt vùng miền, kỳ thị Nam- Bắc. Bắc Kỳ cái gì cũng xấu, Nam Kỳ cái gì cũng tốt. Nhiều người cho rằng đó là một âm mưu.

Về tính cách con người ở khác vĩ tuyến cũng khác nhau thì chẳng riêng Việt Nam, nơi nào cũng vậy. Dân phương Bắc cương cường, dũng mãnh, tiêu cực thì là hung hãn, độc ác, giỏi đánh nhau. Dân phương Nam hiền hòa, mơ mộng, vị tha, giỏi làm ăn, tiêu cực thì nhu nhược, cơ hội. Nguyên nhân thì đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà khoa học. Khỏi bàn. Các cuộc chiến tranh thường là phương Bắc thắng, thủ đô chính trị thường nằm ở miền Bắc, trung tâm kinh tế thường ở phía Nam. (Mỹ, Nga, Tàu… cũng thế cả). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

12.315. Tưởng Năng Tiến – Thi Ca, Thi Nhân và Cường Quốc

Posted by adminbasam trên 10/04/2017

Tưởng Năng Tiến

10-4-2017

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Ảnh: TT&VH

“VN là một cường quốc về thơ!Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam

Tôi gặp Tản Đà rất sớm, ngay từ khi mới bước chân vào trường trung học nhưng hoàn toàn không để ý chi đến những câu thơ rất ngông nghênh (và cũng rất trẻ con) của cái ông già dở hơi này:

Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay

Với thời gian, rồi đến lượt tôi già. Đời về chiều, đọc lại Tản Đà mới chợt nhận ra là ổng có nhiều câu thơ sao (mà) thấm thía:

Vèo trông lá rụng đầy sân

Công danh phù thế có ngần ấy thôi

Công danh hai chữ mùi men nhạt

Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

12.306. Thua toàn tập rồi!

Posted by adminbasam trên 10/04/2017

FB Châu Đoàn

10-4-2017

Thanh niên nam nữ trèo qua hàng rào sắt, thậm chí bế theo trẻ con để vào công viên nước tắm miễn phí – Ảnh: Nhất Nam/ báo TT.

Tại sao tham nhũng ở Việt Nam diễn ra tràn lan và tỉ lệ ăn đớp kinh hoàng là vậy? Hôm trước chúng ta đã nghe tới vụ giám đốc ăn tới 6.5 tỷ trên tổng số tiền của một dự án là 8.5 tỷ. Và hàng ngày, chúng ta chứng kiến những tham nhũng ở mọi cấp độ, từ việc viết hoá đơn, đẩy giá lên cao, đưa tiền cho cảnh sát giao thông, đưa tiền để làm các thủ tục giấy tờ được nhanh hơn…

Tại sao xã hội Việt Nam lại đang xấu xí và đáng khinh đến vậy? Nhiều lẽ:

1. Tôn giáo không đóng vai trò là phần hồn với đa số người Việt Nam. Nếu là một đất nước mộ đạo, con người tin ở những lời dạy tốt đẹp, những bài học cơ bản của con người như không nói dối, không ăn tiền bẩn thì thực trạng đã khác.

2. Văn hoá thấp kém. Tất nhiên, khái niệm văn hoá thì quá rộng lớn, trong ấy nó bao trùm cả tôn giáo, tôi coi văn hoá là phần hồn của cuộc sống. Một đất nước có đáng sống hay không, ấy là do văn hoá đất nước ấy có nhân văn không, con người đối xử với con người thế nào.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 4 Comments »

12.289. BÀN VỀ “LỄ” TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Posted by adminbasam trên 08/04/2017

Hà Văn Thùy

8-4-2017

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở trước cổng trường Nguyễn Trường Tộ. Ảnh: internet

(Trao đổi với hai ông Nguyễn Văn Nghệ và Lại Nguyên Ân)

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết “Bỏ “Tiên học lễ” thì xã hội sẽ ra sao?” của ông Nguyễn Văn Nghệ, rồi bài trả lời “Về ý kiến đòi khôi phục khẩu hiệu “tiên học lễ” của bạn đọc Nguyễn Văn Nghệ ở Khánh Hòa” của ông Lại Nguyên Ân.

Tôi xin mạo muội thưa lại đôi lời.

“Lễ” thuộc về phạm trù văn hóa. Do vậy, muốn hiểu Lễ, trước hết phải hiểu thấu đáo nền văn hóa sinh ra nó. Văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người nên muốn hiểu văn hóa, thì trước hết phải hiểu được cộng đồng người sản sinh ra nền văn hóa đó là ai, có nguồn gốc ra sao và được hình thành thế nào trong tiến trình lịch sử? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

12.288. Sẽ cấm vĩnh viễn trên toàn quốc ‘Dạ cổ hoài lang’?

Posted by adminbasam trên 08/04/2017

Báo Phụ Nữ

Phạm Thành Nhân

7-4-2017

“Dạ cổ hoài lang” – bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc.

Dạ cổ hoài lang – bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc và bất kỳ ai muốn hát lại, phổ biến tuyệt phẩm này sẽ phải thực hiện một điều không tưởng: tìm cho được bản gốc của tác phẩm, với chữ ký của người quá cố.

Mà, không chỉ Dạ cổ hoài lang, nhiều tác phẩm khác cũng có thể sẽ bị cấm vĩnh viễn  trên toàn quốc cho đến khi tìm được bản gốc.

Tất nhiên, điều khủng khiếp trên chưa xảy ra và có lẽ cũng sẽ không xảy ra. Nhưng, với những gì Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương trả lời truyền thông về việc cấm vĩnh viễn trên toàn quốc năm ca khúc sáng tác trước 1975 thì đó chính là một khả thể. 

Theo ông Chương, các ca khúc Cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân, Con đường xưa em đi, Đừng gọi anh bằng chú, Rừng xưa bị cấm do vi phạm bản quyền – bị sửa lời so với tác phẩm gốc. Những ca khúc “sai lời so với bản gốc thì phải cấm lưu hành vĩnh viễn” – ông Chương nói.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

12.212. Về ý kiến đòi khôi phục khẩu hiệu “tiên học lễ” của bạn đọc Nguyễn Văn Nghệ ở Khánh Hòa

Posted by adminbasam trên 02/04/2017

Văn Việt

Lại Nguyên Ân

2-4-2017

Cuối ngày cá tháng Tư (01.4.2017) đọc trang tin Anh Ba Sàm (31/3/2017) thấy có bài ký tên Nguyễn Văn Nghệ ở địa chỉ Diên Khánh, Khánh Hòa. 

Ông so sánh trường học miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam trước 1975, một nơi có dùng khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”, một nơi (miền Bắc) không dùng, rồi dẫn giải dài về sự suy thoái đạo đức xã hội gần đây và cho rằng: nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức xã hội ấy là do xã hội Việt Nam hiện tại đã bỏ không dùng khẩu hiệu “tiên học lễ” nữa.

Vì tác giả Nguyễn Văn Nghệ có trích dẫn ý kiến tôi (từng đăng trên vietnamnet hồi 2012) về chuyện này, nên tôi cần nói vắn tắt ý kiến tôi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , | 8 Comments »

12.136. BÓNG MA NÀO ĐẰNG SAU LƯNG “KONG”?

Posted by adminbasam trên 27/03/2017

FB Mạnh Kim

27-3-2017

Dựng “Kong” tại Việt Nam là một cách mua chuộc thị trường tiềm năng Việt Nam? (ảnh: Variety)

“Kong” không chỉ là câu chuyện về một bộ phim giải trí nhảm nhí nhưng được tâng bốc hết lời, không chỉ về một phim bom tấn trước nguy cơ lỗ, không chỉ về “bộ phim Mỹ” kinh phí cao lần đầu tiên được quay ở Việt Nam. Đằng sau “Kong” là một “con khỉ đột” khổng lồ đang phủ bóng đe dọa không chỉ nền điện ảnh nội địa mà có thể cả nền văn hóa Việt Nam.

Dư luận Việt Nam rất hứng chí trước những phát biểu đãi bôi của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, chẳng hạn “sứ mệnh của tôi là đưa Việt Nam lên màn ảnh và cho thế giới biết đất nước này ngoạn mục như thế nào”. Jordan Vogt-Roberts – một đạo diễn gần như vô danh, nếu không nói là hạng bét thế giới (chỉ mới làm được… một “phim lớn” trước “Kong”, với doanh thu vỏn vẹn hơn 1,3 triệu USD) – không đủ tài cán để thực hiện một “sứ mạng” như vậy. Jordan Vogt-Roberts thuần túy là người làm thuê. Trong trường hợp “Kong”, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 5 Comments »

12.119. CÒN GÌ LÀ GIANG SƠN ĐỊA MẠCH?

Posted by adminbasam trên 25/03/2017

FB Hoàng Tuấn Công

25-3-2017

Ảnh: FB Hoàng Tuấn Công/ internet

Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng. Sơn Trà là của cha ông từ nghìn xưa để lại cho cháu con nước Việt. Vậy mà bán đảo xinh tươi này đang bị một nhóm người có quyền lực đào bới, triệt hạ cỏ cây, hòng bóc lột thiên nhiên đến tận xương tuỷ…

“Đại Nam nhất thống chí” chép:

“Núi Trà ở phía đông huyện Diên Phước. Núi cao sừng sững giữa trời, luôn có mây mù tuôn ra, rừng cây rậm tối, hươu nai sinh sản từng bầy. Phía Đông giáp biển, phía Đông Nam có dãy núi liền nhau, trông như hình con sư tử, tục gọi là núi Nghê (Nghê sơn). Tương truyền trên núi có ngọc, ban đêm thấy ánh hào quang chiếu ra ngoài biển. Phía Tây có đảo Mỏ Diều, có pháo đài phòng ngự ở đấy. Phía Bắc có núi Cổ Ngựa đối diện với hòn Ngự Hải. Phía Tây cửa biển là vụng Trà Sơn làm chỗ cho ghe thuyền đậu neo rất thuận tiện…”.

Núi Trà (Trà Sơn) chính là vùng núi Sơn Trà ngày nay.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 4 Comments »

12.096. SỞ DU LỊCH ĐÀ NẴNG NÓI DỐI VỀ KIẾN NGHỊ CỦA HIỆP HỘI DU LỊCH THÀNH PHỐ

Posted by adminbasam trên 24/03/2017

FB Nguyễn Anh Tuấn

23-3-2017

Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng sau khi chia tách. Ảnh: Infonet.

Sau buổi làm việc khẩn với Hiệp hội hôm qua, Sở Du lịch Đà Nẵng đã gửi Báo cáo nhanh tới các cơ quan liên quan cũng như dư luận, trong đó nói rõ:

“Qua kiểm tra thông tin với các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội thì ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội CHƯA TRAO ĐỔI nội dung, chưa thông qua Thường trực Hiệp hội […] nên nội dung văn bản này chỉ mang tính chất cá nhân”

Tuy nhiên, hôm nay Tổng Thư ký Hiệp hội Trịnh Bằng Có lại thông báo rõ những điều sau với báo giới:

– Ông Vinh đã gửi văn bản tới Thường trực Hiệp hội để xin ý kiến trước khi gửi Thủ tướng;

– Có 3/5 thành viên Thường trực Hiệp hội tán thành nội dung kiến nghị;

Thế là đã rõ, chính Sở Du lịch Đã Nẵng đã tiếm danh các thành viên trong Hiệp hội Du lịch để đưa ra một thông tin sai sự thật theo hướng tiêu cực nhắm tới Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Tấn Vinh, chỉ vì ông Vinh gửi kiến nghị đến Thủ tướng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

12.091. MÊ TÍN, GIAI ĐOẠN KHỐN CÙNG CỦA CUỒNG TÍN

Posted by adminbasam trên 23/03/2017

Diễn Đàn

Nguyễn Ngọc Giao

23-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong lịch sử hiện đại, không hiếm những nhà lãnh đạo quốc gia, khi cận kề cái chết, đã bấu víu vào lời tiên tri của những ông đồng bà cốt : Brejnev và Mitterrand (không thể nói ông này thiếu văn hoá) là hai ví dụ điển hình. Nhiều khi không phải là cái chết hay bệnh tật, mà là sự bất trắc của chính trị, cũng đủ làm cho người ta tin vào đồng bóng. Trường hợp tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee và nữ tổng thống con gái ông, bà Park Geun-hye là như thế. Có điều đặc biệt là sự cha truyền con nối – phải chăng là một đặc trưng của chính trị Triều Tiên, bên này hay bên kia vĩ tuyến 38 ? – lại diễn ra ở cả phía « cố vấn tâm linh » : bố là ông đồng cho tổng thống độc tài, con gái là bà cốt cho bà tổng thống thắng cử qua một cuộc đầu phiếu dân chủ.

Trong bối cảnh chung của một thế giới đang khủng hoảng và đảo lộn, Việt Nam không phải là một biệt lệ về tin nhảm. Nhưng, cũng như nạn tham nhũng, mê tín không tập trung ở những trường hợp cá biệt, mà nó tràn lan, từ trên xuống dưới, trong bộ máy cầm quyền. Chỉ cần liệt kê những vụ việc mà dư luận đều biết: ông Nông Đức Mạnh, khi còn làm tổng bí thư Đảng cộng sản – chứ không phải khi đã về hưu, lấy vợ kế khi chưa đoạn tang vợ cả – đã quyết định xây toà nhà quốc hội trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long, vì nghe lời thầy địa lý phong thuỷ, sợ đứt long mạch. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Xã hội Dân sự, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

12.065. Bài hát Con Đường Việt Nam

Posted by adminbasam trên 22/03/2017

FB Trần Trung Đạo

21-3-2017

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Ảnh: internet

Nhạc sĩ Thụy Kha phát biểu về việc năm nhạc phẩm VNCH bị cấm hát: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn”.

Câu phát biểu có phần than vãn của ông đúng gần hết chỉ sai mỗi một chữ cuối cùng. Lẽ ra phải nói là đáng “vui”.

Vui vì “bộ phận công chúng người Việt” như ông nói đã có nhận thức cao. Điệu Bolero bình thường của Con Đường Xưa Em Đi bỗng dưng trở thành quen thuộc, phổ biến, được hát vang trên đường phố.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

12.056. NHÀ NƯỚC KHÔNG DÂN VÀ NỀN NGHỆ THUẬT KHÔNG CON NGƯỜI

Posted by adminbasam trên 21/03/2017

Phạm Đình Trọng

21-3-2017

“Con đường xưa em đi” là một trong 5 bài hát bị cấm. Ảnh: internet

Những người lên báo giấy, báo hình cãi chày cãi cối về vụ cấm đoán nhạc phẩm Con Đường Xưa Em Đi mấy ngày qua cũng chỉ là những dư luận viên đó mà thôi. Những người được coi là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ mà biến mình thành dư luận viên thì tự họ đã hạ thấp tư cách văn hóa, hạ thấp tư cách nghệ sĩ của họ rồi, họ đã tự bác bỏ tư cách con người trung thực, con người lương thiện của họ rồi.

1. Kiên trì theo đuổi một học thuyết sai trái, phản dân tộc, phản tiến bộ, nhà nước cộng sản Việt Nam không thu hút, không tập hợp được người có tài năng và nhân cách. Chốn quan trường ngày càng thưa vắng người tử tế, nhường chỗ cho những kẻ bất tài, thiếu nhân cách. Đó là những con ông cháu cha nòi cộng sản và những kẻ vô lại chạy chức chạy quyền mà thành quan.

Con ông cháu cha nòi khoa bảng, học được chữ thánh hiền, biết giữ đạo làm người, biết bổn phận làm quan, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, dân còn được nhờ. Con ông cháu cha nòi cộng sản chỉ biết kiên trì học thuyết sắt máu chuyên chính vô sản, coi lẽ sống là làm cách mạng và chiến tranh giết dân lành, li tán dân tộc, tàn phá tan hoang đất nước như lời thơ của ông nhà thơ cộng sản lão làng Tố Hữu: “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong / Cho Đảng bền lâu / Cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”. Chỉ có giết, giết dân nữa đảng mới bền lâu. Loại con ông cháu cha nòi đảng đó là di họa nặng căn của dân tộc vốn tồn tại bằng thương yêu, đùm bọc: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

12.049. Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành

Posted by adminbasam trên 21/03/2017

BBC

20-3-2017

Nhà thơ Đỗ Trung Quân. Ảnh: FB Đỗ Trung Quân

Trước việc 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 gồm “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi” và “Đừng gọi anh bằng chú” vừa bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Cục NTBD) yêu cầu tạm dừng lưu hành hôm 15/3, nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ cũng như dư luận Việt Nam có phản ứng trái chiều.

Trong khi có nhà phê bình cho rằng quyết định này là “đúng” và “có cơ sở”, thì nhiều người lại phản đối đối chuyện “chà đạp, cấm đoán” các bài hát, bất kể là của dòng nhạc nào.

Trả lời BBC qua điện thoại từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ, nhạc sỹ Đỗ Trung Quân cho rằng 5 ca khúc này “không phải là các ca khúc đặc sắc nhất [của dòng nhạc Bolero] để trở thành vấn đề, đến mức chúng ta phải cấm hay nghe”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

12.047. ĐÁM TRẺ Ở TA ĐANG ĐƯỢC DẠY DỖ NHƯ NHỮNG NGƯỜI LỚN

Posted by adminbasam trên 20/03/2017

FB Vương Trí Nhàn

20-3-2017

Ảnh: FB Vương Trí Nhàn

1/ Tại một số trường tiểu học, có đội cờ đỏ do các em lập ra, uy quyền bao trùm khiến cả các giáo viên đôi khi cũng phải sợ, nói chi là các bạn – đấy là tin tôi đọc được từ một hai năm trước.

Cũng qua tờ Tuổi trẻ năm ấy, tôi thấy một vị phụ huynh kể chuyện con bà ta muốn bớt tiền ăn quà để làm việc riêng? Việc gì? Cháu cần nộp tiền cho bạn lớp trưởng, để bạn ấy khỏi báo cáo cô giáo, một lỗi nhỏ mà cháu vô ý phạm phải.

Còn chuyện trẻ con xin tiền để nhờ bạn làm hộ bài thì tôi đã đọc được ở vài nơi chứ không phải riêng ở báo nào, và nhiều nhất là trong câu chuyện hàng ngày.

Cùng với tuổi già, trong tôi bắt đầu xuất hiện và ngày càng thấy sống dai dẳng một con người phản bác lại chính mình.

Trước các hiện tượng không quen, trong tôi như là có hai con người N và N’ dông dài bàn thêm, nhất là tranh cãi với nhau. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 4 Comments »

12.041. Viện Phan Châu Trinh, Nguyên Ngọc, tôi tin

Posted by adminbasam trên 20/03/2017

VNTB/ Văn Việt

Bùi Minh Quốc

17-3-2017

Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tại lễ ra mắt Viện Phan Chu Trinh. Ảnh: VOA

Ngày 07 tháng 02/2017, tại thành phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), ra đời VIỆN PHAN CHÂU TRINH với chủ tịch Hội đồng Viện là nhà văn Nguyên Ngọc. Sự kiện này được loan tải trên một số cơ quan truyền thông nhà nước và khá đầy đủ và trang trọng trên các trang báo mạng Văn Việt, Dân Quyền, Bauxitevn…

Đối với tôi, đây là một sự kiện văn hoá xã hội có tầm quan trọng mang tính đột phá lớn tiếp sau sự ra đời của Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam với nhà văn Nguyên Ngọc làm trưởng ban.

Trong diễn từ tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hội đồng Viện Nguyên Ngọc nêu rõ:

“Viện Phan Châu Trinh ra đời, đúng như tên gọi của nó, nhằm góp phần phát huy di sản tinh thần to lớn của nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong phát triển của đất nước ngày nay. Hơn một trăm năm trước, trong tình thế cực kỳ hiểm nghèo và trăn trở tìm đường cứu nước, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đã nhận ra rằng mối họa lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ không chỉ là mất độc lập, mà còn nguy cấp hơn nhiều, là lạc hậu nặng nề về văn hóa và văn minh so với đối thủ mới của mình và với thế giới, bởi chính lạc hậu là nguyên nhân khiến nước ta mất độc lập, dân ta lâm vào vòng nô lệ thảm khốc.Từ đó, ông thống thiết nói : “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, đó là ‘CHI BẰNG HỌC!’”. Ông chủ trương một cuộc khai dân trí rộng lớn và căn bản trong điều kiện toàn cầu hóa mà ông cũng là người đầu tiên nhận ra. Nhà nghiên cứu Lê Thị Hiền Minh chỉ ra rằng đó chính là chương trình nhằm “trang bị cho những người yếu thế [tức cho nhân dân ta] các phương tiện để bước vào một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc ViệtNam lên con đường hiện đại hóa”. Có như vậy thì độc lập được giành lại, dù bằng cách nào, mới thật sự có ý nghĩa và mới có thể bền vững. Chúng tôi nghĩ cần hiểu, dù chỉ vắn tắt nhất, về điều được gọi là “Triết học Phan Châu Trinh” như vậy, để thấy rằng ngày nay ta đã có được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh khốc liệt và anh hùng, song nhận thức sáng rõ và mạnh mẽ của vị tiền bối anh minh của chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, những nan đề sinh tử ông từng sáng suốt phát hiện và báo động cho dân tộc vẫn còn nguyên tính thời sự, thậm chí theo cách nào đó càng nóng bỏng cấp thiết hơn. Chúng tôi muốn được thưa rằng Viện Phan Châu Trinh được thành lập hôm nay chính là trên và vì ý hướng đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

12.031. Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

USA Today

Tác giả: Zanna K. McKay

Dịch giả: Trần Văn Minh

4-3-2017

Sự thay đổi nhanh chóng hình dáng bầu trời của TP HCM, từng được gọi là Sài Gòn. Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel sẽ phát hành cuốn sách ảnh ghi lại các trang web di sản và sự hủy hoại của chúng trong 5 năm qua (Ảnh: Alexandre Garel).

Từng là viên ngọc kiến trúc mang tính biểu tượng từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, Thương xá Tax [Sài Gòn] với mặt tiền nghệ thuật Art Deco giờ đây hầu như chỉ còn là đống gạch vụn.

Mặc dù có một chiến dịch thu thập chữ ký của phong trào bảo tồn lịch sử đang lớn dần, tòa nhà đã bị phá hủy trong những tháng gần đây. Thay vào đó, các công ty xây dựng đã hoạch định một khu phức hợp cao 43 tầng nối kết với tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong của phố.

Thương xá Tax, được xây vào năm 1924, là một trong nhiều tòa nhà lịch sử trong 20 năm qua đã bị phá hủy hoặc bị biến đổi nghiêm trọng, theo một trung tâm nghiên cứu liên chính phủ Pháp-Việt.

Các nhà bảo tồn cho biết, các công ty xây dựng và các quan chức chính phủ đang có ý định làm cho thành phố này trở nên hiện đại và rất ít quan tâm đến những di tích của thời thuộc địa quá khứ. Tuy nhiên, phá hủy quá nhiều tòa nhà lịch sử, họ cảnh báo, sẽ làm cho thành phố kém hấp dẫn hơn đối với du khách – có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế mà chính phủ đang nuôi dưỡng hy vọng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

12.030. “KONG – ĐẢO ĐẦU LÂU” MỘT SIÊU PHẨM RỢN NGƯỜI VÀ NÃO TRẠNG KỲ THỊ CHỦNG TỘC – VĂN HÓA

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

FB Nguyễn Phúc Anh

18-3-2017

Ảnh: FB Nguyễn Phúc Anh

Cách đây vài ngày khi theo chân một người bạn đi phỏng vấn, tôi vô tình được tham dự buổi chiếu phim cho bộ phim Kong: Skull Island (Kong – Đảo đầu lâu) của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và vô tình được nghe, quan sát anh đạo diễn với phong cách hippy trả lời phỏng vấn phóng viên các báo đài.

Ấn tượng chung là anh ấy chả biết tí gì về Việt Nam cả. Anh ấy cũng chả có hình dung gì về cái gọi là Đại sứ du lịch cùng những gì cần phải làm khi được trao danh hiệu ấy. Lời khuyên cho các bạn phóng viên: đừng hỏi anh ấy Lý Nhã Kỳ là ai, anh ấy không biết đâu! Hỏi đi hỏi lại nhiều làm anh ấy hơi mệt và bực mình.

Tuy rằng anh ấy không có ý niệm gì về công việc đại sứ, không biết ai là người tiền nhiệm, đồng thời cũng chả biết luôn những người tiền nhiệm đã và đang làm những gì, thật mừng cho đất nước chúng ta là anh ấy đã nhận danh hiệu Đại sứ du lịch. Anh ấy thậm chí còn hứa sẽ làm tốt hơn những người tiền nhiệm.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.014. Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Posted by adminbasam trên 17/03/2017

Tưởng Năng Tiến

17-3-2017

Nhạc sĩ Trúc Phương (1933-1995).

Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn: “Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Hơn bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

– Tiến hả?
– Dạ…
– Vũ Đức Nghiêm đây…
– Dạ…
– Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
– Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Ảnh:honque

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…”

– Hình như là nhạc của Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.

– Em nói nghe cái gì?

– Anh thử nghe nhạc coi…

– Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:

– Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến:

– Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?

– Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:

Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:

Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật:

Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác!

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

12.000. TIỀN CỦA LÍNH CỘNG HOÀ THÌ NHẬN NHƯNG NHẠC PHẢI CẤM

Posted by adminbasam trên 17/03/2017

FB Trung Bảo

16-3-2017

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. Ảnh: VTC

Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng để thấy trình độ của ông Nguyễn Lưu này đến đâu mà ông ta giở giọng như vậy.

Vậy đó chứ cho kẹo thì “nhà phê bình” này cũng không dám kêu nhà nước từ chối tiền của các cựu lính Cộng Hoà gửi về hằng năm. Tiền thì sẵn sàng nhận nhưng nhạc thì phải cấm. (Từ một comment của anh Nguyễn Khánh).

Lưu ý: Post này sẽ dài nhưng tôi vẫn giữ nguyên bản bài viết của ông “nhạc sĩ” nay thêm “nhà phê bình âm nhạc” và bài trả lời. Các bạn gắng đọc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

11.953. Khi con người giữ lại

Posted by adminbasam trên 14/03/2017

Tuấn Khanh

14-3-2017

Ảnh: internet

Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 5 Comments »

11.947. Vong ơn tạo ra phản trắc

Posted by adminbasam trên 13/03/2017

Blog RFA

CanhCo

13-3-2017

Người Việt vốn sống rất lâu trong những định kiến thời phong kiến, “ăn cây nào rào cây nấy” là câu ban đầu được diễn giải là hành vi trung thành, chung thủy với vật, người đã làm ơn cho mình, tuy nhiên sâu xa hơn nó còn mang tính răn đe của quyền lực đối với người dân. Quyền lực phong kiến là vua, mọi ban phát từ triều đình cần phải được trung thành. Cái cây quyền lực ấy phải được rào chắn, bảo vệ và gìn giữ cho nó luôn xanh tươi hầu tiếp tục ban phát cho kẻ khác.

Lòng biết ơn của người Việt qua câu chuyện “rào cây” dưới chế độ cộng sản đã trở thành biết ơn người ban phát. Khởi đầu từ đó “Ơn đảng ơn chính phủ” thay thế một cách trắng trợn, thô thiển câu mà vua quan phong kiến trám vào đầu người dân hàng ngàn năm trước.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.941. Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm” (bài 1)

Posted by adminbasam trên 13/03/2017

Trần Phong Vũ

12-3-2017

Huỳnh Quốc Huy là một trong những hiện tượng về sự thức tỉnh của lương tri giới trẻ Việt Nam quốc nội trước nạn thù trong giặc ngoài & hiểm họa tiêu vong của giống giòng Lạc Việt. Kẻ trước người sau, mỗi người một tư duy, một phương sách lên tiếng khác nhau. Nhưng tất cả đều ngời lên một khối óc, một trái tim Việt Nam, một thái độ can đảm và một tấm lòng yêu thương trải rộng.

Yêu con người. Yêu sự sống. Yêu sự thật. Yêu dân tộc. Yêu quê hương.

Thiết tha, Nồng nàn. Can đảm.

Tối Thứ Tư 15-02-2017, một bạn trẻ chuyển cho tôi một lúc bảy clip video của Huỳnh Quốc Huy, mỗi clip bàn sâu vào một chủ đề. Dù mới chỉ nghe xong clip bàn về “Mặt Trận Văn Hóa ‘Ngợm’” thời lượng 1 giờ 36 phút 58 giây, bao gồm cả phần trao đổi với người ái mộ, nhưng tôi không thể trì hoãn lên tiếng. Dĩ nhiên trước khi nhận định, người viết cũng phải dành thì giờ để chép lại nguyên văn những đoạn quan trọng trong viedeo clip này để đưa vào phần trích dẫn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

11.933. BẢN THÂN CHỮ QUỐC NGỮ “CÓ TỘI” VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG?

Posted by adminbasam trên 12/03/2017

Nguyễn Văn Nghệ

12-3-2017

Bức họa giáo sĩ Alexander de Rhodes. Không rõ họa sĩ.

Sáng thứ bảy, ngày 3/10/2015 tại khu VietStar Resort, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Phú Yên và Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia về “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, hội ngôn ngữ và các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Hội thảo ghi nhận công lao của các giáo sĩ phương Tây trong việc hình thành chữ Quốc ngữ: trong đó quyển Từ điển Việt- Bồ- La là thành quả của một tập thể các giáo sĩ người Bồ đào nha như Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonio Barbosa và người có công tập hợp, hệ thống lại để quy tụ thành cuốn từ điển nói trên là giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Sinh thời Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Quả vậy, với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến chữ Quốc ngữ là tinh thần, là linh hồn của dân tộc Việt. Vốn quí ấy của dân tộc cần được nuôi dưỡng để phát triển mạnh mẽ hơn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

11.932. XỨ SỞ NÀY NỢ ÔNG ẤY LỜI TRI ÂN

Posted by adminbasam trên 12/03/2017

LS Đặng Đình Mạnh

12-3-2017

Ảnh: Alexander Rhodes

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.

Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.

Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 8 Comments »

11.929. TẠI SAO LẠI CẤM 5 BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP?

Posted by adminbasam trên 12/03/2017

FB Nguyễn Phú Yên

11-3-2017

Bài hát “Con đường xưa em đi” của Châu Kỳ, Hồ Đình Phương.

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) vừa quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975. Các ca khúc bị tạm dừng phổ biến dù đã được cấp phép trước đó bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết đã xem xét nội dung ca từ 5 bài hát trên, đối chiếu với bản nhạc gốc, đã thẩm định lại và quyết định tạm thời dừng việc lưu hành các bài hát này (tuoitre.vn, ngày 11-3).

Cục NTBD đã sai khi viết bài “Đừng gọi anh bằng chú” là của Diên An, đúng ra đó là bài hát của NS Anh Thy! Có gì đằng sau việc “nhỏ như con thỏ” này để một hội đồng nghệ thuật lao tâm khổ tứ đi soi mói các bài hát mà nhiều người đã biết từ mấy chục năm nay để rồi phải ra quyết định dừng lưu hành? “Tạm dừng” chỉ là cách nói để mọi người phải hiểu là cấm, không lẽ sau này lại ra quyết định dừng hẳn hoặc là được phép xài tiếp? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.922. ‘Tôi từng viết mà không được xuất bản’

Posted by adminbasam trên 11/03/2017

BBC

11-3-2017

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu cho BBC hay bà có thời gian ‘vẫn viết mà không được xuất bản’. Ảnh: FB Đỗ Hoàng Diệu.

Thế giới ‘không còn hiền như xưa’ và tất cả mọi thứ ‘đã thay đổi, kể cả người đọc’, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu từ Hoa Kỳ chia sẻ với BBC hôm 11/3/2017 về sáng tác, xuất bản, văn chương và bạn đọc.

‘Người đói sách đói chữ, vớ gì cũng đọc ngốn ngấu và nâng niu sách như vàng ngọc không còn nhiều’, tác giả của các tác phẩm như Bóng Đè, Lam Vỹ v.v… nêu quan điểm với BBC.

Hé lộ về thế giới thầm kín ‘bếp núc’ về sáng tác sau những tác phẩm của mình, nhất là qua giai đoạn trên dưới một thập niên gần đây, nhà văn cho hay:

“Có “nhà phê bình mậu dịch” cứ thỉnh thoảng lại “cấu” tôi một nhát đâu đó trên truyền thông bằng cách dẫn tên tôi ra làm minh chứng cho sự chết yểu của ngòi bút. Họ đâu biết trong cả thập kỷ đó, tôi vẫn viết mà không được xuất bản.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

11.920. TÌNH NGƯỜI VÀ SỰ TỬ TẾ SẼ CỨU RỖI…

Posted by adminbasam trên 11/03/2017

FB Vũ Kim Hạnh

11-3-2017

Ảnh. Ian Grillot rưng rưng khi kể chuyện ngăn kẻ nổ súng. Ảnh: AP

Hôm qua, đài CNN đưa tin, chính quyền Trung Quốc đã chấp nhận cho đăng ký 38 thương hiệu, nhãn hiệu cầu chứng mới cho gia đình Trump, mở đầu việc thiết lập nhiều dịch vụ mới ở TQ. Đúng là xứng đào xứng kép, anh Trung (Đỗ Nam Trung) và anh Trung Quốc. Quan điểm của Trump đang gây ra những chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Và người Mỹ đang…

CÚT KHỎI NƯỚC MỸ ĐI!

Ngày 22/2/2017, tại một quán rượu có tên Austin Bar and Grill ở Kansas, một người đàn ông Mỹ tên Ian Grillot đã nhảy ra can thiệp khi một cựu chiến binh Mỹ nổ súng bắn hai kỹ sư người Ấn Độ. Ông Grillot đã chờ cho đến khi (ông nghĩ là) tên sát nhân đã hết đạn thì nhảy ra vật hắn xuống. Nhưng không, tên sát nhân vẫn còn một viên đạn trong khẩu súng trên tay và hắn lập tức bắn phát còn lại vào Grillot. Ông kể lại: “Trời, lúc ấy quả là tôi hơi bị shock vì tưởng khẩu súng đã hết đạn và tôi thấy ngay là…chắc chết. Nhưng cũng lúc đó, tôi chỉ kịp nghĩ, bằng mọi cách phải giúp các nạn nhân – họ đáng được hưởng công lý, và tôi tấn công kẽ nổ sung là bởi điều ông ta làm không đúng.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

11.911. VTV3 và tệ nạn văn hoá dân tộc

Posted by adminbasam trên 10/03/2017

FB Bạch Hoàn

10-3-2017

“Nếu thấy chúng tôi diễn hài nhảm, hãy tắt tivi”. Khi tôi viết về thái độ coi thường khán giả truyền hình, thậm chí là thách thức kênh truyền hình, trong đó có VTV3 – Kênh Văn hoá, Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, điều tôi muốn nói không phải là cá nhân Trấn Thành. Tôi nhìn thấy đây là một phần của bức tranh vô cùng nhá nhem về thực trạng nghệ thuật nước nhà, về thái độ của những người tự cho mình là nghệ sĩ của công chúng và trách nhiệm của đài truyền hình.

Tôi không đồng quan điểm với cách mà VTV3 đã làm trong thời gian qua. Ở đó đang sản xuất quá nhiều game show gây cười nhạt nhẽo, những chương trình truyền hình lăng xê những cá nhân chân dài não ngắn, tài năng quá thiếu mà chiêu trò lại quá thừa. Họ được VTV3 dựng lên thành những giám khảo, những người trở thành huấn luyện viên, trở thành thầy cô để đào tạo một lớp nghệ sĩ mới. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

11.813. Nguyễn Khắc Mai: Thư ngõ Kính cẩn gửi Nhật Hoàng và Hoàng hậu

Posted by adminbasam trên 01/03/2017

Nguyễn Khắc Mai

Hà Nội, ngày 1-3-2017

Phó Chủ tịch nhà nước CSVN Đặng Thị Ngọc Thịnh ra đón Nhật Hoàng và Hoàng Hậu tại phi trường Nội Bài, Hà Nội. Nguồn: internet

Phó Chủ tịch nhà nước CSVN Đặng Thị Ngọc Thịnh ra đón Nhật Hoàng và Hoàng Hậu tại phi trường Nội Bài, Hà Nội. Nguồn: internet

Thư ngõ Kính cẩn gửi Nhật Hoàng và Hoàng Hậu

Kính thưa Nhật Hoàng và Hoàng Hậu,

Hôm qua, khi nhìn thấy Nhật Hoàng và Hoàng Hậu bước ra cửa máy bay, dừng lại rồi nghiêng mình chào Đất nước Việt Nam và những người ra đón, tôi thực sự có một xúc động đầy thiện cảm. Đó là sự tinh tế của văn hóa phương Đông chăng. Tôi, một người già sống ở Ô Đồng Lầm, kinh thành Thăng Long xưa xin gởi lá thư này đến Ngài.

Tôi còn nhớ hồi bé tôi đã từng được những vị trưởng thượng truyền cảm cái lòng khâm phục Nhật Bản sau cuộc Nga – Nhật chiến tranh, một hạm đội của Nga đã bị đánh tan ở eo Đối Mã. Điều thú vị là qua đó Việt Nam biết đến vị trí và giá trị của cảng Cam ranh. Rồi chúng tôi say sưa đọc về công cuộc Minh trị Duy Tân với những hành động đầy tinh thần yêu nước lãng mạn, như có người rạch bụng mình giấu tài liệu khoa học đem về nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

11.627. Thư mời của Trung tâm Minh Triết

Posted by adminbasam trên 13/02/2017

Nguyễn Khắc Mai

13-2-2017

Cụ Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Ảnh: internet

Cụ Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Ảnh: internet

Chúng tôi gởi lá thư này, tới các nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, tới các doanh nhân, tới các anh chị thanh niên, sinh viên, các nhà lãnh đạo ở trung ương và địa phương, tới các cơ quan và tổ chức khoa học, văn hóa, giáo dục của nhà nước và của xã hội ở nước ta, để mời gọi tham gia kỷ niệm “110 Năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907- 2017)- Cuộc Quốc gia Khởi Nghiệp Đầu Thế kỷ XX”.

Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục khởi đầu ở Hà nội, mở ra một phong trào văn hóa cứu nước, có ý nghĩa cách mạng to lớn, nhằm giành lại Độc lập, chấn hưng và phát triển Đất nước theo trào lưu của văn minh hiện đại của nhân loại. Thực dân Pháp đã đàn áp tàn bạo, đóng cửa Nghĩa thục và đày những nhà ĐKNT ra Côn đảo. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 5 Comments »

11.620. Hữu Thỉnh: Tổng bí thư Đảng Thơ

Posted by adminbasam trên 13/02/2017

Blog RFA

CanhCo

12-2-2017

Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi. Ảnh: internet

Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi. Ảnh: internet

Thơ, vốn là những câu vần vè của người bình dân khi cao hứng giữa đồng ngân nga trêu chọc nhau hay ước muốn mưa thuận gió hòa, thôn xóm bình an, gia đình sung túc. Đó là vài trăm năm trước.

Thơ, bước vào đời sống văn học là trăn trở phận người, là hào khí chống giặc, là tình yêu lứa đôi, là triết lý sống hay trăn trở về số phận. Thơ lúc ấy trở thành thi ca. Là nữ hoàng của mọi thể loại văn học. Thơ có một lúc đầy hào quang, ánh sáng mỹ học và như mọi cuộc dấn thân khác, thơ cần tồn tại bằng chính sự sáng tạo. Thơ hôm nay không còn tiếp tục sáng tạo, nó ê a cái cũ, nó ca tụng cái không còn đáng ca tụng, nó như con tắc kè thay màu da khi cuộc sống tác động lên nó. Thơ suy nghĩ theo hướng danh và lợi, hai thứ vốn rất xa lạ với thơ, ngay cả với một câu thơ dở nhất.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.610. Thế giới đang ở thời của đảo ngược các giá trị truyền thống?

Posted by adminbasam trên 11/02/2017

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức

11-2-2017

Trevor Noah from 'The Daily Show' compares Donald Trump to an African President

Trevor Noah trong chương trình truyền hình ‘The Daily Show’ so sánh Donald Trump với tổng thống châu Phi. Ảnh: Comedy Central.

*Quốc gia mạnh nhất thế giới bị thách thức

Nước Mỹ đang rúng động trước các sắc lệnh tân Tổng thống Donald Trump vừa ban hành sau bao phát ngôn tranh cử gây sốc. Đặc biệt phát biểu tại lễ nhậm chức tháng trước, ngược với các tổng thống tiền nhiệm đều nhắc đến thành tựu đất nước, công trạng các vị tiền bối, trân trọng công sức mọi người dân đã làm nên nước Mỹ vốn thuộc về những giá trị truyền thống phổ quát, Donald Trump đã phủ định tất cả, đánh đồng mọi chính quyền, đảng phái xưa nay đều đối kháng với nhân dân Mỹ, coi chỉ mỗi mình đồng nhất với nhân dân “quyền lực được chuyển giao từ Washington sang cho nhân dân Mỹ”; mọi chính khách, lãnh đạo, cơ quan công quyền xưa nay là “giai cấp cai trị”, còn “nước Mỹ (tức nhân dân, kẻ bị trị) bị tàn sát”. Phủ định vai trò nước Mỹ dẫn đầu đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá, cho đó chỉ là “giúp các nước giàu có”, “còn của cải, sức mạnh, tự tin của quốc gia biến mất”, tức đưa nước Mỹ quay lưng lại đối kháng biệt lập với thế giới.

Thay vì tập hợp toàn dân vốn là một giá trị truyền thống phổ quát tạo nên những quốc gia hùng mạnh, Donal Trump đã phân biệt, đối lập họ với nhau giữa “một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận phần thưởng của chính phủ”, “còn nhân dân gánh chi phí”. Các nhà xã hội học gọi tư tưởng đảo ngược các giá trị truyền thống phổ quát trên thuộc chủ nghĩa dân túy, mà hậu họa những quốc gia áp dụng nó đã để lại bao di chứng, lịch sử họ phải trả giá gột rửa mất nhiều thế hệ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: