BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1815. Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Posted by adminbasam trên 05/06/2013

Ý kiến của các đại biểu Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa, … Nguyễn Văn Phúc (4-6-2013).

 

 

19 bình luận trước “1815. Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”

  1. đảng ta said

    Nói với cộng sản như nước đổ đầu vịt.

    Quốc hội không phải là quốc hội, mà chỉ là một chi bộ của đảng csvn.

    Đại biểu quốc hội cũng là đảng viên, kiêm nhiệm các chức vụ của các cơ quan quyền lực và cơ quan khác của đảng csvn.

    Chó thì phải đẻ ra chó chứ không đẻ ra người được.

  2. NÔNG DÂN VIỆT NAM said

    Hơn 60 năm cuộc đời
    Đảng ta chế được cái xe đạp này

    Như cũ khỏi phải lo rầu
    Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
    Nên ta cứ vậy giữ nguyên luật rừng!

  3. NÔNG DÂN VIỆT NAM said

    QH VN trung thì ít
    Bợ đít thì nhiều!

  4. Thu said

    Đề nghị đưa bài phát biểu của ông Nguyễn Bắc Việt đại biểu Ninh THuận lên bác Ba ơi!

  5. bất ngờ tôi thấy đây là trang rất đáng xem mà sao mình xưa nay không biết? said

    xem http://tuanhsl.blogspot.com/ ở đó rất nhiều bài luận hay về hiến pháp.
    bất ngờ tôi thấy đây là trang rất đáng xem mà sao mình xưa nay không biết?

  6. xem luận bàn thêm về hiến pháp said

    Mời các độc giả tham khảo thêm các bài luận về “hiến pháp” rất sâu sắc của Nguyễn Minh Tuấn trên trang http://tuanhsl.blogspot.com/-ông Tuấn là TS luật tốt nghiệp ở CHLB Đức, giảng viên ĐH Luật Hà Nội.
    tại trang này có nhiều bài bàn luận bàn về nhà nước và pháp luật rất có giá trị, tuy nhiên nhà cầm quyền VN không phải bị điếc và mù nhưng luôn luôn cố tình che giấu sự thật và chân lý nên đã không cho ai tiếp cận với những tài liệu và bài viết này.

  7. Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết said

    Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
    Mùa xuân bão táp ở Ả rập
    Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.

    …Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.

    Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc “bầu cử” không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự “tín nhiệm cao” đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
    Và những cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Ả rập” đã lột tả bản chất của sự “tín nhiệm cao” chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
    Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
    Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
    Mùa xuân ấm áp với Myanmar
    Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.

    Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
    Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
    Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
    Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
    Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
    Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
    Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với “Mùa xuân Ả rập”.
    Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
    Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.

  8. Quyền lập hiến phải là của dân said

    Bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Minh Tuấn, tiến sỹ về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính -Đại học Tổng hợp Saarland, Đức Quốc. Ông hiện là giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Radio Australia: Ông có thể nói ngắn gọn về tầm quan trọng của Hiến pháp và tại sao Hiến pháp Việt Nam thường xuyên phải sửa đổi?
    TS NMT: Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia, phản ánh rõ ràng nhất, sâu sắc nhất nguyên tắc bản chất của quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân. Chính vì vậy, quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp thực chất là một hợp đồng giữa chính quyền và người dân, theo đó quyền lực của chính quyền có được là do người dân trao cho. Nói ngắn gọn, đó là ‘Hiến pháp của dân’.
    Các bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới và những bản Hiến pháp của các nước dân chủ hiện nay rất ngắn gọn, chỉ điều chỉnh chủ yếu về vấn đề quyền con người, quyền công dân và tổ chức quyền lực nhà nước. Trong khi đó, Hiến pháp của Việt Nam bao hàm rất nhiều vấn đề, phạm vi điều chỉnh được mở rộng sang cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh-quốc phòng vốn luôn vận động, thay đổi không ngừng. Đây là lý do chính khiến Hiến pháp Việt Nam thường xuyên phải sửa đổi.
    RA: Vậy theo ông làm thế nào để xây dựng được một ‘Hiến pháp của dân’?
    TS NMT: Tôi đồng tình với quan điểm: Nếu không tách quyền lập hiến của nhân dân ra khỏi quyền lập pháp của Quốc hội, đưa quyền lập hiến trở lại là của dân, thì không thể có một bản Hiến pháp đích thực của dân. Về mặt kĩ thuật, nhân dân phải được quyền thành lập một ‘Quốc hội lập hiến’. Sau khi Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp thì phải tổ chức trưng cầu dân ý để người dân phúc quyết Hiến pháp.
    Việc lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp như đang làm chỉ là hình thức tham vấn và cũng chỉ có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước ra quyết định. Đó không phải là trưng cầu dân ý. Trưng cầu dân ý là việc người dân quyết định trực tiếp đồng ý hay không về giá trị pháp lý của dự thảo Hiến pháp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hiến pháp có hiệu lực khi được quá nửa số người dân tham gia trưng cầu dân ý đồng ý.

    Vai trò đảng lãnh đạo

    RA: Hiến pháp các nước tư bản hiện nay qui định về vấn đề đảng phái chính trị như thế nào và so với Việt Nam có điểm gì khác biệt, thưa ông?
    TS NMT: Hiến pháp Việt Nam quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Điều 4). Hiến pháp các nước tư bản không quy định vai trò lãnh đạo của một đảng nào đó và cũng không qui định một hệ tư tưởng của đảng phái nào là hệ tư tưởng nền tảng.
    Ở các nước theo hệ thống chính trị đa đảng, các đảng phái cạnh tranh nhau để có được nhiều phiếu bầu tại Nghị viện. Tòa án Hiến pháp có thể tuyên bố một đảng nào đó là vi hiến và có thể giải tán đảng đó (Ví dụ: Điều 21 Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức).
    RA: Ông bình luận thế nào về Dự thảo của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa bổ sung ở Điều 4 Khoản 2: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”?
    TS NMT: Tôi cho rằng những tuyên bố này sẽ không có giá trị nhiều, vì về mặt kỹ thuật lập hiến, nó hoàn toàn không làm rõ “chịu trách nhiệm trước nhân dân” là chịu trách nhiệm như thế nào, cụ thể hơn: chế tài đối với tổ chức Đảng trong trường hợp Đảng vi phạm Hiến pháp là gì.

    Quyền con người trong Hiến pháp

    RA: Việt Nam thường bị chỉ trích vi phạm nhân quyền, xếp hạng thấp về tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Theo ông có điểm nào trong Hiến pháp hiện hành giới hạn những quyền này?
    TS NMT: So với các Hiến pháp ở các nước tiên tiến, Hiến pháp Việt Nam có nhiều giới hạn về quyền con người.
    Chẳng hạn, Điều 50 Hiến pháp 1992 có nhắc đến khái niệm ‘quyền con người’, nhưng đáng tiếc, điều khoản này đồng nhất quyền con người với quyền công dân. Thực chất, khái niệm ‘con người’ rộng hơn khái niệm ‘công dân’. Chủ thể của ‘quyền’ ở hầu như tất cả các điều khoản của Hiến pháp hiện hành chỉ được xác định là ‘công dân’. Điều này rõ ràng là không chính xác và hạn chế quyền con người, vì thực tế nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp ở Việt Nam cũng được hưởng những quyền này.
    Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”. Đâu phải chỉ công dân mới có quyền này, đây là quyền mà mọi người đều được hưởng. Tương tự như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, quyền không bị tra tấn hay bị đối xử vô nhân đạo… là các quyền con người chứ đâu phải chỉ là quyền mà riêng công dân Việt Nam mới có.
    RA: Nếu so với Hiến pháp của các nước tiên tiến thì như thế nào, thưa ông?
    TS NMT: Các quyền cơ bản trong Hiến pháp các nước trên thế giới cũng có một số giới hạn, nhưng rất hãn hữu. Về nguyên tắc, việc hạn chế này không được trái hay làm mất đi bản chất của quyền đó. Bất cứ sự giới hạn nào cũng phải đảm bảo được sự cần thiết để duy trì chế độ dân chủ và đều phải được luật hóa một cách rõ ràng, chứ không thể để Nghị định hay Thông tư điều chỉnh như ở Việt Nam.
    Nhiều điều khoản Hiến pháp 1992 quy định công dân có một quyền nào đó, nhưng luôn đi kèm với “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, Điều 57 (quyền tự do kinh doanh), Điều 68 (quyền tự do đi lại và cư trú), Điều 69 (quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội)…. Nguy hiểm ở chỗ, cách qui định này mở đường cho nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác như các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, v.v… Điều này có thể xâm phạm đến những quyền hiến định quan trọng của người dân. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở cho việc ra đời xã hội dân sự hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào. Cách quy định này cũng đi ngược lại với những tuyên bố xây dựng một “nhà nước pháp quyền” đã được khẳng định ở Điều 2.

    Không nên có vùng cấm

    RA: Có một số ý kiến trên các diễn đàn cho rằng, sửa đổi Hiến Pháp lần này ít thu hút giới trẻ tham gia. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?
    TS NMT: Sự tham gia của người dân, là một yếu tố thiết yếu bảo đảm tính dân chủ của Hiến pháp, bảo đảm quyền lập hiến thực sự thuộc về nhân dân. Một bản Hiến pháp dân chủ là nền tảng tạo nên một thể chế chính trị dân chủ, xây dựng một quốc gia cường thịnh, điều đó liên quan trực tiếp đến lợi ích mọi người dân, đặc biệt là những chủ nhân tương lai của đất nước.
    Nhiều bạn trẻ hiện nay có nhiều mối quan tâm khác, hoặc chưa có điều kiện để tìm hiểu một cách căn bản về Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp của các nước trên thế giới. Tôi nghĩ, đây cũng là một hạn chế khiến việc sửa đổi Hiến pháp lần này ít thu hút giới trẻ tham gia.
    RA: Vậy trách nhiệm từ phía chính quyền thì sao, thưa ông?
    TS NMT: Muốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng Hiến pháp, thì không nên có vùng cấm, mọi người dân đều có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến, không sợ bị trù dập, đàn áp hay trừng phạt.
    Chính quyền một mặt khuyến khích: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong Dự thảo, không có gì cấm kỵ cả” như lời ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Nhưng trước đó vẫn có những tuyên bố có tính răn đe như: “bỏ Điều 4 là tự sát”, “chỉ có quyền sở hữu toàn dân về đất đai”, “không thể có báo chí tư nhân”, “không thể có tam quyền phân lập”…
    Tôi nghĩ chính sự bất nhất, không minh bạch, không có sự miễn trừ trách nhiệm khi góp ý đối với người dân là nguyên nhân tạo ra rào cản khiến chính quyền khó có thể nghe được tiếng nói hay những góp ý tâm huyết thực sự của người dân.
    Tôi cho rằng tự do, dân chủ là những giá trị cao đẹp không tự nhiên có và không bao giờ là quà tặng từ trên trời rơi xuống. Lần sửa đổi Hiến pháp này là dịp quan trọng để các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đóng góp ý kiến, thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình. Đây chính là cơ hội để đưa Hiến pháp Việt Nam gần hơn với các Hiến pháp trên thế giới, đồng thời khẳng định và hiện thực hóa một nền tảng của bất kỳ bản Hiến pháp dân chủ nào: Quyền lập hiến thực sự phải thuộc về nhân dân.
    RA: Xin cảm ơn ông.

  9. hanamian said

    Nguyen Van Phuc hay la nguyễn văn fuck! Tiên sư bố cái loại nghị vừa dở vừa dốt vừa hâm nhu cái thím Ng v Fuck này!

  10. Hoa Cải said

    Đại biểu Dương Trung Quốc nói vừa hay, vừa thảm!
    Hay chỗ này: “Những điều hiến định nên đưa vào luật và luật đó phải được tôn trọng bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, như ngôn luận, lập hội, biểu tình (như tôn trọng và bảo đảm điều 4).
    Thảm chỗ này: Chế độ ta do đảng lãnh đạo. Từ cội nguồn gốc rể này mà quốc hội nói muốn lòi cuống họng (mỗi năm nói hai tháng) đến khóa 13 (một khóa / 5 năm) mà kết quả như chưa nói lần nào. Như vậy, cử tri VN xác quyết với quốc hội rằng: Đừng nghe những gì quốc hội nói, hãy nhìn những gì công an làm.

  11. NÔNG DÂN VIỆT NAM said

    QH VN như con tù lì
    Thì lấy gì mà ra pháp lý

  12. dân lành said

    ĐCS không thực tâm muốn thay đổi. Tất cả chỉ là trò đùa, trò lừa mị tung hỏa mù, đánh lạc hướng sự tức giận của nhân dân sau mấy vụ tham nhũng đình đám Vinashin Vinaline

  13. Ngoan cố said

    Phong trào dân chủ An Nam
    Thời Tây sôi động âm vang đất Zời

    Bây zờ có vẻ loi thoi
    Tự zư chiếc bách zữa trời bão dông

    Khát khao dân chủ thật lòng
    Zấn thân chỉ có mấy ông vài bà

    Con đường rộng mở không xa
    Khi Đảng trấn áp tức là mầm gieo

    Ngàn vạn người sẽ đi theo
    Phong trào chu zẩn đến đèo Ba Đinh

    Bất ngờ súng nổ zư inh
    XUỐNG ĐƯỜNG là cách dân tình đã quen

  14. […] 1815. Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 04/06/2013 […]

  15. […] – 1815. Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (VTV/ Ba Sàm). Ý kiến của các đại biểu Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa, … Nguyễn Văn Phúc […]

  16. Le Chi said

    Ba lý do để không nên sửa HP hiện hành:
    1. Chỉ tốn tiền và mất thời gian của nhân dân.
    2. Bao nhiêu điều trong HP cũ đã bao giờ được thực hiện đâu.
    3. Khi có chế độ mới thì đằng nào cũng phải làm HP mới. Lúc đó làm một thể.

  17. Le Chi said

    Ba ls do để không nên sửa HP hiện hành:
    1. Chỉ tốn tiền và mất thời gian của nhân dân.
    2. Bao nhiêu điều trong HP cũ đã bao giờ được thực hiện đâu.
    3. Khi có chế độ mới thì đằng nào cũng phải làm HP mới. Lúc đó làm một thể.

  18. Độc đảng độc tài thì cần gì đến "hiến pháp"? said

    Hiến pháp mà nội dung chỉ nhằm củng cố duy trì độc tài cho tổ chức chính trị đang cầm quyền thì hiến pháp ấy là hiến pháp rởm, là áp đặt ý chí của tổ chức đang cầm quyền với nhân dân- đó là sự cụ thể hóa cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền chứ không thể gọi là hiến pháp của quốc gia.
    Cái gọi là “hiến pháp” ấy liệu có đáng bàn hay không?
    nếu không nêu được ý chí và nguyện vọng của người dân vào trong hiến pháp, mà cứ trí trá đồng nhất giữa khái niệm “đảng” cầm quyền với “nhân dân” là một là thủ đoạn của kẻ lưu manh cốt để “lập lờ đánh lận con đen”. “Hiến pháp” mà nội dung ở đó cứ khư khư bảo vệ quyền lợi của đảng cầm quyền, kể lể “công lao”(thực chất đó là tội lỗi hay không thì hồi sau sẽ rõ), bắt người dân phải làm theo ý chí của đảng cầm quyền thì đó là hiến pháp phản động chứ đừng nói “của dân, do dân, vì dân” để dân người ta ỉa vào mặt đảng cầm quyền.
    Đó là bản hiến pháp phản động, độc tài, phát xít nhất thế giới (hơn cả thời Đức Quốc Xã với nhân dân của nó).
    sửa đổi mà giữ nguyên nội dung ngoan cố duy trì độc tài thì đó là thủ đoạn lưu manh.
    Hiến pháp phải như là bản hợp đồng mời thầu của nhân dân thuê người cầm quyền, trong đó người dân thuê người cầm quyền tổ chức, quản lý,thực hiện ý chí của họ, nếu người cầm quyền không có khả năng đó thì phải rời chính trường để người dân tìm người khác để thực hiện mục tiêu của họ.

  19. […] Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: