Posts Tagged ‘cải cách ruộng đất’
Posted by adminbasam trên 20/04/2017
Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
19-4-2017
Tiếp theo phần 1

Cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Ảnh: internet
Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Xin ông nói về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông?
Vũ Thư Hiên: Khi chủ trương cải cách ruộng đất được đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi: “Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần phải làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn.” Ông Hồ không muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức, đó là sự thật. Điều cha tôi kể lại cho tôi nghe cũng không phải bịa đặt. Nhưng rồi sau, như ta biết, chính ông Hồ, với tư cách chủ tịch nước, đã ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, năm 1953. Theo lời những cán bộ cách mạng lão thành, mà tôi thấy là có lý, thì Trường Chinh mới là người muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức. Chủ trương này phù hợp với lời dạy của Mao Trạch Đông (cách mạng vô sản phải tiến hành song song hai nhiệm vụ phản phong và phản đế, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực). Người ta đã vội vã tiến hành cải cách ruộng đất dưới chiêu bài ấy, không nhằm mục tiêu cải cách ruộng đất thực sự đâu. Nó mang mục đích chính trị. Có thể lý giải sự việc như thế nào? Để cải cách ruộng đất phải có những cuộc điều tra kỹ càng về tình hình ruộng đất, nước nào cũng vậy. Nhưng đã không có một cuộc điều tra nào như thế, trừ sự sử dụng vài con số thống kê do người Pháp làm trong thời thuộc Pháp. Ý đồ được ẩn giấu là: gạt ra ngoài lớp người đã tham gia từ đầu việc cướp chính quyền năm 1945 – những người không coi trọng tôn ti trật tự trên dưới, mà coi mọi người tham gia cách mạng đều bình đẳng. Mà, theo Trường Chinh, tôn ti trật tự là cái rất cần cho cách mạng, để thực hiện những mục tiêu của cách mạng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Nguyễn Thị Từ Huy, Vũ Thư Hiên | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/11/2016
FB Chau Doan
30-11-2016
Để quốc tang Fidel Castro một ngày, chính quyền Việt Nam muốn thể hiện cho nhân dân Việt Nam và cả thế giới thấy tình hữu nghị giữa hai nước, tình cảm trước sau như một với một lãnh tụ đã tuyên bố “vì Việt Nam Cu Ba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình” trong cuộc chiến về ý thức hệ giữa 2 miền khi Trung Quốc, Liên Xô chống lưng phía Bắc, Mỹ chống lưng phía Nam. Do vậy, nếu nói chính xác thì là “vì miền Bắc Việt Nam”.
Điều này có thể hiểu và thông cảm được nếu chính quyền Viêt Nam cũng làm những việc rất đáng làm như sau:
1. Hàng năm nên dành một ngày tưởng niệm mấy trăm ngàn nạn nhân vô tội đã bị giết hại trong cuộc cải cách ruộng đất từ 1953-1956. Ai đó có thể nói trong một biến cố lịch sử thì xương máu vô tội là thường nhưng hãy nhớ rằng cuộc cải cách điền địa do ông Ngô Đình Diệm làm trong cùng một thời gian không có ai bị giết và được báo chí phương Tây ca ngợi một trong những thành tựu của thế kỉ 20.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Châu Đoàn, Quốc tang, Thuyền nhân Việt Nam | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/05/2016
LS Lê Văn Luân
30-5-2016
Khi nhìn kỹ bức ảnh này tôi mới biết ba khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình: MC Phan Anh đóng vai người đàn ông đứng dúm dó trước sự đấu tố theo kiểu “em là bà nội của anh” bởi một mụ đàn bà “mắt lia mày láu, miệng thơn thớt liên hồi” với một con lợn Hồng nhỏ cắp nách mà âm Thanh phát Quang.
Tôi bật cười vì không chịu nổi sự hài hước của nó, nhưng bất chợt tôi thấy xót xa vì cái thời cải cách ruộng đất những năm 1953 – 1954 nó đã lùi sâu hơn 60 năm cho đến bây giờ, mà nay nó lại được tái hiện lại công khai trên truyền hình một cách đầy vui vẻ lẫn hứng khởi giữa cái thời mà người ta ca ngợi là văn minh, là dân chủ tột độ.
Khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này, tôi chỉ mong để được đóng góp sức mọn cho công cuộc lập pháp quốc gia, để cải thiện luật pháp, để cải thiện nhân quyền, để phá tan sự dối trá, sự đê hèn và bát nháo lên ngôi. Tôi muốn thay đổi giáo dục, đó là công cuộc vì lợi ích lâu dài trồng người, sẽ phải mất vài thế hệ mới mong có được những sản phẩm tốt không còn bị nhồi sọ hay tẩy não bởi những học thuyết, thứ chủ nghĩa giáo điều, lầm lạc. Và tôi đã bị đấu tố một cách bất chấp, dã tâm đến đê tiện.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Lê Văn Luân, VTV | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 03/04/2016
Lang Anh
3-4-2016

Đấu tố thời cải cách ruộng đất. Nguồn ảnh: internet
Hầu hết cách cuộc lấy phiếu tín nhiệm của các ứng viên tự ứng cử đều đã diễn ra và tất cả đều không nằm ngoài dự đoán. (Tham khảo: Bầu cử Quốc hội 2016 – Để quyền công dân không uổng phí).
Qua các clip mà các ứng viên tham dự ghi lại được và công bố, chính quyền đã chọn lựa rất kỹ những “cử tri” được mời tham gia và biến phiên họp lấy ý kiến thành một cuộc đấu tố thực sự. Nó gợi lại những năm tháng đen tối trong lịch sử người Việt khi có hàng trăm nghìn người bị bức hại trong những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất với sự góp sức của cố vấn Tàu những năm 1953. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Ứng cử viên độc lập, Bầu cử Quốc hội, cải cách ruộng đất, Lãng Anh, đấu tố | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 05/12/2015
Ngày 27-9-2015, trang Ba Sàm có đăng lại bài Một công án mang tên “Thiều Chửu” cho trí thức trẻ Phật giáo, từ trang Triết học Đường phố. Theo ông Nguyễn Hải Hoành, người cháu gọi cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha là chú ruột, cho biết, bài viết này có một số thông tin không chính xác. Đây là bài viết của ông Nguyễn Hải Hoành, được nhà giáo Phạm Toàn gửi tới đăng, nhằm cải chính một số thông tin. Ông Phạm Toàn cho biết, ông Nguyễn Hải Hoành là “cháu nội cụ Nguyễn Hữu Cầu, con trai thầy Nguyễn Hữu Tảo, và là cháu gọi cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha là chú ruột”. Trong bài, có bức Thư tuyệt mệnh của cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha gửi ông Hồ Chí Minh. Phần chính bài này đã in trong sách Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha do NXB Tôn giáo xuất bản năm 2008.
____
Nguyễn Hải Hoành
5-12-2015
Năm nay tôi 53 tuổi rồi; gẫm lại cái đời quá khứ của tôi, chẳng biết vì sao mà nó lại như một chuỗi đau khổ dài dặc như thế! Nghe mẹ tôi kể cho biết rằng khi mẹ tôi 1 có mang tôi, sốt rét 6 tháng trời người chỉ còn cái da bọc cái xương, bụng to vượt mặt mà vẫn phải cố dậy lăn cái cối đá thủng để đập lúa chiêm. Vì thế nên khi tôi ra đời đã là một đứa trẻ tiên thiên bất túc, mềm yếu như cái dải khoai. Được 7 ngày đã bị chứng cam ám mục, mủ ở trong mắt phòi ra, đắp lá mãi mới khỏi. Ngoài 7 ngày, cứ mờ mờ sáng mẹ tôi cho tôi bú một bữa no, lấy tã quấn chặt đặt nằm trên giường, trên bụng chèn một cái gối. Tôi nằm ngủ yên, thức dậy đói, khóc chán, mỏi mồm lại nằm yên; cho đến 11 giờ trưa mẹ tôi đi làm đồng về mới lại ôm con lên, chùi sạch cứt đái rồi cho bú. Buổi chiều cũng lại sống một cảnh ấy từ 1 giờ đến 7-8 giờ tối, chỉ có đêm là được nằm với mẹ suốt đêm.
Hoàn cảnh nhà tôi lúc đó chị tôi lên 4, anh tôi lên 2, còn bé cả. Mẹ tôi đi làm thì đem gửi bà tôi coi hộ, cách đấy độ 3 sào ruộng. Bố tôi 2 đi trọ học, nhà nghèo không đủ lương ăn, nhưng sức học khá, nên được một người ở làng Kim Lũ 3, làm tri huyện, có một con trai tên là Cả Khoan học dốt, mới nuôi bố tôi làm bạn dạy cho con hắn; nhờ đó mà bố tôi học được. Cả nhà tôi lúc đó sống chỉ nhờ của bà tôi chia cho 6 sào ruộng, mẹ tôi thuê thêm mấy sào nữa để cấy. Trong số 6 sào có đến 3 sào vườn 4, mẹ tôi trồng cau và rau; có một con bò, thuê một người cày vụ, phải trả công mất một số thóc. Khi tôi biết bò, mỗi khi mẹ tôi đi làm đồng cũng đem gửi bà tôi. Nhà gần ao; bà tôi già và loá, sợ cháu xuống ao, đem nhốt tôi trong một cái cối đá thủng. Tôi khóc chán lại cười, ỉa đái ra bốc ăn rồi lại giơ lên cười. Mỗi khi mẹ tôi kể đoạn này thì mẹ tôi tỏ vẻ thương con quá; mà tôi thì cảm thấy một nỗi đau khổ sâu xa, đồng thời nảy ra một tư tưởng oán hờn cha mẹ, đẻ con ra như thế chỉ là gây cái khổ cho con. Cho nên mỗi khi tôi khổ vì bệnh tật thì tôi lại càng thương thân lúc bé quá. Tôi tuy yếu nhưng sáng dạ, nghe ai nói gì cũng nhớ ngay, lên ba tuổi đã nhớ được cả câu văn của bố đọc. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Thiều Chửu, đấu tố | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 03/10/2015
Cafe Ku Búa
1-10-2015
Giới thiệu: Đây là một bài phỏng vấn một bạn nam “phản động” ở Hà Nội. Khi nghĩ đến phản động thì ít khi nào chúng ta nghĩ đến các bạn ở miền Bắc. Đơn giản vì đa số chúng ta có quan niệm rằng người miền Bắc đã sống với chế độ cộng sản quá lâu, nên đã đánh đồng người miền Bắc chung với người cộng sản. Ku Búa và bạn này đã quen biết nhau qua một tạp chí mạng, cả hai đều là cựu thành viên. Ku Búa thực hiện bài viết này với mong muốn đưa hai bên bắc nam gần lại với nhau hơn. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua nhiều lần trò chuyện trên Facebook và Skype.
Mời các bạn đọc.
Ku Búa: Bạn học chuyên ngành gì và việc làm hiện nay có liên quan gì không?
Ghost: Tôi từng học chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Hiện nay đang làm công việc sửa chữa điện thoại ở Hà Nội. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Công an Nhân dân, cải cách ruộng đất, Phản động, Việt Minh | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/09/2015
Triết học Đường phố
HaiLe
26-9-2015
Sau loạt bài về Ngô Tổng thống, với sự kiện Thích Trí Quang bị phê bình ác liệt bởi tôi, rất nhiều bạn đã bị ngộ nhận và không vượt qua nổi cảm xúc để nhìn cho rõ kẻ làm xấu Phật giáo chính là vc. Xấu hay tốt, vốn là khái niệm định tính và chủ quan, tuỳ theo góc độ và lập trường mà luân chuyển, phụ thuộc vào thời gian nữa. Có thể hôm nay phò cộng là tốt với một số người, nhưng ngày mai, chính những người đó lại coi đó là hành vi xấu. Sắc tức thị không, chẳng phải là lẽ huyền vi của nhà Phật hay sao? Hôm nay bạn phủi rẫy những lời của tôi vì nó chói tai, ngày mai bạn lại nhớ đến tôi vì bạn đã nghe lời thật. Đất trời luôn biến đổi, chỉ có sự thật là thường hằng, ai sống trong sự thật thì sẽ biết lời tôi nói thật. Bồ-đề không phải cái gốc cây, gương sáng không ở cái giá đỡ, bản lai diện mục của vạn vật đều là không, Phật giáo không – tăng ni không – cư sĩ không… Cái gì cũng được chân nhận là không thì làm sao vướng vít bụi trần, làm sao bị kích bác hay ngợi khen bởi miệng lưỡi người thế tục?
Trong nguồn cảm hứng về tánh không, tôi đăng tiếp bài về thầy Thiều Chửu, một người mà sự hiện hữu có có không không như lời giải công án “Bách Trượng dã hồ”. Trong mắt tôi, ông là một nhà sư đúng nghĩa dù ông chỉ tu tại gia và được người đời gọi là cư sĩ (cho nên bạn cũng chớ phàn nàn nếu tôi gọi thầy ấy là sư). Cuộc đời của ông hoạ lại gần như trọn vẹn sự thăng trầm của Phật giáo Việt Nam dưới trào cộng sản… Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Thiều Chửu, đấu tố | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 26/09/2015
Phạm Đình Trọng
26-9-2015
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh . . . là sự thức tỉnh của lương tri Việt Nam, là khí phách của dân tộc Việt Nam trong ách nô dịch cộng sản. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Tù chính trị, Tù nhân lương tâm, Vụ án xét lại chống đảng | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 25/08/2015
Blog RFA
Võ Thị Hảo
24-08-2015
“Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?…”
(Theo hồi ký “Đèn cù” của Trần Đĩnh)
Những oan hồn tạo ra từ 70 năm nay trên con đường cách mạng ấy đã và đang rộn ràng hòa vào những đôi mắt sống của người dân. Những mắt ấy mở chong đêm ngày theo dõi và tính sổ những cuộc bội phản nhân dân, đợi ngày kết thúc cái chính thể phi tự nhiên ấy , tới một cuộc Đại Giải Oan cho nước Việt.
- Giết và giẫm đạp cả thi thể “Mẹ nuôi cách mạng”
Những chứng nhân của thời Cải cách ruộng đất hoặc những người đã đọc, đã nghe kể qua câu chuyện này thì không thể không bị ám ảnh về số phận đau thương của bà và hàng triệu người VN khác bởi chính sự phản trắc, sự tàn ác của chính những người đứng đầu đất nước và cán bộ đội cải cách thời đó. Không một lý do nào có thể biện minh cho những tội ác ấy. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: Cách mạng tháng Tám, Cát Hanh Long, cải cách ruộng đất, Ngày 2-9, Nguyễn Thị Năm | 12 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/07/2015
THĐP
Những con cừu không thể đứng lên vì chúng không biết gì. Nhưng còn những con cừu đã biết rồi mà vẫn không muốn hoặc không dám đứng lên?
Mộng Hỏa
01-07-2015
Tại giờ Văn, học thêm trong trường, vì tôi năm nay lớp 12, là lớp học sinh sắp được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra làm chuột bạch thí nghiệm. Giờ Văn dạy chán, rất chán, vô cùng chán. Bởi vì trong toàn cuốn Văn 12, tôi thích được bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài Số Phận Con Người của Milkhai Solokhov, bài Một Người Hà Nội của Nguyễn Khải, bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu. Bởi vì những bài đó là những bài hết sức trang trọng và miêu tả sự thật trong thời chiến và khổ đau của thời hậu chiến, và quan trọng hơn hết – nó không mang màu sắc chính trị của Đảng Cộng Sản? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Công hàm Phạm Văn Đồng, cải cách ruộng đất, Mậu Thân | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 04/06/2015
Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
03-06-2015
Một người bạn thân của tôi nói rằng hiện nay tư liệu về Hồ Chí Minh rất nhiều nên việc giải thiêng không còn cần thiết nữa. Theo tôi, người bạn này sống chủ yếu ở Mỹ nên mới nói như vậy. Bởi vì, một người bạn khác, là giảng viên đại học ở Việt Nam, cho biết rằng sinh viên đang hào hứng tham gia cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin. Dĩ nhiên là tìm hiểu theo định hướng của đảng. Đồng thời, cá nhân tôi, khi tìm thông tin trên mạng thì thấy phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện một cách rầm rộ ở các trường đại học khắp cả nước, từ Bắc chí Nam. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 04/04/2015
Tại sao cá nhân một uỷ viên trung ương Đảng lại quyết định một chính sách lớn về an sinh xã hội? Quyết định này ảnh hưởng đến chế độ BHXH của 855.000 người có công. Chỉ một lời tuyên bố mà các cơ quan quyền lực và chức năng phải nghiêm chỉnh chấp hành, dân oan phải câm họng, trí thức không dám phản biện. Có độc đoán, độc quyền, độc tài không?
Phạm Tuấn Xa
04-04-2015
Tôi đã đọc bài “Địa chủ ác ghê” của C.B đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 20/7/1953 trong đó kể tội ác của địa chủ Nguyễn Thị Năm cùng với hai con trai là Nguyễn Hanh và Hoàng Công đã giết hại 260 nông dân bằng nhiều hình thức tra tấn dã man. Tác giả kết luận bài báo:
Viết không hết tội dù chẻ hết tre rừng
Rửa không sạch dơ dù tát cạn nước bể.
Tôi nghĩ đây không phải là bài báo mà chỉ là bài thống kê với những con số khô khan, vô hồn cùng những lời buộc tội vô căn cứ. Bài báo thiếu vắng những từ để hỏi trong Tiếng Anh theo lý thuyết viết báo: What, where, when, who, why. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Phạm Tuấn Xa | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 29/09/2014
Pro&contra
Phạm Thị Hoài biên soạn
27-09-2014
Con giết mẹ ở Tiên Hưng, Thái Bình
Bảo là vợ ngã ao mà chết, nhưng sao vợ chết chồng lại bỏ đi? Đội mới xem chỗ cầu ao, thấy nông không đến một thước thì không thể chết đuối được. Mà chết thì phải quẫy, đằng này bèo không bị bới lộn lên gì cả.
Nữ đội phó khám tử thi. Người con gái cứ khóc bù lu bù loa. Nhưng nhìn kỹ ít nước mắt lắm. Có lúc không có nước mắt mà vẫn kêu. Quái, nó là con sao không biết thương mẹ? Mà sao nó cứ ôm lấy đầu mẹ nó? Khám đầu không được, gạt nó ra nó lại xô vào ôm chằm lấy đầu mẹ nó. Gạt hẳn ra khám đầu, thấy một vết dao. Thế tức là có án mạng chứ không phải tự vẫn. Cô con cũng ngã ngửa người ra. Ừ thế là có người giết mẹ tôi.
Phát động nhân dân: Cô con gái là người không tốt. Nó 27-28 tuổi, đã lấy chồng, cứ chửi mẹ chăm chẳm cả ngày. Sao nó biết mẹ nó chết ở ao, nó ra đúng chỗ mà tìm (không phải cầu ao).
Truy mãi, cô con gái đành phải thú là do một tên phú nông Quốc dân Đảng xúi giục: mẹ mày là địa chủ, nhân dân nó truy tố thì hết của, chi bằng giết mẹ đi, không còn trông vào đâu nữa thì mới giữ được của mà ăn.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất, Trần Dần | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/09/2014
Cán bộ lão thành CLB Thăng Long
27-09-2014

Ông Nguyễn Văn Cường, GĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Sau khi đi xem triển lãm về cải cách ruộng đất của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia về gây cho tôi nhiều suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi tại sao Bộ Chính trị lại quyết định mở cuộc triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất vào lúc này? Phần nào tôi đồng ý với ông Dương Trung Quốc, cuộc triển lãm này nó chưa thỏa đáng bởi lẽ lịch sử chỉ cho chúng ta những bài học thành công, vậy còn những mặt không thành công thì sao? Ông Nguyễn Văn Cường Giám đốc Bảo tàng thì nói “Tại triển lãm này chúng tôi muốn đưa cho công chúng một cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng như những sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở – thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai“.
Đối chiếu lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Cường với những gì có được ở cuộc triển lãm thì không nói lên điều đó. Chính vì thế nó mau chóng trợ thành một chủ đề chính trị nóng bỏng của nước ta. Họ không chỉ muốn biết thành quả của cuộc cải cách ruộng đất, mà họ còn muốn thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc phải sai lầm gì, thiệt hại thế nào, và Bác Hồ và Đảng đã sửa sai như thế nào nhất là những người bị oan sai. Những đòi hỏi càng tăng lên nhanh chóng trong các tầng lớp, nhất là nhóm trí thức qua các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tin trong và ngoài nước khiến cho bảo tàng phải tạm đóng cửa để “sửa điện”, một lý do mà ai cũng phải đặt câu hỏi về sự chân thực của nó. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 25/09/2014
Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn). Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!”
Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Võ Phiến, đấu tố | 23 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/09/2014
Blog VOA
Bùi Tín
24-09-2014
Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.
Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên quan đến CCRĐ. Việt nam vẫn còn là một nước nông – công nghiệp, gần 70% số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/09/2014
Pro&contra
Phạm Thị Hoài biên soạn
22-09-2014
Kỳ 2
Vụ án con giết bố
Án mạng
Ông Tuân treo cổ xà nhà bếp. Ngang tai có vết chém. Chân lại chạm đất.
Có trưởng ban công an Tuế, có phó chủ tịch Hoành làm biên bản. Có anh Thụ, vợ và mẹ (tức là vợ ông Tuân). Có cả cán bộ đội cải cách vừa mới về xã.
Tuế cứ hỏi: „Mày giết cha phải không?“
Thụ tái xanh tái xám vâng vâng dạ dạ.
„Mẹ mày với mày bàn nhau giết tên Tuân để tránh vạ phải đấu phải không? Bố mày là cường hào ác bá sắp phải đấu, chúng mày giết đi để mà trốn thoát đấu tranh của nhân dân phải không?… Chúng mày sợ bị tịch thu trâu bò ruộng đất, sợ bị tù tội liên quan?“
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất | 10 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/09/2014
Trần Gia Phụng
23-09-2014
Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) của cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956, diễn ra ở Bắc Việt Nam. Sách báo đã viết nhiều về CCRĐ, về phương pháp CCRD, về tội ác của Hồ Chí Minh (HCM) và CSVN trong CCRĐ. Bài nầy xin đặt lại cuộc CCRĐ trong khung cảnh lịch sử hiện đại
1.- TRƯỚC KHI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Sau thế chiến thứ hai, tại Bắc Kỳ, mặt trận Việt Minh (VM) do đảng CS chỉ huy nhanh tay cướp chính quyền và lập chính phủ tại Hà Nội ngày 2-9-1945 do HCM lãnh đạo. Trong khi đó, Pháp trở lui Việt Nam, chiếm Nam Kỳ rồi tiến ra Bắc Kỳ. Hồ Chí Minh liền thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội và Tạm ước (14-9-1946) tại Paris, hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/09/2014
Pro&contra
21-09-2014
Phạm Thị Hoài biên soạn
Sau đợt „vi phạm kỉ luật“ lần thứ nhất và bị giam kiểm thảo từ 13/6 đến 14/9/1955 [1], nhà thơ Trần Dần được cử đi dự hội nghị tổng kết đợt 4 và tham quan Cải cách Ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh, đợt cuối cùng của cuộc cách mạng „long trời lở đất“ ở nông thôn Việt Nam sáu mươi năm trước. Phổ biến với tên gọi „đi thực tế“, đó là hình thức đưa các văn nghệ sĩ và trí thức vào „thực tế cách mạng“ của công nhân, nông dân và binh sĩ, trụ cột của liên minh quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy và củng cố „giác ngộ giai cấp“ của tầng lớp trí thức, vốn được gắn với ý thức hệ tiểu tư sản, hay dao động và thiếu „tinh thần cách mạng triệt để“. Không chỉ riêng Trần Dần đi thực tế. Trong cuốn sổ ghi chép năm 1955 của mình, ông ghi: „Hoàng Yến [2] than phiền: Mình đi CCRĐ. Ai thấy mình cũng thành kiến là mình đả Tố Hữu, đả Trung uơng. Thành thử khó làm ăn quá.“ Ngày 2/11/1955, ông ghi: „Trước khi đi, Văn Phác [3] họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác [4], […], Đỗ Nhuận để dặn dò. Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, […] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm thì bỏ mẹ chúng mình. […]“
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Trần Dần | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/09/2014
Blog VOA
Nguyễn Hưng Quốc
17-09-2014
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
Chính sách cải cách ruộng đất được đảng Cộng sản tung ra vào năm 1946, tức một năm sau khi giành được chính quyền và cũng là năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đảng Cộng sản chỉ chiếm các vùng nông thôn và rừng núi. Giai đoạn đầu, Cộng sản chỉ tịch thu đất đai của Pháp và một số người bị coi là tay sai của Pháp để cấp cho nông dân nghèo. Giai đoạn sau, từ 1950-1953, họ cắt giảm địa tô, bãi bỏ tiền thuê ruộng và đánh thuế nặng các địa chủ. Giai đoạn thứ ba, từ năm 1954 đến 1957, mới thực sự là cải cách ruộng đất theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 14/09/2014
Trần Mạnh Hảo
14-09-2014
Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan , (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói ( vì bố tôi đang bị đảng- đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo…
Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu ? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình các ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ các gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là thấy có đứa bạn gái cùng học vỡ lòng với tôi con ông đội trưởng xóm tôi ngồi bắt rận khi tôi đi qua nhà nó, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo : thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói…
Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của nhà con gái ông cán bộ…Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng : con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/09/2014
Việt Báo
Trần Khải
14-09-2014
Đó là cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất, nhưng thực ra là một cuộc triển lãm tàng hình của phong trào Chúng Tôi Muốn Biết.
Cuộc triển lãm bây giờ đã bị đóng cửa vô thời hạn… Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất ở Hà Nội bị dân khắp nước chỉ trích là sơ sài, là đánh bóng chế độ… thực ra là một hưởng ứng tuyệt vời của phong trào Chúng Tôi Muốn Biết.
Trong cương vị các nhà khoa học trong ngành bảo tàng, những cán bộ dàn dựng triển lãm đã làm rất tuyệt vời khi nghĩ ra mưu kế mở cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất để giúp hé lộ một phần ánh sáng, dù là chỉ he hé và vờ như lớn tiếng bày tỏ lòng sám hối của chính phủ CSVN, và giúp đẩy thêm cuộc tranh luận về khả năng lãnh đạo sai lầm, về tính lệ thuộc của ông Hồ đối với Liên Sô và Trung Quốc…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 14/09/2014
Vũ Thị Phương Anh
14-09-2014
Mấy ngày nay tôi cứ loay hoay đọc về cải cách ruộng đất ở miền Bắc và cải cách điền địa (cũng là cải cách ruộng đất, nhưng phải đặt tên khác để khỏi nhầm lẫn, chắc thế). Tôi muốn trả lời một thắc mắc, tại sao cũng cùng mục đích chia ruộng đất cho nông dân, mà hai miền lại làm quá khác nhau. Một bên thì “long trời lở đất”, sắt máu, tử khí ngút trời; bên kia thì êm ả, nhân văn, lại còn có cả sự “biết ơn tinh thần hy sinh của các điền chủ” nữa (à, miền Bắc gọi là địa chủ nhưng miền Nam gọi là điền chủ, và đây là một sự khác biệt rất có ý nghĩa các bạn nhé).
Tất nhiên tôi không tìm hiểu để tiếp tục hận thù, như một bạn phóng viên trẻ nào đó đã lên lớp mọi người với bài viết có tựa là “Lịch sử không phải để thù hận“. Mà tôi muốn hiểu, vì tại sao cùng một mục đích, cùng là người Việt, cùng một nền văn hóa, cùng là máu mủ ruột rà, mà hai bên lại khác nhau đến như vậy? Đến nỗi hận thù còn hằn sau trong tâm khảm người Việt tận bây giờ, dù tôi tin chắc chắn rằng chẳng ai muốn thế. Người ta cần quên đi, để người ta có thể sống tử tế. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối ở trong lòng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/09/2014
AFR Dân Nguyễn
12-09-2014
Thật là lợi bất cập hại… Không hiểu vì động cơ gì và do Ban Bệ nào chủ xướng mà Triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được tổ chức tại HN; Có lẽ những người chủ trương bày đặt ra triển lãm này là nhằm “khôi phục” lại một chính sách hợp lòng dân: Người cày có ruộng do CCRĐ đem lại (dù rằng ngay sau đó không lâu, tất thảy ruộng đất mà người cày có do được cách mạng chia đã bị gom ngay vào các hợp tác xã (HTX). Thật nực cười, là thông tin chính thống hầu như chẳng có gì để vẽ, ngoài một vài hình ảnh được bày đặt trong phòng triển lãm, mà mục đích là cố tình tố khổ bần cố nông- đối tượng chiếm tuyệt đại trong Dân chúng trước và sau CM, tố cáo tội ác địa chủ, và kể công cuộc cách mạng “long trời lở đất” đem lại: Người cày có ruộng”…,trong khi không hề đả động tới hậu quả khủng khiếp mà cuộc CCRĐ do đảng , nhà nước cs đã gây ra .
“Sửa sai”, “xin lỗi”, thút thít… là những thứ được đem ra để chuộc cho hàng vạn những oan hồn chết thê thảm, chết tức tưởi, chết nhục nhã. Sửa sai mà không hề có ăn năn về lỗi (thực ra phải gọi là tội ác) là điều khó có thể dung thứ! Vô vàn những trường hợp được “sửa sai”, nhưng rất chậm, qua loa chiếu lệ và không hề thỏa đáng. Bắn người cũng có chỉ tiêu! Và thật khủng khiếp, để đạt cho được “chỉ tiêu”, nhiều cái chết được rút ra từ sự sống.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/09/2014
Dương Trọng Đông – Cựu sĩ quan QĐND
Cải cách ruộng đất là chuyện bị xúi bẩy. Một thứ Cao Biền dậy non. Tưởng “hậu sinh khả úy”, ai ngờ vẫn cứ mở mắt theo tiếp… Đúng là “hai lần dại thành bốn”.
09-12-2014
Dù không muốn nhắc lại cụm từ “cải cách ruộng đất” (CCRĐ), tôi vẫn hoan nghênh quyết định sáng suốt nhưng muộn màng của Ban Tổ chức đã đóng cửa cái triễn lãm (thâm độc) không mấy người vui nhưng chắc chắn có ức triệu… ức triệu… người hờn, kể cả những linh hồn đã khuất.
“Mua hột mà nuốt”
Trong quê tôi, người dân gọi việc nghe theo ai đó xui dại làm chuyện bất cẩn như mở ra cái triển lãm vừa rồi là mua hột (tức là ‘mua hạt trái cây’) về mà nuốt.
Dân xứ Nghệ nói trúng phắp cho cái triển lãm này.
CCRĐ là vết thương “long trời lở đất” trong lòng dân tộc-quốc gia. Ông bác sĩ “Thời gian” còn lâu mới khỏa lấp được hết cái khoảng trống huyếch, trống hoác trong tâm thức những người Việt từ khắp mọi góc bể chân trời.
Dù bên mé ngoài, vết thương đôi chỗ có chút lên da non, nhưng với cái triễn lãm này, ai đó đã chọc vào trung tâm cái “hố đen” ấy, ngoáy nó lên để gây lại nhiễm trùng.
Việt Nam đang dùng công nghệ truyền thông của thế kỷ 21 để quảng bá cho cái triết lý “Trí, Phú, Địa, Hào…” mà chắc Khơ me Đỏ từ xứ Chùa Tháp cũng phải thán phục.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
12-09-2014
Có lẽ chẳng phải là một “phát hiện” vì hai lá thư dưới đây đã xuất hiện khá lâu trên mạng. Đó là hai lá thư cụ Hồ Chí Minh gửi cho Stalin vào ngày 30/10/1952 và 31/10/1952. Nội dung thư vừa báo cáo vừa xin ý kiến chỉ đạo của Stalin về cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ). Hai lá thư là chứng từ cho thấy thời đó miền Bắc VN quá lệ thuộc vào Tàu và Nga (Liên Xô).
Lá thư thứ nhất đề ngày 30/10/1952 báo cáo cho Stalin biết rằng ông (Hồ Chí Minh) đang soạn đề án CCRĐ. Ngoài việc xin viện trợ về thuốc men và vũ khí, ông xin được “chỉ thị” của Stalin về vấn đề CCRĐ.
Lá thư thứ hai thì ngắn hơn thư thứ nhất. Đáng chú ý trong thư này là chương trình hành động CCRĐ có sự trợ giúp của Lưu Thiếu Kỳ (?) và một người Tàu khác tên là Văn Sha San (*). Thư ghi rõ ràng là xin được “chỉ dẫn”.
Miền Nam cũng có cải cách điền địa dưới cái tên (tôi nghĩ) hay hơn: “Người cày có ruộng”. Nhưng khác với CCRĐ ở ngoài Bắc, người cộng sản du nhập “đấu tranh giai cấp” vào công cuộc cải cách, ở miền Nam người ta thực hiện một cách êm thắm, không có ai chết hay bị oan ức (ít ra là trên báo) và cũng chẳng có đấu tố man rợ như vụ CCRĐ ngoài Bắc. Chính quyền miền Nam lúc đó chẳng xin chỉ thị hay xin hướng dẫn của ai. Có thể đọc bài của Ts Nguyễn Tấn Hưng để biết thêm chi tiết và thống kê thời “Người cày có ruộng”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
11-09-2014
Sự kiện mang tên “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) xảy ra ở ngoài Bắc và lúc tôi mới sinh, nên tôi cũng như phần lớn các bạn chỉ biết về sự kiện qua báo chí, văn học, phim ảnh. Sự thật kinh hoàng và đau thương là hàng vạn, thậm chí hàng trăm ngàn người bị giết oan. Con số đó chắc chẳng làm ai xúc động, nhưng hãy thử tưởng tượng 120,000 xác người! Bẵng đi một thời gian dài, bây giờ người ta đem ra triển lãm về sự kiện kinh hoàng đó! Thật chẳng khác gì triển lãm thành tích … giết người. Trong bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ cá nhân liên quan đến mục tiêu, con số tử vong, và những câu chuyện tan thương trong vụ CCRĐ.
Cuộc CCRĐ không chỉ xảy ra trong một thời điểm ngắn, mà kéo dài từ 1953 đến 1956, tức khoảng 4 năm qua 5 giai đoạn. Những người chủ trương CCRĐ làm có vẻ rất bài bản và có hệ thống. Khởi đầu là vận động và chuẩn bị hậu thuẫn của quần chúng, sau đó là ra sắc lệnh, rồi làm thí điểm, và vào cuộc ồ ạt. Có vài nguồn nói rằng lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn làm CCRĐ, nhưng vì Tàu cộng gây áp lực lớn quá nên đành phải làm. Tôi không biết luận điểm này khả tín ra sao, nhưng cảm thấy rất khó chấp nhận, vì nó cho thấy rõ ràng là miền Bắc VN lúc đó chịu lệ thuộc Tàu quá lớn.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 10 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/09/2014
BBC
05-09-2014

Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.
Tác giả cuốn tự truyện ‘Đèn Cù‘ nói với BBC lúc đầu ông đã ‘rất mến’ ông Hồ Chí Minh, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi ‘lập trường’ và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em.
Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:
“Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là ‘thất tình’ trong quyển ấy.”
Nhà văn giải thích lý do làm ông ‘thất vọng’ với vị cựu lãnh tụ cộng sản.
“Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
02-09-2014
Tôi đang tìm mua cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, nhưng đọc qua vài bài điểm sách tôi thấy có nhiều thông tin rất quan trọng mà tôi muốn biết bấy lâu nay. Đó là vai trò của ông Hồ Chí Minh trong cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ ông Hồ không có can dự vào cuộc CCRD hay không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Ông từng đứng ra “xin lỗi” về thảm hoạ CCRĐ. Nhưng cuốn Đèn cù làm tôi bắt đầu suy nghĩ lại …
Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một “đại gia” (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lãnh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lãnh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: cải cách ruộng đất | 4 Comments »
Posted by News trên 29/03/2014
Đảng Xanh
Trong bài viết trước “Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại“, hai chữ “sai lầm” thực ra chưa được … chuẩn cho lắm, bởi vì trên thực tế ở đất nước Việt Nam này, “từ khi có đảng”, luôn luôn có một mối mâu thuẫn to lớn nhất về lợi ích giữa của tuyệt đại đa số người dân với của đảng cầm quyền độc tôn, nên một khi “sai” với Dân thì lại có thể thành “đúng” cho Đảng.
Bài viết này bàn về một số “sai lầm” lớn nhỏ, có thể đã được Đảng CSVN chính thức thừa nhận hoặc có thể chưa, nhưng trong sâu thẳm lại chính là những “đúng đắn” của Đảng mà hầu như chưa được bàn tới cho nó đỡ cái … “oan” cho Đảng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Môi trường, Tham nhũng, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Lê Phú Khải, Nhân văn Giai phẩm, Đồng Bằng Sông Cửu Long | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 06/02/2014
Phạm Đình Trọng
Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Tham nhũng, Đảng/Nhà nước | Thẻ: cải cách ruộng đất, Cải tạo tư sản, CUỘC TRANH CHẤP VIỆT-TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA, Hoàng Sa, Nhân văn Giai phẩm, Trí thức chân chính, Xét lại | Chức năng bình luận bị tắt ở 2303. SỰ VỖ NGỰC KỂ CÔNG VÔ LỐI