BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

478. VỀ MỐI QUAN HỆ ASEAN-TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 11/11/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm, ngày 10/11/1980

VỀ MỐI QUAN HỆ ASEAN-TRUNG QUỐC

TTXVN (Bắc Kinh 5/11)

Tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” số ra ngày 31/10/2011 viết: Trải qua 20 năm đầy khó khăn, nay Trung Quốc và ASEAN lại đến một giai đoạn phức tạp mới. Tới đây quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ đi về đâu, triển vọng này sẽ tuỳ thuộc việc hai bên xử sự với nhau chân thành, thẳng thắn và trí tuệ ngoại giao của cả hai như thế nào trong bối cảnh tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) là thách thức lớn nhất đang được đặt ra. Đây cũng đồng thời là bài kiểm nghiệm trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc trong thời gian tới. Dưới đây là nội dung bài viết của Trần Hướng Dương, Tiến sĩ chính trị quốc tế, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, về những vấn đề nói trên.

I- Hợp tác kinh tế thương mại là điểm sáng nhất.

Tháng 10/2003 tại Bali ở Inđônêxia, Thủ thướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN hàng nằm cùng tổ chức Hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN và Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN, bắt đầu từ năm 2004 tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 10 năm 2011 hai hoạt động lớn này đã là lần thứ 8 diễn ra theo đúng ý tưởng ban đầu.

Sau 8 năm, đặc biệt lại là 20 năm kể từ năm 1991 khi Trung Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại đến nay, bước tiến triển và thành tựu trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã được thể hiện qua lời phát biểu của Thủ tướng Ông Gia Bảo: “Là nước lớn ngoài khu vực, Trung Quốc là nước đầu tiên tham gia ‘Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN’, nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nước đầu tiên thành lập Khu thương mại tự do với ASEAN, đi đầu cam kết ký Nghị định thư về ‘Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân’, kiên định ủng hộ ASEAN phát huy vài trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á”.

Năm 2001, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN chỉ có 7,96 tỉ USD, năm 2010 đã đạt 292,78 tỉ USD, tăng gần 37 lần. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Từ tháng Tư năm nay, ASEAN cũng đã thay thế Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, để đề phòng và ngăn ngừa “sự đe doạ của Chủ nghĩa Cộng sản”, tại Băngcốc, các nước Inđônêxia, Thái Lan, Xinhgapo, Philippin và Malaixia đã thành lập Liên minh các quốc gia Đông Nam Á (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), gọi tắt là ASEAN. Có thể nói, từ khởi điểm ban đầu sự lựa chọn của ASEAN là chống lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1991 khi Trung Quốc và ASEAN khởi động tiến trình đối thoại, quan hệ song phương đã nhanh chóng “nhảy vọt”. Tháng 7/1996, Trung Quốc chính thức trở thành đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN; Cuối ănm sau, hai bên tuyên bố thành lập quan hệ đối tác láng giềng tin cậy lẫn nhau hướng đến thế kỷ 21; năm 2003 lại bắt đầu cố gắng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng đến hoà bình và phồn vinh.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 8, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc thực tâm thực ý muốn phát triển quan hệ với ASEAN. Để thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại song phương lên một tầm cao mới, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề xuất trong tương lai phải làm tốt mấy trọng điểm lớn, đó là cùng thành lập Khu thương mại tự do, liên lạc thống suốt với nhau, mở rộng hợp tác đầu tư song phương, đưa hợp tác kinh tế khu vực đi vào chiều sâu, mở rộng giao lưu trong lĩnh vực nhân văn.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh “nếu giữ vững nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, tìm kiếm đồng gác lại bất đồng thì chúng ta sẽ có thể vượt qua được những khác biệt về chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hoá v.v. để loại bỏ tất cả mọi khó khăn trở ngại, thúc đẩy hợp tác song phương phát triển, cùng phồn vinh”.

Đây là Hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ điểm lại như thế chứ không nói cụ thể những “khó khăn trở ngại” đó là gì. Tuy vậy, những người hiểu rõ quan hệ Trung Quốc-ASEAN đều biết rất rõ, rằng hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN không nghi ngờ gì đang ở vào thời kỳ sôi động nhất, có hiệu quả nhất trong lịch sử, nhưng hai bên thực sự cũng đã gặp phải một số khó khăn mới.

Năm 2006 là dịp kỷ niệm 15 năm Trung Quốc-ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, trong khi tổ chức Hội trợ triển lãm và Hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư, hai bên cũng đồng thời tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm với nghi thức rất cao tại sơn trang Lệ Viên ở Nam Ninh. Sau hội nghị, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và tổng thống hoặc thủ tướng chính phủ của 10 nước ASEAN còn ra Tuyên bố chung, đã thu hút sự quan tâm của báo chí các nước.

Năm nay là năm thứ 20 Trung Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, cũng là năm giao lưu hữu nghị Trung Quốc-ASEAN. Vào tháng 8 các nhà lãnh đạo cả hai bên tuy đã gửi điện chúc mừng nhau, cũng đã tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm tại Bắc Kinh nhưng sơn trang Lệ Viên đã không thể tiếp tục trở thành nơi tụ họp lý tưởng để các nhà lãnh đạo 11 nước thể hiện quan hệ. Những cân nhắc, tính toán để không tổ chức hội nghị kỷ niệm cấp cao chắc chắn không ít, nhưng thực tế này ít nhất cũng thể hiện những thay đổi tế nhị trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

Mức độ quan tâm của báo chí nước ngoài đối với Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 8 năm nay không cao, vì đã bị một số yếu tố khác xen vào làm mất đi tiêu điểm như vậy. Vào cuối tháng 9 Chính phủ Mianma bị sức ép trong nước đã đơn phương ngừng dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Myitsone trên sông Irraywaddy chủ yếu do Trung Quốc đầu tư mà không thương lượng với Trung Quốc. Báo chí nước ngoài đồn đoán quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Mianma có phải vì thế mà sinh ra lục đục? Ngày 5/10, hai tàu chở hàng của Trung Quốc đã bị những người có vũ trang không rõ thân phận tấn công ở khu vực sống Mê Công trong phạm vi lãnh thổ Thái Lanh, 13 thuỷ thủ của Trung Quốc bị hại, nguyên nhân vụ án đến nay vẫn chưa được làm rõ, hung thủ vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Ngày 18/10, Philippin đã bắt giữ 25 chiếc thuyền câu của Trung Quốc đang tác nghiệp ở khu vực bãi Lễ Nhạc (Reed Bank) thuộc quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Philippin không ngừng từ chối xin lỗi Trung Quốc mà còn từ chối trả lại thuyền cho Trung Quốc.

II- Tranh chấp Nam Hải là thách thức lớn nhất

Điều khiến người ta lo ngại nhất không ngoài vấn đề Nam Hải. Từ năm 2010 đến nay việc tranh chấp diễn ra ở vùng biển Nam Hải dường như có chiều hướng mở rộng thêm, giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippin lần lượt xảy ra nhiều vụ tranh chấp. Các vụ tranh chấp cứ dồn dập xảy ra, liên tục dẫn đến từng đợt phản đối ngoại giao. Đồng thời, các nước liên quan cũng đang tăng cường lực lượng hải quân. Philippin đã mua một tàu tuần tra được gọi là “tàu quân sự hạng nhất” của Mỹ. Việt Nam đã tăng thêm tàu cảnh giới theo dõi Trung Quốc, còn mua tàu ngầm lớp KILO và tàu hộ vệ mang tên lửa tiến tiến nhất của Nga. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Anh quốc nhận xét “châu Á đã chạy đua vũ trang, tình hình Nam Hải ngày càng căng thẳng”.

Sự việc không chỉ dừng lại ở mức độ như vậy. Nước ngoài khu vực can thiệp cũng từng bước có xu hướng mạnh lên. Ngày 12/10, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ đã cố ý ký với Việt Nam thoả thuận cùng khai thác hai lô dầu khí ở Nam Hải. Nội các mới ở Nhật Bản vừa nhậm chức mới tròn một tháng cũng cử Ngoại trưởng Koichiro Genba triển khai chuyến thăm Đông Nam Á 5 ngày, bắt đầu từ ngày 11/10, liên hệ móc nối với ASEAN về vấn đề lợi ích ở hải dương. Hãng tin Jiji của Nhật Bản đưa tin Nhật Bản đang có kế hoạch cùng với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippin thành lập một cơ quan phối hợp về vấn đề chủ quyền và đảm bảo tự do an ninh hàng hải ở Nam Hải, dự tính sẽ trình bày đề án liên quan lên Hội nghị cấp cao Đông Á sẽ họp vào tháng 11 này.

Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton cũng công bố bài viết dài trên tạp chí “Chính sách ngoại giao” của Mỹ có tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, cho biết rõ là “trọng tâm của nước Mỹ nhất định phải chuyển sang châu Á- Thái Bình Dương”. Cùng với cuộc chiến tranh ở Libi dần dần kết thúc, quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn rút khỏi Irắc vào cuối năm nay, kế hoạch rút quân khỏi Ápganixtan cũng đã được đưa vào chương trình nghị sự, nước Mỹ trở lại châu Á đã chắc chắn, trong đó ASEAN sẽ là một trong những trọng điểm để Mỹ đặt chân tới.

Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước ASEAN tại Bali của Inđônêxia. Panetta cho biết các bên đã trao đổi ý kiến về “tự do hàng hải”, đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác với ASEAN. Báo Yomiuri của Nhật Bản lý giải, thực tế này cho thấy Mỹ đang tích cực chuẩn bị can thiệp vào công việc ở Nam Hải.

III- Kiểm nghiệm trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc

Ngày 20/10, trong khi hội kiến với những nhân vật lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến tham gia Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 8, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thể hiện rõ thái độ, cho biết Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước hữu quan giải quyết ổn thoả tranh chấp trên biển. Tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN trong ngày thứ hai, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi phát biểu đã không có từ ngữ nào nhắc đến vấn đề Nam Hải. Nội dung bài phát biểu với tựa đề “Đi sâu hợp tác cùng phồn vinh” chỉ có hơn 3.000 chữ, không nhắc đến bất kỳ tranh chấp nào mà đã 34 lần sử dụng từ “hợp tác”.

Tuy thế, muốn loại bỏ tất cả mọi trở ngại trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN đương nhiên sẽ không hề dễ dàng, trong đó tranh chấp trên biển chắc chắn sẽ là trở ngại lớn nhất. Bài viết trên tờ “Thời báo eo biển” của Xinhgapo ngày 17/10 cho rằng Trung Quốc đang đứng trước một làn sóng tranh chấp mới ở Nam Hải. Bài báo cho biết tháng 7 năm nay, ASEAN và Trung Quốc đã tuyên bố thực hiện bước đột phá trong vấn đề về biển khiến người ta có nhiều kỳ vọng, nhưng sau khi Bắc Kinh rõ ràng vẫn không muốn đàm phán về những quy tắc liên quan đến hành vi ở Nam Hải, ASEAN đã từ chối đề nghị của Trung Quốc về tổ chức đàm phán song phương giữa các quan chức cấp cao. ASEAN còn từ chối tham gia cuộc hội thảo về tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải do Bắc Kinh đề nghị, cho rằng đây là chiến thuật của Bắc Kinh trong khi trương lên chiêu bài hợp tác của mình lại đồng thời làm trì hoãn việc xây dựng những quy tắc hành vi.

Một thời gian dài đến nay, Trung Quốc đã thi hành chính sách “gác lại tranh chấp, cùng khai thác”. Nhưng xét tình hình như hiện nay thì tranh chấp dường như đã không thể gác lại. Bằng cách nào để làm cho vấn đề Nam Hải không đi đến chỗ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoà bình của Trung Quốc, không trở thành vũ khí ASEAN công kích Trung Quốc, cũng không trở thành con bài để nước ngoài khu vực kiềm chế Trung Quốc, những vấn đề nói trên đang đòi hỏi Trung Quốc phải có “trí tuệ lớn” về phương diện ngoại giao.

Tuy nhiên, tranh chấp Nam Hải không liên quan đến tất cả các nước ASEAN, thái độ của các nước ASEAN đối với Trung Quốc cũng có phần khác nhau. Hiệu trưởng trường Đại học Quốc phòng Nhật Bản Iokibe Makoto trong bài viết của mình có nói, cùng với kinh tế phát triển, Trung Quốc cũng bộc lộ tài năng về chính trị và quân sự. Trước hiện thực này, các nước như Lào và Campuchia, thậm chí cả Thái Lan về cơ bản đều đối xử như trước một hiện tượng tự nhiên, bình tĩnh tiếp nhận sự thực Trung Quốc trở thành nước lớn, một hình mẫu về việc đành phải “thuận theo thời thế để mưu sinh”. Triển vọng này đã để lại cho Trung Quốc một phần không gian để xoay chuyển.

***

(Đài RFA 28/10)

Hội nghị thường niên EAS tức Hội nghị cấp cao Đông Á giữa ASEAN và các nước bạn châu Á sẽ diễn ra vào ngày 18-19/11 tại Bali, Inđônêxia, lần đầu tiên có sự tham dự của cấp lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama.

Sự kiện này có ý nghĩa thế nào khi mọi chuyện liên quan đến tình hình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và ASEAN trong thời gian qua, đều hướng sự chú ý của thế giới vào phản ứng của hai thế lực hùng mạnh Đông-Tây là Trung Quốc và Mỹ.

Đoàn kết vì Trung Quốc

Có thể nói một cách rõ ràng Mỹ và Trung Quốc đang là hai yếu tố quyết định tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đó là nhận định của Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu châu Á, phân khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học American University, Mỹ, giáo sư Amitav Acharya.

Trong bài xã luận mang tựa đề “Thân cận với Mỹ mà không chọc giận Trung Quốc”, đăng trên nhật báo Anh ngữ Bangkok Post phát hành tại Thái Lan, giáo sư Amitav nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị cấp cao Đông Á tháng 11/2011 ở Inđônêxia: “Vòng đối thoại diễn ra trong thời điểm khá là gay cấn, khi mà những hành động giương oai diễu võ và cố ý biểu dương lực lượng quân sự hùng mạnh của Trung Quốc đã khiến quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh rẽ sang một hướng khác.”

Từ trước tới nay, theo giáo sư Amitav Acharya, ASEAN có vẻ yên ổn và hài lòng trong quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc mà không cần chọn lựa nên đứng về phía nào.

Thế nhưng từ lúc Trung Quốc khởi sự thái độ hay cung cách gọi là “hành xử nước lớn” hai năm nay trên vùng biển Nam Trung Hoa, các quốc gia ASEAN không nhiều thì ít đã phải tự đặt lại vấn đề về mối tương quan của mình với nước láng giềng khổng lồ kia.

Hậu quả rõ nét là ASEAN đang bày tỏ thái độ thân thiện và xích lại gần với Mỹ hơn, chưa kể chủ trương của chính quyền hành pháp Obama ở Oasinhton là thúc đẩy quan hệ hữu nghị với châu Á cũng như can thiệp sâu hơn vào châu Á.

Đó là lý do năm 2009, Mỹ và ASEAN ký kết hiệp ước lịch sử có tên “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á”. Tiếp đó, năm 2010, lần đầu tiên Mỹ chứng tỏ sự hiện diện tích cực của mình tại Hội nghị cấp cao Đông Á với sự tham dự và những lời tuyên bố hữu nghị nhưng không kém phần cương quyết từ Ngoại trưởng Hillary Clinton.

“Mỹ mạnh mẽ bày tỏ lập trường dứt khoát, nhiều phần thiên về các nước thành viên ASEAN có liên hệ đến tình hình tranh chấp hiện nay trên biển Nam Trung Hoa. Lập trường đó thể hiện bằng những lời chỉ trích hành động lấn lướt phô trương sức mạnh và giành giật chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này, bằng việc tổ chức những cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với Việt Nam và Philippin, tái khẳng định tư thế đồng minh Mỹ-Philippin trên vùng biển Nam Trung Hoa”.

Tháng 11/2011, Tổng thống Barack Obama của Mỹ sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali, Inđônêxia, mở đầu trang sử mới cho ASEAN, Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Obama cũng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ lần thứ ba diễn ra trong thời gian này.

Một câu hỏi được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu châu Á của American University, giáo sư Amitav Acharya, nêu ra ở đây:

“Sự thân thiện mà Mỹ muốn chứng tỏ đối với ASEAN liệu có phải là câu trả lời hay giải pháp dài hạn để giải quyết thái độ nước lớn của Trung Quốc đối với tổ chức này không? Và dù được coi là sự xích lại gần một khu vực chứ không chỉ riêng một nước, có nghĩa là nằm trong chính sách đối ngoại chung của Mỹ, thì hành động này không phải là không có cái giá của nó. Những cuộc nói chuyện gần đây với hai vị ngoại trưởng của Xinhgapo và Inđônêxia đã cho tôi thấy viễn ảnh của hai mối nguy chờ sẵn ASEAN trong tiến trình xích lại gần hơn với Mỹ. Từ trước tới giờ, Chính phủ Xinhgapo quan niệm, và hiện vẫn tin tưởng rằng, sự cân bằng quyền lực và ổn định trong khu vực nhất thiết cần sự yểm trợ tích cực về mặt quân sự từ phía Mỹ”.

Vai trò của Mỹ tại Đông Nam Á

Thế nhưng, vẫn theo lời giáo sư Acharya, Ngoại trưởng Xinhgapo là ông K Shanmugham, cho rằng khi ngành hành pháp Obama đề cao chính sách gọi là thân thiện trở lại cùng Đông Nam Á, thì Oasinhton cũng phải chứng minh được tầm quan trọng khi gắn bó với khu vực, Mỹ nên can thiệp ở Đông Nam Á bằng tinh thần trách nhiệm, bằng chủ trương rõ ràng và minh bạch. Nếu thiếu những điều kiện đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Xingapo khẳng định, đừng trách các nước trong khu vực phải tự tính toán lấy số phận của họ, nghĩa là ngả sang Trung Quốc để tìm sự yên thân.

Một mặt, đồng ý với quan điểm của Ngoại trưởng Xinhgapo rằng Mỹ giữ vai trò hệ trọng trong việc bảo vệ an ninh cho vùng châu Á-Thái Bình Dương, mặt khác Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Inđônêxia cho rằng ASEAN tuyệt đối phải biết dung hoà, nghĩa là đừng tỏ vẻ cầu cạnh Mỹ quá đáng bởi điều này sẽ củng cố thêm nỗ lực tuyên truyền chỉ trích lâu nay từ phía Bắc Kinh rằng Mỹ là một thế lực ngoại bang không thể can thiệp vào nội tình biển Nam Trung Hoa được.

Đối với Ngoại trưởng Natalegawa của Inđônêxia, hiện là nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng là nước chủ nhà của Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN, Diễn đàn cấp khu vực ASEAN, rồi Hội nghị cấp cao Đông Á, biện pháp giải quyết căng thẳng không nằm trong việc mời gọi Mỹ giúp cân bằng thế lực quân sự với Trung Quốc mà là tìm cách phát triển cùng mở rộng mối quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Theo giáo sư Amitav Acharya, đó là những nguyên tắc trọng yếu nhằm duy trì tư thế mà Inđônêxia gọi là trạng thái quân bình hữu hiệu giữa các cường quốc thế giới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trạng thái quân bình hữu hiệu này, giáo sư Acharya phân tích, không hề là sự quân bình lực lượng theo qui ước hay cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc, mà đúng ra làm một khuôn khổ hành động để giữa ASEAN ở vị trí trung gian, chỉ ASEAN và duy nhất ASEAN mới có thể hoàn tất vai trò trung lập này vì tổ chức này đứng giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Ôxtrâylia và Niu Dilân ở mạn Đông cũng như Ấn Độ ở mạn Tây.

Chính vì lẽ đó, giáo sư Acharya nói tiếp, Mỹ cần nghe ngóng thật cẩn trọng bởi đang có sự suy nghĩ khác nhau về vai trò của Mỹ trong việc bắt tay với ASEAN, cũng như đang có những quan điểm khác biệt giữa các thành viên chủ chốt của ASEAN về phương cách ứng xử của Mỹ trong khu vực: “Mỹ sẽ nhân Hội nghị cấp cao Đông Á để nêu vấn đề căng thẳng đang gia tăng giữa ASEAN với Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc, vốn không muốn những vấn đề tế nhị như an ninh vùng biển Nam Trung Hoa bị đưa ra mổ xẻ tại Hội nghị này, sẽ mạnh mẽ lên tiếng chống lại động thái này. Trái lại điều Trung Quốc mong muốn không có gì khác với quan điểm của họ trước nay là thảo luận song phương với từng quốc gia để giải quyết mâu thuẫn.”

Tóm lại, giáo sư Amitav Acharya khẳng định, tại cuộc họp Đông Á cấp cao ở Bali tháng 11 này, cả Inđônêxia và Xinhgapo đều không muốn Mỹ hướng nội dung vào vấn đề an ninh khu vực liên quan đến Trung Quốc, điều ASEAN cần trong tiến trình thân thiện trở lại với Đông Nam Á mà Mỹ đưa ra là mở rộng lịch trình thảo luận sang các vấn đề kinh tế và thương mại chứ không chỉ vấn đề chính trị và an ninh.

Để kết luận, giáo sư Amitav Acharya khuyến cáo ASEAN cũng cần phải thận trọng khi tìm kiếm sự hậu thuẫn của Mỹ đến mức độ nào. Theo ông, xích lại gần Mỹ ở xa mà không chọc giận người bạn láng giềng Trung Quốc ở gần là một thử thách lớn của cả khối ASEAN./.

12 bình luận to “478. VỀ MỐI QUAN HỆ ASEAN-TRUNG QUỐC”

  1. U Oa. said

    Gưỉ Anh Ba Sam:
    Kính cáo: Có 2 dự định quan trọng, dài hơi BS nung nấu từ lâu nhưng vì bị cuốn hút vào công việc hàng ngày nên chưa thực hiện được. Nay quyết làm. Đó là “Chép sử” và “Kỷ yếu biểu tình”.
    Ui cha cha. Việc thứ hai thì dễ. Việc thứ nhất khó lắm đa! Khó lắm đa.
    Làm được thì đáng hoan nghênh
    Nhưng đề nghị ( cái này thì đề nghị thật chứ không yêu cầu ) anh làm sử ngược thờì gian, nghiã là làm từ ngày hôm qua trở ngược lại và đến chổ nào bắt đầu khuyềt nghi thì..
    Có lẽ như vậy thì dễ dàng hơn, chính xác và đầy đủ tài liệu.
    Ôi ngày nay có người dám làm chuyện này sao?
    Ngưỡng mộ.
    NB. Coi chừng sử gia bị chém đầu. Nếu anh bị chém đầu, tôi sẽ viết kỹ về việc này. Hahaha

  2. […] VỀ MỐI QUAN HỆ ASEAN-TRUNG QUỐC […]

  3. Quốc Hận said

    lạ nhỉ tại sao ngoại trưởng Mỹ , lại quan tâm đến chuyện nhân quyền của nhân dân Việt Nam thế nhỉ , họ là người nước ngoài mà , những kẻ đàn áp nhân dân trong nước hãy , hãy lặng nghe họ nói gì? để làm gì ? hành động như vậy có phải là vì con người hay không ? lại quan tâm đến nhân dân một nước khác , đặt lên trên vấn đề ngoại giao ở hàng đầu ? hành động như thế có phải là xấu không ? những kẻ chỉ quen đàn áp nhân dân mình , hãy ôm đầu nghĩ cho kỹ kẻo muộn đấy,,


  4. “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.”

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

    “Đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ là Mệnh lệnh của Thời đại !”

    Tù nhân Lương tâm Cù Huy Hà Vũ

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói trong bài diễn thuyết hôm thứ Năm 10/11 ở Trung tâm Đông-Tây, một tổ chức nghiên cứu chiến lược ở Hawaii.

    “Chúng tôi đã nói rõ với phía Việt Nam rằng nếu hai nước muốn xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mà cả hai đều mong muốn thì Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân…..”

    Trong khi đang đối thoại nhân quyền với Mỹ,

    Việt Nam vẫn bỏ tù hai học viên Pháp Luân Công về tội ‘đưa thông tin trái phép’ lên sóng phát thanh phát sang Trung Quốc và sách nhiễu ba cha con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở tỉnh Quảng Nam về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

  5. dragan82 said

    Great post. I’ll back for more. Thanks!
    http://buyfromeverywhere.com/

  6. F 361 said

    Mời các pác xem bài này!

    Hu.. hu..! Đọc xong bài này, tôi hận mình không bóp chết tươi được cái thằng đế quốc Bắc Mỹ độc ác! Thương quá cho đất nước Trung Hoa, đẹp và thơ như một bài Đường thi!

    Căn nguyên của một châu Á bị chia rẽ và hỗn loạn
    Nov 10, ’11 6:45 AM
    for everyone

    [TTXVN] Ngày 24/10, trang mạng “Thời báo Hoàn Cầu” đăng bài viết “Căn nguyên của một châu Á bị chia rẽ và hỗn loạn” của tác giả Bào Thành Cương, trong đó cho rằng Nam Hải (Biển Đông) đang trở thành Bancăng của châu Á, do đó châu Á đang đi theo hướng chia rẽ và hỗn loạn, một bên là Trung Quốc bị cô lập và một bên là các quốc gia do Mỹ chủ đạo. Vậy căn nguyên của sự chia rẽ và hỗn loạn tại châu Á là gì? Nhìn từ bên ngoài đó là do sự trỗi dậy của Trung Quốc, vì cường quốc nổi lên tất xưng bá, nhưng phân tích sâu hơn có thể thấy căn nguyên của sự chia rẽ và hỗn loạn tại châu Á chính là do Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc tiến hành kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Thứ nhất, nhìn từ góc độ chiến lược, Trung Quốc đang ở vào trạng thái bị động và phòng ngự, trong khi các nước do Mỹ chủ đạo đang ở vào thế chủ động và tiến công. Trong lịch sử, các nước lớn trỗi dậy là căn nguyên của xung đột, vì cường quốc nổi lên tất sẽ xưng bá và thực hiện chiến lược chủ động tiến công. Hiện nay Trung Quốc đang trỗi dậy, trong khi Mỹ và Nhật Bản đang suy yếu, nhưng xét về mặt chiến lược, Trung Quốc vẫn ở thế bị động và nhượng bộ, trong khi Mỹ, Nhật Bản và một số nước xung quanh lại từng bước áp sát, khiêu khích Trung Quốc. Xu thế này xuất phát từ nguyên nhân nào? Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự lo ngại của các nước này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho nên họ áp dụng chiến lược tấn công ra tay trước, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề chủ yếu trong giai đoạn hiện nay của Trung Quốc vẫn là tập trung phát triển và cải cách trong nước, cho nên Trung Quốc cần một môi trường xung quanh tương đối hoà bình, có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến các nước xung quanh áp dụng chính sách khiêu khích và từng bước áp sát Trung Quốc, cũng chính vì thế mà Trung Quốc luôn phải nhượng bộ. Hơn nữa, đứng trước một Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác cho rằng thời gian của mình không còn nhiều, họ có ý đồ trước khi Trung Quốc trỗi dậy thực sự, nhanh chóng giải quyết triệt để các vấn đề liên quan, vì càng để sau này, cơ hội giải quyết càng ít. Mỹ chuyển mục tiêu chiến lược toàn cầu sang châu Á nhằm khoá chặt Trung Quốc, mục tiêu chính là để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, tái xác lập địa vị chủ đạo châu Á và củng cố trật tự châu Á. Thứ nhất, Mỹ cổ suý thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc, tạo dư luận rộng khắp trên thế giới, khiến các nước châu Á đều cảnh giác và lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ hai, Mỹ tuyên bố lợi ích và địa vị lãnh đạo của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không thể dao động. Thứ ba, chắp vá liên minh, theo đuổi ngoại giao giá trị quan, cô lập Trung Quốc. Thứ tư, kích động mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, quốc tế hoá các vấn đề mang tính khu vực và vấn đề lịch sử còn sót lại, đưa Trung Quốc rơi vào các cuộc tranh chấp không lối thoát, mục đích tạo ra những phiền phức và xung đột, quấy rối bước phát triển của Trung Quốc.
    Thứ hai, đánh giá từ góc độ so sánh lực lượng, Trung Quốc đang trong địa vị bị cô lập, trong khi sức mạnh các nước do Mỹ chủ đạo đang không ngừng được mở rộng, họ đang “nhất trí hành động” trong vấn đề Nam Hải. Thậm chí những quốc gia trung lập như Mianma, Lào, Campuchia cũng bắt đầu chuyển sang ủng hộ một bên tranh chấp, cho thấy rõ “ủng hộ lập trường Nam Hải của Việt Nam”, thể hiện lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, dư luận tuyên truyền về chính sách cứng rắn của Trung Quốc. Và việc Mỹ, Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động ngoại giao giá trị quan đã khiến quan hệ giữa các nước châu Á đang có xu hướng phân hoá, Trung Quốc ngày càng bị cô lập và đẩy ra ngoài rìa. Mỹ vẫn là kẻ chủ đạo trật tự thế giới ngày nay, đồng thời cũng là kẻ chủ đạo trật tự châu Á, trật tự này bắt nguồn từ Chiến tranh Lạnh, mặc dù trong thời gian này xảy ra nhiều biến đổi sâu sắc, nhưng nội dung hạt nhân và kết cấu cơ bản vẫn không thay đổi. Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, do mâu thuẫn Mỹ-Xô công khai hoá, vì vậy thế giới bị chia làm đôi, một bên là tập đoàn chủ nghĩa tư bản do Mỹ chủ đạo, bên kia là tập đoàn chủ nghĩa xã hội do Liên Xô chủ đạo. Để kiềm chế Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh châu Á thiết lập một liên minh quân sự giống như NATO ở châu Âu, về kinh tế, ngoài việc tăng cường viện trợ, Mỹ còn mở cửa thị trường của mình, vì thế đã tạo ra kỳ tích kinh tế của Nhật Bản và 4 con rồng nhỏ châu Á; về chính trị, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt đi theo mô hình dân chủ của Mỹ; về văn hoá giáo dục, những nước này dưới sự ảnh hưởng của Mỹ đều ít nhiều có xu hướng Mỹ hoá, đây cũng là cơ sở hình thành nên giá trị quan chung của họ. Thập niên 70 của thế kỷ 20, do mâu thuẫn và đổ vỡ quan hệ Trung-Xô, quan hệ Trung-Mỹ cải thiện, Trung Quốc bị thu nạp vào trật tự châu Á của Mỹ, trở thành nước bán thành viên trong trật tự này, vì thế quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Á như Nhật Bản có xu hướng hoà giải và phát triển. Nhưng kết thúc Chiến tranh Lạnh, việc định vị vị trí của Trung Quốc trong trật tự châu Á hiện có như thế nào, đối với Mỹ và Trung Quốc luôn là một vấn đề, mặc dù về kinh tế Trung Quốc đã hoà nhập vào trật tự này, Trung Quốc và châu Á không thể tách rời, cùng hưởng lợi, nhưng điều này không hoàn toàn giải quyết và loại bỏ những xung đột về chính trị và giá trị quan, ngược lại sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như một số nước châu Á ngày càng căng thẳng.
    Thứ ba, đánh giá từ góc độ so sánh lực lượng quân sự, Trung Quốc cũng ở vị trí bất lợi, trong khi các quốc gia do Mỹ chủ đạo chiếm ưu thế nổi bật. Trung Quốc đang đứng trước mối đe doạ chiến lược toàn diện của Mỹ. Mỹ thực hiện 3 vòng vây xung quanh Trung Quốc, vòng thứ nhất là chuỗi đảo thứ nhất gồm các quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philíppin. Chuỗi đảo thứ hai gồm quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana và quần đảo Guam . Chuỗi đảo thứ ba tức quần đảo Haoai. Tại chuỗi đảo thứ nhất, trọng điểm là nâng cao khả năng cơ động chiến lược của quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc, đẩy nhanh tiến trình nhất thể hoá quân sự Mỹ-Nhật. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có 5 đồng minh quân sự lớn, trong đó có 3 đồng minh thuộc phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, phía trên có đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, phía dưới có đồng minh quân sự Mỹ-Philíppin và ở giữa có Đài Loan, mặc dù không được coi là đồng minh, song Đài Loan là bạn bè gần gũi của Mỹ. Tại chuỗi đảo thứ hai, trọng điểm là nâng cao khả năng uy hiếp và tấn công chiến lược của đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ đóng tại Guam có thể bay tới vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc trong vòng 4 giờ, lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể cơ động đến vị trí tác chiến tại eo biển Đài Loan trong vòng 40 giờ. Mỹ có hai căn cứ quân sự lớn tại đảo Guam, một là căn cứ không quân Anderson và một là căn cứ hải quân Abola. Tại căn cứ không quân Anderson , Mỹ bố trí 60 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến F-22, trong tổng số 165 chiếc hiện có.
    Tại đảo Guam, Mỹ còn triển khai máy bay không người lái “chim ưng toàn cầu”, hành trình có thể đạt 1.300 dặm. Trong khi đó, căn cứ hải quân của Mỹ trên đảo Guam đang được mở rộng thành cảng nước sâu, để các loại tàu ngầm và hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể dễ dàng cập bến. Chuỗi đảo thứ ba chính là Haoai, chủ yếu tăng cường chức năng chỉ huy kiểm soát của quân đội Mỹ đóng tại Haoai, tăng cường năng lực đầu tư và bảo đảm chiến lược. Mỹ đặt tổng bộ chỉ huy Thái Bình Dương tại Haoai. Ngoài 3 vòng vây trên, Mỹ còn hình thành một phạm vi bao vây hình mặt trăng xung quanh Trung Quốc, tại Đông Nam Á, Mỹ đã giành được quyền ra vào hơn 10 căn cứ quân sự của Philíppin và Inđônêxia, đồng thời đang tăng cường kiểm soát tuyến đường qua eo biển Malắcca. Tại Nam Á, Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, bán cho Ấn Độ hơn 10 tỷ USD vũ khí quân dụng, hiện tại Ấn Độ đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng biên đội tấn công dọc biên giới Trung-Ấn, Mỹ muốn bán cho Ấn Độ 10 chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-17. Tại khu vực Trung Á, đây là phạm vi thế lực truyền thống của Nga, nhưng hiện nay Mỹ lấy danh nghĩa cuộc chiến chống khủng bố xây dựng hàng chục căn cứ quân sự tại khu vực này, trong đó có một căn cứ chỉ cách Tân Cương, Trung Quốc 250 km. Về phía Bắc là Mông Cổ, Mỹ và Mông Cổ không tiếp giáp lãnh thổ, nhưng Mông Cổ lại coi Mỹ là “nước láng giềng thứ ba”, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự, thường xuyên tiến hành diễn tập quân sự liên hợp. Phía Đông Bắc là bán đảo Triều Tiên, có thể thấy Mỹ đã tiến hành hành lang bao vây toàn diện xung quanh Trung Quốc.
    Hiện nay, sự thay đổi cục diện châu Á là không đối xứng, Mỹ, Nhật Bản và một số nước xung quanh Trung Quốc trong địa vị chủ động, Trung Quốc trong tình thế bị động; Trung Quốc phòng ngự và nhượng bộ, Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á rõ ràng là căn nguyên của sự chia rẽ và hỗn loạn tại châu Á hiện nay. Đối với Trung Quốc, sự chuyển dịch chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm mục tiêu phong toả chiến lược đối với Trung Quốc, cơ hội chiến lược và môi trường hoà bình trước đây của Trung Quốc đang mất đi, môi trường quốc tế mà Trung Quốc đối mặt đang ngày càng diễn biến phức tạp. Mọi người thường cho rằng căn nguyên của xung đột và chiến tranh thường bắt nguồn từ cường quốc trỗi dậy, vì cường quốc trỗi dậy cần phải có không gian phát triển lớn hơn, đòi hỏi phải thay đổi trật tự quốc tế hiện có, từ đó tạo ra mâu thuẫn với các nước lớn đang có trên thế giới, cuối cùng dẫn đến xung đột và chiến tranh, nhưng rõ ràng, những nước lớn hiện nay tiến hành kiềm chế nước lớn trỗi dậy cũng giống như một tác nhân thúc đẩy xung đột và chiến tranh.

    Huy Bom

    Nếu basam đăng thành một bài độc lậpđể AE thưởng lảm thi quá hay!

    F 361

  7. honamthien9 said

    – Asean đang bị trung quốc bành trướng. Vấn đề quan trọng nhất là chủ quyền và phát triển bền vững, đây là vấn đề không thể nhân nhượng. Không thể có chuyện kẻ yếu chọc giận kẻ mạnh mà là bảo vệ lợi ích sống còn của mình.
    – Có liên minh hay không liên minh với Mỹ cũng chỉ ngăn chặn bành trướng, đó là quyền của Asean. Phải cho trung quốc biết rằng điều quan trọng là tuyệt đối không thể xâm phạm.
    – Hợp tác phát triển là OK cũng có lợi cho trung quốc, xâm phạm chủ quyền thì chắc chắn gãy sừng, sứt đuôi vì sự tồn tại của chúng ta Asean.̀

  8. Trần Tự Do said

    Chuyện tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên của Việt Nam (dù là nội bộ của VN) cũng góp phần vào đoàn kết ASEAN, cũng là nguyên nhân tạo ra sức mạnh của khối này.

    Trong khối ASEAN chỉ có một mình VN là định hướng XHCN và do độc đảng CS lãnh đạo, nên VN sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc thuyết phục các nước trong ASEAN thật lòng, toàn tâm tin VN trong các đề xuất ,sách lược của mình với khối.

    Nếu ASEAN mạnh và đoàn kết với VN, thì các nước ASEAN chủ chốt ( có VN trong đó) có “thế” hơn trong việc “hợp tác” với TQ, giảm sự mất đối xứng trong các mối quan hệ với TQ.

    Mỹ muốn hợp tác với một ASEAN đoàn kết và mạnh nhằm cân bằng với một TQ đang lên và có những tư tưởng mạnh bạo, nhưng Mỹ cũng không muốn mất thị trường TQ khổng lồ.

    Nếu tách riêng thì VN ra khỏi ASEAN thì chắc chắn Mỹ chọn đối sách là là tăng cường quan hệ với TQ và các nước ASEAN khác,giữ mối quan hệ với VN ở mức thấp hơn.

    Đương nhiên TQ và VN thì chẳng bao giờ tin nhau hoàn toàn dù cùng có ý thức hệ công sản, nhưng tranh chấp Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và cùng cạnh tranh những lĩnh vực giống nhau (như dệt may, nhân công rẻ, công nghệ thấp, thu hút đầu tư). VN và TQ vừa là hàng xóm “tối lửa, tắt đèn” có nhau, nhưng cũng là đối thủ muôn đời dù ý thức hệ là cùng hay khác.

    Nhân dân VN lúc này phải lựa chọn con đường nào ? để hợp tác, phát triển, tiến kịp với nền văn minh hay lại một lần nữa tuột mất cơ hội lớn và sa vào vòng kiềm tỏa của TQ như Bắc Hàn đói rét ?

    • Ẩn danh said

      Đau đớn thay. Nhân dân VN hoàn toàn không có quyền lựa chọn con đừờng nào khác ngoài con đường…mà đảng CS đã chọn !!!
      Họ đã để nhân dân phải ngẫm nghĩ, phải chăng chỉ có Mỹ là đứng về phía nhân dân VN, qua tuyên bố cuả bà Ngoại trưởng Mỹ Clinton trước cuộc họp APEC ở Honolulu đòi nhà cầm quyền VN phải tôn trọng nhân quyền.
      Ai là thế lực thù địch của Nhân dân VN?

  9. Tần Cối said

    TÀU CỘNG BÁ QUYỀN NƯỚC LỚN
    Các nước nhỏ như như Lào và Campuchia, thậm chí cả Thái Lan về cơ bản đều:

    …. “thuận theo thời thế để mưu sinh”.

    Từ mưu sinh nghe như đám ĂN MÀY!!!

  10. F361 said

    Khoan nói về thái độ mập mo82 của Cp CS Vn đối với người dân trong nước về vấn đề Biển Đông, thì bài viết này là một trân xóc lọ nuối tiếc cho cái thời cơ bị bỏ lở khi Mỹ đã quay lại Châu Á và Biển Đông. Ngoài ra, Nhật còn nhúng tay ngày càng sâu và Biển Đông.
    Viện dẩn Amitav là một giáo sư hạng 3 (kiểu như các TS, GS của VN) để khuyên nhủ ASEAN đừng rước Mỹ vào mà chọc giận China, tác giả quả là thằng hề. Vấn đề không phải là CP các nước ASEAN muốn Mỹ quay lại Châu Á hay không, mà đây là bước đi tiếp theo của Mỹ theo kế hoạch của họ. Họ đến thi chẳng cần ai mời, họ đi cũng chẳng cần ai đuổi!
    Thằng cha Amitav này viết bài này chắc ngậm tiền của tàu khựa hơi bị khẩm!

    F 361

  11. dưới chân núi lớn said

    bài này viết ngày 31.10.11.
    cách hôm nay 10 ngày ,trước ngày họp ở honolulukhông xa,họ hỏi asean đi về đâu?
    dạ thưa .đi họp ở hạ uy di .việt nam dựa vào ấn độ,mong được giụp đở về hải và không quân,mở hải cảng v.v…phi lyật tân theo nhật kýhiệp ước quân sự,để chống lại tàu đang cướp biển đão cũa họ,đâu có ai theo mỷ,hơn nữa nó đứng đàng sau rất xa,yểm trợ khi cần nếu ai xin nó giúp?còn buôn bán thì có luật lệ,không quốc doanh,buôn với tàu có lợi gì?dươí mắt tôi đã nhìn thấy sự khũng hoãngxẫy ra ở tàu,loạn trong giặc ngoài .có mệt không?
    đức thắng tài làđây,quá trể,nếu người tàu,đừng
    thèm một tấc nuí ,tấc sông ,tấc biển ,cũa lân bangthì làm sao mỹ có thể trở lại á châu.
    mỹ trở lại á châu ,có nghĩa là trở lại nắm đầu ông
    luôn,ông chạy đi đâu chưa nhìn thấy sao?còn đánh trống lãng,ba hoa chích choè
    hãy trã nuí sôngbiển đãolại cho ta.tàu lạ lùng
    đãng cộng sản đi về đâu?ai là cộng sản?vô sản ,chí công vô tư.”aó em trắng quá nhìn không ra”
    chỉ toàn tư bản ,
    nếu nói,xin nói lời thành thật có thể đúng hay sai nhưng nóiláo để lừa dân qủa thật không nên.

Sorry, the comment form is closed at this time.