BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nguyễn Thị Từ Huy’

12.488. Phỏng vấn Vũ Thư Hiên (phần 2)

Posted by adminbasam trên 20/04/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

19-4-2017

Tiếp theo phần 1

Cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Ảnh: internet

Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Xin ông nói về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông?

Vũ Thư Hiên: Khi chủ trương cải cách ruộng đất được đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi: “Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần phải làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn.” Ông Hồ không muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức, đó là sự thật. Điều cha tôi kể lại cho tôi nghe cũng không phải bịa đặt. Nhưng rồi sau, như ta biết, chính ông Hồ, với tư cách chủ tịch nước, đã ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, năm 1953. Theo lời những cán bộ cách mạng lão thành, mà tôi thấy là có lý, thì Trường Chinh mới là người muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức. Chủ trương này phù hợp với lời dạy của Mao Trạch Đông (cách mạng vô sản phải tiến hành song song hai nhiệm vụ phản phong và phản đế, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực). Người ta đã vội vã tiến hành cải cách ruộng đất dưới chiêu bài ấy, không nhằm mục tiêu cải cách ruộng đất thực sự đâu. Nó mang mục đích chính trị. Có thể lý giải sự việc như thế nào? Để cải cách ruộng đất phải có những cuộc điều tra kỹ càng về tình hình ruộng đất, nước nào cũng vậy. Nhưng đã không có một cuộc điều tra nào như thế, trừ sự sử dụng vài con số thống kê do người Pháp làm trong thời thuộc Pháp. Ý đồ được ẩn giấu là: gạt ra ngoài lớp người đã tham gia từ đầu việc cướp chính quyền năm 1945 – những người không coi trọng tôn ti trật tự trên dưới, mà coi mọi người tham gia cách mạng đều bình đẳng. Mà, theo Trường Chinh, tôn ti trật tự là cái rất cần cho cách mạng, để thực hiện những mục tiêu của cách mạng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.437. Phỏng vấn Vũ Thư Hiên (phần 1)

Posted by adminbasam trên 18/04/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

17-4-2017

Nhà văn Vũ Thư Hiên. Nguồn: FB VTH

Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Thưa ông, từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có dịp nghe đến cuốn « Đêm giữa ban ngày » của ông, được nhắc tới trong các câu chuyện của ba tôi và bạn bè ông ấy. Giờ đây, thật may mắn cho tôi có dịp được trò chuyện cùng ông. Hy vọng, trong tư cách nhân chứng, ông sẽ giúp mọi người nhìn thấy một số mặt khuất trong lịch sử của chúng ta, cái lịch sử vốn còn rất nhiều điều chưa được rõ ràng. Câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vai trò của Hồ Chí Minh trong cấu trúc quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nhiều sử gia quốc tế chứng minh rằng khoảng từ những năm 1960 Hồ Chí Minh không còn có thực quyền nữa. Quyền lực chuyển vào tay bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh. Ông có thể nói gì về điều này?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

12.205. Chủ nghĩa cộng sản: mục đích hay phương tiện?

Posted by adminbasam trên 01/04/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

31-3-2017

Búa, liềm và sao đỏ là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Các nhân vật lãnh tụ CS (theo chiều kim đồng hồ): Trần Độc Tú, Leon Trotsky, Vladimir Lenin, Karl Marx, Friedrich Engels.

Ông Bá Ngọc có công bố một tài liệu lịch sử đặc biệt trên Tạp chí XƯA & NAY, số 438, tháng 10.2013, trong bài viết có nhan đề là « Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản ».

Tạm để sang một bên lối viết sử kiểu cộng sản chủ nghĩa để tập trung vào một số chi tiết và sự việc được trình bày trong bài này, ta có thể thấy rõ hơn về một vài điểm ở nhân vật Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản Việt Nam.

Tài liệu mà Bá Ngọc tìm được trình bày một sự kiện xảy ra với Nguyễn Ái Quốc vào thời kỳ ông đến Liên Xô lần thứ ba trong đời hoạt động của mình, sau khi bị bắt giam ở Hồng Kông, từ 1934 – 1938. Sự kiện đó là Nguyễn Ái Quốc trở thành đối tượng điều tra của Quốc tế Cộng sản (QTCS). Tháng 2/1936, QTCS thành lập một Ban thẩm tra để xem xét trường hợp Nguyễn Ái Quốc, vì các lý do: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

12.100. Đã từng có các nỗ lực hoà bình?

Posted by adminbasam trên 24/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

23-3-2017

Ông Ngô Dình Diệm (trái) và người em Ngô Đình Nhu. Ảnh: internet

Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của tác giả Phong Uyên, trên trang Dân Luận, xin giới thiệu thêm một tài liệu nói về nỗ lực không thành giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh nhằm tránh chiến tranh và xây dựng một mô hình hai nhà nước liên bang.

Có những tài liệu khác cũng chỉ ra rằng Hồ Chí Minh đã mất cả năm 1946 để tìm giải pháp thoả hiệp với Pháp nhằm tránh chiến tranh, nhưng đã thất bại. Và thời điểm đó Hồ Chí Minh bị coi là việt gian bán nước, đến mức trong một diễn văn phải lên tiếng thanh minh. 

Cần phải tìm hiểu xem tại sao ở Việt Nam các nỗ lực hoà bình ở thế kỷ trước đều bị thất bại ? Trước đó, các nỗ lực đi theo con đường tri thức và học vấn (đại diện là Phan Chu Trinh) cũng thất bại trước lựa chọn bạo lực. Và về sau, trước mỗi cuộc chiến, các nỗ lực đàm phán vì hoà bình cũng thất bại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

11.930. Formosa và sự tồn vong của chế độ chính trị

Posted by adminbasam trên 12/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

11-3-2017

Người dân miền Trung biểu tình, phản đối Formosa. Ảnh: internet

“Formosa là tử huyệt của chế độ”, câu này tôi nghe rất nhiều người nói, trong số đó có nhà văn Võ Thị Hảo, là người mà tôi trực tiếp được nghe phát ngôn. Không riêng gì chị Võ Thị Hảo, rất nhiều người nghĩ như vậy. Những người này có cái lý của họ. Bởi vì rõ ràng là sự tồn tại của Formosa gắn với sự huỷ hoại toàn bộ môi trường sống, tức là Formosa chuẩn bị cho sự diệt vong của toàn bộ dân tộc. Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ. Nếu họ để cho Formosa tồn tại thì chính họ tự đẩy mình vào chỗ chết. Người Việt Nam quá hiểu điều này, và không ai muốn chịu chết. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

11.849. Người ta được lợi gì khi thắng một cuộc chiến?

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

4-3-2017

Hình ảnh phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong chiến tranh. Nguồn: báo NYT.

Hình ảnh phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong chiến tranh. Nguồn: báo NYT.

Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh? ».

Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :

« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.

Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận, được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

11.816. Quyền lực thuộc về nhân dân

Posted by adminbasam trên 01/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

1-3-2017

Người dân không biết quyền lực mà họ có. Nguồn: internet

Người dân không biết quyền lực mà họ có. Nguồn: internet

Trong bài này, chúng ta đề cập đến một sự hiểu nhầm khác, một sự hiểu nhầm đang rất phổ biến hiện nay : sự hiểu nhầm về chế độ chính trị hiện hành.

Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được chăng đầy các đường phố, và ghi đầy trên trên báo Đảng nhằm khiến người dân hiểu nhầm rằng Việt Nam là một nước dân chủ.

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi : « Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân ». Điều này cũng tạo sự hiểu nhầm về bản chất của Nhà nước Việt Nam.

Văn kiện ĐCS ghi : « Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản »

Hồ Chí Minh trong nhiều bài viết cũng nói đến chuyện phải xây dựng và thực hành dân chủ, phải để cho nhân dân làm chủ…

Tất cả những điều trên đây đều khiến người dân Việt Nam tưởng nhầm rằng mình đang sống trong một chế độ chính trị dân chủ. Tôi nói « tưởng nhầm », bởi vì trong thực tế, chế độ chính trị ở Việt Nam không phải là một chế độ chính trị dân chủ. Nó là độc tài độc đảng, hay toàn trị, thì còn phải bàn bạc và phân định. Nhưng điều chắc chắn Việt Nam hiện nay không phải là một thể chế chính trị dân chủ. Đây là lý do khiến hiện nay nhiều người đặt vấn đề về việc dân chủ hoá Việt Nam, và nhiều người đang đấu tranh cho quá trình dân chủ hoá thể chế chính trị Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

11.771. Người Việt Nam không hèn

Posted by adminbasam trên 24/02/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

24-2-2017

Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là  « hiểu nhầm ». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.

Người Việt Nam, trong tư cách là một cộng đồng, một dân tộc đang có những hiểu nhầm về chính dân tộc mình. Bài này đề cập đến một khía cạnh của sự hiểu nhầm chính mình : trong rất nhiều bài báo, bài blog, facebook… mà chúng ta đã đọc, trong nhiều cuộc hội thoại hàng ngày, chúng ta gặp mệnh đề này : « người Việt Nam hèn », cứ như thể « hèn » là thuộc về bản tính của người Việt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

11.512. Quyền lực lãnh đạo đối diện với quyền lực của nhân dân

Posted by adminbasam trên 01/02/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

31-1-2017

Demonstrators clinging to placards fill the streets of Midtown, Manhattan in New York as they

Người Mỹ biểu tình chống Trump trên đường Midtown, Manhattan, New York, quê nhà của Donald Trump. Ảnh: TNYF/Wenn.com

Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lên nhậm chức khiến cho một bộ phận lớn người Mỹ lo lắng, châu Âu cũng đã bộc lộ sự lo lắng trên mặt báo và trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Nhiều lý do khiến châu Âu phải lo lắng, trong đó có việc một số phát ngôn của Trump trong chiến dịch tranh cử và những quyết định của Trump trong những ngày đầu nhậm chức đi ngược lại với các giá trị mà châu Âu muốn bảo vệ.

Việc Trump thắng cử được một số nhà phân tích nhìn nhận như là một bằng chứng cho sự thiếu hoàn hảo hay là sự bất cập của các nền dân chủ trên thế giới (người ta ngay lập tức nhớ lại rằng Hitler lên nắm quyền cũng là nhờ cơ chế bầu cử dân chủ).

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa một nền chính trị dân chủ và một nền chính trị độc tài là ở chỗ: Trump không thể bịt miệng dân chúng (như ở các nước độc tài) để muốn nói gì thì nói và muốn làm gì thì làm. Điều đã xảy ra và sẽ xảy ra: người Mỹ không im lặng để cho Trump phát ngôn hay hành động một cách vô tội vạ. Họ đã và sẽ phản ứng. Và chúng ta còn chưa biết phản ứng sẽ đi tới đâu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 2 Comments »

11.412. Thư cảm ơn Jonathan London của một người Việt Nam

Posted by adminbasam trên 21/01/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

21-1-2017

GS Jonathan London, nhà Việt Nam học. Ảnh: internet

GS Jonathan London, đã có hàng chục năm nghiên cứu về VN. Ảnh: internet

Trong những ngày giáp tết cổ truyền này chắc không ai muốn nói chuyện buồn, chắc không ai muốn nói giọng bi quan, tôi cũng vậy. Vì thế, khi đọc được « Thư gửi Việt Nam » của người Mỹ Jonathan London, tôi được truyền một cảm hứng lạc quan để viết bài này, tất nhiên, như mọi khi, về chủ đề chính trị, vì blog của tôi, như mọi người hẳn đã lưu ý, là một blog chính trị.

Jonathan London, trong bài blog của mình, đã gián tiếp nêu lên một vấn đề cốt lõi cho quá trình dân chủ hoá Việt Nam : Việt Nam chỉ có thể dân chủ hoá khi người Việt có nhu cầu về dân chủ. Người Việt có nghĩa là đa số người Việt Nam, chứ không phải chỉ là một thiểu số như hiện nay. Tôi trích nguyên văn phát biểu của Jonathan London : « Và đây chính là lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết. »

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.210. Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu? (III)

Posted by adminbasam trên 03/01/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

2-1-2017

Tiếp theo Phần IPhần II

Trong bài này, tôi tiếp tục đưa ra cách nhìn thứ ba về tương lai của nền chính trị độc tài tại Việt Nam hiện nay. Một số không ít những người làm phân tích, bình luận về các vấn đề Việt Nam cho rằng, nếu sự khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường vẫn tiếp tục và không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc giảm bớt hậu quả, thì thực tế sẽ đào thải cái mô hình chính trị đi ngược lại với các quy luật của cuộc sống, mô hình đang tồn tại và đang là nguyên nhân của mọi khủng hoảng ở Việt Nam lúc này. Chính khủng hoảng sẽ đặt dấu chấm hết cho chế độ.

Tôi tạm tổng kết một số lý do làm cơ sở cho cách nhìn nhận này, mà tôi nắm bắt được từ các phản ứng của dư luận xã hội :

1/ Hệ thống chính trị bị tha hoá, bị lũng đoạn ở mọi cấp độ và sự bất lực của ĐCSVN trong việc chống lại sự tha hoá và lũng đoạn của đảng viên các cấp. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

11.191. Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu ? (II)

Posted by adminbasam trên 31/12/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

31-12-2016

Tiếp theo phần I: Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu? (I)

Có những người mong muốn thể chế chính trị Việt Nam được cải cách một cách căn bản để chuyển đổi sang một cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho sự phát triển, bởi vì cơ chế độc tài hiện hành đang kìm hãm phát triển và là nguyên nhân của hầu như tất cả các vấn nạn xã hội. Tuy nhiên, bộ phận này mong muốn đảng cộng sản cải tổ để có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, để tiếp tục là « đảng của dân tộc », theo như cách nói của họ. Những người thuộc nhóm này có lẽ không nhiều, họ là những đảng viên kỳ cựu hoặc là « đảng viên có lương tri », cho đến giờ phút này vẫn ở trong đảng, dù rằng họ nhìn thấy rất rõ sự suy thoái của đảng, và nhìn thấy rất rõ trách nhiệm của đảng đối với các vấn đề hiện tại mà đất nước và nhân dân phải gánh chịu. Họ đã viết nhiều đơn thư, kiến nghị, nhằm góp ý cho đảng trong hy vọng rằng tiếng nói của họ sẽ có một ảnh hưởng nhất định.

Xin dẫn một ví dụ, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, trong loạt bài “Về đại hội XII” của ĐCSVN, có đoạn viết: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

11.180. Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu? (I)

Posted by adminbasam trên 30/12/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

29-12-2016

Trong những ngày cuối cùng này của năm 2016, nhìn vào tình hình chính trị Việt Nam có thể nói gì?

Tôi tạm đưa ra đây ba cách nhìn nhận khác nhau, đúc kết từ sự quan sát cá nhân của tôi về các ý kiến lưu hành trong dư luận xã hội (opinion publique) : 1/ Chế độ chính trị hiện hành còn tồn tại lâu dài, 2/ Đảng cộng sản sẽ tự chuyển hoá để tự bảo tồn và để tiếp tục lãnh đạo dân tộc, 3/ Chế độ độc tài cộng sản sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Xin nói rõ, đây là sự tổng kết về các cách nhìn nhận đang tồn tại trong dư luận xã hội mà tôi trình bày lại dưới hình thức điểm tình hình, mỗi quan niệm sẽ được phân tích trong một bài riêng, để tiện theo dõi.

Bài đầu tiên này giới thiệu quan niệm cho rằng chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài.

Có thể xếp những người nhìn nhận theo cách này vào hai nhóm : 1/ Nhóm thứ nhất gồm các lãnh đạo cộng sản và các chuyên gia lý luận cao cấp của đảng cộng sản. 2/Nhóm thứ hai gồm những người bi quan về chính trị. Mỗi nhóm đều có căn cứ và lập luận riêng của mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

10.907. Trao đổi với anh Thạch Đạt Lang

Posted by adminbasam trên 01/12/2016

Kông Kông

30-11-2016

Trích từ bài Cảm nghĩ về bài viết “Mục tiêu nào cho Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Từ Huy:

Một việc gần đây nhất liên hệ đến sự lầm lẫn nói trên là những người lãnh đạo trong phong trào đòi công ty Formosa bồi thường thiệt hại và rời khỏi Việt Nam, đã dùng cờ Thiên Chúa giáo trong cuộc biểu tình trước khu công nghiệp Formosa ở Kỳ Anh vào ngày 02.10.2016. Ai dám khẳng định rằng 100% dân số ở bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đều theo đạo Thiên Chúa? Hành động dương cờ Thiên Chúa giáo trong lúc biểu tình đã vô tình tách rời giáo dân ra khỏi cộng đồng dân tộc. Chẳng biết những người lãnh đạo giáo dân ở các giáo xứ miền Bắc-Trung phần có ý thức được điều này không?” (hết trích)

Nói “Liên minh chính trị của người Việt hải ngoại” là một vấn đề quá rộng. Ở đây chỉ xin góp ý về nội dung bài viết trên và (đoạn trích dẫn) là tại sao “Liên minh” chưa thể (hay không thể) thực hiện được. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 3 Comments »

10.881. Cảm nghĩ về bài viết “Mục tiêu nào cho Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Từ Huy

Posted by adminbasam trên 28/11/2016

Thạch Đạt Lang

28-11-2016

Trước hết, xin chân thành cám ơn cô Từ Huy đã gợi cảm hứng cho tôi trở lại làm việc. Hơn hai tuần lễ vừa qua, tôi thật sự chán nản, buồn bã, muốn buông bỏ tất cả khi hàng ngày đọc tin tức ở Việt Nam, những tin tức đầy bi quan, đen tối cho vận mệnh, tương lai dân tộc, đất nước trong tất cả các lãnh vực từ văn hóa đến giáo dục, kinh tế, môi trường… Tôi cảm thấy mình thật sự bất lực, ngay cả trong những việc nhỏ nhặt nhất như giúp đỡ nạn nhân bị lũ lụt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Liên lạc với một hai người quen biết có chút ảnh hưởng, tiếng tăm trong nước để đóng góp, họ khuyên hãy chờ vì công tác cứu trợ đang gặp khó khăn do chính quyền gây khó dễ, thế rồi có thể vì lý do sức khỏe, không thấy họ liên lạc lại.

Có một điểm đầu tiên trước khi đi vào phần chính của bài. Tôi không đồng ý với nhận định tự cho mình thuộc cộng đồng trong nước của cô Từ Huy. Tiếng Anh có một câu như sau: “Where there’s a will, there’s a way”. Có nghĩa là: Ở đâu là ước muốn, ở đó là con đường, hay “Có chí thì nên”. Do đó, việc cô Từ Huy nhận mình không thuộc cộng đồng NVHN là không đúng, khi đóng góp ý kiến, bài vở về những vấn đề liên quan đến cộng đồng, cô đã là một thành viên của cộng đồng dù sống ở đâu. Tuy nhiên, khi đặt mình ra khỏi cộng đồng, cô có thể quan sát chính xác, tường tận, rõ ràng hơn tình trạng những sinh hoạt, diễn biến trong cộng đồng đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

10.870. Mục tiêu nào cho Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 27/11/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

27-11-2016

Thực sự, câu chuyện về việc « không thể » hình thành một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại rất đáng được suy nghĩ và cắt nghĩa, trong mục đích nhằm giải quyết vấn đề, để tiến tới chỗ có thể bàn tới các giải pháp cho việc này. Bởi vì theo quan sát của cá nhân tôi, mong muốn tạo liên kết để hình thành các tổ chức mạnh là một mong muốn có thực và tồn tại ở nhiều người. Và mong muốn đó không hề là ảo tưởng, mà có thể thực hiện được, trong một điều kiện quá thuận lợi mà các nước dân chủ trao tặng cho người Việt hải ngoại. Nếu điều kiện khách quan là hoàn toàn thuận lợi, vậy thì lực cản chính nằm ở đâu ? Câu trả lời không phải là quá khó : nằm ở chính cộng đồng người Việt, hoặc nói cách khác, nằm trong chính mỗi người.

Việc nhận thức về lực cản này là bước đầu tiên cần phải làm, nếu quả thực những người mong muốn liên kết có nhu cầu đi tới hành động thực sự chứ không chỉ dừng lại ở mong muốn. Dĩ nhiên, bước thứ hai, sau khi phân tích các nguyên nhân tạo nên lực cản, là tiến hành các thao tác cụ thể của việc thành lập liên minh. Nhưng các thao tác cụ thể chỉ có thể thực hiện được, khi đã vượt qua bước thứ nhất. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

10.862. Thư gửi một số người bạn

Posted by adminbasam trên 27/11/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

26-11-2016

Các anh chị quý mến,

Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo.

Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

10.659. Cảm nghĩ về bài viết Về Một Liên Minh Chính Trị Của Người Việt Hải Ngoại

Posted by adminbasam trên 02/11/2016

Thạch Đạt Lang

2-11-2016

Trước hết, xin cám ơn Tiến sĩ Từ Huy với bài viết trên đã nêu ra cho cộng đồng Người Việt Hải Ngoại (NVHN) những vấn đề thiết thực, đồng thời cũng rất nhức nhối cho những ai còn băn khoăn, suy nghĩ về vận nước. Sau nữa, xin được góp vài ý kiến, cùng nhận định bài viết. Chữ viết nghiêng là trích trong bài của Ts Từ Huy.

Trọng tâm bài viết của bà Từ Huy nằm ở đoạn trích sau đây: “Làm thế nào để thành lập được một hoặc một số liên minh chính trị mạnh của người Việt ở hải ngoại, hoạt động được như ‘Liên minh quốc gia vì dân chủ’ của Miến Điện?

Chúng ta chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam yếu kém, không có khả năng cải cách, không có khả năng thay đổi. Nhưng hãy nhìn vào chính chúng ta để nói xem bản thân chúng ta có khả năng thay đổi hay không, bản thân các tổ chức đang tồn tại có khả năng cải cách hay không, và chúng ta có khả năng hình thành các tổ chức mới hay không…” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 6 Comments »

10.638. Về một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại

Posted by adminbasam trên 01/11/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

31-10-2016

Thời điểm này, ở Việt Nam chưa có các hoạt động chính trị đối lập, mới chỉ tồn tại các phản ứng mang tính tức thời, cục bộ, của các cá nhân hoặc các nhóm xã hội dân sự. Bao giờ xuất hiện các hoạt động chính trị đối lập lúc đó mới có thể nói đến sự nhen nhóm của một cơ cấu dân chủ trong xã hội.

Hiến pháp Việt Nam quy định quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng không cấm (và không thể cấm, như đã có lần chứng minh) sự tồn tại của các đảng chính trị và các liên minh chính trị không cộng sản. Hơn nữa, chính sự tồn tại của các tổ chức chính trị đối lập mới cho phép một thể chế chính trị tự nhận mình là dân chủ. Tuy nhiên, trong thực tế, vì lo sợ cho vị trí độc quyền lãnh đạo, nên đàn áp bằng bạo lực  đang là sự lựa chọn của chính quyền (một chính quyền dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đương nhiên), và vì thế việc thành lập đảng chính trị đối lập và thành lập các liên minh chính trị, cho đến hiện nay, vẫn chưa thể xảy ra ở Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

10.637. Lãnh tụ hay lãnh đạo?

Posted by adminbasam trên 01/11/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

30-10-2016

Sự phát triển của phong trào dân chủ tại Việt Nam có lẽ đang là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những người mong muốn và tham gia vào quá trình dân chủ hoá đang diễn ra. Liên quan đến điều này, một số người cho rằng phong trào cần một lãnh đạo có uy tín.

Trước tiên, cần thống nhất ở danh xưng, lãnh tụ hay lãnh đạo. Danh xưng « lãnh tụ » bao hàm trong nó ý niệm về một cá nhân xuất chúng, với những phẩm chất phi thường, có khả năng thu hút sự ngưỡng mộ và vì thế mà tập hợp và quy tụ được đông đảo các tầng lớp xã hội. Danh xưng « lãnh đạo » nhằm chỉ một cá nhân có một số phẩm chất cần thiết, những kiến thức và những kỹ năng cần thiết để làm công việc lãnh đạo, những phẩm chất này là những phẩm chất ưu tú, nhưng có thể rèn luyện được, không phải là phi thường hay xuất chúng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

10.523. Hình thành các đảng chính trị chuyên nghiệp: một đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện nay

Posted by adminbasam trên 21/10/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

21-10-2016

Đa đảng ở Mỹ, vẫn có đảng Cộng sản và đảng Xã hội. Nguồn ảnh: apushcanvas pbworks.com

Đa đảng ở Mỹ, vẫn có đảng Cộng sản và đảng Xã hội. Nguồn ảnh: Apushcanvas Pbworks

Cuộc đấu tranh ở Việt Nam, cho đến lúc này, thiên về hướng chống lại những bất cập và yếu kém của hệ thống điều hành đất nước và xã hội; một số cá nhân và tổ chức nói rõ là chống lại chế độ độc đảng, nguyên nhân của các bất cập. Như đã có lần nói, điều này là hết sức cần thiết, và luôn luôn cần thiết.

Giờ đây, có lẽ đã đến lúc cần có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong tư duy của những người tranh đấu ở Việt Nam. Bên cạnh việc « chống » những sai lầm trong đường lối và chính sách lãnh đạo và những hậu quả của các sai lầm đó, cần đặt lên hàng đầu mục tiêu « xây dựng » một hệ thống chính trị có khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 6 Comments »

10.522. Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa? (phần IV)

Posted by adminbasam trên 21/10/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

21-10-2016

Tiếp theo phần I ; phần IIphần III

Đầu năm 2016, ngay trước đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam, tôi có viết một loạt bài đặt vấn đề về khả năng cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam. Lúc đó, phải thừa nhận rằng tôi có đôi chút hy vọng khi diễn giải kết quả của đại hội như là sự thắng thế của những lãnh đạo muốn giữ một sự độc lập nhất định với Trung Quốc và muốn chống tham nhũng, mà dẫn đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư tái cử. Nhưng gần một năm đã trôi qua, trong khoảng thời gian đó bao nhiêu thảm hoạ môi trường, thảm hoạ xã hội, đã xảy ra, mà không một dấu hiệu nào cho thấy hệ thống lãnh đạo có mong muốn và có đủ khả năng cải cách. Trái lại, người ta chỉ thấy sự gia tăng bắt bớ và đàn áp nhân quyền, đàn áp báo chí, và gần đây nhất, mới ngày hôm qua, chính quyền còn đàn áp cả những người dân khốn khổ, những người dân đã bị dồn vào chỗ không còn phương tiện sống.

Đến lúc này đã có thể nói rằng, vì không có năng lực cải cách, hệ thống chính trị Việt Nam (vốn đã là nguyên nhân của mọi sự suy thoái trong xã hội và là nguyên nhân của sự kìm hãm phát triển, kìm hãm mọi phương diện) đã bước vào giai đoạn trầm kha với với vô số khối u đã đến hồi di căn vô phương cứu chữa. Nhìn đâu trong xã hội cũng thấy vấn đề : giao thông ư ? y tế ư ? môi trường ư ? kinh tế ư ? khoa học ư ? sản xuất ư ? giáo dục ư ? Có lĩnh vực nào là không có lời oán thán vang lên dậy đất ? Biển chết, đồng bằng khô cạn, trong khi thành phố lại ngập lụt, bão lũ tàn phá, nhà máy thuỷ điện xả lũ khiến dân phải chết, cá không chỉ chết vì nhà máy thép xả chất độc xuống biển miền trung, hàng tấn cá còn chết trắng cả thủ đô, và nhiều nơi khác trên đất nước. Cá chết vì độc tố, và người chết vì ung thư do hàng ngày đưa chất độc vào người thông qua thực phẩm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

10.258. Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa? (III)

Posted by adminbasam trên 01/10/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

30-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo phần Iphần II

Phần này bàn đến vai trò và ý nghĩa của các tổ chức và các đảng phái chính trị trong công cuộc dân chủ hoá ở Việt Nam.

Trước khi bàn sâu vào vấn đề, cần làm sáng tỏ một điều : việc thành lập các tổ chức và các đảng phái chính trị là hoàn toàn hợp hiến ở Việt Nam.

Dưới đây là các điều khoản trong Hiến pháp 2013, hiến pháp hiện hành, làm chỗ dựa pháp lý cho nhận định trên :

Điều 2  

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

10.225. Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa? (II)

Posted by adminbasam trên 29/09/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

28-9-2016

Tiếp theo phần 1

Dân chủ vs Cộng sản. Nguồn: internet

Dân chủ vs Cộng sản. Nguồn: internet

Khi tiếp tục suy nghĩ  về câu hỏi : « Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hoá ? », tạm thời tôi đứng trước mấy câu trả lời sau đây : 1/ Nội bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, nếu họ có chuyển biến về nhận thức. 2/ Các đảng phái và các tổ chức chính trị chuyên nghiệp, nếu có thể hình thành được từ cơ sở xã hội dân sự và phong trào dân chủ hiện nay. 3/Ấp lực và phản ứng đủ mạnh của người dân. 4/Các cá nhân mà vị trí công việc hoặc uy tín cho phép có ảnh hưởng tới số đông dân chúng. 5/ Các dịch giả, các nhà phân tích và truyền thông cả phi chính thống lẫn chính thống. Ngoài ra chắc chắc còn những yếu tố khác nữa, mà những người khác sẽ thảo luận hoặc bản thân tôi cũng có thể khai thác vào một dịp khác.

Để tiện theo dõi, tôi sẽ trình bày mỗi vấn đề trong một bài viết. Bài này đề cập đến việc lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản, trong trường hợp họ muốn trở thành yếu tố của quá trình dân chủ hoá, thì đó là yếu tố thúc đẩy một cách nhanh nhất  sự thay đổi và phát triển của đất nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 6 Comments »

10.182. HÀNH TRÌNH VỀ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN (phần 3)

Posted by adminbasam trên 26/09/2016

Bùi Quang Vơm

26-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

ĐỐI THOẠI VÀ LỰA CHỌN

Tiếp theo phần 1phần 2

Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề “Hành trình về dân chủ đa nguyên”, với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình. Nội dung bài này đề cập “Lộ trình tới dân chủ đa đảng”, đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, Hệ thống giá trị, Kết cấu Nhà nước, Cấu trúc nền Dân chủ, Hệ thống bầu cử… 

Nhân tiện có bài viết “Đã đến lúc cần phải đối thoại” của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài “Đối thọai và lòng tin” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam. Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 7 Comments »

10.146. Cảm nghĩ về loạt bài của TS Nguyễn Thị Từ Huy – Lòng Tin (phần 2)

Posted by adminbasam trên 23/09/2016

Thạch Đạt Lang

23-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: chamngoncuocsong.com

Ảnh minh họa. Nguồn: chamngoncuocsong.com

Trong bài viết trước, nhận định về loạt bài của TS Nguyễn Thị Từ Huy, tôi đã tách phần Lòng Tin ra, hôm nay xin được trở lại phần này.

Ngay trong phần II đăng trên ABS ngày 02.09.216, phần nói về Lòng Tin, tác giả Từ Huy đã nhận định như sau:

Trích: “Chúng ta đã nói nhiều đến việc người dân Việt Nam đánh mất lòng tin vào lãnh đạo. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nhưng còn một thực tế khác, quan trọng hơn và mang tính quyết định hơn nhiều trong sự thất bại của việc giải quyết các khủng hoảng xã hội ở Việt Nam, thực tế đó là: người Việt đánh mất lòng tin đối với nhau”.

Đoạn trích dẫn trên đây, tôi không nghĩ là TS Từ Huy có ý bênh vực cho chế độ CS, nhưng có lẽ do chủ quan nên đã nhận định không đúng với thực tế. Thất bại trong việc giải quyết các khủng hoảng xã hội không phải lỗi ở người dân mà ở cơ chế điều hành của chế độ CS. Thể chế cai trị độc tài được lãnh đạo bởi các đầu óc ít học, ngu dốt, kém hiểu biết, ngoan cố cùng với tệ trạng tham nhũng, hối lộ phổ biến từ thượng tầng kiến trúc, đến hạ tầng cơ sở là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt hậu của đất nước ngày hôm nay. Để giải quyết được khủng hoảng đó thì điều đầu tiên là dẹp bỏ ngay chế độ độc tài, đảng trị hiện hành. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

10.089. Cảm nghĩ về loạt bài Đối Thoại và Lòng Tin của TS Nguyễn Thị Từ Huy

Posted by adminbasam trên 20/09/2016

Thạch Đạt Lang

20-9-2016

Đối thoại. Ảnh: internet

Đối thoại. Ảnh: internet

Từ lúc đọc bài Đối Thoại Và Lòng Tin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31.08.2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi  “còn tiếp” nên tôi chờ đợi đọc hết những gì TS. Từ Huy muốn bày tỏ rồi mới nêu lên ý kiến. Đến nay, bài thứ III, khi tác giả Từ Huy kết thúc loạt bài của mình với câu:

“Dĩ nhiên quý vị hoàn toàn có quyền không đồng tình với tôi. Nhưng khi đi tìm lý do để đồng tình hay không, mong quý vị hãy đặt lợi ích quốc gia, tương lai dân tộc và số phận nhân dân thành một trong những lập luận quan trọng nhất của quý vị.

Tôi thấy đã đến lúc mình có thể nói ra suy nghĩ, nhận định về vấn đề Đối Thoại, phần Lòng Tin xin để một dịp khác.

Không thể phủ nhận rằng TS Từ Huy đã có những bài viết nghiên cứu về chính trị rất có giá trị. Những bài phân tích tình hình đất nước, nội bộ ĐCSVN, về thực trạng xã hội cùng những ưu tư, lo lắng cho tương lại dân tộc, vận mệnh quốc gia, chứng tỏ một công trình nghiên cứu sâu rộng, những suy nghĩ chín chắn với những tình cảm nồng nàn, thiết tha dành cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

10.076. Đối thoại và lòng tin (III)

Posted by adminbasam trên 19/09/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

19-9-2016

Tiếp theo phần Iphần II

Để viết phần thứ ba của bài này, tôi trở lại với câu chuyện của tướng Wojciech Jaruzelski, và tiến hành một vài phân tích bài viết TƯỚNG W. JARUZELSKI (1923 – 2014)  đã được giới thiệu trên trang Dân Quyền.

Bài viết trình bày tiểu sử và vai trò của tướng Jaruzelski trong công cuộc dân chủ hóa ở Ba Lan.

Tướng W. Jaruzelski từng giữ những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy lãnh đạo cộng sản Ba Lan, tôi dẫn nguyên văn theo bài báo: “ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (1964-1989), ủy viên dự khuyết (1970-1971) rồi ủy viên chính thức Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (1971-1989), Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (1981-1989), đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1981-1985), chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1985-1989)”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

10.053. Vụ Trịnh Xuân Thanh: hệ thống bất lực?

Posted by adminbasam trên 17/09/2016

BBC

Quốc Phương

17-9-2016

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam, đang bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam, đang bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Vụ việc đã và đang xảy ra đối với ông Trịnh Xuân Thanh phần nào cho thấy sự ‘bất lực’ thậm chí ‘băng hoại’ của hệ thống chính trị và luật pháp ở Việt Nam, theo quan điểm riêng của một nhà nghiên cứu chính trị từ Paris.

Ngoài ra, qua những thông tin chính thức từ truyền thông trong nước, cũng có thể cho thấy có những vấn đề khác về chính trị và pháp luật của chế độ, trong đó có việc tuyển dụng cán bộ, lãnh đạo theo lối ‘con ông cháu cha’, ‘con cháu các cụ cả’ hay cả vấn đề được cho là ‘dối trá’ trong đạo đức, phẩm chất của cán bộ trong chính quyền, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, qua một phỏng vấn bằng bút đàm với BBC hôm 17/9/2016.

“Nếu không có cải cách thể chế chính trị thực sự, nếu không có tam quyền phân lập, nếu luật pháp không độc lập với đảng pháp, thì những vở hề kịch sẽ còn tiếp tục xảy ra khi một hay một nhóm lãnh đạo muốn “trừng phạt” một vài người trong lúc mà tham nhũng hoành hành trên toàn hệ thống,” nhà nghiên cứu từ Pháp nêu quan điểm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tham nhũng, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

9848. Đối thoại và lòng tin (II)

Posted by adminbasam trên 02/09/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

2-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Tiếp theo phần I: Đối thoại và lòng tin (I)

Chúng ta đã nói nhiều đến việc người dân Việt Nam đánh mất lòng tin vào lãnh đạo. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nhưng còn một thực tế khác, quan trọng hơn và mang tính quyết định hơn nhiều trong sự thất bại của việc giải quyết các khủng hoảng xã hội ở Việt Nam, thực tế đó là: người Việt đánh mất lòng tin đối với nhau.

Việt Nam suy yếu không chỉ là vì người dân đánh mất lòng tin vào đảng cầm quyền. Nếu người dân đánh mất lòng tin vào lãnh đạo nhưng họ vẫn còn tin tưởng lẫn nhau thì họ có thể kết hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh chung. Dân Việt Nam có chín mươi triệu người, đảng chỉ có hơn bốn triệu năm trăm ngàn đảng viên mà thôi. Chín mươi triệu người mà phải chịu bó tay là bởi vì người Việt đánh mất lòng tin lẫn nhau. Người Việt không thể tin nhau, chính điều này làm cho cộng đồng người Việt suy yếu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

9818. Đối thoại và lòng tin (I)

Posted by adminbasam trên 31/08/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

31-8-2016

H1Tôi dự định, trước khi tiếp tục các phần tiếp theo của chủ đề « bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ? », sẽ viết một số bài giới thiệu về hoạt động bầu cử tổng thống đang diễn ra ở Pháp, làm cơ sở cho diễn giải của tôi về các vấn đề của Việt Nam.

 Tuy nhiên, vài ngày gần đây, sau khi đọc hai bài viết, bài « Đã đến lúc cần phải đối thoại » của ông Chu Hảo và bài « Người Việt và xu hướng khen ngợi nồng nhiệt hay thất vọng thái quá » của bà Song Chi, tôi thấy trước mắt cần tiếp tục phát triển thêm những chủ đề được nêu ra trong hai bài viết này, trong mạch suy nghĩ chung có thể đã được gợi lên ở nhiều người trong cộng đồng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

9795. Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’

Posted by adminbasam trên 29/08/2016

BBC

Quốc Phương

28-8-2016

Nhà quan sát Nguyễn Thị Từ Huy từ Paris bàn về nguyên nhân các vụ bạo lực ở Việt Nam gần đây và đề cập giải pháp cho vấn đề. Ảnh: BBC

Nhà quan sát Nguyễn Thị Từ Huy từ Paris bàn về nguyên nhân các vụ bạo lực ở Việt Nam gần đây và đề cập giải pháp cho vấn đề. Ảnh: BBC

Các vụ bạo lực từ nổ súng ở tỉnh Yên Bái cho tới sỹ quan công an xã ở tỉnh Bình Thuận của Việt Nam bắn hai viên đạn cao su vào lưng của công dân địa phương khi ‘mời’ lên trụ sở làm việc tiếp tục là đề tài được dư luận quan tâm.

Hôm Chủ Nhật, bình luận xung quanh hệ quả của những ‘tiếng súng ở Yên Bái’ và cách thức truyền thông nhà nước và chính quyền Việt Nam công bố, loan tin về sự việc, có ý kiến từ nhà quan sát thời sự, xã hội Việt Nam từ Paris, Pháp cho rằng:

“Trước cách thức vừa đưa tin vừa làm nhiễu loạn thông tin như ta đang thấy, thì chưa có thể có bình luận nào khả tín hoàn toàn về nguyên nhân vụ việc, ngoài việc thừa nhận đây là một sự kiện bạo lực giết người diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Nó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng của mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

9168. Trả lời nhà thơ Hoàng Hưng trong ngày quốc khánh Pháp

Posted by adminbasam trên 15/07/2016

“Nhưng có lẽ điều gây ngạc nhiên nhất cho một người như tôi là: cũng có tổ chức xã hội dân sự hành xử chẳng khác gì chính quyền Việt Nam. Các phân tích, chỉ trích, bình luận của thành viên (trong mục đích nhằm xây dựng tổ chức vững mạnh hơn) cũng bị quy kết là chống phá tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ… ; đồng thời tổ chức không hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch”.

_____

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

14-7-2016

Hôm nay tôi nhận được một email của nhà thơ Hoàng Hưng, nhằm thông báo cho tôi biết Văn đoàn Độc lập bị hiểu lầm do một câu văn trong bài « Thư gửi Phạm Đình Trọng », và đề nghị tôi giải tỏa hiểu lầm.

Tôi đoán câu văn có thể dẫn đến ngộ nhận về sự minh bạch của Văn đoàn độc lập là câu này : « Đặc biệt chi tiết liên quan đến sự minh bạch tài chính của Văn đoàn độc lập, đến cách làm việc công khai và đầy tự trọng của chị Ý Nhi ».

Khi có sự hiểu lầm của người khác, và nếu muốn được hiểu đúng, thì chỉ có một cách duy nhất thôi : giải thích lại một cách rõ ràng điều mình muốn nói. Vì thế, theo yêu cầu của nhà thơ Hoàng Hưng, tôi viết mấy dòng dưới đây.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

9055. Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa (I)

Posted by adminbasam trên 08/07/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

7-7-2016

Cách mạng dân chủ Pháp kết thúc như thế nào? Nguồn: DEA / G. DAGLI ORTI De Agostini Getty Images

Cách mạng dân chủ Pháp kết thúc như thế nào? Nguồn: DEA / G. DAGLI ORTI De Agostini Getty Images

Cách đây không lâu, Lê Anh Hùng có đặt ra một vấn đề ở tầm chiến lược: “Cách mạng dân chủ ở Việt Nam: từ dưới lên hay từ trên xuống?”, đồng thời đưa ra một số phương án về khả năng chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam.

Đây là một chủ đề lớn, và cần thảo luận rốt ráo, nhất là trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, khi chủ quyền và môi trường đều bị đe dọa. Sẽ có những người cho rằng, đối với Việt Nam vấn đề cấp bách là thoát Trung, và tạm thời cần dẹp qua một bên vấn đề nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên cũng sẽ có người nghĩ rằng, Việt Nam muốn độc lập thì phải dân chủ hóa. Tôi cũng nghĩ theo hướng này, Việt Nam không thể có độc lập, không thể cứu môi trường nếu không dân chủ hóa. Nhận định này có lẽ được củng cố khi ta quan sát những gì đang diễn ra, những cách thức xử lý của chính phủ về các vụ đồng bằng sông Cửu Long, Vũng Áng, Formosa… Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 10 Comments »

8988. Phỏng vấn Đặng Xương Hùng: Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (phần 3)

Posted by adminbasam trên 03/07/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

2-7-2016

Đặng Xương Hùng. Ảnh: internet

Đặng Xương Hùng. Ảnh: internet

Tiếp theo phần 1: Ân huệ của nhà nước đối với ngành ngoại giao và phần 2:

Nguyễn Thị Từ Huy: Có một điều đáng ngạc nhiên khi quan sát bộ máy quyền lực của Việt Nam, đó là điều mà ông Lê Đăng Doanh tóm gọn trong nhận xét : « Chính phủ có bộ nào, cục ban nào, Đảng có hết tất cả thứ ấy ». Quả thật là bên cạnh Bộ Ngoại giao ta thấy có thêm một Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao (BNG) và Ban Đối ngoại (BĐN) của Đảng gần như tương tự, BNG có Vụ nào thì BĐN cũng có Vụ đó.

Thưa ông, điều mà tôi muốn hỏi là: vậy thì công việc của hai bên có chồng chéo lẫn nhau không ? Tại sao đã có BNG rồi, mà lại còn phải thêm BĐN ? Chức năng, nhiệm vụ của hai bên có gì khác nhau ? Và liệu có phải là BNG phải chịu sự giám sát của BĐN ? Và nếu quả thực BNG làm việc dưới sự giám sát của BĐN thì phải chăng quyền lực của Bộ trưởng BNG sẽ ít hơn quyền lực của Trưởng BĐN ? Hay là BNG và BĐN là hai tổ chức độc lập, hoạt động song song, không liên quan gì đến nhau ?

Đặng Xương Hùng: Cơ cấu hành chính của Việt Nam mang đủ những đặc điểm của một nước cộng sản. Đó là sự chồng chéo nhau giữa bên đảng, bên chính phủ. Điều ông Lê Đăng Doanh tóm gọn hoàn toàn đúng với sự thật.  Ban Đối ngoại trung ương của đảng và Bộ Ngoại giao của chính phủ cùng tồn tại là nằm trong sự chồng chéo vô lý và tốn kém này.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

8933. Phỏng vấn Đặng Xương Hùng: Cái khóa của Bộ Ngoại giao (phần 2)

Posted by adminbasam trên 29/06/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

29-6-2016

Ông Đặng Xương Hùng. Ảnh: internet

Ông Đặng Xương Hùng. Ảnh: internet

Tiếp theo phần 1: Phỏng vấn Đặng Xương Hùng: Ân huệ của nhà nước đối với ngành ngoại giao

Nguyễn Thị Từ Huy: Các chính sách đối ngoại đã được xây dựng như thế nào ở Bộ Ngoại giao, thưa ông?

Đặng Xương Hùng: Cũng như các cơ quan nhà nước khác, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đơn thuần là cơ quan làm minh họa cho một chính sách đối ngoại đã có sẵn mà các kỳ đại hội đảng vạch ra. Các hoạt động đối ngoại hầu như chỉ có tính chất tô vẽ minh họa hoặc phân bua, ngụy biện bào chữa, đối phó. Những người phát ngôn Bộ Ngoại giao như Nguyễn Phương Nga, Lê Dũng, Lê Hải Bình, họ đều là những người khá giỏi. Nếu để họ được nói theo cách của họ, chắc rằng họ sẽ không bị mang tiếng là những « quan ngại ». Như vậy, công việc phân tích độc lập để đề ra những thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình không phải là nhiệm vụ chính của Bộ Ngoại giao.

Đảng và Nhà nước chưa dành cho Bộ ngoại giao một cơ chế nghiên cứu, phân tích thật sự độc lập để có thể đề ra một chính sách đối ngoại phù hợp với đất nước và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 5 Comments »

8913. Phỏng vấn Đặng Xương Hùng: Ân huệ của nhà nước đối với ngành ngoại giao (phần 1)

Posted by adminbasam trên 28/06/2016

Đặng Xương Hùng: “Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra“.

_____

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

27-6-2016

Ông Đặng Xương Hùng và nhà văn Vũ Thư Hiên. Nguồn: FB Đặng Xương Hùng.

Ông Đặng Xương Hùng và nhà văn Vũ Thư Hiên. Nguồn: FB Đặng Xương Hùng.

Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Từ Huy: Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ?

Đặng Xương Hùng: Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ở Ủy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 9 Comments »

8895. Chúng ta đấu tranh vì cái gì?

Posted by adminbasam trên 27/06/2016

“… nếu những người đang tranh đấu hiện nay không đặt ra cho mình câu hỏi này và không tìm cách trả lời, thì giả định: trong trường hợp may mắn, họ thành công, thì không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không lặp lại lịch sử, cái lịch sử vẫn còn là đương đại : Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả dân tộc đấu tranh cho cái mà ông ấy gọi là tự do, nhưng rốt cuộc, thực tế mà dân tộc phải gánh chịu lại là tình trạng nô lệ. Lộ trình mà Hồ Chí Minh vạch ra cho dân tộc là như vậy: đường đến tự do cũng lại chính là đường về nô lệ. Lộ trình này, những người đang tranh đấu hiện nay hoàn toàn có thể lặp lại, nếu họ không xác định được họ đấu tranh để xây dựng cái gì“.

____

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

24-6-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hannah Arendt, trong cuốn « Bản chất của chủ nghĩa toàn trị » có viết câu này : « Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH] rằng ta đấu tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng ta đấu tranh cho cái gì. » (La nature du totalitarisme, Payot, 1990, p.43).

Câu này đọc qua dường như khó hiểu. Ý của Arendt là, vào thời điểm bà làm nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị, nó là một hiện tượng rất mới trong lịch sử, chưa hề có một hình thái chính trị nào giống nó trong quá khứ, nên rất khó để hiểu được nó, bởi vì các công cụ được dùng để hiểu các hình thức quyền lực của quá khứ không thể áp dụng để hiểu chủ nghĩa toàn trị. Nhưng dù nó khó hiểu như thế, dù chưa hiểu được nó thì vẫn phải đấu tranh chống lại nó. Vấn đề là ở chỗ : liệu có thể chống lại một thứ mà ta không hiểu hay không ? Và vì ta đã không hiểu ta đang đấu tranh chống lại thứ gì nên lại càng khó mà biết rõ ta đấu tranh để xây dựng  cái gì. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

8498. Ai có thể cứu Trần Huỳnh Duy Thức?

Posted by adminbasam trên 29/05/2016

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

28-5-2016

Cụ Trần Văn Huỳnh, bố của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Nguồn: facebook

Cụ Trần Văn Huỳnh, bố của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Nguồn: facebook

Ở thời điểm này, tôi chỉ thấy có hai trường hợp sau đây là cứu được Trần Huỳnh Duy Thức (nếu mọi người nhìn thấy những khả năng khác, xin cứ trình bày, biết đâu những thảo luận có thể giúp chúng ta cứu được ông ấy) :

1/ Có khoảng 80-90% người lao động Việt Nam ngừng làm việc vô thời hạn, làm tê liệt nền kinh tế và sự vận hành của toàn bộ quốc gia, cho đến khi tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức được cứu sống. Một vài người hay một vài nhóm người tuyệt thực cùng ông ấy trong một vài ngày thì có thể bày tỏ sự chia sẻ, bày tỏ mối quan tâm, bày tỏ tình đồng loại, nhưng không thể cứu được Trần Huỳnh Duy Thức. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

8469. Obama và chúng ta

Posted by adminbasam trên 26/05/2016

Chúng ta phải hiểu rằng đó là vấn đề của chúng ta, của người Việt Nam, và người Việt Nam cần phải đứng ra tự mình giải quyết. Tôi thực sự cảm thấy buồn khi thấy Obama qua Việt Nam chỉ có ba ngày mà có hàng bao nhiêu đơn thư của người Việt gửi đến nhờ ông ấy giải quyết hàng loạt các vấn đề của mình. Làm sao Obama có thể giải quyết tất cả những vấn đề ấy thay cho chúng ta? Và phải đặt câu hỏi theo một cách khác nữa: Vì sao Obama phải giải quyết tất cả những vấn đề ấy thay cho chín mươi triệu người chúng ta?  Không, Obama, hay bất kỳ ai khác, không có nghĩa vụ phải giải quyết các vấn nạn của Việt Nam thay cho người Việt Nam.

____

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

25-5-2016

TT Obama trong buổi trò chuyện với các thành viên YSEALI sáng 25/5/2016

TT Obama trong buổi trò chuyện với các thành viên YSEALI sáng 25/5/2016

Obama đã đến, và đã đi. Bây giờ chỉ còn lại người Việt Nam chúng ta với nhau, với xiềng xích của chế độ treo lơ lửng trên đầu, với cái chết từ từ được mặc định sẵn cùng sự hủy diệt của môi trường ở trước mặt, và với sự đe dọa của người láng giềng Trung Quốc ở ngoài biển Đông cũng như ở trên lãnh thổ.

Từ góc nhìn của cá nhân tôi, Obama đã thực hiện một cách xuất sắc chuyến công du của ông ấy ở Việt Nam.

Người dân Việt Nam có dịp chứng kiến và tiếp xúc với một chính khách có phong cách chính trị, tư tưởng chính trị, diễn ngôn chính trị và hành động chính trị hoàn toàn khác với những gì mà họ vẫn phải chứng kiến hàng ngày từ trước đến nay. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước | Thẻ: , | 2 Comments »