THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 4/11/2011
TTXVN (Hồng Công 26/10)
Bài viết trên tờ “Tín báo” số ra ngày 25/10 của Vương Đỉnh Kiệt, chuyên gia phân tích chiến lược của Uỷ ban Quỹ Năng lượng Trung Hoa.
Tiếp sau việc Nhật Bản và Philíppin cùng thảo luận đối sách đối với Trung Quốc nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Philíppin Aquino, Ấn Độ lại cùng Việt Nam ký kết hiệp định khai thác dầu khí ở Biển Đông, quyết định tiến hành liên doanh khai thác tài nguyên tại vùng biển Trung – Việt có tranh chấp.
Vấn đề Biển Đông lại nóng lên. Trong đợt leo thang mới này, rất nhiều báo chí và học giả Trung Quốc chỉ tập trung tìm hiểu sự tồn tại của “bàn tay phía sau”, điều này đã làm lộ rõ “điểm mù” chiến lược tồn tại từ rất lâu của giới học giả chiến lược Trung Quốc: đối với nước nhỏ, nhất là nước nhỏ thuộc thế giới thứ ba, thường có cái nhìn phiến diện kiểu đồng tình, không để ý đến việc loại quốc gia này có thể diễn một vai trò quốc tế mang tính bành trướng. Khi sự việc xảy ra, các học giả chỉ vội vã tìm kiếm bàn tay nước lớn đứng ở phía sau, quên rằng trong lịch sử ngoại giao của nhân loại, tuy có rất nhiều ví dụ về việc nước lớn dùng sức mạnh của mình cưỡng chế nước nhỏ khuất phục, song cũng có không ít ví dụ về việc nước nhỏ dùng “chiến lược quá giang” lợi dụng nước lớn để đạt được mục đích chiến lược của mình.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...