BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười, 2011

455. Pháp Luân Công thiền tập thể ở Hà Nội

Posted by adminbasam trên 31/10/2011

BBC Vietnamese

Pháp Luân Công thiền tập thể ở Hà Nội

Cập nhật: 14:20 GMT – thứ hai, 31 tháng 10, 2011

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | 44 Comments »

453. Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó

Posted by adminbasam trên 31/10/2011

The National Interest, số tháng 10-11/2011

Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó

Robert S. Ross

Ngày 25-10-2011

Kể từ chiến tranh lạnh đến nay, chưa bao giờ quan hệ Mỹ-Trung tồi tệ hơn lúc này. Vâng, trong quá khứ đã từng có những xung đột lẻ tẻ về vấn đề Đài Loan, căng thẳng quanh vụ Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư), hay vụ máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc va chạm với máy bay trinh sát của Mỹ trên vùng trời Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Nhưng sự xuống cấp gần đây trong quan hệ hai nước phản ánh một khuynh hướng dài hạn tiềm tàng, với nguy cơ xung đột mở rộng và kéo dài là rất cao. Cũng phức tạp không kém là việc căng thẳng gia tăng như thế không chỉ không cần thiết mà sẽ còn rất tốn kém cho Mỹ.

Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã phạm một loạt sai lầm về ngoại giao, gây ra một sự chỉ trích gần như toàn cầu nhằm vào chính sách ngoại giao của họ. Danh sách các sai lầm rất dài:

– Tháng 3-2009, hải quân Trung Quốc va chạm với tàu trinh sát Impeccable của Mỹ đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Đông;

– Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen, tháng 12-2009, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc đàm phán, gây ra những xích mích về ngoại giao giữa họ với châu Âu và với Mỹ;

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 34 Comments »

452. TRUNG QUỐC: SỰ KẾ THỪA VÀ NGƯỜI THỪA KẾ

Posted by adminbasam trên 31/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC: SỰ KẾ THỪA VÀ NGƯỜI THỪA KẾ

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 29/10/2011

(Tạp chí “Politique l’Internationale” số 131/2011)

Người ta hầu như đã quên, nhưng bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì lấy làm vui mừng về điều đó: Đặng Tiểu Bình đã không chỉ tiến hành sửa đổi một cách triệt để những mục tiêu trong chính sách của Trung Quốc; ông còn thay đổi phương thức cầm quyền, chấm dứt tính bị động không thể dự kiến và tình trạng bất ổn đã chi phối tiến trình chuyển giao quyền lực trong suốt thời kỳ của “nước Trung Hoa nhân dân đầu tiên” – nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ông đã đưa được Giang Trạch Dân, ông chủ cũ của thành phố Thượng Hải lên đỉnh cao của quyền lực kể từ tháng 7/1989, sau đó vào năm 1992 mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc ra toàn thế giới và đưa Hồ Cẩm Đào lên làm người kế tục Giang Trạch Dân. Ông đã có lòng dũng cảm và cơ may sống khá lâu – cho đến 93 tuổi – để tự đảm bảo rằng đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15, diễn ra vào năm 1997, đã xác nhận quyết định nay. Giang Trạch Dân đã vô ích khi lần lữa và trì hoãn sự ra đi dự kiến diễn ra vào năm 2002, còn Hồ Cẩm Đào đã ngồi ở vị trí của ông cho đến nay bằng cách giữ ở bên mình vẫn vị thủ tướng ấy: Ôn Gia Bảo.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | 9 Comments »

449. TẠI SAO NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG?

Posted by adminbasam trên 29/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TẠI SAO NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG?

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 28/10/2011

TTXVN (Bắc Kinh 20/10)

 

Bài của học giả Dương Bá Giang, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc, đăng trên tạp chí “Hoàn cầu” số ra ngày 16/10, phân tích động cơ Nhật Bản can thiệp tình hình Biển Đông như sau:

Gần đây những động thái can thiệp tình hình Nam Hải (Biển Đông) của Nhật Bản ngày càng mạnh lên. Ngày 27/9 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cùng với Tổng thống Philíppin Aquino đến thăm Nhật Bản ra Tuyên bố chung, trong đó vấn đề Nam Hải và việc hai nước tăng cường hợp tác trong vấn đề Nam Hải là nội dung chính.

Lãnh đạo hai nước xác nhận “Nam Hải là cực kỳ quan trọng vì vùng biển này nối liền thế giới với châu Á – Thái Bình Dương, hoà bình ổn định ở Nam Hải là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Tự do hàng hải, giao thông đường biển không bị cách trở, tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành và giải quyết hoà bình xung đột là phù hợp với lợi ích của hai nước và cả khu vực”, đồng thời nhấn mạnh đảm bảo an ninh đường biển ở Nam Hải là lợi ích chung của hai nước.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 9 Comments »

446. MỘT NƯỚC TRIỀU TIÊN KIỂU MỚI: XÂY DỰNG LÒNG TIN GIỮA XƠUN VÀ BÌNH NHƯỠNG

Posted by adminbasam trên 28/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MỘT NƯỚC TRIỀU TIÊN KIỂU MỚI: XÂY DỰNG

LÒNG TIN GIỮA XƠUN VÀ BÌNH NHƯỠNG

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 27/10/2011

 

(Bài của Park-hye, nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, đăng trên tạp chí Foreign Affairs số tháng 9-10/2011)

Vào ngày độc lập của Hàn Quốc, ngày 15/8/1974, tôi đã mất đi người mẹ của mình, khi đó là đệ nhất phu nhân của đất nước, dưới tay một kẻ ám sát hành động theo các mệnh lệnh từ Bắc Triều Tiên. Ngày hôm đó là một bi kịch không chỉ đối với tôi mà còn đối với tất cả người dân Hàn Quốc. Từ đó, bất chấp nỗi đau không thể chịu đựng nổi do vụ việc đó gây ra, tôi đã mong muốn và làm việc vì nền hoà bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên. Nhưng 37 năm sau, cuộc xung đột trên bán đảo này vẫn cứ dai dẳng. Những căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào tháng 11/2010. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã nã pháo vào lãnh thổ của Hàn Quốc, giết hại các binh lính và dân thường trên đảo Yeonpyeong.

Trước đây chỉ hai tuần, Hàn Quốc đã trở thành đất nước đầu tiên không thuộc G-8 chủ trì và đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, chào đón các nhà lãnh đạo trên thế giới đến thủ đô của mình, Xơun. Những sự kiện này đã minh chứng rõ ràng cho thực tế kép về Bán đảo Triều Tiên và về Đông Á rộng lớn hơn. Một mặt, Bán đảo Triều Tiên vẫn không ổn định. Việc Bắc Triều Tiên phổ biến các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, sự hiện đại hoá các lực lượng thông thường trên khắp khu vực này, và những sự kình địch mới nảy sinh giữa các nước lớn làm nổi bật những tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh thường thấy gây khó khăn cho khu vực này của châu Á. Mặt khác, sự phát triển phi thường của Hàn Quốc, đôi khi được gọi là Sự thần kỳ trên sông Hàn, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã trở thành một động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | 12 Comments »

445. Thứ trưởng QP Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

Posted by adminbasam trên 28/10/2011

Tuổi trẻ

Thứ Sáu, 28/10/2011, 10:00 (GMT+7)

Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:

Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

TT – Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”. 
“Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 112 Comments »

444. Thời của lý luận và lý thuyết nào?

Posted by adminbasam trên 28/10/2011

Thời của lý luận và lý thuyết nào?

 (Thư riêng gửi bạn Tống Văn Công để đọc chung)                                     

Phạm Toàn

Ông Công à,

Nói thật đấy nhé: ngày nay, trong đội ngũ những người còn xuất hiện trong cái thần thái đáng được chú ý về sự xả thân cho lý luận và lý thuyết, có lẽ chỉ còn một ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và một ông Tống Văn Công (xem bài: Thế nào là đột phá về lý luận. Suy nghĩ từ ý kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội đồng lý luận trung ương” – Trần Hữu Dũng, 24-10-2011).

Mặc dù lĩnh vực đề tài mà ông Trọng cũng như ông Công quan tâm trên phương diện lý luận đều thuộc chính trị và tuyên truyền, song chỉ khi bỗng dưng hai ông cùng một lúc phát biểu về một chủ đề và theo định hướng ấy, thì tôi mới có thể góp chuyện hầu một trong hai ông (tức ông Công – nói rõ cho khỏi hiểu nhầm). Nói như vậy cũng để phân định một điều này: cùng chuyện “lý luận”, “lý thuyết”, điều ông Công cũng như ông Trọng quan tâm, ấy là tuyên truyền. Đó tức là công việc tìm cách thuyết phục cho mọi người có một niềm tin, trong khi đối với tôi, nếu cũng phải làm gì dính dáng tới “lý luận” hoặc “lý thuyết”, điều tôi quan tâm lại là làm cách gì cho con người biết hoài nghi niềm tin của họ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục | 64 Comments »

443. “Không gian văn hoá” Nho giáo Việt Nam

Posted by adminbasam trên 27/10/2011

TẠP CHÍ XƯA & NAY

“Không gian văn hoá” Nho giáo Việt Nam

SỐ 389 THÁNG 10-2011

Trịnh Văn Thảo

(Tiếp theo: 249. XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRÍ THỨC VIỆT NAM ; 325. Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử ; 399. NHO GIÁO VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ).


Một đặc thái dân tộc: nho sĩ “bám rễ” nông thôn

Trái với nho sĩ Trung Quốc, nhà nho Việt Nam thời Lê – Nguyễn thường bám rễ ở nông thôn dân dã, mặc dù đời sống thành thị đã bắt đàu manh nha vào cuối thế kỷ XVII, các thương cảng như Phố Hiến, Hội An được tàu bè lớn ngoại quốc thăm viếng, buôn bán. Tuy nhiên, kho mục chí của Lịch triều hiến chương loại chí chỉ ghi tên ba ông Tiến sĩ nguyên quán tại Thăng Long từ 1442 đến 1787. Dưới Nguyễn triều, số lượng các đại đăng khoa cũng xuất thân từ đồng ruộng và sĩ tử vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh vượt qua thí sinh gốc Huế hay Thừa Thiên theo bảng thống kê sau:

Đọc tiếp »

Posted in Lịch sử, Tôn giáo, Văn hóa | 4 Comments »

442. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 27/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ ĐẠI HỘI 18

ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

TTXVN (Bắc Kinh 24/10)

Một số nguồn tin không chính thống đưa tin về tình hình nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18 như sau:

1/ ĐCSTQ đã ra quyết định về nhân sự Đại hội 18

Mạng http:// www.vansky.com (Mạng của người Hoa ở Vancuvơ) từ ngày 13/10/2011 cho biết lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi đến thống nhất về việc sắp xếp nhân sự cho Đại hội lần thứ 18 tại Hội nghị Bắc Đới Hà trên cơ sở đã ra một nghị quyết, theo đó toàn bộ phương án sắp xếp nhân sự sẽ do “Thái tử” Tập Cận Bình làm tổng phụ trách, có thảo luận bàn bạc với Hồ Cẩm Đào và được Giang Trạch Dân với tư cách là cố vấn tối cao tư vấn toàn bộ về các ứng cử viên.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | 14 Comments »

441. Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Posted by adminbasam trên 27/10/2011

Lời giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu các bạn vài ý kiến của chúng tôi về hiện tình đất nước, và suy nghĩ về sự phát triển trong tương lai. Những ý kiến và suy nghĩ này đã được Gs Trần Văn Thọ khởi xướng và soạn ra lần đầu cách đây khoảng 3 tháng. Bản thảo đã qua rất nhiều lần bổ sung và chỉnh sửa, để đi đến sự đồng thuận và dung hòa những khác biệt về quan điểm và cách nhìn giữa chúng tôi. Những ý kiến và suy nghĩ được trình bày trong bài này đã được gửi cho giới lãnh đạo trong Đảng, Chính phủ, và Quốc hội. Mới đây, một số báo cũng đề cập đến một số khía cạnh trong bản ý kiến của chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi chính thức công bố để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 163 Comments »

440. BIỂN ĐÔNG SẼ LÀ NƠI ĐỐI ĐẦU GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC?

Posted by adminbasam trên 27/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Ba, ngày 25/10/2011

BIỂN ĐÔNG SẼ LÀ NƠI ĐỐI ĐẦU GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC?

TTXVN (La Habana 17/10)

Trang mạng BBC mới đây đã đăng bài phân tích của tác giả Abraham Zamorano, liên quan đến thoả thuận vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông. Bài báo viết Bắc Kinh và Hà Nội vừa cam kết đảm bảo hoà bình tại Biển Đông, với những lời tốt đẹp nhưng rất khó trở thành hiện thực trong một khu vực hội đủ các yếu tố có thể châm ngòi kho thuốc nổ địa chính trị thế giới nay mai. Và đây sẽ là nơi – theo ý kiến của giới phân tích – diễn ra sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thoả thuận Trung Quốc-Việt Nam đưa ra một số giải pháp, như thiết lập một “đường dây nóng” đối với các trường hợp khẩn cấp hoặc cam kết gặp gỡ hai lần trong năm nhằm giải quyết những bất đồng, cũng như các thoả thuận về hợp tác khoa học và phân định ranh giới theo luật pháp quốc tế. Biển Đông là khu vực giao thương quan trọng của hàng hải quốc tế, là nơi – theo ước tính – có nguồn trữ lượng dầu khí khá lớn hiện chưa rõ thuộc về quốc gia nào, và là tâm điểm của sự đối đầu của Trung Quốc đối với quyền bá chủ của Mỹ.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 12 Comments »

439. Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Posted by adminbasam trên 26/10/2011

Bauxite Việt Nam

Nhân đọc các văn bản được ký kết

trong chuyến thăm Trung Quốc

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốccó chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Vẫn lại “phương châm 16 chữ” “tinh thần 4 tốt”, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường, Trung Quốc có thực hiện đâu!

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây “Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: “giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là “hữu nghị và 4 tốt” à? Thật là giả dối một cách trắng trợn.

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 76 Comments »

438. RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

Posted by adminbasam trên 26/10/2011

BTV: Lại thêm một bài báo nữa từ giới quân đội Trung Quốc đưa ra kế hoạch đánh Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong khi Việt Nam – Trung Quốc còn có “tình hữu nghị”, với phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt”, và nhất là mới mười ngày trước, hai nước vừa ký tuyên bố chung trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng “giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ”, thế mà sau đó, Trung Quốc liên tục đe dọa tấn công Việt Nam. Không hiểu khi hai nước không phải là bạn bè, hữu nghị thì sẽ ra sao?

——–

Military.china.com

RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

25-10-2011

Lời nói đầu: Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ, Nam Hải (tức Biển Đông: ND) hiện đang trở nên náo động và rối ren, Philippines, Việt Nam náo động tới mức lay động cả sông núi, Mỹ thì đổ thêm dầu vào lửa, còn Nhật Bản và Ấn Độ mê muội, bất chấp tất cả để đâm đầu vào Nam Hải mà quấy rối. Nam Hải ở vào thế nguy cấp, nhưng Trung Quốc không hiểu sao ngoài việc kêu lên dăm ba câu ra, còn hầu như chỉ to mồm hô khẩu hiệu đánh động mà chẳng có hành động đáng kể nào. Lúc này, những fan hâm mộ của trang mạng Quân sự võng cảm thấy đôi chút hoang mang và bối rối, Mỹ cũng tỏ ra hết sức hoang mang và bối rối. Bạn thấy đấy, các nhà lãnh đạo cừ khôi về chính trị, quân sự các cấp của Mỹ dường như đều lần lượt xếp hàng đến Trung Quốc…  

I.  Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao? 

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | 125 Comments »

436. Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào

Posted by adminbasam trên 25/10/2011

The Diplomat

Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào

Rukmani Gupta

Ngày 23-10-2011

Một số người đang đề nghị Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Không cần. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ đẩy tranh chấp chủ quyền leo thang.

Vấn đề Biển Đông và lập trường của Trung Quốc đã là chủ đề của nhiều cuộc bàn cãi, đặc biệt kể từ Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 vừa qua. Quả thật, rất nhiều người tin rằng Biển Đông chắc chắn sẽ nổi lên như một điểm xung đột nóng bỏng trong những năm tới.

Có thể thấy bằng chứng của việc này trong những lời lẽ cứng rắn mà các bên trao qua đổi lại trong cuộc tranh chấp, với ba bên đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Mỹ – rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực – được coi như lời cam kết sẽ đóng vai trò chủ động, làm Trung Quốc rất phiền lòng. Mấy tuần qua, các tuyên bố của giới chức Trung Quốc tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, cùng những lời cảnh cáo Ấn Độ, không cho Ấn Độ đầu tư vào khu vực, được coi như dấu hiệu bộc lộ thái độ hung hăng của Trung Quốc, có thể đẩy nhanh sự xung đột.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 34 Comments »

435. TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: THÁCH THỨC RẤT LỚN ĐỐI VỚI NỀN NGOẠI GIAO ASEAN

Posted by adminbasam trên 25/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: THÁCH THỨC RẤT LỚN

ĐỐI VỚI NỀN NGOẠI GIAO ASEAN

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 21/10/2011

 

TTXVN (Niu Đêli 17/10)

Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) số ra tháng 10 đăng bài của Tổng biên tập A.B Mahapatra khẳng định tranh chấp và căng thẳng tại Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) đang đặt ra thách thức rất lớn đối với nền kinh tế ngoại giao ASEAN nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực đang “nóng” lên này.

Theo bài báo, tranh chấp ở Biển Đông có thể gây ra nhiều diễn biến khó lường ở Đông Nam Á, và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và có thể leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện nếu các biện pháp thích hợp không được tiến hành kịp thời. Tất nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự thống nhất của khối ASEAN bởi 4 thành viên trong tổ chức khu vực này liên quan tới tranh chấp và nhận chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Cuộc xung đột này chủ yếu không phải nhằm tranh chấp nguồn tài nguyên, mà là xác định ưu thế vượt trội của Trung Quốc. Cuộc xung đột này cũng sẽ xác định hướng phát triển tương lai của cán cân chiến lược và kinh tế ở khu vực. Cuối cùng nó sẽ đặt nền móng mới cho hợp tác, sự chấp nhận và trục quyền lực.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 9 Comments »

432. Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp

Posted by adminbasam trên 23/10/2011

Quân đội Nhân dân

Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp

QĐND – Chủ Nhật, 23/10/2011, 22:1 (GMT+7)
.
QDDND – Sau những thất bại liên tiếp trong âm mưu lôi kéo quần chúng nhân dân chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta vào dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, Hội đồng nhân dân các cấp và bầu các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta, các thế lực thù địch lại mượn danh “nhân dân” để kích động chính nhân dân chống lại những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng ý chí, nguyện vọng của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2001. 

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật | 265 Comments »

429. Ủng hộ ông Bộ trưởng

Posted by adminbasam trên 22/10/2011

An ninh Thủ đô

Ủng hộ ông Bộ trưởng

Thứ bảy 22/10/2011 17:53

Minh Quang *

ANTĐ – Người viết bài này suýt chút nữa thì mất cả chì lẫn chài vì theo lệnh trên đi giải phóng nơi bờ xôi ruộng mật để làm sân golf. Rồi có một ngày lén đến sân golf mà thề rằng, khi còn đương chức quyết không đến đánh golf.
.
Trên sân golf, tìm hoài ta không thấy sự công bằng. Mặc dù sự công bằng tìm nơi đức Phật, nơi đức Chúa…cũng làm gì có. Dù có tụng kinh niệm phật, loài người có lẽ mãi mãi không tìm thấy sự công bằng. Trên sân golf nếu muốn tìm và cũng chả phải tìm, chỉ thấy không bao giờ có sự công bằng.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | 52 Comments »

428. VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 22/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Sáu, ngày 21/10/2011

VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

TTXVN (Bắc Kinh 18/10)

Bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, đăng trên tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011, nhan đề:

“Gặp gỡ cấp cao Trung-Việt có ý nghĩa to lớn. Lấy đại cục làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thoả vấn đề trên biển, khiến Nam Hải (Biển Đông) trở thành biển của hoà bình, hữu nghị, hợp tác”. Dưới đây là nội dung bài viết:

***

Màu Thu tháng Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và những nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, đồng thời ra Tuyên bố chung.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 56 Comments »

427. Không gần gũi như môi với răng

Posted by adminbasam trên 22/10/2011

The Economist

Không gần gũi như môi với răng

Trung Quốc không nên sợ tình bạn ngày càng khăng khít giữa Ấn Độ và Việt Nam

Banyan

Ngày 22-10-2011

Khi vấn đề chủ quyền của Trung Quốc được đặt ra, Hoàn Cầu thời báo – một tờ báo ở Bắc Kinh – nói toạc móng heo chẳng buồn tránh né gì. Hồi tháng 9, họ gầm lên rằng hợp đồng ký giữa Việt Nam và công ty dầu khí quốc doanh ONGC của Ấn Độ – thăm dò dầu ở khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông – “sẽ đẩy Trung Quốc tới hạn”. Tuy nhiên, tháng 10 này, Ấn Độ và Việt Nam lại đạt được một thỏa thuận “hợp tác về năng lượng”. Hoàn Cầu nổi điên vì thỏa thuận ấy được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam đồng ý với Trung Quốc về “các nguyên tắc cơ sở” để giải quyết tranh chấp hàng hải – trong chuyến thăm Bắc Kinh của người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng.

Tờ Tin Năng lượng Trung Hoa, một ấn phẩm thuộc Nhân Dân Nhật Báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, thì có vẻ sáng suốt tỉnh táo hơn. Họ ra tuyên bố cảnh cáo Ấn Độ rằng “chính sách năng lượng của Ấn Độ đang trượt dần vào một dòng xoáy nước nguy hiểm”. Đằng sau cơn giận dữ đùng đùng ấy là hai điều mà Trung Quốc sợ. Thứ nhất là sự tham gia của Ấn Độ sẽ gây khó khăn cho các nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở đường tiến vào cuộc tranh chấp chủ quyền đang rối ren ở Biển Đông. Cái sợ thứ hai là Ấn Độ và Việt Nam đang tìm cách thắt chặt quan hệ, như là một phần trong một chiến dịch do Mỹ cầm đầu nhằm kiềm chế Trung Quốc. Cho dù nỗi sợ thứ nhất ít nhiều có cơ sở, thì mối lo bị kiềm chế vẫn cứ là cường điệu hóa.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 41 Comments »

426. Lạm dụng lịch sử

Posted by adminbasam trên 21/10/2011

Đôi lời: Những nước có ý định nghe theo lời khuyên của Trung Quốc, thực hiện nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” do Bắc Kinh đưa ra, cần đọc bài này, bởi mục đích cuối cùng mà Trung Quốc muốn đạt được là, sau khi khai thác xong thì chủ quyền ở những vùng biển đó thuộc về họ. Câu kết luận cuối bài rất hay: “Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật“?

—————–

The Diplomat

Lạm dụng lịch sử

Frank Ching

Ngày 16-10-2011

Học giả Frank Ching cho rằng những yêu sách lẫn lộn giữa yếu tố lịch sử và pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) là không nhất quán. Bắc Kinh không thể có được mọi thứ.

Có lần, ông Lucian Pye, một học giả người Mỹ nói một câu nổi tiếng, rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia mà là “một nền văn minh giả vờ là quốc gia”. Điều đó có thể đúng vào lúc nào đó, nhưng ngày nay Trung Hoa đã biến thành một nhà nước hiện đại, đóng vai trò chủ động trên các diễn đàn quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Hoa cũng đang cố gắng lợi dụng nền lịch sử lâu đời của mình khi nhấn mạnh trường hợp của họ các tranh chấp quốc tế. Không vụ việc nào minh họa chuyện này rõ hơn là vụ tranh lãnh hải trên Biển Đông hiện nay, khi Trung Hoa phải đối đầu với vài nước láng giềng. Cũng bị lôi kéo vào các xung đột khác nhau còn có Mỹ, Ấn Độ và ngày càng có thêm sự góp mặt của Nhật Bản. Đó là một sự pha trộn rất mạnh.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 54 Comments »

425. Chiến tranh với Trung Quốc: điều đó có thể xảy ra như thế nào?

Posted by adminbasam trên 20/10/2011

Atlantic Sentinel

Chiến tranh với Trung Quốc: điều đó có thể xảy ra như thế nào?

Nick Ottens

14-10-2011

Một nước Trung Quốc đang trỗi dậy đương nhiên là đối thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Mặc dù viễn cảnh xảy ra chiến tranh rất thấp, nhưng lại rất thật và có thể chứng minh rất khó giảm thiểu.

Trong một nghiên cứu gần đây của RAND Corporation, một nhóm nghiên cứu chính sách công, xem xét khả năng một cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc xảy ra không lớn lắm, thay vào đó, sự đối đầu này có thể phát triển ở đâu và phát triển như thế nào để có thể leo thang thành chiến tranh.

RAND cho rằng, nếu được lựa chọn, Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng của Mỹ hơn cả Đức Quốc xã và Liên Xô ở thời điểm hai nước này mạnh nhất. Có vẻ Trung Quốc không muốn tìm cách mở rộng lãnh thổ hoặc nâng cao ý thức hệ với cái giá của các nước khác và Mỹ có khả năng tiếp tục vượt trội về mặt quân sự nhưng ở những nước láng giềng kề bên, Trung Quốc có thể đạt được quyền bá chủ. “Vì vậy, sự bảo vệ trực tiếp tài sản tranh chấp trong khu vực này ngày càng trở nên khó khăn hơn, và rốt cuộc là đến độ không thể [bảo vệ được]”, theo RAND Corporation.   

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 62 Comments »

423. Phải làm cho hợp tác Việt – Ấn phá sản!

Posted by adminbasam trên 19/10/2011

Global Times

KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG THÊM MỘT SỰ KHIÊU KHÍCH NÀO NỮA!

CẦN TẠO RA SỰ CỌ XÁT KHIẾN CHO HỢP TÁC VIỆT – ẤN BỊ PHÁ SẢN

15-10-2011

Tóm tắt: Vào ngày 12 [tháng 10], Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác khai thác dầu khí ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), vùng biển đang tranh chấp, cả hai nước đều biết rằng họ đang làm khó Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không tạo được một vài rắc rối cho bản hiệp định này của họ, thì điều này được xem như sự thành công trong việc khiêu khích Trung Quốc, mưu đồ bắt tay nhau ứng đối với Trung Quốc của một vài quốc gia sẽ được đẩy lên cao hơn.

Dùng phương thức quấy rối để buộc sự hợp tác Án Độ – Việt Nam phá sản

Vào ngày 12 [tháng 10] Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác Khai thác Dầu khí ở Nam Hải, vùng biển tranh chấp, cả hai nước đều biết rằng họ đang gây khó cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không tạo ra một vài rắc rối cho bản hiệp định này của họ, thì điều này được xem như sự thành công trong việc khiêu khích Trung Quốc, mưu đồ bắt tay nhau để ứng đối với Trung Quốc của một vài quốc gia sẽ được đẩy cao hơn.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 78 Comments »

421. Quan hệ Myanma – Trung quốc: Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

Posted by adminbasam trên 19/10/2011

Eurasia Tribune/ Review

Quan hệ Myanma – Trung quốc:

Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

Kanbawza Win

14-10-2011

Sự kiện trùm khủng bố Osama Bin-Laden bị bắn hạ hồi tháng 5 vừa qua đã đẩy quan hệ giữa Hoa kỳ và Pakistan chuyển hướng và dĩ nhiên là Pakistan , khi còn đang phụ thuộc vào hàng tỷ đô la viện trợ cả quân sự lẫn dân sự từ Washington chỉ còn trông chờ vào Bắc kinh , giờ đây với vị thế như một giải pháp thay thế nhằm phục vụ mục tiêu đối trọng chiến lược với Ấn độ.

Điều này được khẳng định lại khi Thủ tướng Pakistan, ông Yousuf Raza Gilani, gặp ông Meng Jianzhu, Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc để cảm ơn khoản viện trợ 1,2 tỷ đô la trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật, trong lúc  Hoa Kỳ lại tố cáo cơ quan tình báo Pakistan ISI đã có những liên hệ với quân khủng bố. Tuy nhiên, khác với những gì phô diễn bên ngoài, thái độ của Trung Quốc thực ra lại có phần thờ ơ. Một công ty khai thác khoáng sản Trung Quốc – China Kingho Group đã rút ra khỏi dự án lớn nhất của Trung Quốc  ở Pakistan trị giá hơn 19 tỷ đô la ở tỉnh miền Nam Sindh, viện cớ vì lý do an ninh. Sự vụ này không thể không so sánh với việc Trung Quốc bị buộc phải rút ra khỏi dự án đập Myitsone ở bang Kachin của Myanma (Miến điện) trị giá 36 tỷ đô la. Vậy ý nghĩa của tất cả những diễn biến đó nằm ở đâu?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 36 Comments »

420. Nói chuyện với trung tá an ninh về biểu tình chống Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 18/10/2011

Nội dung ghi âm cuộc tranh luận giữa blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh với một trung tá an ninh, công an Hà Nội, cuối tháng 9/2011.

Nói chuyện với trung tá an ninh

về biểu tình chống Trung Quốc

 

Trung tá an ninh (TTAN): Bọn em mất bao nhiêu chủ nhật rồi mà chả được cái việc gì cả.

 Anh Vinh (AV): Về vụ gì, chắc là về vụ biểu tình chứ gì (tiếng cười).

TTAN: Vâng các vụ biểu tình vừa rồi, trong đó có ông Vinh.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | 75 Comments »

417. Món súp Tàu chua ngọt của bà Clinton

Posted by adminbasam trên 15/10/2011

The Diplomat

Món súp Tàu chua ngọt của bà Clinton

Minxin Pei

12-10-2011

Bài viết mới đây của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở châu Á, đã khẳng định rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại đó và Trung Quốc không thể làm gì được về điều này.

Trong một bài viết đăng tải trên báo Foreign Policy sáng sớm ngày 12 tháng 10, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, đã giải thích rõ chính sách của Washington đối với châu Á. Mặc dù việc cụ thể hóa chính sách này có vẻ muộn màng, khi chính phủ Obama ở gần cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, bà Clinton đã làm hết sức mình trong việc mô tả và làm rõ các phần khác nhau về chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh là những người mong muốn được đọc bài này của bà Clinton nhiều nhất. Có nhiều khả năng [Bắc Kinh] sẽ không có phản ứng chính thức nào về tuyên bố của bà Clinton. Ít nhất về mặt hình thức, bà đã không công bố những sáng kiến ​​mới hoặc những thay đổi về chính sách. Lý do để bà Clinton công bố văn kiện vào lúc này, rõ ràng là để trấn an các nước đồng minh trong khu vực về việc Mỹ tiếp tục cam kết đối với khu vực này, bất chấp những khó khăn trong nước và sự gia tăng tình cảm theo chủ nghĩa biệt lập (*) ở Mỹ, và cũng để để gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, rằng Washington sẽ duy trì chính sách hiện nay về sự cam kết nhiều hơn đối với Bắc Kinh.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 58 Comments »

416. Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải – Địa Trung Hải của châu Á

Posted by adminbasam trên 14/10/2011

Đôi lời: Có lẽ Trung Quốc đã bỏ qua lời khuyên “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, khi bài viết này bộc lộ rõ âm mưu và kế hoạch của Trung Quốc thôn tính Trường Sa, Biển Đông và cả thế giới. Những ai còn tin vào tình bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Quốc, nhất là những ai có ý định hợp tác với Trung Quốc để khai thác chung ở biển Đông, cần đọc kỹ bài này, để thấy mưu đồ của họ ra sao. Trong bài này, xin được giữ nguyên văn mà tác giả đã sử dụng ở bài gốc về các cụm từ như “Nam Hải” thay vì “Biển Đông”, “Tây Sa” thay vì “Hoàng Sa”, “Nam Sa” thay vì “Trường Sa”…cho đúng giọng điệu của tác giả.

—————-

NEWS.V1.CN

Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải

Địa Trung Hải của châu Á

18-07-2011

Ý cốt lõi:  Vị trí chiến lược Nam Hải (tức Biển Đông) hết sức quan trọng, đồng thời cũng rất ưu việt: nó là trục hai đại dương, là hòn đá tảng về quyền lực biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc! Nam Hải vốn có tên gọi là “Địa Trung Hải của Châu Á”, toàn bộ vùng biển có diện tích hơn 3,5 triệu km2, trong gần 3 triệu km2 lãnh thổ trên biển của nước ta, riêng Biển Đông đã chiếm tới hơn 2 triệu km2. Biển Đông nằm ở khu vực  nối kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, là vùng biển duy nhất nối liền hai đại dương trong số 4 biển lớn của nước ta!   

Nước ta là một cường quốc ven biển có bờ biển dài 18 ngàn km, quản lý một  vùng biển rộng gần 3 triệu km2. Bốn biển chung quanh thông từ bắc xuống nam, nối liền thành một thể. Do vị trí biển và đất liền độc đáo ở nước ta, đồng thời cũng do thời cận đại, chúng ta bị suy yếu hàng trăm năm, nên phần lớn những con đường chiến lược biển thông ra đại dương bên ngoài đã bị vuột khỏi tay: về phía bắc, ta bị mất con đường thông ra bắc Thái Bình Dương. Về phía đông, do chưa thống nhất được Đài Loan, quần đảo Ryukyu đã bị cưỡng chiếm, chúng ta bị mất con đường thông ra đông Thái Bình Dương. Về phía nam do ta bị mất Miến Điện là nước phiên thuộc vốn có, phần lớn Nam Sa (tức Trường Sa) đã bị thôn tính, nên chúng ta bị ở vào “Thế khốn Malacca”! Cả 3 con đường chiến lược thông ra biển lớn đều không nằm trong tay chúng ta! Đây là một thế cục hết sức nguy hiểm, và còn là một thế khốn trầm trọng biết bao! Nước ta buộc phải rơi vào vòng phong tỏa của các chuỗi đảo, rơi vào vòng khó xử “có biển mà không có biển” trong suốt một thời gian dài!

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 122 Comments »

415. “Không gian văn hóa” Nho giáo Việt Nam

Posted by adminbasam trên 14/10/2011

TẠP CHÍ XƯA&NAY

SỐ 388 THÁNG 9 – 2011

 “Không gian văn hóa” Nho giáo Việt Nam

(Tiếp theo số 385 – 249. XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRÍ THỨC VIỆT NAM, 386 –  325. Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử)

Trịnh Văn Thảo

Nho giáo ngày nay

Đọc tiếp »

Posted in Lịch sử, Văn hóa | Thẻ: | 2 Comments »

414. Biển Đông không phải là Biển Đen

Posted by adminbasam trên 13/10/2011

The Diplomat

Biển Đông không phải là Biển Đen


James Holmes

05-10-2011

Quan điểm cho rằng Mỹ nên bỏ mặc Đông Nam Á cho Trung Quốc là đặt không đúng chỗ. Châu Á không phải là một Georgia khác, theo James Holmes.

Vài tháng trước, trên tạp chí Foreign Policy, một đồng nghiệp của tôi là Giáo sư Lyle Goldstein đã so sánh Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam) ngày nay với cuộc chiến Nga – Georgia năm 2008. Tóm lại, ông ấy vẫn giữ quan điểm, rằng Mỹ thật dại dột khi đặt cược uy tín vào một đồng minh chiến lược cấp ba xa xôi và yếu kém, nằm cạnh bên một đất nước hùng mạnh hơn nhiều lần vốn đang thèm khát lãnh thổ và sự phụ thuộc chính trị. Chính quyền Bush đã dồn dập dành cho Tbilisi “sự quan tâm cấp cao và các cố vấn quân sự“, để rồi chỉ thốt ra mỗi tiếng ‘rên rỉ’ khi Moscow ra lệnh cho các lực lượng thiết giáp đè bẹp quân đội Georgia và xâm chiếm phần lớn đất nước láng giềng này. Uy tín của Mỹ đã bị tổn hại nặng nề khi nước này không thể đảo ngược kết quả. Đứng về phía Georgia rõ ràng là một sự thất bại trong việc liều lĩnh chính sách ngoại giao.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 56 Comments »

413. Đấu đá chính trị phản ánh sự chia rẽ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 12/10/2011

The Globe and Mail

Đấu đá chính trị phản ánh sự chia rẽ trong

Đảng Cộng sản Trung Quốc

Mark MacKinnon

Ngày 8-10-2011

Vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, ông chủ của thủ phủ Trùng Khánh vùng Dương Tử tập hợp 100.000 người vào một sân bóng và bắt nhịp cho họ hát một bài hát mừng sinh nhật. Họ hát toáng lên, Không có Đảng Cộng sản, sẽ không có nước Trung Hoa mới, cùng với rất nhiều nghi thức khác, các nghi thức cũ của nhiều thập niên trước.

Cách đó một quãng đường dài bằng chuyến bay 90 phút, ở vùng sản xuất công nghiệp duyên hải Quảng Châu, một lễ mừng ngày thành lập đảng cũng được tổ chức vào ngày 1-7. Nhưng chủ lễ ở đây phát biểu bằng một giọng tenor (nam cao) dịu dàng hơn: “Đối với một đảng cầm quyền đang trưởng thành, rất cần phải học hỏi và nhìn lại lịch sử để làm mạnh thêm những ước mơ, hơn là chỉ hát ngợi ca sự lỗi lạc của mình” – bí thư Đảng ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, nói trong một bài phát biểu mà sau này được đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật báo.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | 36 Comments »

412. Không ai đàn áp những người theo pháp môn Làng Mai

Posted by adminbasam trên 11/10/2011

Đôi lời: Vụ việc xảy ra cách đây đã 2 năm và kéo dài, thu hút sự chú ý của người Việt trong, ngoài nước và dư luận quốc tế. Có rất nhiều tin, bài liên quan, nhưng chỉ xin giới thiệu dưới đây Thỉnh nguyện thư  hầu làm rõ bài viết trên báo Quân đội Nhân dân, từ đó độc giả chọn lựa, tin vào hơn 400 trí thức, nhà hoạt động và quần chúng công khai danh tính, hay vào một kẻ dấu mặt có “ẩn danh” Kim Ngọc.

Quân đội Nhân dân

Mục: Phòng, chống “diễn biến hòa bình”

Không ai đàn áp những người

theo pháp môn Làng Mai

Thứ Ba, 11/10/2011, 20:38 (GMT+7)
.

QĐND – Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, một số trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài lại đưa ra những thông tin sai lệch về các biện pháp mà chính quyền các cấp ở tỉnh Lâm Đồng tiến hành để giải quyết việc tụ tập của một số người tu theo pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã. Họ gọi các biện pháp của chính quyền là hành động đàn áp, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Họ còn nói rằng, một số lãnh đạo Giáo hội là “tỏ rõ sự nhu nhược…”, nên đã ít nhiều tiếp tay cho sự đàn áp…

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Tôn giáo | 24 Comments »

409. Xe Cá Nhân và Vết Xe Nguyễn Thiện Nhân

Posted by adminbasam trên 09/10/2011

Xe Cá Nhân và Vết Xe Nguyễn Thiện Nhân

Huy Đức

Người dân có lẽ cũng chia sẻ khi nghe nói Bộ trưởng Đinh La Thăng và các quan chức trong Bộ rồi đây sẽ đi xe bus tối thiểu một lần trong tuần. Nhưng nhớ, các nhà kinh tế đã từng tính toán, nếu Bill Gates đánh rơi tờ 100 dollars thì thay vì cúi xuống nhặt mà tiếp tục đi thì cái đầu của ông sẽ kiếm được nhiều hơn như thế. Lâu lâu “vi hành” để biết đứng trên xe bus thường dân nó khác với ngồi xe hơi Bộ trưởng như thế nào thì cũng cần. Nhưng, Bộ trưởng nên dành thời gian để tư duy. Mặt khác, một “tư lệnh” mà đến cơ quan với áo xống xộc xệch, mồ hôi nhễ nhại, thì cũng không “uy” cho lắm.

Năm 1993, khi vào Sài Gòn Công tác, ông Nông Đức Mạnh đã mất hơn một giờ để di chuyển từ trung tâm xuống Bình Thạnh thăm công ty Vissan. Cảnh sát hụ coi thì cứ hụ còi, đầy đường xe cộ, người dân có muốn tránh xe Chủ tịch Quốc hội cũng không có chỗ. Vừa tới Vissan, ông Mạnh nói, Bộ Chính trị vừa họp phê duyệt Quy hoạch, theo đó dân số Sài Gòn tới năm 2000 là 5 triệu người. Ông thú nhận, khi ngồi trong phòng họp Bộ Chính trị ông không hình dung được Sài Gòn lại đông như vậy. Ông Mạnh có cảm nhận đó cũng nhờ một chuyến “vi hành”. Nhưng lẽ ra, những người giữ cương vị như ông phải thấy rằng, dự báo mức tăng trưởng dân số ở các đô thị là trách nhiệm của các nhà chuyên môn thay vì phó thác cho một cơ quan nhiều việc như Bộ Chính trị.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục | 150 Comments »

408. MIANMA: CUỘC CHƠI CHIẾN LƯỢC LỚN Ở CHÂU Á

Posted by adminbasam trên 09/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MIANMA: CUỘC CHƠI CHIẾN LƯỢC LỚN Ở CHÂU Á

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 08/10/2011

TTXVN (Angiê 5/10)

Trung Quốc và Ấn Độ đang nhòm ngó nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mianma. Vùng hẻo lánh của châu Á này liệu có làm nên chuyện trong thế kỉ 21 này và có giúp được dân chúng không phải trả giá cho tham vọng của nước ngoài không? Với nhận định Mianma đang trở thành cuộc chơi địa chính trị tầm cỡ của châu Á, tạp chí “Statafrik” phân tích dưới đây những cơ hội và thách thức đang đặt ra với cả Mianma lẫn châu Á cũng như các tác nhân chính như Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thay đổi vai trò và vị trí của châu lục này trong tương lai.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | 9 Comments »

407. Hậu Đặng Tiểu Bình: sự đổi thay của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 09/10/2011

The Nation

Hậu Đặng Tiểu Bình: sự đổi thay của Trung Quốc

Joshua Kurlantzick

27-9-2011

Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) khổng lồ, bao phủ một vùng khoảng 1,4 triệu dặm vuông ở Thái Bình Dương và các hòn đảo của nó thì lại nhỏ xíu đến mức phần lớn chỉ đủ chứa một đường băng và vài căn nhà. Chỉ có vài chục cư dân định cư trên một đảo san hô nhỏ tên là Pasaga. Tuy nhiên năm qua, Pasaga và các đảo tí hon khác đã bị kéo vào một trong những điểm bùng phát về quân sự nóng nhất thế giới.

Trung Quốc coi gần như toàn bộ biển Đông là biển của họ – mặc dù có 5 nước khác cũng ra yêu sách chủ quyền đối với một phần biển Đông – và Trung Quốc ngày càng quấy nhiễu, thậm chí đe dọa đánh chìm tàu Việt Nam và Philippines đi ngang qua khu vực. Đồng thời, quan chức Trung Quốc, từng nổi tiếng về cách ứng xử êm ái, duyên dáng với các láng giềng, bây giờ dường như đã thay đổi bất thình lình, chuyển sang cáu kỉnh, hay đòi hỏi và đe dọa. Tại một cuộc gặp hồi năm ngoái với đại diện các nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bùng nổ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | 39 Comments »

406. Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama nhân dịp năm học mới

Posted by adminbasam trên 08/10/2011

The White House/ Blog Phạm Nguyên Trường

Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama

nhân dịp năm học mới (2011-2012)

Barack Obama

28-09-2011

.

.

Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh -ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.

Ngoài ra, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | 147 Comments »

405. Năm 2012 là năm quyết định đối với châu Á và thế giới

Posted by adminbasam trên 07/10/2011

CBS News

Năm 2012 là năm quyết định đối với châu Á và thế giới

John Feffer

04-10-2011

(TomDispatch) –  Từ lâu Hoa Kỳ đã tự nhận là một cường quốc Thái Bình Dương. Nước này đã thiết lập một mô hình chống nổi loạn ở Philippines năm 1899 và đánh bại Nhật Bản hồi Thế chiến II. Mỹ đương đầu với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để giữ cho bán đảo Triều Tiên tách ra năm 1950, và trang bị vũ khí tận răng cho Đài Loan. Ngày nay, Mỹ tiếp tục là một cường quốc quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, được hỗ trợ bởi một loạt các căn cứ quân sự, các liên minh song phương và khoảng 100.000 quân nhân. 

Tuy nhiên, Mỹ đã đạt tới mức cao nhất về sự hiện diện và ảnh hưởng của nước này ở Thái Bình Dương. Bản đồ địa chính trị sắp được vẽ lại. Đông Bắc Á, khu vực có mật độ cao nhất về các cường quốc kinh tế và quân sự, đang trên bờ của một sự chuyển đổi trong vùng. Và Mỹ, vẫn còn bận tâm ở Trung Đông và oằn mình với một nền kinh tế đình trệ, sẽ thành nước lạc lõng. 

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 22 Comments »

403. Vì sao chúng ta chưa thật sự thực hiện được nền cộng hòa lập hiến?

Posted by adminbasam trên 06/10/2011

BBC 手机版

Vì sao chúng ta chưa thật sự

thực hiện được nền cộng hòa lập hiến?

Từ Hữu Ngư – Nhà Chính trị học Bắc Kinh

26-09-2011

Năm 2011, các quan chức Trung Quốc đại lục huy động mọi nguồn lực có thể tận dụng được để khua chiêng gióng trống, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng ứng phó chiếu lệ để kỷ niệm luôn 100 năm Cách mạng Tân Hợi. Nếu xét theo dư luận bề mặt, thì 90 năm đã áp đảo hẳn 100 năm (đây cũng chính là nhiệm vụ mà Bộ Tuyên truyền ĐCS Trung Quốc đã sớm sắp đặt). Nhưng trên thực tế, giới trí thức lại tỏ ra thực sự hào hứng với việc kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi, và lại còn với tiêu điểm trọng tâm là: Vì sao lý tưởng về nền cộng hòa lập hiến của các bậc tiền bối tiên liệt, chí sĩ hiền nhân chúng ta lại có thể thất bại nhiều lần trong vòng một thế kỷ như vậy, chúng ta còn ở cách nền cộng hòa lập hiến thực sự bao xa?        

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 10 Comments »

402. CUỘC CHIẾN CỦA NATO Ở LIBI LÀ NHẰM CHỐNG TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 06/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN CỦA NATO Ở LIBI

LÀ NHẰM CHỐNG TRUNG QUỐC

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ tư, ngày 05/10/2011

TTXN (Angiê 28/09)

Quyết định của Mỹ cho NATO không kích Libi không có gì liên quan đến cái mà Chính phủ Mỹ gọi là “sứ mệnh bảo vệ dân thường” mà trên thực tế, chiến dịch đó là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của NATO và Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát tử huyệt của Trung Quốc: đó là sự lệ thuộc mang tính chiến lược vào lượng dầu mỏ và khí đốt phải nhập khẩu ngày càng lớn. Đó là nhận xét của chuyên gia William Engdahl trên tạp chí “Mondialisation”. Dưới đây là trích lược bài viết “AFRICOM là mối đe doạ đối với an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc”.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | 36 Comments »

401. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (6)

Posted by adminbasam trên 05/10/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (6)

Tác giả: Philippe PapinLaurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Tiếp theo  377. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (5)

Hiền, một người được kết nạp vào Đảng như nhiều người khác

Đảng là một thế giới bí ẩn, không gì lộ ra được bên ngoài, người ta nói những điều đầy trái ngược về thế giới đó. Một số người nhìn thấy Đảng hiện diện ở khắp nơi, một số khác chẳng thấy nó ở đâu cả. Không ai thực sự biết Đảng là gì và hoạt động ra sao trong đời sống hàng ngày. Nhưng dù sao một chút ít thông tin nhỏ nhoi về Đảng có lẽ sẽ được người ta biết, bởi vì từ những năm 2000, chúng ta được chứng kiến một sự khuyếch trương mở rộng của Đảng trên diện rộng. Các cơ sở Đảng khác nhau ở các cấp độ khác nhau lần lượt kết nạp thành viên. Đảng phát động một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp, trên đường phố, trên báo chí và trên truyền hình. Và nếu nhìn với con mắt nghề nghiệp hơn thì thấy rằng Đảng đang ở mọi cấp độ công khai chiếm lĩnh các cơ quan lập pháp và hành pháp địa phương. Ta không thể biết mọi điều sẽ tiến triển ra sao, nhưng ít ra cần phải cố gắng hiểu chúng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng/Nhà nước | 78 Comments »

400. CUỘC TRANH CHẤP NĂNG LƯỢNG Ở BIỂN ĐÔNG – NHÌN TỪ PHILÍPPIN

Posted by adminbasam trên 05/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CUỘC TRANH CHẤP NĂNG LƯỢNG

Ở BIỂN ĐÔNG – NHÌN TỪ PHILÍPPIN

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 03/10/2011

TTXVN (Oasinhtơn 26/9)

Ngày 17/9, tờ Bưu điện Oasinhtơn (Washinton Post) đăng bài “Tại Biển Đông, một cuộc tranh chấp năng lượng” của nhà báo Andrew Higgins, viết từ Philíppin. Andrew Higgins là phóng viên kỳ cựu của tờ Nhật báo Phố Uôn, báo Độc Lập, và hãng thông tấn Reuters, từng được giải báo danh tiếng Pulitzer. Sau đây là nội dung bài viết:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | 14 Comments »

399. NHO GIÁO VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ

Posted by adminbasam trên 05/10/2011

TẠP CHÍ XƯA VÀ NAY

SỐ 387 THÁNG 9-2011

NHO GIÁO VIỆT NAM DƯỚI

GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ

Trịnh Văn Thảo

(Tiếp theo: 249. XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRÍ THỨC VIỆT NAM ; 325. Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử )

Nho giáo hướng về cuộc đời

Trong xã hội Nho giáo, nhà nước nắm độc quyền quản lý đời sống tinh thần và xem mọi sinh hoạt tôn giáo như hành vi chính trị. Tuy nhiên, trách nhiệm của nhà nước Khổng Mạnh trên mặt thượng tầng tôn giáo không phủ nhận sự hiện diện của các “hạ tầng tôn giáo” (infra – religions) như đạo thờ cúng tổ tiên có trước nó, vì lý do rất giản dị là Nho giáo luông hướng về đời sống hiện đại (thiên hạ) và nhà nho không bị ám ảnh bởi định mệnh của mình trong cõi chết. Đặc tính của nhà nho là chấp nhận rằng có nhiều sự việc bất khả tri luận (agnos – tique) (tr.208).

Đọc tiếp »

Posted in Lịch sử, Tôn giáo | 4 Comments »

 
%d người thích bài này: