BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1845. BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ?

Posted by adminbasam trên 16/06/2013

Mai Xuân Dũng

15-06-2013

Dư âm vụ bắt chủ trang blog Trương Duy Nhất-Một góc nhìn khác còn chưa kịp lắng xuống, công an lại tiếp tục khám xét bắt khẩn cấp đối với blogger, nhà văn Phạm Viết Đào.

Quả thật, hai vụ bắt người liên tiếp là những blogger nổi tiếng đã gây ra cơn bão dư luận trên khắp các trang mạng và là câu chuyện thời sự  chủ yếu trong quán cà phê ở các thành phố lớn.

Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng rất quan tâm theo dõi, phân tích tình hình chính trị ở Viêt nam. Giáo sư  Carl Thayer-một chuyên gia có uy tín nói về làn sóng bắt bớ này rằng: “Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình“.

Bắt các Blogger này để làm gì, Bắt họ giải quyết được cái gì và chiều hướng nhà nước xử trí với hàng nghìn blog đang hoạt động trên các trang mạng ra sao, sẽ gây ra hiệu ứng tốt, xấu như thế nào cho chính trường Việt nam trong con mắt dân chúng và thế giới?

Nhớ lại, khi biết tin Blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt theo điều  258, cảm giác đầu tiên của nhiều bạn đọc là ngỡ ngàng.

Được biết ông Nhất là người có quan hệ thân thiết với một số nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước,từng làm việc cho báo công an Quảng nam. Ông từng tháp tùng nguyên thủ quốc gia,ông Nguyễn Minh Triêt-hồi đó là chủ tịch nước, đi thăm chính thức Hoa Kỳ-một quốc gia cựu thù của chính phủ Việt nam.

Người như thế, ai cũng nghĩ phải an toàn. Rất an toàn là khác.

Và có lẽ một phần như vậy mà các bài viêt trên blog của Trương Duy Nhất dám đụng chạm tới những vấn đề gai góc, nhạy cảm, không né tránh tên tuổi một  số vị lãnh đạo đảng nhà nước.

Bạn đọc có chung nhận định rằng Trương Duy Nhất có cách nhìn độc lập, vô tư, can đảm trước bất cứ vấn đề nào. Dĩ nhiên không phải bất cứ điều gì bạn đọc cũng đồng nhất quan điểm với ông. Nhưng người ta phải thừa nhận, đó là người viết thật theo cách nghĩ của mình không uốn éo,bẻ cong sự việc. Đó là điều đáng trân trọng của một người viêt blog hay là viết báo nói chung.

Lục lại các bài viết của ông, những thông tin đưa ra có vẻ cũng không phải hoàn toàn là những khám phá mới, hoặc phanh phui một vụ án tày đình nào đó. Các bài  viết cũng không có dấu hiệu của sự cay cú, thù hằn thường là động cơ dẫn đến bôi xấu cá nhân, xuyên tạc chủ trương nào đấy của chế độ.

Tất cả sự kiện có đầy trên mạng, trên báo giấy. Trương Duy Nhất chỉ xâu chuỗi các sự việc liên quan, sắp xếp chúng lại để bạn đọc dễ nhìn, dễ cảm nhận, cô đặc thông tin và dán lên đó những cái tít thoạt nghe cũng giật mình. Bạn đọc thấy ở Trương Duy Nhất một blogger sắc sảo, tài năng và can đảm.

Cũng vậy, theo truyền thông nhà nước đưa tin, blogger, nhà văn Phạm Viết Đào cũng là đối tượng bị bắt bởi vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trong khi ông Nhất bị dư luận cho rằng ít nhiều liên quan trực tiếp với ai đó, khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị và cho thăm dò dư luân trên mạng về mức độ tín nhiệm của các thành viên chính phủ thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào.

Cũng như Trương Duy Nhất, trang blog của ông Phạm Viết Đào thu hút đông đảo độc giả vì các bài viết phê phán gay gắt các chính sách của nhà nước, nạn tham nhũng của các quan chức. Nhưng khác với blog của ông Nhất, blog Phạm Viết Đào đề cập khá nhiều đến cuộc chiến Việt-Trung thời kỳ 1979-1988 và vấn tranh chấp Biển Đông với thái độ lên án Bắc kinh gay gắt.

Ở các nước tự do dân chủ, những bài viết của blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào là những hoạt động được coi là rất bình thường và dĩ nhiên được luật pháp luật bảo hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ở Việt nam, khi các quyền tự do dân chủ trong đó quyền tự do ngôn luận trong Hiến định lại được áp dụng theo các điều luật được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ mơ hồ, thiếu cụ thể nên các cơ quan luật pháp dễ dàng suy diễn theo bất kỳ cách thức nào họ muốn.

Điều 258 bộ luật Hình sự là một ví dụ. Từ “Lợi dụng” quyền tự do dân chủ rất khó định nghĩa chuẩn xác là gì. Cũng vậy cụm từ “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” cũng rất mông lung trong việc giải thích thế nào là “lợi ích” hợp pháp của tổ chức, công dân.

Khi điều luật át Hiến định như trên, bất kỳ công dân Việt nam nào cũng có thể bị tống giam bởi điều 258. Chính vì vậy nếu các blogger nói trên có bị đưa vào nhà tù bởi những bài viết có nội dung phê phán, động chạm như vậy  cũng thật là dễ hiểu, đó là chưa muốn nói rằng các bài viết đó cũng có thể chỉ là cái cớ  để che dấu một “tội danh” khác mà những người cầm quyền không muốn đưa ra.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cung cách thực hiện việc bắt giữ các công dân có uy tín như vậy có đem lại cho những người chủ trương vô hiệu hóa các trang blog nói trên những điều tốt đẹp hay không là một chuyện đáng bàn.

– Có thể ra lệnh bắt giữ khá tùy tiện như vậy, nhà nước muốn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với tất cả các blogger rằng: Quyền lực hiện hữu là vô giới hạn?

– Tuân thủ hiến định là việc của nhân dân chứ không phải là nghĩa vụ của thiểu số cầm quyền?

Nếu giả thiết trên là có lý thì các quyết định như vậy sẽ đem lại cho thể chế sự bất lợi vô cũng lớn. Mất lòng tin và mất đi sự tôn trọng tối thiểu đối với các thiết chế đang vận hành đất nước sẽ là những mất mát không thể bù đắp nổi.

Để có thể dễ hiểu hơn khi đặt vấn đề như vậy, có thể lấy một ví dụ nhỏ về cung cách hành xử của một tổng thống Mỹ-chức vị được cho là có quyền lực rất lớn như sau:

Ồng Andrew Jackson Tổng thống Mỹ (1829-1837) từng có mâu thuẫn cá nhân với một công dân của mình vì người nọ đã công kích vợ của Tổng thống. Thời đó việc đấu súng để giải quyết danh dự vì mâu thuẫn cá nhân là một việc bình thường. Cuộc đấu súng đã diễn ra giữa một Tổng thống và một công dân. Người đàn ông bắn một phát trúng phía trên trái tim của Tổng thống Jackson. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ bình tĩnh, ngắm mục tiêu và bắn chết đối thủ. Do việc gắp viên đạn ra quá nguy hiểm cho tính mạng nên Tổng thống Jackson đành phải sống chung với nó cho đến cuối đời.

Như vậy luật pháp được triệt để tôn trọng. Mọi công dân hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật mà không cần sử dụng-lạm dụng quyền lực.

Khi bắt giữ những người bất đồng chính kiến có uy tín, công khai danh tính như đã nói chỉ đẩy nhà nước càng xa hơn nền văn minh tự do dân chủ, một xu thế tất yếu của thời đại và làm cho Việt nam ngày càng cô đơn hơn trong thế giới văn minh và nhem nhuốc hơn trong con mắt của nhân dân.

Nếu nước Việt nam là một nước dân chủ “vạn lần hơn” các nước tư bản thì các nhà lãnh đạo trước hết hãy tỏ ra là mình tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân để xứng đáng là những nhà lãnh đạo đất nước trong con mắt của nhân dân hơn là những chức vị do “cơ cấu” hoặc chia nhau quyền lực trong phe cánh mà có.

Nguồn: Mai Xuân Dũng

47 bình luận to “1845. BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ?”

  1. […] trắng – đen THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP (LẦN 2) của gia đình Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ?   Tin thứ Ba, 18-06-2013   CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   – Chuyện Trường Sa – Kỳ 1: […]

    • đừng độc tài nữa mà chết said

      Cứ đàn áp, bắt người trung ngôn nghịch nhĩ, cứ đàn áp người yêu nước chống tàu cộng, cứ độc tài một mình đè đầu cưỡi cổ dân đi, mời tứ trụ triều đình VN và bộ chính trị xem đây để biết:
      Số-phận nhà cai-trị độc-tài :
      Phần 1: Cách mạng Rumani, 1989

      Victor Sybestyen
      Phan Trinh dịch

      Targoviste, Rumani, thứ hai 25 tháng 12, 1989
      11 giờ 45 sáng. Hai chiếc trực thăng quân sự đáp xuống trại lính tại thị trấn Targoviste, cách thủ đô Bucharest 120 km về phía bắc. Đây là một thị trấn ảm đạm, chuyên sản xuất thép, xây dựng theo thiết kế thô kệch được các nhà độc tài cộng sản từ Stalin trở đi ưa chuộng.
      Từ chiếc trực thăng lớn, xuất hiện sáu tướng lĩnh quân đội mặc quân phục mới cáu, trĩu nặng giây tua vàng và huy chương. Theo sau là ba sĩ quan cấp dưới thuộc Bộ Tham mưu Quân đội Rumani, và một nhóm bốn nhân viên dân sự khác.
      Một người, có vẻ cao cấp nhất, bắt đầu lớn tiếng ra lệnh ngay khi phái đoàn đáp xuống, sau chuyến bay dài 30 phút từ thủ đô. Đó là ông tướng đầu bạc, 53 tuổi, Victor Stanculescu, đại diện của chính phủ lâm thời Mặt trận Cứu nguy Tổ quốc. Vào lúc này, chính phủ mới vẫn chưa kiểm soát được toàn cõi Rumani.
      Sáng hôm đó, tướng đầu bạc được lệnh thi hành một nhiệm vụ khẩn cấp, cần một ít tế nhị nhưng thật nhiều thô bạo, đó là tổ chức cuộc xét xử Nicolae Ceausescu, nhà độc tài đã cai trị Rumani gần một phần tư thế kỷ, và vợ ông ta, bà Elena.
      Mới ba ngày trước, ông bà đã phải bỏ chạy khỏi thủ đô, trong khi quần chúng phấn khích đón mừng cách mạng. Chỉ vài giờ sau, họ đã bị bắt và giam giữ tại trại lính ở Targoviste trong khi số phận của họ được quyết định tại Bucharest.
      Lực lượng trung thành với Ceausescu, mật vụ Securitate, vẫn đang chiến đấu để đưa ông trở lại vị trí Chủ tịch. Chính quyền cách mạng, lúc đó chưa được củng cố, cuối cùng đã quyết định phải nhanh chóng đưa Ceausescu ra xét xử để chứng minh cho dân chúng cả nước Rumani biết ai đang thực sự nắm quyền.
      Ông tướng đổi chiều
      Stanculescu được chọn để thi hành nhiệm vụ dọn dẹp này. Cao ráo, lịch lãm, ông được biết đến như một người khéo léo, tinh khôn. Trong chế độ cũ, tới tận ngày 22 tháng 12, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là một người bạn lâu năm của gia đình Ceausescu, một thực khách thường xuyên tại Cung Chủ tịch, và là một trong những nịnh thần chủ chốt trong triều đình Ceausescu. [Ngày 22 tháng 12, Stanculescu lên làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay Tướng Milea vừa chết. Ông là người khuyên Ceausescu thoát thân bằng trực thăng.]
      Ông rất nhanh nhạy thấy được gió đã đổi chiều, và là một trong những sĩ quan quân đội cao cấp đầu tiên về phe cách mạng. Ngoài khả năng thức thời nhạy bén, ông còn có tài tổ chức công việc kỹ lưỡng. Ông mang theo từ Bucharest các thẩm phán, công tố viên và luật sư biện hộ cần thiết cho phiên xét xử. Stanculescu cũng tận tình quan tâm đến những chi tiết khác: Trên chiếc trực thăng thứ hai vừa đáp là toán lính dù từ một đơn vị tinh nhuệ, được chọn cẩn thận vào sáng hôm đó để làm đội xử bắn. Và trước cả khi thủ tục pháp lý diễn ra, ông tướng cũng đã cẩn thận chọn xong địa điểm xử bắn – một điểm dọc theo bức tường nhìn ra khoảng sân rộng của trại lính. [1]
      Phòng xử và luật sư
      ‘Phòng xử án’ được chuẩn bị vội vã trong một hội trường tồi tàn với tường màu gỉ sắt. Năm chiếc bàn mặt nhựa được xếp lại với nhau làm bàn cho thẩm phán. Chỗ dành cho bị cáo là hai chiếc bàn và ghế được đặt trong góc phòng. Một khung cảnh nhếch nhác, thiếu hẳn vẻ trịnh trọng thường thấy trong những sự kiện quan trọng như thế này, nhưng theo cách nhìn của Tướng Stanculescu như thế cũng đã đủ.
      Quá giữa trưa một chút, khi phái đoàn từ Bucharest bước vào phòng xử, hai bị cáo đã ngồi sẵn ở đó, có hai lính canh đứng kèm hai bên.
      Mới ba ngày trước, Nicolae và Elena Ceausescu còn là cặp vợ chồng được khiếp sợ nhất và căm ghét nhất nước. Họ có quyền sinh sát với hơn 23 triệu dân Rumani. Họ điều hành một đất nước công an trị tàn bạo nhất Châu Âu. Truyền hình và báo chí trong nước hàng ngày đều phải ca tụng họ như những á thần thực sự.
      Nhưng giờ thì họ hiện nguyên hình là một cặp vợ chồng già, cáu kỉnh, lẫn lộn, mệt đừ, sợ hãi, hay rì rầm cãi vặt. Họ mặc đúng bộ quần áo đã mặc lúc bỏ trốn khỏi thủ đô. Ông thì áo khoác dài bằng dạ màu đen, bên trong là bộ vét xám đã nhàu, nhìn ông như già hơn tuổi 71 của mình. Bà Elena, lớn hơn ông một tuổi, mặc áo khoác nâu vàng cổ lông thú, thêm chiếc khăn lụa xanh choàng đầu, che một phần tóc bạc.
      Sáng hôm đó ở Bucharest, luật sư có tiếng Nicu Teodorescu đang ăn điểm tâm ngày Giáng sinh với gia đình thì nhận được cú điện thoại của trợ lý tân Chủ tịch Ion Iliescu, ông được Mặt trận Cứu nguy Tổ quốc yêu cầu trở thành luật sư bào chữa cho Ceausescu. Ông trả lời rằng đây sẽ là “một thử thách rất thú vị”. Sau khi suy nghĩ một lúc, ông đồng ý.
      Lần đầu tiên ông gặp vợ chồng bị cáo là trong ‘phòng xử’ ở Targoviste, và chỉ có 10 phút để tư vấn cho hai thân chủ. Cuộc gặp không được như ý. Với quá ít thời gian để chuẩn bị nội dung bào chữa, ông cố gắng giải thích cho hai thân chủ rằng cơ hội tốt nhất để tránh bản án tử hình là lấy cớ mất trí. Đề nghị này bị bác bỏ lập tức. Teodorescu kể lại: “Khi tôi đề nghị như vậy thì họ, nhất là bà Elena, nói rằng như thế là dựng đứng câu chuyện quá đáng, làm họ thấy bị sỉ nhục nặng nề… Sau đó, ông bà từ chối luôn sự giúp đỡ của tôi.’ [2]
      Phiên tòa
      Khoảng 1 giờ chiều, ‘phiên tòa’ bắt đầu. Có năm thẩm phán quân sự, đều là các vị tướng mang quân phục, và hai công tố viên quân sự. Phiên tòa được xem là công khai vì có một sĩ quan thuộc cấp quay phim sự kiện này, nhưng anh được lệnh chỉ ghi hình các bị cáo mà thôi, không được quay cảnh nào có thẩm phán, công tố viên hay luật sự biện hộ.
      Phiên xử kéo dài 55 phút. Nhà độc tài bị lật đổ đã trả lời với vẻ hằn học trong hầu hết buổi xét xử. Thỉnh thoảng, ông cầm chiếc mũ dạ đen đặt trên bàn trước mặt đưa lên, rồi ném mạnh xuống như để nhấn mạnh điểm nào đó. Bà ít biểu cảm hơn, hay nhìn chằm chằm vào khoảng không trước mặt. Thỉnh thoảng hai người cầm tay nhau và thì thầm, họ luôn gọi nhau là “mình ơi”.
      Không có chứng cớ bằng văn bản nào được trưng ra chống lại họ, cũng không có nhân chứng nào được mời. Ngay từ đầu, Ceausescu đã bác bỏ quyền xét xử của phiên tòa. Ông lặp đi lặp lại rằng: ”Tôi chỉ công nhận Quốc hội mở rộng và đại diện của giai cấp công nhân. Tôi sẽ không ký bất cứ gì, không nói bất cứ gì! Tôi từ chối trả lời câu hỏi của những kẻ đã xúi giục cuộc đảo chính này. Tôi không phải là bị cáo. Tôi là Chủ tịch Nước Cộng hòa. Tôi là Tổng Tư lệnh của các người! Mặt trận ‘Phản bội’ Tổ quốc ở Bucharest… đã tiếm đoạt quyền hành!”
      Các công tố viên đọc lời buộc tội. Ceausescu làm mặt nghiêm suốt thời gian cáo buộc:
      CÔNG TỐ VIÊN: Đây là những tội ác chúng tôi cáo buộc ông bà, và yêu cầu tòa án xử tử hình cả hai người:
      1. Tội diệt chủng.
      2. Tội tổ chức hoạt động vũ trang chống lại nhân dân và nhà nước.
      3. Tội phá hoại tài sản và dinh thự công cộng.
      4. Tội phá hoại nền kinh tế quốc gia.
      5. Tội tìm cách bỏ nước ra đi với số tiền hơn 1 tỉ đô-la Mỹ, trong các tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.
      Các bị cáo có nghe không? Mời đứng dậy.
      CEAUSESCU: (vẫn ngồi) Tất cả những điều đó đều dối trá. Tôi không công nhận tòa án này!
      CÔNG TỐ VIÊN: Ông có biết mình đã bị loại khỏi chức vụ… Chủ tịch nước hay không? Các bị cáo có biết mình đang bị xét xử với tư cách là hai công dân bình thường không?
      CEAUSESCU: Tôi sẽ không trả lời những kẻ đã tiến hành cuộc đảo chính này, với sự hậu thuẫn của các tổ chức nước ngoài. Nhân dân sẽ chống lại bọn phản bội!
      CÔNG TỐ VIÊN: Tại sao ông làm những việc vừa kể, đưa nhân dân Rumani đến tình trạng ô nhục như hiện nay… Ông đại diện đất nước mà sao ông lại làm cho đất nước đói khổ?
      CEAUSESCU: Tôi từ chối trả lời câu hỏi. Tôi không công nhận các người! Tất cả những lời buộc tội đều dối trá… Tôi nói cho các người nghe, chưa bao giờ trong lịch sử Rumani đất nước lại tiến bộ như vậy. Chúng tôi đã xây trường học, đảm bảo có bác sĩ, đảm bảo có mọi thứ cần thiết cho cuộc sống có nhân phẩm!
      CÔNG TỐ VIÊN: Hãy nói cho chúng tôi nghe về số tiền ông chuyển qua các ngân hàng Thụy Sĩ?
      CEAUSESCU: Tôi không trả lời câu hỏi của một băng đảng dám đứng ra đảo chính!
      Elena kiềm chế hơn, phần nhiều im lặng, chỉ trừ khi công tố viên hỏi: “Người dân Rumani chúng tôi thì không có thịt mà ăn. Vậy mà con gái bà lại dùng cân bằng vàng để cân thịt mua từ nước ngoài về, thế là sao?” Bà bức xúc la to: “Các anh dám ăn nói như thế à?” Có một lúc, Ceausescu lên tiếng: “Làm cho xong vụ này đi” và nhìn vào đồng hồ. [3]
      Tuyên án
      Toà ngừng họp chỉ trong 5 phút để nghị án. Ceausescu không chịu đứng dậy lúc các thẩm phán trở lại phòng xử.
      Khi tuyên đọc bản án tử hình và tịch thu toàn bộ tài sản của hai vợ chồng bị cáo, không ai, kể cả chủ tọa phiên tòa lẫn công tố viên, nhìn thẳng vào họ. Họ im lặng, có vẻ như muốn kháng án.
      Chiếu theo luật pháp Rumani, bản án tử hình chỉ được thi hành sau 10 ngày được ban hành, dù bị cáo có kháng án hay không. Nhưng luật sư biện hộ Teodorescu đã không nêu lên điều này trong phiên tòa. Rất có thể là Ceausescu, dù đã kết án tử hình vô số người, không hề biết đến chi tiết này trong luật pháp. Nhưng dù sao thì đó không phải là một ngày đẹp trời để nói chuyện pháp lý.*
      Công lý đã được thực thi một cách sơ sài, cẩu thả và thô vụng. Trong phòng xử, tay của Ceausescu bị trói sau lưng bằng dây. Ceausescu vẫn giữ được vẻ trịch thượng và khá bình tĩnh trong vài phút cuối cùng. Ông nói: “Kẻ gây ra cuộc đảo chính có thể bắn bất cứ ai họ muốn. Kẻ phản bội sẽ phải trả lời cho hành vi của mình. Rumani sẽ sống và sẽ biết về sự phản bội của các người. Thà là chiến đấu trong vinh quang còn hơn sống như nô lệ!” Elena thì khóc và la hét, đay nghiến đến cùng. Gần như hoảng loạn, bà thét lên: “Không được trói chúng tôi! Thật xấu hổ, nhục nhã! Tôi nuôi các anh như mẹ. Sao các anh lại làm thế?!”
      Pháp trường, “Đ. mẹ mày!”
      Họ được áp tải đi khoảng 40 mét dọc theo hành lang dẫn đến khoảng sân rộng trong trại lính. Lúc bị dẫn đi, người lính trói tay họ lúc nãy nói: “Bây giờ, ông bà gặp rắc rối to rồi!” Elena gào vào mặt anh: “Địt mẹ mày!”[i]* Còn Ceausescu thì bắt đầu hát Quốc tế ca.
      Họ dường như không có ý niệm là cuộc hành hình sẽ diễn ra lập tức, cho đến khi họ ra tới khoảng sân. Lúc đó, ông bà thực sự hoảng hốt. Bà thét to với ông: “Im đi Nicu! Hình như họ sắp giết mình như giết chó. Không tin được!” Lời cuối cùng của bà là: “Nếu giết thì hãy giết chúng tôi chung với nhau.”[4]
      Đội xử bắn đã sẵn sàng khi phiên xử diễn ra được một nửa. Tám lính dù, được chính Stanculescu tuyển chọn và được bay từ Bucharest đến, không biết nhiệm vụ của mình là gì cho đến khi họ có mặt ở Targoviste. Ba trong số được chọn để thực hiện hành vi cuối cùng, đó là: Dorin Varlan, Octavian Gheorghiu, và Ionel Boeru. Trang bị súng tự động AK-47, họ đứng cạnh bồn hoa chờ cặp vợ chồng đi vào sân.
      Lệnh dành cho người xử bắn là không được bắn Ceausescu ở vùng trên ngực. Vì ông phải được nhận diện qua hình chụp sau khi chết. Không có lệnh tương tự dành cho bà Elena. Đội hành hình đưa vợ chồng Ceausescu đến đứng trước bức tường, ông bên phải, bà bên trái. Trông họ thật thảm hại.
      Gheorghiu sau này kể lại: “Bà nói họ muốn chết chung, nên chúng tôi đặt họ đứng cạnh nhau, rồi bước sáu bước lui và sau đó nổ súng. Không ai ra lệnh bắn, họ chỉ nói làm sao cho nhanh! Tôi bắn bảy viên đạn vào ngực ông và bắn hết số còn lại trong băng đạn vào đầu bà.” Ông thì oằn người ra sau, sụp đầu gối xuống đất. Bà thì đổ qua một bên. [5]
      Hỗn độn liền diễn ra. Gần như toàn bộ số binh lính tại căn cứ hôm đó đều chứng kiến cuộc hành hình. Ngay khi đội xử bắn làm xong nhiệm vụ thì mọi người trong sân có súng bắt đầu bắn xối xả vào hai xác chết, cho đến khi chỉ huy căn cứ, Trung tá Mares, ra lệnh ngưng bắn. Nhiều năm sau đó, vẫn còn dấu vết của hàng trăm phát đạn trên bức tường trong sân và trên khung cửa sổ cách mặt đất khoảng ba mét.
      Danh ảo, xác thực
      Hai xác chết được gói trong vải bạt, được chở về thủ đô bằng trực thăng, với sự canh gác của toán lính dù đã hành quyết họ.
      Sau đó, xác được đưa xuống sân bóng nơi tập luyện của đội bóng đá Steaua Bucharest, nằm ở ngoại ô phía tây nam thành phố. Trong một diễn biến rợn người, xác của họ bỗng bí mật dời đi nơi khác trong đêm. Các đội tìm kiếm phải lục lọi toàn bộ khu vực suốt đêm, trước khi tìm thấy xác vào sáng hôm sau đang nằm gần một mái che trong khu vực sân thi đấu. Điều gì xảy ra cho hai xác chết trong mấy giờ này đến nay vẫn còn là bí ẩn.
      Ngày hôm sau, họ được chôn tại nghĩa trang Ghencea gần đó. Khi chết, hai ông bà được đặt nằm cách nhau 50 mét, tách biệt bởi một lối đi, và được đặt tên mới. Người ta lấy hai thập giá gỗ trơn rồi vẽ vội bằng sơn tên giả của hai ông bà. Nhà độc tài một thời làm người dân khiếp sợ Ceausescu giờ mang tên Popa Dan, còn vợ ông thì mang tên Enescu Vasile.
      ___________
      GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
      1. Victor Stanculescu, trích bài báo ‘Nu Va Fie Mila, au 2 miliarde lei in count’ (‘Không cần thương xót, chúng có 2 triệu lei trong ngân hàng’), đăng trên Jurnalul National, Bucharest, 22 tháng 11, 1990
      2. John Sweeney, The Life and Evil Times of Nicolae Ceasusescu (NXB Hutchinson, London, 1991), tr. 157-8
      3. Văn bản phiên tòa, đăng trên Romania Libera, Bucharest, 25 tháng 1, 1990
      4. Như trên
      5. Jurnalul National, Bucharest, 18 tháng 12, 2006
      Nguồn: Victor Sybestyen, Revolution 1989, The Fall of The Soviet Empire, Pantheon Books, New York, 2009
      Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh &pro&contra
      Bài liên quan:
      Video: Những giây phút cuối cùng của Nicolae và Elena Ceausescu
      Cách mạng Nhung
      Sự trở lại của những người cộng sản Séc
      Ảnh: Nicolae và Elena Ceausescu trước khi bị xử bắn. Ảnh: dpa
      ________________________________________
      * Chánh án phiên tòa hôm ấy, Đại tá Gica Popa, được nhiều người biết như một cận thần của Ceausescu. Ông 57 tuổi, cũng có chiếc bụng phệ, là bạn thân của em trai nhà độc tài, tên Ilie, lúc đó đang làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Vào ngày 1 tháng 3, 1990, tức chưa đầy ba tháng sau phiên tòa kể trên, Popa tự sát bằng súng, một vụ tự sát còn nhiều bí ẩn. Nguyên nhân cái chết vẫn chưa được làm rõ. Popa không phải là loại người bị lương tâm cắn rứt vì cách điều hành phiên tòa kể trên, hoặc xấu hổ vì mối quan hệ quá khứ với giới cận thần vây quanh Ceausescu. Vào lúc ông tự sát, ông đang là đối tượng của cuộc điều tra về một loạt những cáo buộc hình sự, bao gồm từ tội biển thủ công quỹ đến giết người. [Sybestyen]
      [i] Nguyên văn “Go fuck your mother.”

      • sự thật về điểm cao 1509, vị trí chiến lược về quân sự của nó và những liên quan đến việc bắt ông Phạm Viết Đào said

        Nhân tiện cũng xin nhắc đến Blogger nỗi tiếng Phạm Viết Đào bí bắt khẩn cũng nằm trong tầm nhắm tinh báo Hoa Nam vi dám khơi dậy cuôc chiến “Lão Sơn” lớn nhất và dài nhất trong LSVN và hoàn toàn bị dấu nhẹm bởi nhà nước CSVN và trích dẩn “giáo trình” của BQP Nhật bản:
        Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ nà y. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiển tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này. (Nguồn: Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn) – Nakamura Masanori)
        • Có thể nói rằng ông Phạm Viết Đào là người đầu tiên ghi trên blog của mình một tài liêu nghiên cứu (giảng dạy dành cho sinh viên quân sự của tự vệ đội. Cục phòng vệ Nhật Bản – Đại Học Phòng vệ) Cuộc chiến biên giới Lão Sơn (1984) về cuộc chiến vùng núi Lão Sơn vào năm 1984. Ông theo dõi cuộc chiến này vì ông có một người em trai tên Phạm Hữu Tạo đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến này. Ông đã bất chấp lệnh bất thành văn của đảng CSVN là tìm mọi cách xóa bỏ những vết tích của cuộc chiến xâm lược của anh bạn vàng “4 tốt” phương Bắc. Và ông đã liên tục tố cáo những chiến dịch thủ tiêu những chứng tích xâm lấn của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.
        • Ông còn cho biết: Việt Nam đã thất bại trong trận này do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp trong Cục Quân báo Việt Nam; tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất (Cao điểm 1509 ) cho tình báo Trung Quốc? (Thông tin từ phía Nhật Bản )…
        Do sự bạc nhược ươn hèn của người lãnh đạo đảng cs VN, Điểm cao 1509 (Lão Sơn) từ sau “hội nghị Thành Đô”(với sự tham gia của các ông Ng Văn Linh, Đỗ 10, Lê Đức Anh, và Phạm văn Đồng) đã trở thành lãnh thổ trung quốc.
        đó là lý do chính làm cho nhà cầm quyền bán nước tức tối, vì ông Đào làm cho cái mặt thớt của đảng bán nước lộ ra.

  2. giavu said

    Ngay ở các nước phương Tây, truyền thông chính thống (nhật báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình) cũng phải tuân theo những điều mà giới tư bản cho là có thể chấp nhận được. Việc này không thực hiện bằng sự kiểm duyệt trực tiếp của chính phủ đối với tin tức, mà bởi quyền của “trợ lí‎ truyền thông”. Ở các báo, đài truyền hình, đài phát thanh lớn, bất kỳ phóng viên nào tuyên bố (kể cả không phát sóng) rằng họ là cộng sản thì có thể sẽ bị sa thải ngay lập tức. Những nhà báo viết bài vượt qua ranh giới hệ tư tưởng thường bị thất nghiệp. Ví dụ, nhà báo đoạt giải Pulitzer Gary Webb viết một loạt bài gây chấn động về hoạt động buôn bán ma túy của CIA. Bài báo đã gây nhiều tranh cãi khiến anh ta bị đuổi việc và sau đó đã tự vẫn. Ở nhiều nước, tòa án có quyền đưa ra những phán quyết không hẳn đã có trong luật mà chỉ có trong những bản án từ trước, được gọi là án lệ. Thế nên, không phải là không có cơ sở pháp lý nào đó mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu đã truy nã chủ nhân trang mạng Wikileaks, cũng như nhiều quốc gia Hồi giáo đã kết tội những người xúc phạm đến nhà tiên tri Mohamet.

  3. Bomthoidai said

    Nhà nước Việt Nam được lợi gì trong vụ bắt Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào? Chả lẽ bắt tội phạm không phải là để giữ gìn trật tự xã hội, ổn định cuộc sống cho người dân? Rõ ràng họ đã vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Trên nhiều trang mạng, nhiều blogger khi viết về những vụ án cụ thể liên quan đến quyền này đã cố tình cắt xén cáo trạng, chứng cứ vi phạm pháp luật; cắt xén nội dung trong những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Đồng thời, người ta cũng cố tình che đậy thực tiễn pháp lý về quyền này ở các quốc gia và cố tình lờ đi quan điểm chung của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền quốc gia trong việc lựa chọn chế độ chính trị, xây dựng và thực thi pháp luật. Kiểu tuyên truyền thiên lệch như vậy khiến không ít người hiểu không đúng pháp luật Việt Nam, hiểu sai việc thực thi những quy định này trong những vụ án xét xử những người vi phạm pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí.

  4. Tuonglep said

    Việc lấy một ví dụ nhỏ về cung cách hành xử của một tổng thống Mỹ – Andrew Jackson để minh họa ở đây thật khiên cưỡng, bởi vì đó là chuyện xúc xiểm cá nhân (phu nhân) Tổng thống Mỹ. Còn vi phạm của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào là hoàn toàn khác hẳn. Vậy sao không đưa ra ví dụ như việc Chính quyền Obama từng bị chỉ trích gay gắt vì xử lý mạnh tay những người làm lộ tin, trong đó có vụ nỗ lực kết tội hình sự nhà báo James Rosen của Fox News vì anh này khai thác nguồn tin từ Bộ Ngoại giao về vấn đề CHDCND Triều Tiên. Hay như trường hợp James Rhodes, nhà báo tự do Mỹ, đã bị tờ Coosa News (bang Alabama) sa thải vì viết bài xã luận chỉ trích một nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ông cũng bị dọa giết vì bài viết trên tờ Plain Talker về cái chết của Timothy McVey, cựu binh Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh, sau khi ông này bị một bệnh viện của Mỹ từ chối chữa bệnh. Hay gần đây là sự truy đuổi Edward Snowden (29 tuổi) là một cựu trợ lý kỹ thuật của CIA, hiện làm việc cho nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton?

    • Le Chieu Thong said

      Chính bạn lại so sánh khập khiểng : Nước Dân chủ và tôn trọng nhân quyền tất nhiên phải khác hơn Bắc Hàn , VN , hay TQ !
      Cho dù các nước dân chủ có làm sai thì cũng còn…công bằng hơn là những bọn chó má CS !
      CS có làm đúng đi chăng nữa , người ta cũng nghi ngờ ! Thí dụ như CS bắt được ông Tỉnh Ủy tham nhũng là đúng nhưng ông ta lại được tù giam qua loa rồi tự do ! Cho nên CS bắt đúng nhưng vẫn bị nghi ngờ là vậy !

  5. Cát Đỏ said

    Không biết đứa nào tham mưu cho VUA bắt anh Nhất với anh Đào? Mình cho rằng cả kẻ tham mưu và kẻ quyết định đều dốt đặc dốt địa. Ông mình cha mình, và bản thân mình đều nội mũ cộng sản, chúng tôi không phục những người như Nông Mạnh và Giáo Trọng làm tổng bí thơ.
    Các vua mà hành xử như vầy thì tránh sao khỏi thù hận ngút trời, tránh sao khỏi đổ máu ?

  6. buncuoiwa said

    Phép thử đàn cừu(90 milion) có biết phản kháng không và hoàn toàn thành công khi họ lần lượt bắt từng con và cả đàn hoàn toàn vô cảm,kêu “b…e…be…” vì hạnh phúc!

  7. vn said

    có một blogger nói rất đúng – Đó là lễ vật cống thần của bọn bán nước.

  8. có lợi - không răng said

    Bắt Nhất và Đào, nhà nước không lợi gì cả!
    Chỉ có lợi cho TT3D là thỏa mãn tư thù cá nhân với Nhất vì bị Nhất chỉ trích.
    và có lợi cho quân xâm lược TQ vì TQ đã chỉ đạo bè lũ tay sai bán nước VN bắt Đào!

  9. […] BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ? Mai Xuân Dũng Thứ bảy, ngày 15 tháng sáu năm 2013 http://dzungm86.blogspot.com/2013/06/bat-truong-duy-nhatpham-viet-ao-nha.html   Dư âm vụ bắt chủ trang blog Trương Duy Nhất-Một góc nhìn khác còn chưa kịp lắng xuống, công an lại tiếp tục khám xét bắt khẩn cấp đối với blogger, nhà văn Phạm Viết Đào.   Quả thật, hai vụ bắt người liên tiếp là những blogger nổi tiếng đã gây ra cơn bão dư luận trên khắp các trang mạng và là câu chuyện thời sự  chủ yếu trong quán cà phê ở các thành phố lớn.   Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng rất quan tâm theo dõi, phân tích tình hình chính trị ở Viêt nam. Giáo sư  Carl Thayer-một chuyên gia có uy tín nói về làn sóng bắt bớ này rằng: “Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình“.   Bắt các Blogger này để làm gì, Bắt họ giải quyết được cái gì và chiều hướng nhà nước xử trí với hàng nghìn blog đang hoạt động trên các trang mạng ra sao, sẽ gây ra hiệu ứng tốt, xấu như thế nào cho chính trường Việt nam trong con mắt dân chúng và thế giới?   Nhớ lại, khi biết tin Blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt theo điều  258, cảm giác đầu tiên của nhiều bạn đọc là ngỡ ngàng.   Được biết ông Nhất là người có quan hệ thân thiết với một số nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước,từng làm việc cho báo công an Quảng nam. Ông từng tháp tùng nguyên thủ quốc gia,ông Nguyễn Minh Triêt-hồi đó là chủ tịch nước, đi thăm chính thức Hoa Kỳ-một quốc gia cựu thù của chính phủ Việt nam.   Người như thế, ai cũng nghĩ phải an toàn. Rất an toàn là khác.   Và có lẽ một phần như vậy mà các bài viêt trên blog của Trương Duy Nhất dám đụng chạm tới những vấn đề gai góc, nhạy cảm, không né tránh tên tuổi một  số vị lãnh đạo đảng nhà nước.   Bạn đọc có chung nhận định rằng Trương Duy Nhất có cách nhìn độc lập, vô tư, can đảm trước bất cứ vấn đề nào. Dĩ nhiên không phải bất cứ điều gì bạn đọc cũng đồng nhất quan điểm với ông. Nhưng người ta phải thừa nhận, đó là người viết thật theo cách nghĩ của mình không uốn éo,bẻ cong sự việc. Đó là điều đáng trân trọng của một người viêt blog hay là viết báo nói chung.   Lục lại các bài viết của ông, những thông tin đưa ra có vẻ cũng không phải hoàn toàn là những khám phá mới, hoặc phanh phui một vụ án tày đình nào đó. Các bài  viết cũng không có dấu hiệu của sự cay cú, thù hằn thường là động cơ dẫn đến bôi xấu cá nhân, xuyên tạc chủ trương nào đấy của chế độ.   Tất cả sự kiện có đầy trên mạng, trên báo giấy. Trương Duy Nhất chỉ xâu chuỗi các sự việc liên quan, sắp xếp chúng lại để bạn đọc dễ nhìn, dễ cảm nhận, cô đặc thông tin và dán lên đó những cái tít thoạt nghe cũng giật mình. Bạn đọc thấy ở Trương Duy Nhất một blogger sắc sảo, tài năng và can đảm.   Cũng vậy, theo truyền thông nhà nước đưa tin, blogger, nhà văn Phạm Viết Đào cũng là đối tượng bị bắt bởi vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trong khi ông Nhất bị dư luận cho rằng ít nhiều liên quan trực tiếp với ai đó, khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị và cho thăm dò dư luân trên mạng về mức độ tín nhiệm của các thành viên chính phủ thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào.   Cũng như Trương Duy Nhất, trang blog của ông Phạm Viết Đào thu hút đông đảo độc giả vì các bài viết phê phán gay gắt các chính sách của nhà nước, nạn tham nhũng của các quan chức. Nhưng khác với blog của ông Nhất, blog Phạm Viết Đào đề cập khá nhiều đến cuộc chiến Việt-Trung thời kỳ 1979-1988 và vấn tranh chấp Biển Đông với thái độ lên án Bắc kinh gay gắt.   Ở các nước tự do dân chủ, những bài viết của blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào là những hoạt động được coi là rất bình thường và dĩ nhiên được luật pháp luật bảo hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ở Việt nam, khi các quyền tự do dân chủ trong đó quyền tự do ngôn luận trong Hiến định lại được áp dụng theo các điều luật được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ mơ hồ, thiếu cụ thể nên các cơ quan luật pháp dễ dàng suy diễn theo bất kỳ cách thức nào họ muốn.   Điều 258 bộ luật Hình sự là một ví dụ. Từ “Lợi dụng” quyền tự do dân chủ rất khó định nghĩa chuẩn xác là gì. Cũng vậy cụm từ “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” cũng rất mông lung trong việc giải thích thế nào là “lợi ích” hợp pháp của tổ chức, công dân. Khi điều luật át Hiến định như trên, bất kỳ công dân Việt nam nào cũng có thể bị tống giam bởi điều 258. Chính vì vậy nếu các blogger nói trên có bị đưa vào nhà tù bởi những bài viết có nội dung phê phán, động chạm như vậy  cũng thật là dễ hiểu, đó là chưa muốn nói rằng các bài viết đó cũng có thể chỉ là cái cớ  để che dấu một “tội danh” khác mà những người cầm quyền không muốn đưa ra.   Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cung cách thực hiện việc bắt giữ các công dân có uy tín như vậy có đem lại cho những người chủ trương vô hiệu hóa các trang blog nói trên những điều tốt đẹp hay không là một chuyện đáng bàn.   – Có thể ra lệnh bắt giữ khá tùy tiện như vậy, nhà nước muốn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với tất cả các blogger rằng: Quyền lực hiện hữu là vô giới hạn?   – Tuân thủ hiến định là việc của nhân dân chứ không phải là nghĩa vụ của thiểu số cầm quyền? Nếu giả thiết trên là có lý thì các quyết định như vậy sẽ đem lại cho thể chế sự bất lợi vô cũng lớn. Mất lòng tin và mất đi sự tôn trọng tối thiểu đối với các thiết chế đang vận hành đất nước sẽ là những mất mát không thể bù đắp nổi.   Để có thể dễ hiểu hơn khi đặt vấn đề như vậy, có thể lấy một ví dụ nhỏ về cung cách hành xử của một tổng thống Mỹ-chức vị được cho là có quyền lực rất lớn như sau:   Ồng Andrew Jackson Tổng thống Mỹ (1829-1837) từng có mâu thuẫn cá nhân với một công dân của mình vì người nọ đã công kích vợ của Tổng thống. Thời đó việc đấu súng để giải quyết danh dự vì mâu thuẫn cá nhân là một việc bình thường. Cuộc đấu súng đã diễn ra giữa một Tổng thống và một công dân. Người đàn ông bắn một phát trúng phía trên trái tim của Tổng thống Jackson. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ bình tĩnh, ngắm mục tiêu và bắn chết đối thủ. Do việc gắp viên đạn ra quá nguy hiểm cho tính mạng nên Tổng thống Jackson đành phải sống chung với nó cho đến cuối đời.   Như vậy luật pháp được triệt để tôn trọng. Mọi công dân hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật mà không cần sử dụng-lạm dụng quyền lực.   Khi bắt giữ những người bất đồng chính kiến có uy tín, công khai danh tính như đã nói chỉ đẩy nhà nước càng xa hơn nền văn minh tự do dân chủ, một xu thế tất yếu của thời đại và làm cho Việt nam ngày càng cô đơn hơn trong thế giới văn minh và nhem nhuốc hơn trong con mắt của nhân dân.   Nếu nước Việt nam là một nước dân chủ “vạn lần hơn” các nước tư bản thì các nhà lãnh đạo trước hết hãy tỏ ra là mình tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân để xứng đáng là những nhà lãnh đạo đất nước trong con mắt của nhân dân hơn là những chức vị do “cơ cấu” hoặc chia nhau quyền lực trong phe cánh mà có.   […]

  10. Ngọc Thuỷ said

    Tại sao lại bắt người ta cho mang tiếng thế? Kêu Bộ Văn Hoá và T T cho ít Bùa Yêu dán trước nhà họ là xong 🙂

  11. Nguyễn Hùng said

    Sau khi đọc những dòng này, Tôi thấy 1 điều cần phải nói rõ là không phải chính quyền không hiểu, không nghe không biết những gì bất lợi đang diễn ra trên bình diện trong nước lẫn quốc tế, họ hiểu. Vấn đề là đã trở thành tay sai của tàu cộng rồi. cho nên tự mỗi người phải cứu lấy mình thôi. Thời cơ chưa đến thì dân oan Việt Nam vẫn phải rên siết dưới ách cộng sản. Hôm nọ về nhà ghé mắt đọc bảng thông báo thấy Theo chủ trương của Mặt trận tổ quốc thì mỗi nhà góp quỹ vì Trường Sa và quỹ vì người ngèo, mõi hộ 60.000. Tiền thì tôi chẳng tiếc nhưng cái chính là nhà nước này đang tiến hành bần cùng hóa dân, thẳng tay móc túi dân dưới nhiều hình thức.

  12. Đồng Bào said

    Truyền thống xưa nay của Đảng và Nhà nước ta là cái gì không quản được thì cấm, cấm mà không thấy có kẻ sợ thì bắt bớ. Có nhiêu đó thôi. Còn việc dùng điều 258 luật hình sự để bắt hay đại loại như thế chẳng qua là những cái bẫy nguy hiểm khi cần là giở chiêu thì khối kẻ chết. Thời tiểu nhân lên ngôi rồi. Kẻ quân tử thẳng thắn như bác Nhất, bác Đào lại bị tù đày như ngày xưa bao kẻ lãnh đạo thành danh thời nay đều phải đi tù như thế, Chủ tịch Hồ chí Minh không là ngoại lệ. Ngẫm lại mà giật mình, chính quyền kiểu gì mà nhân sỹ trí thức trong và ngoài nước chê bai gièm pha quá, liệu có bắt hết được họ hay không?

  13. Khách said

    – Nhất bị bắt do tư thù cá nhân theo yêu cầu của TT(đòi TT3D từ chức)!
    – Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính?( Theo Nguyễn Chí Dũng. Vậy ” Hãi Xe Ôm” và ” Phúc Lộc Thọ” cung cấp tin qua trọng gì vậy.Chủ nhật, ngày 05 tháng hai năm 2012 trên blog Pham Viết Đào đăng bài:”THÔNG TIN SÁNG NAY VỀ TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG” của tác giả Phúc Lộc Thọ.Xem chừng có lý. Chỉ cần vào mạng tìm kiếm hình ảnh là có thể thấy có lý. Blog Osin cho rằng ông LĐA chỉ ở Miền Tây từ 1970 nhưng một nửa thì có thể đã ở Miền Đông lắm chứ. Không thể chứng minh.Ngay từ khi đọc bài này tôi đã hình dung nếu su thế như hiện nay chắc chắ bác Đào sẽ bị..và vào lúc này một mũi tên trúng nhiều mục đich.
    Tóm lại: Cả bác Nhất và Đào đều bị bắt vì cùng một mục đích cả.

  14. dân cày said

    Theo tôi đây là đòn thử,ai cũng biết khái niệm dân chủ không có ở VN,chỉ có đảng chủ
    Những người bị bắt,thật ra có liên hệ ít nhiều với chế độ,bộ máy cầm quyền,cho nên ở nhà hay trại giam cũng không khác nhau bao nhiêu(gọi là giam,nhưng có nghĩa là ở tù,có khi mấy ổng được ở KS 5 sao,đang duyện net!)Internet ra đời,nhà cầm quyền không cản được việc phát biểu và xem trên mạng,bắt người cũng chỉ để nắn gân,tùy vào phản ứng của giới thế giới ảo và quốc tế,họ sẽ có bước tiếp theo,tuy nhiên,chính quyền có mạnh tay nữa hay không vẫn còn tùy thuộc chỉ thị của Trung nam hải và quốc tế

  15. Du luan vien said

    Nếu không được gì thì cũng chẳng có gì để mà mất – đằng nào cộng đồng quốc tế chẳng coi bắc triều tiên, VN là những nhà nước chí phèo, VN xếp thứ 147/152 quốc gia trên thế giới về nhân quyền. Cải thiện vài bậc cũng chẳng làm gì cả.

  16. Nguyễn Tư Duy said

    Liệu có nên bắt 160 ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm thấp đồng nghĩa với bất tín nhiệm TT NTD hay không? Dù sao đây cũng là sự phủ nhận vai trò lãnh đạo quản lý của người đảng cử và chống đối lại nguyên thủ QG đại diện cho chính phủ, nhà nước có tầm cỡ trong BCT và TƯĐ!
    Chính vì vậy mà nên bỏ điều vu vơ 258 đi là đúng,.,

  17. Trần giả Tiên said

    Đã trăm năm nhưng vẫn con nguyên giá trị cho dân annammit (VN)

    “cũng bởi thằng dân ngu quá LỢN
    cho nên quân chúng dể làm QUAN”
    Tản Đà

  18. Đảng viên chân chính (quậy) said

    Tôi nghĩ bác Đào thật “dại dột” khi chông Trung cộng, vì VN được Đoảng lãnh đạo theo hệ tư tưởng Mác Lê, mà theo tư tưởng này thì mục đích sẽ đạt được ‘tam Vô’ trong đó có Vô tổ quốc!
    Vì vậy chuyện mất nước đối vơi Đoảng là đáng mừng, sớm đạt được 1/3 mục đích. Do đó bác Đào chông TQ là chống đường lối rồi nên bị bắt thôi.

  19. Hoàng lão nhị said

    Nếu Phạm Viết Đào viết theo phong cách nâng bi “Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta” thì sẽ lãnh lương hưu hậu hĩnh mà còn về sau có thể được Đảng và Nhà nước tài trợ cho lập tờ báo tương đương với tờ Hà Nội mới, hay tờ TTXVN, CAND, Nguyễ Tấn Dũng org…

  20. Tóm lại said

    Tóm lại:
    – Nhất bị bắt do tư thù cá nhân theo yêu cầu của TT(đòi TT3D từ chức)!
    – Đào bị bắt để làm dê tế TQ theo yêu cầu của TQ(phản đối TQ xâm lược)!

    • Tóm lại said

      -Trương Duy Nhất bị bắt do tư thù cá nhân.
      -Phạm Viết Đào bị bắt cũng do tư thù cá nhân. Blog Cầu Nhật Tân viết: ” Lệnh ở đâu chỉ đạo không biết, nhưng tựa như vụ Cù Huy Hà Vũ vậy, còn CA Hà Nội chỉ là cái hình thức thôi”. Còn blog Nguyễn Chí Dũng Thì lại cho rằng Phạm Viết Đào bị bắt để tìm ” nguồn cung cấp thông tin ( Hai Xe Ôm, Phúc Lộc Thọ ) mới là quan trọng”.Ngay từ hồi đọc bài:”THÔNG TIN SÁNG NAY VỀ TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG” Tác giả Phúc Lộc Thọ đăng trên Blog Phạm Viết Đào vào Chủ nhật, tháng hai 05, 2012, tôi đã cảm nhận nếu su thế thời cuộc như hiện nay anh Đào sẽ bị rất nặng do tiết lộ cái mà người ta muốn dấu. Blog nổi tiếng Osin cho rằng: ” Vào thời điểm đó ông LĐA không hoạt động ở Miền Tây”. Ơ thế còn một nửa nữa hoạt động ở Miền Đông thì sao? Chưa có kiểm chứng. Vào mạng tìm kiếm ( Trang hình ảnh nhé) thì quả là … cũng có lý. Nguoiwfta đã có tiếng là thù dai nên nhân dịp này một tên đạt nhiều mục đích. Có khi các đối thủ không đánh giá đúng mức nguồn tin trên nên…; Bây giờ mới ra tay…

  21. cuu binh said

    Tin ông Đào viết đọc còn thực tế và có ích hơn 700 tờ báo. Riêng tôi năm nay đã 60 tuổi, tôi thấy thế.

    • Hoa Cải said

      Bởi vậy mới bị bắt! Khấu đầu như 700 trăm tờ kia thì chỉ được lương bỗng lộc lậu chứ làm gì có chuyện bị bắt. Chế độ vua mà lại là vua tập thể đang tồn tại giữa thời hiện đại thì nó phải vậy thôi. Còn nó là còn bị bắt dài dài. Nó chết mới bình yên.

      • nghe đảng xui dại để khổ gấp 14 lần thời vua chúa said

        thời Pháp có một vua đã khổ dân rồi,
        theo đảng lừa gạt để giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động nên mấy thế hệ lao động cật lực, không tiếc xương máu (4 triệu mạng người) tưởng được giải phóng ai ngờ “phỏng dái”.
        giờ thì rõ rồi, 14 ông bà ở bộ chính trị là 14 vị vua tập thể vì thế dân ta khổ gấp 14 lần thời thuộc Pháp.
        Trót dại theo đảng lừa mà hy sinh, cuối cùng còn khốn nạn gấp 14 lần khi chưa có đảng.
        ôi VN tăm tối, nước mất, dân nô lệ lầm than.

  22. Meo said

    Nhất bị bắt có lẽ là do bài “TBT và Thủ tướng phải ra đi”. Bắt vì bài đó sẽ được cả TBT và TTg đồng thuận cao. Tất nhiên, lí do bắt không phải chỉ có bài đó, nhưng bài đó “chơi” cả 2 vị, đau nhất.
    Còn bác Đào bị bắt thì mấy tay tán gẫu quán cà phê bình luận : “đây là món quà cống nap Tàu Tập”. Kể cũng có lí tí chút thật. Ngày xưa thì các chư hầu cống nạp này nọ, kể cả mỹ nhân, đất đai. Ngày nay thì có nhiều kiểu cống nạp.
    Thằng Tập Tàu có muốn xoa dịu ta thì nó phải sang ta chứ sao nó lại cứ gọi, và các ông VN ta cứ phải sang nó là cớ làm sao??? Tôi là tôi không tán thành cái quan điểm đó đâu hự!
    Tôi cảm thấy Tập chắc đã cố đưa biển Đông và Triều Tiên, Senkaku, Trung Đông ra thoả hiệp với Obama. Rất có thể Obama đã có thoả hiệp có lợi cho Tập.
    Một VN cứ dơ dở ương ương thế này thì thế giới cũng chán, chẳng muốn ủng hộ nữa mất thôi!
    MOng sao Quốc hội và TW nghiên cứu lại chiến lược để xoay chuyển được tình thế. Các thể chế dân chủ họ điều chỉnh chiến lược từng nhiệm kỳ, thậm hí từng năm một kia mà! Đó mới là sáng suốt, tài tình, mới đáng hô khẩu hiệu ‘muôn năm’ được.

    • 1nxx said

      Chả phải thế đâu, “1 cái nhìn khác” đã tạo ra 1 tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho đảng ta là kêu gọi quốc dân cùng bỏ phiếu tín nhiệm các “đỉnh cao trí tuệ”.
      Nếu X không bắt “Một” sớm, nhỡ cả nước noi gương “Một” đòi bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo đảng ta và đi xa hơn nữa họ đòi bỏ phiếu tín nhiệm cả điều 4 thì tình hình sẽ đi tới đâu?

  23. Phu_Quy said

    Tại sao bác Mai Xuân Dũng lại đem so sánh các kẻ cầm quyền với Andrew Jackson.Nhiều còm thắc mắc rằng các vị nhà ta cũng”có học” kia mà. Đúng là các vị nhà ta “có học”,nhưng có học nào phải là điều “cốt yếu”.Bao tay “bạo chúa” đã học thức đầy người? Tần Thủy Hoàng,Mao Trạch Đông,Stalin,.. Cái cơ bản nhất mà các vị này không có. Đó là “NHÂN BẢN”. Mà ta đã biết rồi nếu không có “NHÂN” thì thay vào đó là cái gì?

  24. NCH said

    Bác Nhất thì em không có ý liến.
    Riêng bác Đào thì nhà nước có lợi là…. khỏi trả lương hưu… chắc tầm trên 6t chứ chả chơi (hình như bác Đào lãnh lương hưu chưa được 1 năm).
    Thế mới biết, cái “sổ hưu” không “dọa” được bác Đào.

    • Hoa Cải said

      Hơn năm trước, bác Đào có tạ lỗi với trời đất – bác ấy sợ! Nhưng bị vì cái nghiệp văn chương của bác ấy “sâu” đối với chế độ này mà bác lại tưởng “cạn”, có kèm theo lốc xoáy, mà bác những tưởng chỉ có nồm mùa hạ. Đảng nhà nước được Marx phú “đỉnh cao trí tuệ”, thấy cái bác Đào không thấy, nên bắt. Cái bẫy 258 sanh ra để bảo vệ chế độ XHCN mà.

  25. Bình Minh said

    Bác Đào chỉ ra kẻ thù là bọn Tàu cộng .
    Chúng ra lệnh cho đám tay sai bắt .
    Qúa rõ rồi còn gì .

    • 1nxx said

      Bác Đào chống bè lũ cướp nước (đảng bạn) và bè lũ bán nước (đảng ta) thì chúng bắt bác để bịt miệng bác là logic (Những bài của bác Đào về chiến tranh biên giới, núi Lão sơn…làm lộ “bí mật quốc gia”, đảng ta dấu những sự kiện này còn hơn mèo giấu shit).

      1.Nhưng tại sao chúng không bắt sớm hơn hoặc trễ hơn mà bắt đúng dịp 4S chuẩn bị đi sứ?

      2.Tại sao 4S đi sứ đúng vào thời điểm nền kinh tế VN đang đứng bên bờ của sự sụp đổ (đây là thành tích của “nhà lãnh đạo trẻ tuổi xuất sắc nhất đông nam Á 2010” sau hơn 1 nhiệm kỳ phá hoại nền kinh tế VN của X)?

      Và mục đích của chuyến đi sứ này là gì nếu không phải là xin tiền hay nói chính xác hơn đi bán 1 cái gì đó để lấy tiền cứu nền kinh tế VN khỏi sụp đổ hòan tòan?

      Nếu nền kinh tế VN sụp đổ hòan tòan thì dân nổi can qua là điều rất dễ xẩy ra, mà khi dân nổi can qua thì đảng ta chỉ còn 1 con đường duy nhất là Bắc kinh tiến.

      3.Ngoài bác Đào là lễ tế thần thì 4S còn mang theo gì để bán nữa không? Bởi vì 1 mình bác Đào đối với bạn là quá ít (hy vọng là 4S không mang 1 vài ngàn km2 đi bán cùng với bác Đào).

      4.Việc 4S đi sứ bán bác Đào (và bán 1 cái gì đó nữa mà tôi chưa nghĩ ra) là quyết định của 16 con lợn đỉnh cao trí tuệ. Liệu 4S có bỏ phiếu đồng ý với quyết định này không?

  26. Thanh Kiên said

    Theo thiển ý của tôi, việc bắt 2 ông ấy có lẽ có 3 mục đích:
    Thứ nhất, 2 ông ấy đã đi quá giới hạn vì đã nêu đích danh các ông to. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả dân vận mà nhà nước đang nhắm tới. Việc này là mục tiêu trong Hội Nghị TW7.
    Thứ hai, các phe phái đang đánh nhau nên họ muốn tìm hiểu tin tức từ ai để chơi lại nhau.
    Thứ ba, sắp tới CTN sang thăm TQ, cũng phải có quà diện kiến. Mấy blogger này chỉ là con heo nhốt chuồng thỉnh thoảng đem ra thết bạn. Đi TQ thì bắt một vài, đi Mỹ thì thả một vài.

  27. van tung said

    không ai dai để cho mình khôn cả.phàm làm người ai cũng muốn sống .nhưng sống thế nào để khi chết khỏi ân hận xót xa và để tiếng xấu ở đời

  28. Bác Ba Phi said

    http://bacbaphivietnam04.blogspot.com/2013/06/diem-vuong-xu-ang-oi-ke-xao.html
    DIÊM VƯƠNG XỬ ÁN – ĐÁNG ĐỜI KẺ XẠO

  29. Nú - Bạo said

    Được gì hả? Được thêm năm nào hay năm ấy để duy trì cái ngai vàng độc quyền tham nhũng, vơ vét, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.

  30. Viet nghiemtan said

    Kêt luận của tác giả rất sâu sắc và đơn giản . Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cũng đều có học hành ở mức tối thiểu sao lại có thể không hiểu . Dó là điêu tôi thây khó hiểu

  31. Koon said

    Những cuộc bắt bớ điên cuồn chỉ chứng tỏ một điều: đảng đã hết cách để ngăn chặn sự thật, chỉ còn 258, 88 …, những thứ mô hồ hỗ lốn được sử dụng vô tội vạ

  32. FMA said

    Tin khẩn cấp. Xem xong tìm cách thông báo cho người cả nước

    Tàu cộng đã làm chủ Việt Nam? Đúng!
    Cộng sản, Việt cộng, đã bán nước? Đúng! Chúng đã bán từ 1990, Hội Nghị Thành Đô, Trung Hoa! Hiện nay đang là tiến trình sát nhập Việt Nam vào dưới quyền cai trị chính thức của Trung cộng (năm 2020) theo đúng như chúng đã cam kết với Trung cộng ở Thành Đô.
    Có nên chống Trung cộng? Chống quân Tàu xâm lăng là truyền thống của người nước Việt. Chống Trung cộng lại càng phải chống, chống mạnh hơn nữa. Không chống chúng, thây người Việt sẽ nằm đầy đất! Người nước Việt sẽ phải sống khổ sở, đói khát như người dân ở Bắc Hàn! Chúng có thể giết người Việt như Khmer Đỏ giết người Campuchea. Chúng sẽ làm cho người Việt hành hạ, tù đày lẫn nhau như người Miến Điện trước đây (hiện nay tình hình này đã xãy ra ở Việt Nam!) hay ít nhất chúng sẽ cai trị Việt Nam tàn bạo như cách chúng đang làm với người Tây Tạng, Tân Cương!
    Mục tiêu của người Việt Nam chúng ta hiện nay?
    1- Giải phóng Tổ Quốc Việt Nam khỏi họa cộng sản
    2- Giải phóng dân tộc Việt Nam và mọi đồng bào Việt Nam khỏi ách nô lệ của Trung cộng
    3- Đồng bào Việt Nam – Dân Tộc Việt Nam là mục tiêu phục vụ trên hết.
    4- Đảng phái? Say: No! Hãy nói không một ngàn lần!
    5- Có nên thành lập tổ chức chính thức? Say No một ngàn lần: Cộng sản sẽ bắt hết!
    6- Hãy sinh hoạt theo từng nhóm nhỏ của riêng mình. Hàng ngàn, hàng chục, hàng trăm ngàn nhóm nhỏ trên cả nước giữa những người biết tâm tư nhau thật rõ. Tất cả cùng hướng về mục tiêu cứu quốc khỏi tay Tàu xâm lược. Kêu gọi nhau hành động trên mạng cũng đủ.
    7- Phong Trào Dân Chủ trong nước có nên vào Face Book để liên kết với hải ngoại? Say No một ngàn lần. Việt Tân tổ chức trên mạng, chúng sẽ thông báo cho cộng sản tay sai của Trung cộng bắt hết!

    Việt Tân là ai? Đã có bao nhiêu chục, trăm, ngàn…người đã vào tù cộng sản vì Việt Tân trong hàng chục năm qua? Không thể biết được. Chỉ biết là rất nhiều!
    Người theo Việt Tân trong nước bị cộng sản tù đày, tra tấn. Việt Tân ở ngoài nước tiếp tục phây phây hô hào chống cộng sản! Việt Tân lại còn cho người tự do về trong nước hô hào chống Trung cộng trước sự có mặt của côn an, an ninh chìm của cộng sản!
    • Cấp báo, cẩn thận với nick tên Duong Doi Soi Da nhóm Việt Tân Xuống Đường Trên Mạng
    Xem tin nguồn:
    http://ttxva.org/cap-bao-can-than-voi-nick-ten-duong-doi-soi-da-nhom-viet-tan-xuong-duong-tren-mang/#ixzz2WLiaKK2F
    Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
    • “Qua bản tin trên trang điện tử Viettan.org ký tên Hoàng Tứ Duy và trả lời phỏng vấn đài RFA của một đảng viên không tên, một sự kiện không chối cãi được là đảng VT nhóm Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Nguyễn Kim từ hải ngoại về đã công khai phát áo mũ với mấy chữ “nhạy cảm” Hoàng Sa, Trường Sa ở giữa Hà Nội, trước sự chứng kiến của công an chìm nổi VC. Có thể là vì những công an này đã bị thuyết phục bởi những giải thích của những người làm công tác. Cũng có thể là VC chấp nhận cho nhóm này một vị trí như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Hữu Liêm hay Bùi Duy Tâm.” Trích bài viết “VIỆT TÂN LÀ VIỆT TÂN NÀO?” Để rõ thêm về Việt Tân ở Hoa Kỳ xin mời đọc:
    http://tieng-dan-weekly.blogspot.com/2013/05/viet-tan-la-viet-tan-nao.html

  33. khách said

    Mai rất thẳng thắn và phân tích rất đúng:

    “Khi bắt giữ những người bất đồng chính kiến có uy tín, công khai danh tính như đã nói chỉ đẩy nhà nước càng xa hơn nền văn minh tự do dân chủ, một xu thế tất yếu của thời đại và làm cho Việt nam ngày càng cô đơn hơn trong thế giới văn minh và nhem nhuốc hơn trong con mắt của nhân dân.”

    Cơ quan công quyền bắt người thật tùy tiện, những ai đụng chạm đến Trung cộng là họ sờ đến liền. Hiện nay các cơ quan quyền lực của nhà nước làm ăn thật tùy tiện. Họ không dám bắt giữ những người có quyền có thế lực mặc dù họ họ làm những việc sai trái…

    Họ chỉ dám bắt những người yêu nước, yêu nhân dân,yêu tự do…dám xả thân vì đất nước. Họ chẳng có gì ngoài tấm lòng yêu nước thương dân.

    Thật đáng xấu hổ cho cơ quan quyền lực.,
    hưởng tiền thuế của dân mà đi làm điều sai trái.

  34. Hoa Cải said

    Tác giả Mai Xuân Dũng đứng về phía Blogger, phê phán nhà cầm quyền. Viết dễ đọc, dễ hiểu. TG còn kể lại câu chuyện có thật của nước Mỹ hồi nửa đầu thế kỷ 19: Tổng thống tự nguyện đấu súng với công dân. Kết quả, TT trúng đạn trước, phía trên tim, công dân trúng đạn sau. Công dân chết, TT sống. Quá trình hình thành, phát triển dân chủ nước Mỹ cỡ đó, nhưng đến nay cũng chỉ bằng 1/vạn dân chủ Việt Nam (bà Phó Doan cam đoan như vậy).
    Thực tế thì ngược lại: Mỹ đã mời dân chủ vào viện bảo tàng, ngày nay, từ Tổng thống đến dân chúng không còn ai nhắc đến dân chủ nữa, mà chỉ tồn tại và phát triển bằng hai tiếng Tự Do. VN, ai có thẻ đảng cộng sản, ngồi ghế quan quyền thì ở đó đầy dân chủ. Thứ dân chủ này rất dễ bị “lợi dụng”, vì nó quý hiếm. Quý hiếm không những sanh ra quyền, ra tiền, mà còn là sức mạnh hữu hiệu để tiệu diệt tự do. Cho nên luật hình phải viết điều 258 để trừng phạt những ai “lợi dụng dân chủ”, xâm phạm ghế quan quyền, làm nhột chế độ.
    TG còn chỉ ra rằng điều 258 là để dễ bắt người, không hẳn là những bài viết, mà là bắt ngay cái tư tưởng đang còn ở trong đầu của ai đó. Tóm lại, ai cũng hiểu rằng mọi Hiến, mọi luật sanh ra chủ yếu là để bảo vệ đảng cô đơn dễ chết, bảo vệ chế độ luôn bị nguyền rũa.

Gửi phản hồi cho giavu Hủy trả lời