Gần đây, có hai sự kiện khiến dư luận sôi nổi: Đó là bộ sách “Bên Thắng Cuộc” với hai tập của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin, và việc kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris 1973. Những tranh cãi quanh vấn đề “quốc-cộng”, ôn lại các sự kiện đã qua sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta rút ra được những bài học và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai của đất nước và dân tộc.
Vào năm 2005, đã từng xảy ra một cuộc tranh cãi tương tự, sau khi Giáo sư Lê Xuân Khoa (*) có bài viết về tên gọi cuộc chiến đăng trên trang web của BBC. Bài này bị Biên Tập viên Nguyễn Hòa của báo Nhân Dân phản bác rồi trở thành một cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng trên diễn đàn talawasvới sự tham gia của nhiều độc giả ở trong và ngoài nước. Về sau, ông Nguyễn Hoà ngưng bút chiến, khi một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lên tiếng phản bác ông qua bài “Gửi Nguyễn Hoà, người đồng đội”.
Nhìn chung, gần 40 năm sau khi đất nước thống nhất, những người lãnh đạo Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay “Bên Thắng Cuộc” theo cách gọi của nhà báo Huy Đức, vẫn không đếm xỉa gì tới những bài học lịch sử vì tin là “đã đánh thắng Mỹ thì chuyện gì cũng làm được”. Chưa kể do thiếu kiến thức mà lại không chiụ nghe trí thức, chỉ thực thi một số giáo điều, họ trở thành thiển cận trước những xu hướng và tương quan chính trị, kinh tế toàn cầu. Hậu quả là đất nước không hoàn toàn độc lập và toàn vẹn về chủ quyền, nhân dân thì bị tước đoạt các quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu bên trong, tham nhũng đã trở thành quốc nạn hết thuốc chữa thì bên ngoài, sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng ngày càng rõ. Trách nhiệm đối với vận mạng của đất nước nay lại trở thành vấn đề khẩn thiết đối với trí thức và người dân Việt Nam.
Câu chuyện vừa rồi của người nữ nghệ sĩ mang tên Kim Chi đã làm những ngươi theo dõi các sự kiện trên Internet trong và ngoài nước sửng sốt và xúc động.
Sửng sốt vì chị đã có một hành động rất anh dũng khi viết thư gửi cho Hội Điện Ảnh Việt Nam từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thẳng thắn viết rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Người biết chuyện xúc động vì nữ nghệ sĩ Kim Chi là người tập kết ra bắc khi tuổi còn xanh đến nay đã hơn 70 nhưng tấm lòng với đồng đội với đất nước của chị vẫn giữ vững như ngày đầu bước chân lên dãy Trường sơn trình diễn những vở kịch giúp vui cho bộ đội. Những con người một thời cống hiến ấy nay đang sống thiếu thốn chật vật và thậm chí bị chính người đồng chí của mình bóc lột, chèn ép.
Việc đạo diễn kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi mới đây từ chối việc làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng đã được dư luận ngợi ca, khâm phục. Nó phản ánh việc bất tín nhiệm cao độ của nhân dân đối với một lãnh đạo trọng yếu của nhà nước. Lý do bà Kim Chi nêu ra khiến tôi cứ nhớ đến tên một truyện ngắn (hình như của Nam Cao) là “Cái mặt không chơi được”!
Chúng ta đều biết người ta có thể qua trường học để trở thành kỹ sư điện tử, bác sĩ nha khoa nhưng không mấy ai qua trường học mà trở thành nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nói chung. Khác với mọi người văn nghệ sĩ có một hệ thần kinh cảm xúc nhạy bén khác thường. Vì vậy họ dễ dàng rung động trước cái đẹp, rơi lệ trước cái bi thương và giận dữ trước cái độc ác, cái phi lý, phi luân. Thông thường văn nghệ sĩ bằng trực giác của mình đã cảnh báo sớm nhất về những vấn nạn, những nguy cơ cho đất nước.
“Người Trung Quốc vẫn gào thét: ‘Hãy dạy cho Việt Nam bài học thứ hai đi!’, ‘Hãy tiêu diệt Việt Nam đi!’, ‘Mao Trạch Đông đâu? Đặng Tiểu Bình đâu? Còn ai dám vung dao không?’ (Dẫn nguồn từ China Daily, Tin tức tài chính. Club China, Hoàn cầu).
Mỉa mai thay khi có kẻ mang danh giáo sư, tiến sỹ và mang hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam như Trần Đăng Thanh lại tỉnh bơ ngoác miệng nói ‘Trung Quốc nhường cơm sẻ áo cho Việt Nam và tình đoàn kết môi hở răng lạnh!’
Mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Lào Cai. Ông căn dặn cán bộ nhân dân tỉnh địa đầu biên giới này: ‘Tiếp tục xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!’.”
Trên chuyến bay từ thành phố Nam Ninh đến Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng giêng năm ngoái, anh Vũ Ân, giảng viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, ngồi cạnh tôi. Trong khi tôi thiu thiu ngủ thì anh cầm một tờ tạp chí chăm chú đọc.
Ân sủng của chúa, cơ chế xin cho & hiện tượng Kim Chi
11 – 1 – 2013
Mấy hôm nay cư dân mạng bàn ra tán vào nhiều về chuyện NSƯT Kim Chi gửi thư cho Hội Điện Ảnh từ chối làm hồ sơ (đơn) xin bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Với lý do giản dị: “Không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”. Thông điệp ngắn ngủi ấy ngay lập tức đã gây sự chú ý rất lớn của dư luận cả trong và ngoài nước. Vậy cái bằng khen kia danh giá tới cỡ nào? NSƯT Kim Chi là ai mà dám to gan khước từ ân sủng của vị chúa tể (thủ tướng) vào hàng quyền lực nhất đất nước như vậy?
– “… bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sỹ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là ‘thiếu nguyên tắc‘ … sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem ‘tình hình ra sao'”.
– “Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo dõi sự việc trên, vì ‘chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng bên ngoài …’”
Việc diễn viên, nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.
NÓNG!11h – Một độc giả phản hồi: “9h sáng nay bản tin thời sự VTV đưa tin trẻ em ở 1 trường nội trú huyện Bắc Yên? (nghe không rõ) Sơn La không có chỗ ở. Các em từ lớp 1 đến lớp 5 phải ở trong những cái lán hết sức tạm bợ, không có cửa phải trèo tường ra đi học, nhiệt độ thường ở 5 độ C ẩm ướt, chỉ ăn cơm không, nấu trong cái nồi không có vung.KHÔNG CÓ GÌ ĂN CÁC EM ĐÃ PHẢI BẪY CHUỘT ĐỂ LÀM THỨC ĂN, mà không phải lúc nào cũng bẫy được. Nếu xem bản tin này nhiều người chắc sẽ không cầm được nước mắt. Thiên đường XHCN là đây ư, chế độ ưu việt là đây ư? 1 năm chi bao nhiêu % GDP cho giáo dục? là bao nhiêu nghìn tỷ mà để trẻ em vùng cao như thế này? Tôi muốn nhổ vào mặt tất cả những kẻ lãnh đạo hàng ngày đang ra rả trên TV đài báo về ‘đời sống nhân dân ta ngày càng được nâng cao’.Rất mong ABS xem lại clip và đưa lên trang tin của mình.”
Xin mời xem: Chào buổi sáng VTV, 12/1/2013 (từ phút thứ 33’55”). Phóng sự mới ghi lại hôm qua. Giọng phóng viên Nguyễn Ngân như nghẹn lại, dường như cũng phải cố kìm nén để khỏi khóc, khi nói: “Thoạt đầu chúng tôi không hiểu và chúng tôi cũng chỉ nghĩ rằng những chiếc bẫy này thì dùng để diệt chuột. Thế nhưng hỏi các em thì mới biết được rằng đây lại là cách của các em để cái thiện bữa ăn … những bữa ăn có thêm món thịt chuột …”
Tôi rời Campuchia trước khi Việt Nam rút hết “Quân tình nguyện”. Khi học ở trường chuyên gia quân sự 481, chúng tôi được chuẩn bị tư tưởng để “giúp bạn lâu dài”. Nhưng thay vì ở lại hàng thập niên, tôi chỉ phải ở lại Campuchia gần bốn năm. Tôi quyết định rời quân đội. Một cá nhân cũng như một quốc gia, súng ống chỉ nên được lựa chọn khi không còn con đường nào khác.
Cuối năm 1987, tôi bắt đầu làm việc ở Văn phòng huyện ủy Nhà Bè. Thời gian ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang viết “Những việc cần làm ngay”. Công việc ở Văn phòng huyện ủy thật an nhàn, tôi đã sử dụng phần lớn thời gian để viết văn và viết bài cho các báo. Sau khi đọc những bài báo ấy, Bí thư huyện ủy Trần Văn Đông giao cho tôi phụ trách biên tập tờ tin và đài truyền thanh huyện Nhà Bè. Chỉ mấy tháng sau, tôi được nhà văn Nguyễn Đông Thức đưa về Tuổi Trẻ.
Một ngày sau khi lá thư gửi hội Điện ảnh Việt Nam của nữ diễn viên khóa 1 – đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cảm ơn Hội quan tâm, nhưng từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, với lý do xác đáng: “tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác bị xúc phạm” đăng tải trên mạng, đài BBC có bài phỏng vấn chị. Hàng trăm bạn đọc trong và ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức tên tuổi và cương trực, bày tỏ kính phục, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, khí phách phi thường của chị. Không ít « mày râu » thổ lộ tự lấy làm hổ thẹn trước một « quần hồng » Kim Chi, hết dám nghĩ phận đàn bà, “xướng ca vô loài”. Nhiều người biết ơn chị can đảm thét lên từ lồng ngực đất nước bị đè nặng lâu nay bởi khốn khó, nguy cơ giặc trong, thù ngoài. Đó cũng là tiếng lòng của hàng triệu con dân đất Việt. Rõ ràng, đây không chỉ đơn thuần chuyện nghệ sĩ với danh hiệu khen thưởng.
Có người gọi đây là sự kiện “sấm sét giữa trời quang”, làm không ít trí thức, văn nghệ sĩ – vẫn chỉ chăm chăm tỉa tót cho « bộ lông cánh » của họ – giật mình, thất kinh.
– Lê Ngọc Thống: Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền (ĐV). “Chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh, trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, quân đội NDVN đã tiến hành 2 cuộc quyết chiến chiến lược mà tính đối kháng rất cao, đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam ở một tầm cao mới.” Và đến thời đại … “hậu Hồ Chí Minh” thì …
Đôi lời: Bài này được đăng trên blog “Nhảm” của Vũ Quý Hạo Nhiên – một nhà báo và cũng là một blogger. Vấn đề mà bài viết nêu ra là chuyện xảy ra trong cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California – nơi vẫn được xem như “thủ đô” của những người Việt sống tại nước ngoài. Song hình như đó không chỉ là chuyện riêng của cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California và cũng vì vậy mà blog Ba Sàm chọn, giới thiệu để độc giả tham khảo, góp ý. Khi có điều kiện, chúng tôi sẽ bình luận thêm về những vấn đề loại này…
Ba nhân vật Công giáo nổi tiếng lên truyền hình tại Quận Cam đả kích những nhân vật Phật giáo nổi tiếng. Phía Phật giáo chỉ trích lại. Một lần, hai lần, ba bốn lần, chưa hết, mà kéo dài hàng mấy tháng trời.
Trong khi đó, các lãnh đạo tôn giáo khác, giới chính trị gia, các bình luận gia, những người bình thường ăn nói rất mạnh bạo về những chuyện bất công xảy ra cách nửa vòng trái đất, thì lại im lặng đối với cuộc tranh chấp chia rẽ tôn giáo xảy ra ngay sát nách mình.
Tôi sẽ kể sơ về chuyện xảy ra, nhưng rồi sẽ nhấn mạnh tới sự im lặng này.
Nhân vật mở đầu vụ này là Giáo sư Dương Đại Hải, một người Công giáo từng đắc cử vào Ban Đại diện Cộng đồng, có chương trình truyền hình phát sóng tại Quận Cam. Ông kêu gọi gây quỹ dựng đài tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chẳng mấy chốc, chuyện gây quỹ và tôn vinh Ngô Tổng thống lan qua chuyện tố cáo giới sư sãi Phật giáo là gián điêp cộng sản, gián tiếp giết hai anh em tổng thống.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, trong năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm 57 cơ quan báo chí, thu 6 thẻ nhà báo, đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản chỉ trong năm 2012. Thứ trưởng Doãn nói đây là “sự răn đe nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối với báo chí”. Ông không nói cụ thể, nhưng trong đó, có những trường hợp thông tin không chính xác.
Tuy nhiên, điều mà ông băn khoăn là: Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ ngành. Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”.
Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
MỪNG!17h50′ – Một CTV vừa cho biết: Blogger Người Buôn Gió vừa được trả tự do, rời khỏi cơ quan CSĐT-CAHN, số 6 Quang Trung, Hà Đông. Nhưng 9h sáng mai vẫn phải vào “làm việc”.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Lễ tưởng niệm chiến sĩ hy sinh bảo vệ Trường Sa (VNE). Ôi! Lại ngọng nữa rồi: “Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội.” Thật tiếc cho tấm lòng của các chiến sĩ ta đã bị đám bồi bút, tuyên giáo láo làm hỏng.
– Minh Diện: ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC (Bùi Văn Bồng). “Đánh tráo khái niệm, cắt khúc một vế của cặp phạm trù nhằm tẩy xóa gương mặt gian ác của kẻ thù thành gương mặt tử tế là phản bội đê hèn, là tội ác với nhân dân. Hành vi tội ác, phản bội, lừa đảo đó cần phải lên án mạnh mẽ”.
“Nhưng rõ ràng với đàn em trong thành bang của mình, thì Nguyễn Bá Thanh có oai. Nhưng cái oai Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ ở tầm Đinh La Thăng đi xe buýt là cùng. Đừng khen Nguyễn Bá Thanh vì có Đà Nẵng đẹp. Đà Nẵng còn có thể đẹp hơn nữa nếu có một cách làm việc tự do hơn, dân chủ hơn, phi-Bá Thanh hơn, phi cả cái tổ tò vò hơn.
Nguyễn Bá Thanh có oai ở lãnh địa của mình không vì ông ta giỏi mà còn vì đàn em của ông ta hèn. Không phải vì ông ta thẳng thắn mà vì đàn em của ông ta không chọn cách đối đầu vô ích.”
Dân gian có câu ca Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi… Có mà Giời biết bên trong tổ con tò vò thực sự có gì, nên câu ca này cũng có nghĩa tương đương với xanh vỏ đỏ lòng, hoặc với câuSông sâu còn có kẻ dò…
Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.
17h45′: Tòa vừa tuyên án: “Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đăng Xuân Diệu: mỗi nguời 13 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù; Nguyễn Văn Duyệt 6 4 năm tù giam và 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Thái Văn Dung 5 4 năm tù giam, 3 4 năm quản chế; Nông Hùng Anh 5 3 năm tù giam, 3 4 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 4 năm quản chế; Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, 2 3 năm quản chế; Nguyễn Văn Oai 3 4 năm tù giam, 2 4 năm quản chế; Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, 2 3 năm quản chế; Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, 2 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc 3 năm tù treo, thử thách 37 tháng 16 ngày. (Cáo lỗi độc giả, do thông tin từ CTV gửi về chưa được chính xác, nên đã phải sửa lại, sáng ngày 10/1/2013).
BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI MỘT LƯỢNG LỚN TÀU CÁ TRUNG QUỐC XÔNG VÀO NAM HẢI [i]:
QUÂN VIỆT NAM KHÔNG HỀ DÁM RA TAY
12.12.2012
Người dịch: XYZ
Trong bối cảnh rắc rối xảy ra liên tiếp ở Nam Hải, tâm lý cảnh giác của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc ở Nam Hải luôn căng thẳng. Theo tin từ báo chí Việt Nam, thiếu tướng Lê Văn Cương[ii] , nguyên Viện trưởng “Viện nghiên cứu chiến lược” Bộ Công an Việt Nam ngày hôm trước đã rêu rao rằng, để kiểm soát Nam Hải, Trung Quốc nay mai sẽ dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, điều này sẽ “gây trở ngại thêm cho chủ quyền lãnh hải của Việt Nam”.
NỔI ĐIÊN!11h50′ – Đây! “Món quà” cho cuộc đón rước 3 tàu chiến Trung Quốc vào Sài Gòn: Hải quân Trung Quốc chặn tàu cá Việt Nam bị nạn vào Hoàng Sa tránh bão (Infonet). “Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, hiện có hai tàu cá của Việt Nam (1 tàu bị nạn và 1 tàu đến cứu hộ) xin vào đảo Bom Bay (trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) lánh nạn và sửa chữa hư hỏng nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc ngăn chặn nên phải neo đậu giữa biển trong điều kiện gió cấp 6 – 7.”Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Thế Kỷ thử trả lời cho công luận vụ này coi?!
“Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin.”
“Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ.”
DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH hay BẠO LỰC CÁCH MẠNG ?
Hoàng Lại Giang *
Dấu ấn của những cuộc “Bạo lực cánh mạng”
Nếu phải chọn một trong hai hình thái trên, tôi chọn ”DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH “. Bởi “Bạo lực cách mạng“ là bước đường cùng để nhân dân bằng “sức mạnh cứng” của mình đập tan một thể chế chính trị tàn bạo, tham nhũng, một thể chế đối lập với nhân dân về mọi phương diện, trong thể chế ấy mọi quyền của dân đều bị tước đoạt và kẻ cầm quyền lộng hành … đẩy dân vào con đường cùng. Tức nước vỡ bờ, trên thực tế đây là sự đối đầu một sống một chết giữa nhân dân – kẻ bị trị và bên kia là kẻ cầm quyền – kẻ thống trị nắm giữ mọi quyền lực. Với tôi dù bên nào thắng thì vẫn gây ra những tấn thảm kịch cho nhân dân, dẫn đất nước vào chỗ suy vong.
Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.
Câu hỏi trên đặt ra dành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.
Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói về người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không được biết kẻ nào đã giết anh?
Chỉ còn 40 ngày nữa là đến ngày tưởng niệm 34 năm trước đồng bào, chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Phải chăng đây là món quà sớm của các vị gửi tới cho chúng?
Anh hùng liệt sĩ 35 năm nằm lại biên giới phía Bắc
Sáng 6/1, hài cốt của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại quê hương Thanh Hóa, sau 35 năm nằm xuống khi đang chiến đấu chống quân xâm lược từ bên kia biên giới.
Vài ý nghĩ về cuộc phỏng vấn của tướng Nguyễn Chí Vịnh
Trần Bình Nam
Ngày 1/1/2013 tờ Tuổi Trẻ, một tờ báo do đảng kiểm soát phỏng vấn Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh *, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng về tình hình Biển Đông và quan hệ Trung quốc, Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á châu và hệ lụy đối với Việt Nam.
Qua cuộc phỏng vấn nhiều câu hỏi tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời khúc chiết và có tầm nhìn chiến lược về tình hình tranh chấp Hoa Kỳ và Trung quốc và các khó khăn của Việt Nam. Tuy nhiên về phần chính sách đáp ứng của Việt Nam thì tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đưa ra những phương sách đáp ứng có tính lý thuyết. Ông Vịnh quên rằng quyền lợi của mỗi quốc gia chỉ có thể bảo đảm bằng chính nội lực kinh tế, quân sự và quyết tâm của nhân dân.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ hai, ngày 31/12/2012
ẤN ĐỘ ĐẨY MẠNH “CHÍNH SÁCH KẾT NỐI TRUNG Á”
TTXVN (Niu Yoóc 28/12)
Tạp chí“Chính sách Đối ngoại” (Mỹ) cho biết Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề đối ngoại E. Ahmed đã công bố chính sách “Kết nối Trung Á” (CCAP) của Ấn Độ lần đầu tiên trong bài diễn văn quan trọng tại cuộc họp đầu tiên Đối thoại Ấn Độ-Trung Á lần thứ nhất ngày 12-13/6 ở thủ đô Biskếch của Cưrơgưxtan nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với Các nước Cộng hòa Trung Á (CAR) gồm: Cưrơgưxtan, Tátgikixtan, Tuốcmênixtan, Udơbêkixtan và Cadắcxtan. Chính sách mới của Ấn Độ đề nghị thành lập các trường đại học, bệnh viện, các trung tâm công nghệ thông tin (IT), một hệ thống điện tử về y học từ xa kết nối Ấn Độ với CAR, các dự án thương mại chung, cải thiện hoạt động kết nối trên không để thúc đẩy thương mại và du lịch, nghiên cứu khoa học chung và các mối quan hệ đối tác chiến lược về vấn đề an ninh và quốc phòng. Tiếp đó, trong chuyến thăm Tátgikixtan từ ngày 2-3/7, cựu Bộ trưởng Ngoại giao SM. Krishna đã giải trình chính sách thương mại, liên kết hoạt động, lãnh sự và cộng đồng của Ấn Độ.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khao đặc biệt)
Thứ hai, ngày 31/12/2012
50NĂM SAU CHIẾN TRANH TRUNG–ẤN
TTXVN (Hồng Công 30/12)
Cách đây năm thập kỷ, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh và đổ máu trên một chiến trường cao nhất của thế giới. Dấu mốc 50 năm sau cuộc chiến Trung – Ấn đã bị dấu mốc kỷ niệm 50 năm Cuộc khủng hoảng Tên lửa Guba làm mờ nhạt trên truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, theo báo mạng Asia Times Online, cuộc xung đột biên giới chóng vánh và cay đắng giữa Trung Quốc với Ấn Độ đã để lại một hệ quả địa chính trị to lớn không chỉ cho hai cường quốc này mà còn cho toàn thế giới.
Mối quan hệ cốt lõi giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới bị ám ảnh bởi bóng ma của lịch sử và sự xuất hiện của nguy cơ xung đột trong tương lai. Môi trường chiến lược vẫn bị mắc kẹt trong mô hình của sự đối đầu, bất chấp những cải thiện trong quan hệ văn hóa, chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ bảy ngày 29/12/2012
ÔXTRÂYLIA TRƯỚC THẾ KỶ CHÂU Á
TTXVN (Angiê 27/12)
(Bài phân tích của tác giả Kishore Mahbubani, thuộc Đại học quốc giaXinhgapo, đăng trên mạng tin “Chân trời chiên lược’’)
Với những nét đặc trưng của vị trí địa lý, lục địa châu Úc về mặt lý thuyết có đông người châu Á sinh sống. Ngoài ra do yếu tố lịch sử, Ôxtrâylia cũng là nơi sinh sống của đa số người phương Tây. Ngày nay, sự trùng hợp lịch sử này đang dần chấm dứt.
“Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng. Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa.”
Cách thứ ba là chúng ta bị áp đặt nhưng vẫn phải giả vờ là tự thỏa thuận. Chúng ta là những người tự do … nói dối hoặc im lặng.
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận.
.
Hiến pháp trước hết cần được nhìn nhận như một bản khế ước xã hội. Dưới đây là những lý do cơ bản vì sao.
Ngày 2-1-2013 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này.
Hiến pháp là của ai? Ai là người quyết định về Hiến pháp và họ quyết định thế nào? Đáng tiếc những vấn đề cơ bản như vậy từ rất lâu vẫn bị hiểu nhầm.
Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.
Sự kiện (1) mình biết qua trang web Ba Sàm. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..
Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…
Vài dòng về tác giả: Tên thật là Vũ Ánh, sinh năm 1941, còn có bút hiệu khác là Vũ Huy Thục. Trước năm 1975, từ 1964 phục vụ tại Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia đến sáng ngày 30-4-1975, với các chức vụ: phóng viên mặt trận 7 năm, rồi trưởng phòng Bình Luận, Chánh Sự Vụ Sở Thời sự Quốc tế và Quốc nội cho đến 10 giờ sáng 30-4-1975. Ngoài ra, tác giả còn cộng tác với các nhật báo Dân Ý, Báo Đen và Sóng Thần vào những năm chiến tranh.
Sau 30-4-1975, đi tù cải tạo dưới chế độ Cộng sản 13 năm, trong thời gian này bị nằm “chuồng cọp” mất 5 năm liên tiếp vì chống lại chế độ lao tù và ấn hành tờ Hợp Đoàn (báo chui trong trại giam). Được thả về gia đình với 5 năm quản chế, mưu sinh bằng lao động chân tay cho đến khi được định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1992.
NÓNG! 9h20′ – Tin từ 1 CTV cho biết, mấy hôm nay, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh, người vừa được nhận Giải thưởng Nhân quyền Hellman Hammett cùng 4 blogger khác, đã bị cơ quan ANĐT CAHN triệu tập nhiều lần. Ảnh chụp lúc 8h35′ sáng nay, J.B. Nguyễn Hữu Vinh có mặt tại số 6 Quang Trung, Hà Đông, HN =>
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– TS Vũ Cao Phan: Việt – Trung: ‘Những điều không thể không nói’(TVN). “Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ.” – Bài Sống với Trung Quốc của Tạ Duy Anh, đăng sáng qua, đã bổ sung đầy đủ phần bình luận.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Phan Trung Lý đã có lời khẳng định: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng không phải là cọp để phải gọi húy thành “ông ba mươi”.
Đảng cũng không phải là vua chúa phong kiến để dân đen phải kỵ húy không dám nói đến.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ bảy ngày 29/12/2012
CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚCĐỊA CHÍNH TRỊ?
TTXVN(Angiê 28/12)
Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.
Đôi lời: Một bài viết công phu, toàn diện, sâu sắc hiếm thấy liên quan chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, có một vài điều không ổn, khiếm khuyết “chết người”. Không biết có phải do để khỏi khiếm khuyết thì cũng dễ “chết mình”, nên phải né tránh chăng? Những không ổn này nếu không được chỉnh sửa một cách nghiêm túc thì nó sẽ xổ toẹt toàn bộ công phu của tác giả, thậm chí trở thành một thứ bả độc.
Con cháu các đồng chí của Mao nổi lên thành lớp quý tộc Tư bản Chủ nghĩa mới
Người dịch: Huỳnh Phan
26-12-2012
Nằm trong một bệnh viện quân sự Bắc Kinh năm 1990, tướng Vương Chấn (Wang Zhen) nói với một khách tới thăm rằng ông cảm thấy bị phản bội. Nhiều thập kỷ sau khi ông đã xả thân chiến đấu vì một xã hội hoàn thiện, bình đẳng không tưởng, lý tưởng mà ông theo đuổi với cương vị là một trong các vị cha đẻ của Trung Hoa Cộng sản, đã bị những phương cách tư bản chủ nghĩa của các con ông – lãnh đạo doanh nghiệp trongcác ngành hàng không, tài chính và máy tính – huỷ hoại.
– Trung Quốc lo ngại Việt Nam áp dụng Luật Biển (VnMedia). Cái tựa này là để tránh cho “người phát ngôn“, lẽ ra phải lên tiếng đáp trả nhưng đã câm lặng? “Những phát biểu phi lý và trắng trợn trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra khi mà chính Trung Quốc đang một mình “khuấy đảo” Biển Đông. Đúng ngày Luật Biển của Việt Nam chính thức có hiệu lực, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa hai tàu hải giám ra gần Vịnh Bắc Bộ ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông để tuần tra. Trắng trợn hơn, Trung Quốc còn bắt đầu thực thi luật mới cho phép cảnh sát nước này chặn và bắt tàu của các nước khác ở vùng biển tranh chấp” .
Lời người viết : Sáng nay, đọc báo Tuổi trẻ, qua bài phỏng vấn thể hiện những quan điểm lớn về đường lối đối ngoại của đất nước từ phát ngôn của ông Vịnh, tôi không khỏi giật mình khi một người làm chiến lược cấp cao là một UV BCH TW Đảng lại có thể mơ hồ và đơn giản đến thế.
Là một sinh viên 8X đang mài đũng quần trên ghế giảng đường Đại học, tôi không có nhiều thời gian và thông tin để nghiên cứu chiến lược đối ngoại như ông, nhưng tôi dễ thấy có quá nhiều sơ hở chết người về mặt nhận thức và quan điểm khi đọc những tâm sự nghề nghiệp rất nóng hổi qua các vấn đề thời sự hiện nay, từ nội dung cuộc trò chuyện được chú ý này.
Đôi lời: Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã “bán danh ba đồng” khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ “Lợi bất cập hại” mà là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”.
Vài ví dụ, một cuốn sách về lịch sử, với ngồn ngộn những tư liệu vô cùng quan trọng, mà dám viết một bài chỉ trích toàn bộ, nhưng ngay dòng đầu đã phải rào đón “chưa bàn đến những chi tiết cụ thể”. Khi không bàn tới chi tiết cụ thể thì làm sao dễ đánh giá là nó “thiên kiến”? Để công bằng hơn cho Đức Hiển, thì nếu như tạm chấp nhận vài tranh cãi trong bài, thì nó cũng không thể nào được coi như là bản chất của cả cuốn sách. Nói cụ thể, Đức Hiển chỉ có thể có nhận định khiêm nhường, cẩn trọng rằng: “Một số cái nhìn thiên kiến …” Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!