BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Một 15th, 2011

484. VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 15/11/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 14/11/2011

VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

TTXVN (Angiê 1/11)

Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế và quân sự. Về phương diện chính trị, nước này cũng có những bước đi táo bạo, lẳng lặng vượt qua ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản chỉ để thực hiện mục tiêu phát triển, làm giàu, từ đó tăng cường ảnh hưởng. Trong bài “Trung Quốc có còn là cộng sản không?” đăng trên tạp chí “Đại Tây Dương” dưới đây, ông Pierre Picquart, tiến sĩ địa chiến lược thuộc trường Đại học Paris-VIII (Pháp), đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, phân tích và lý giải nước này thực dụng như thế nào, quyết đoán ra sao và mạnh bạo đến mức nào để đạt mục đích.

Theo một báo cáo của ngân hàng Crédit Suisse AG, Trung QUốc có thể sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2016 để trở thành nước giàu thứ hai thế giới. Tích luỹ của cải đi đôi với chênh lệch xã hội gia tăng trong khi hệ số Gini (thước đo mức độ mất cân đối giữa phân phối thu nhập trong một xã hội nhất định, do nhà thống kê học Corrado Gini người Italia phát triển. Hệ số Gini là một số dao động từ 0 đến 1. Hệ số 0 nghĩa là hoàn toàn cân bằng theo đó tất cả mọi người có thu nhập ngang nhau; hệ số 1 cho thấy hoàn toàn mất cân đối: chẳng hạn một người có toàn bộ thu nhập, còn những người khác không có gì – Địa chính trị) đã đạt tới mức cực kỳ cao, đến nỗi đưa Trung Quốc tiến đền gần cơ cấu xã hội rất tư bản của Mỹ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | 3 Comments »

483. Ý NGHĨA TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 15/11/2011

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Ý NGHĨA TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011

BẢN NHÁP 1: Vui lòng không trích dẫn

Geoffrey Till

Trung tâm Corbett, King’s College London, Chương trình an ninh hàng hải, RSIS, Singapore Hanoi 2011; HC/Arts Pac

Giới thiệu: Vấn đề toàn cầu hay khu vực?

Hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Biển Đông vốn đã phức tạp và khó khăn giờ trở nên rõ ràng hơn. Cách thứ nhất, được Trung Quốc thể hiện một cách kiên định và mạnh mẽ, là vấn đề này nên được nhìn như một vấn đề khu vực, không phải là vấn đề toàn cầu. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với bài phát biểu của bà Hillary Clinton trong đó nêu lợi ích của Mỹ ở thượng đỉnh ASEAN Việt Nam tháng 7 năm 2010.1 Trên website chính thức của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục cảnh cáo việc Mỹ dính líu sâu hơn vào vấn đề Biển Đông khi lập luận rằng điều này sẽ khiến căng thẳng khu vực tăng lên. “Hậu quả là gì nếu vấn đề này bị biến thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương? Chỉ làm vấn đề tệ thêm và khó đạt được giải pháp… Người ta cần đạt được sự đồng thuận để giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn thiện chí vì lợi ích hoà bình và ổn định ở Biển Đông và mối quan hệ láng giềng tốt.”2 Vấn đề Biển Đông là một vấn đề khu vực, và nó chỉ phụ thuốc vào các nước khu vực để giải quyết. Với quá nhiều quốc gia yêu sách ở Biển Đông và vấn đề chồng lấn quyền tài phán phức tạp cần được giải quyết, vấn đề đã đủ căng thẳng và nhạy cảm; tại sao lại làm cho mọi việc tệ hơn bằng cách lôi kéo thêm các nước không có yêu sách chủ quyền ở khu vực vào tranh chấp?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: