BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Hai 11th, 2013

1607. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực

Posted by adminbasam trên 11/02/2013

“Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.”

“Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.”

Tiền phong

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực

05:31 | 11/02/2013

TP – “Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân”- GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý trao đổi nhân việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiến pháp, Đảng/Nhà nước | 126 Comments »

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

Posted by adminbasam trên 11/02/2013

PHN HAI: Chiến tranh Chống Pháp và Tị nạn 1954

Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

GS Lê Xuân Khoa

“… kết quả của hội nghị Genève chỉ là những bản thỏa hiệp về ngưng bắn ở ba nước Đông Dương đúng với sự mong muốn của Pháp. Cam-bốt và Lào trở thành những quốc gia trung lập và bộ đội Việt Minh phải rút hết về nước. Riêng Việt Nam bị cắt làm đôi dưới hai chính thể hoàn toàn đối lập để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác còn lâu dài và khốc liệt nhiều hơn nữa. Việc đảng Cộng sản Việt Nam phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Pháp cũng tạo thành một món nợ lớn khiến cho cả nước bị mắc kẹt trong lâu dài và phải trả bằng những giá quá đắt, từ việc phải rập khuôn mô hình cải cách ruộng đất “long trời lở đất”, “chỉnh huấn trí thức” và “trăm hoa đua nở” trong thập kỷ 1950. Hơn tám năm chiến tranh đã làm cho miền Bắc phải chịu những thiệt hại to lớn về nhân mạng, tài sản và lợi ích dân tộc để chỉ đạt được một thắng lợi hạn chế do sự ép buộc của chính đồng minh của mình. Tiếp đến cuộc chiến hai mươi năm tại miền Nam, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam còn phải mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn nữa”.

GS Lê Xuân Khoa

Hai tháng rưỡi sau khi Pháp bị đánh bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, hiệp ước đình chiến Việt-Pháp được ký kết tại Genève ngày 21 tháng Bảy 1954, với sự tham dự của hai nước đồng chủ tịch là Anh quốc và Liên Xô, cùng với Pháp, Trung Quốc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), Cam-bốt và Lào. Hai nước hiện diện trong hội nghị nhưng không tự nhận là tham dự viên chính thức là Quốc Gia Việt Nam (QGVN)1 và Hoa Kỳ. Trong bản thỏa hiệp đình chiến Việt- Pháp và bản Tuyên cáo của hội nghị, quan trọng nhất là những điều khoản chia cắt nước Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc với “lần ranh quân sự tạm thờilà vĩ tuyến 17, và dự trù tổ chức tổng tuyển cử trong vòng hai năm về vấn đề thống nhất đất nước. Bản thỏa hiệp cũng qui định việc Quân đội Liên Hiệp Pháp rút khỏi miền Bắc và Quân đội Nhân dân Việt Nam rút khỏi miền Nam trong vòng 300 ngày, và trong thời gian đó dân chúng hai miền được tự do đi lại và chọn lựa nơi cư trú. Kết quả là ngót một triệu dân miền Bắc đã rời bỏ sự nghiệp và tài sản của mình để vào Nam xây dựng lại cuộc đời dưới chính thể quốc gia.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước, Điểm sách | 11 Comments »

Tin thứ Hai, 11-02-2013

Posted by adminbasam trên 11/02/2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

– Một độc giả vừa méc sáng nay: Bâng Khuâng Trường Sa – Nhiều ca sĩ Vpop 2013 [MV YAN Media]: Thật đẹp, hay và cảm động! Có điều … biết là nghệ thuật thì khó có thể “lắp ghép” khiên cưỡng, nhưng thiếu Hoàng Sa là lại lo và buồn.

Ngày Xuân VN lo sức khỏe ở biển đảo (BBC).  – Tôi đi như mơ trên đảo Song Tử Tây (NLĐ). – Xuồng CQ – cái tâm, cái tình với biển đảo, Trường Sa (TT). – Một ngày trên đảo Nam Yết anh hùng (PT). – Chào cờ giữa sóng biển Trường Sa (VNE). – Bí ẩn những ngọn bạch lạp Trường Sa (TP). – Hải quan Phú Quốc nâng tầm cùng đảo ngọc (Hải quan).

– “Ông Biển Đông” dự báo về năm Quý Tỵ (DT). – Trung Quốc với chiến lược ‘đại hải phòng’ trên Biển Đông (TP/ Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc và Mỹ).

Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 105 Comments »