BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Hai 17th, 2013

1620. Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn

( Trích quyển “ĐỜI, hay chuyện về những người tù của tôi”, bản thảo năm 2000-2001, của Hồ ngọc Nhuận )

…Lại nhớ hồi đầu năm 1979, khi tôi ra dự hội nghị Trung Ương Mặt Trân Tổ Quốc ở Hà Nội rồi xin đi Lạng Sơn, vô trung tâm thị xã, để chụp mấy tấm hình. Đạn Trung Quốc bắn ào ào, xối xả phía trên đầu mà tôi cứ tỉnh bơ lo bấm máy ảnh: tôi cứ tưởng đạn của phía mình, làm như với đạn phía mình thì không chết! Nếu không có một lính trinh sát của ta bị thương, ngoắc xe tôi lại đưa anh ra ngoài, chắc tôi đã ở lại thị xã lâu hơn. Để rồi biết đâu đã chẳng nằm lại như anh Takano, phóng viên báo Cờ Đỏ của đảng Cộng sản Nhật Bản?

Mấy tấm hình đăng báo, khi tôi về lại Sài Gòn, và bài tôi khóc Takano trên Tin Sáng, làm tôi không nhớ, sau lúc thoát khỏi lửa đạn ở Lạng Sơn, tôi có nghĩ lại mà giựt mình hay không.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79 | 21 Comments »

1619. Người Nga đã kỷ niệm 40 năm sự kiện xung đột biên giới với Trung Quốc như thế nào ?

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Lời người dịch: tháng 3 /2009 nhân bốn mươi năm xảy ra xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc tại Đảo Đamansky , người Nga đã tổ chức  một đợt hoạt động tưởng niệm trọng thể sự kiện đó. Chúng tôi xin dịch một bài viết từ tiếng Nga để bạn đọc suy nghĩ về văn hóa ứng xử đối với những người đã hy sinh bảo vệ đường biên giới thiêng liêng của đất nước nên như thế nào.

damanski-zhenbao.ru

BỐN MƯƠI NĂM SỰ KIỆN: NIỀM VUI VÀ NỖI ĐAU BUỒN

3

Từ ngày 11 đến 14 tháng Ba năm 2009, tại vùng Viễn Đông người ta  đón tiếp các cựu chiến binh bộ đội biên phòng đã từng tham gia chiến đấu cách đây 40 năm ở Ussuri. Sau chuyến bay dài, chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Vladivostok, thành phố tổ chức trọng thể cuộc gặp mặt các vị khách. Sau lời chào mừng nồng nhiệt, đoàn khách được đưa tới nhà an dưỡng “Vladivostok”.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Nga - Trung | 9 Comments »

1618. Hoa Sim ngày 17-2

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Hoa Sim ngày 17-2

Trịnh Hữu Long – Phạm Đoan Trang

17-02-2013

Nếu em lên biên giới

Em sẽ gặp bạt ngàn hoa…

Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong

Sắc hoa sim yêu thương trong lòng nguời lính trẻ

Chờ ai nên tím ngát bồi hồi

giữa biên cương…

Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông, ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa, 190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa – Ngọc Hồi.

Đọc tiếp »

Posted in Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 19 Comments »

1617. Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Blog Hoàng Xuân Phú

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

Hoàng Xuân Phú

Hội chợ Leipzig trở thành hội chợ hàng mẫu đầu tiên trên Thế giới vào năm 1895. Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức(CHDC Đức, tức Đông Đức xã hội chủ nghĩa, 1949 – 1990), Hội chợ Leipzig là một trong những nơi giao tiếp quốc tế quan trọng nhất. Chính quyền Đông Đức coi hội chợ này là nơi trưng bày thành quả kinh tế và chính trị của CHDC Đức. Nhân dân Đông Đức tận dụng hội chợ này để tiếp xúc với kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản phát triển. Hàng năm, khoảng 600.000 người đổ về hai kỳ hội chợ, được tổ chức vào tháng ba và tháng chín. Trong hơn mười năm sống ở Leipzig, tôi đã từng hòa mình vào dòng người ấy, thăm khoảng 20 kỳ hội chợ, mỗi kỳ dành ra khoảng 3 ngày, và đã học được bao điều mới lạ, trong đó có nhiều kiến thức về công nghệ.

Tại hội chợ hàng mẫu, người ta không bán hàng, mà chỉ trưng bày hàng mẫu, để các doanh nhân xem xét, trao đổi và ký kết hợp đồng. Các nhà trưng bày thường phân phát tài liệu quảng cáo, được in rất đẹp. Người đi xem, nhất là cánh trẻ, thấy đâu đông cũng xếp hàng, mọi người lấy cái gì thì mình cũng vơ cái đó. Nhiều khi đến tối mới có thời gian để đọc, mới biết thành quả kiếm được trong ngày là gì. Và tất nhiên là phần lớn số tài liệu xa lạ đó được bàn giao cho thùng rác.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp | 41 Comments »

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

GS Lê Xuân Khoa

Ngày 23 tháng Bảy 1954, hai ngày sau khi bản thỏa hiệp đình chiến được ký kết tại Genève, Thủ tướng Pháp Mendès France ra trước Quốc Hội để báo cáo về kết quả hội nghị. Khi nhắc đến một điều khoản trong bản thỏa hiệp cho phép dân chúng ở Việt Nam được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình giữa hai miền Nam, Bắc, ông nói:

… Nếu chúng tôi không đòi được những đảm bảo đầy đủ cho điểm thỏa thuận này thì những cuộc thương thuyết ắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã đòi rằng bất cứ người nào ở vùng bên này hay bên kia tin rằng mình sẽ gặp nguy hiểm tại nơi cư trú hiện thời phải được phép di chuyển sang bên mà người đó nghĩ rằng mình sẽ được an toàn hơn.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Lịch sử, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước, Điểm sách | 12 Comments »

1616. Người Hèn

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

Người Hèn

Phạm Chuyên *
.

Đất nước ngàn năm

Hiếm kẻ bán nước

Có nhiều nhặn gì đâu,

Một Trần Ích Tắc

Một Lê Chiêu Thống

Một Hoàng Văn Hoan.

  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 98 Comments »

Tin Chủ Nhật, 17-02-2013

Posted by adminbasam trên 17/02/2013

DSC01134Thông tin từ Hà Nội: 7h25′ – Quanh khu vực Bờ Hồ và khuôn viên Sứ quán Trung Quốc rất yên bình, không một bóng công an, chỉ có những người dân đi bộ, tập thể thao …

8h10′: trước Nhà hát lớn, đội mô tô HN, toàn trai tài gái sắc. Chắc không phải chuẩn bị diễu hành tưởng nhớ … ?

9h30′ – Tại Sài Gòn, khoảng 30 vị nhân sĩ, trí thức, trong đó có GS Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Chu Hảo … đã tới Tượng Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Lực lượng an ninh không ngăn cản, nhưng có hành động gỡ bỏ một số băng rôn. Có phóng viên của trang BoxitVietnam đi cùng, chắc sẽ có tin bài sau.

10h30′ – CTV từ Sài Gòn đã gửi hình ảnh ra:

1

11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Hình ảnh, video và chi tiết diễn biến chúng tôi sẽ xin được bổ sung tiếp …

Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.

Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 210 Comments »

 
%d người thích bài này: