Posts Tagged ‘Tự do ngôn luận’
Posted by adminbasam trên 24/09/2016
Đôi lời: Sau khi đăng bài “Tản mạn Ba Sàm” của blogger Người Buôn Gió, chúng tôi nhận được bài của nhà văn Mai Tú Ân – như một phản hồi. Hy vọng có thể dừng cuộc thảo luận về Ba Sàm tại đây vì còn nhiều vấn đề khác đáng phải bận tâm hơn…
_____
Mai Tú Ân
24-9-2016
Với những gì mà người điều hành đã làm được, thì quả thực hiện nay trang blog Anh Ba Sàm đang đứng đầu bảng về tất cả các phương diện, từ số truy cập, tính thời sự, thông tin… Có thể kể thêm trang Dân Làm Báo nữa, thì có thể nói đây là hai trang mạng báo lề dân đứng đầu. Ta có thể thêm vào đó tên tuổi của những cây bút cộng tác và thấy được sự đa dạng phong phú đến vô tận của đề tài…
Ấy thế mà Người Buôn Gió, trong một bài viết nhân dịp xử phúc thẩm anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã viết một bài có tên: “Tản mạn Ba Sàm”. Bài viết tốt, không có gì ngoài những đoạn than thân, trách phận, so bì và cạnh khóe người điều hành của Trang Anh Ba Sàm. Bằng hình thức quen thuộc, lấy xưa cạnh khóe nay, ôn cố chửi tân… Người Buôn Gió đã ca anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh lên đỉnh, rồi quay qua chê bai trang Anh Ba Sàm hiện nay. Ta xem Gió chê bai Trang Anh Ba Sàm hiện nay như thế nào nhé. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Mai Tú Ân, Người Buôn Gió, Tự do ngôn luận, Trang Ba Sàm | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2016
Tôn Phi
11-9-2016
Gặp nhau tại Nhật Bản, cụ Phan Bội Châu hỏi nhà cách mạng người Trung Quốc Khang Hữu Vy làm sao để giành độc lập cho đất nước, Khang Hữu Vy trả lời: “Anh đừng lo dân tộc anh không giành được độc lập mà phải xem dân tộc anh có xứng được sống trong một nước độc lập hay không đã”.
Vào lúc đó, không chỉ người Việt Nam bình thường mà một trí thức lỗi lạc như Phan Bội Châu cũng phải sững sờ trước câu nói mang tầm triết lý quá cao siêu đó. Cho đến nay, sau 71 năm Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, nhìn 90 triệu dân Việt Nam đã bị biến thành đàn cừu ngoan ngoãn cúi đầu gặm cỏ mới thấy thấm thía cái dự liệu cay đắng của Khang Hữu Vy. Nước thì cạn kiệt, cánh đồng thì ngày một xác xơ nhưng không chỉ vì bị lang sói từ bắc phương uy hiếp mà sợ chính cả người chăn cùng bầy chó săn cập kè bên hông mà bầy cừu cứ âm thầm lặng lẽ, không một tiếng ho he. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Báo Tổ Quốc, Tôn Phi, Tự do ngôn luận | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 10/09/2016
FB Trương Huy San
10-9-2016
Tuy hai ngày nay liên tục di chuyển bằng nhiều phương tiện, tôi vẫn đọc được các cmts cho post Mục Đích & Phương Tiện và công nhận là rất nhiều người thay vì tranh luận với những gì tôi viết trong post này lại chủ yếu nhằm tấn công tác giả.
Nhiều bạn inbox hỏi tôi sao không xóa các cmts ấy. Tôi chưa bao giờ có ý định đó trừ khi có những cmts xúc phạm đến người thứ 3. Tôi nghĩ, những người vào đây đọc cmts sẽ thấy quyết định của tôi là đúng. Ai như thế nào sẽ thể hiện rõ trong ngôn từ mà họ dùng.
Nhưng điều quan trọng hơn, tôi nghĩ, ngay cả những người dùng các lời lẽ thiếu kiềm chế nhất, theo tôi, có thể chẳng phải vì thù hận cá nhân mà phần lớn vì quá bức xúc trước tình hình đất nước. Nhiều bạn, chắc vì nôn nóng muốn đất nước có dân chủ ngay, đã đòi hỏi tất cả những ai lên tiếng đều chỉ được nói những gì các bạn ấy tin và muốn.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Huỳnh Ngọc Chênh, Huy Đức, Tự do ngôn luận | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/01/2016
Blog Lê Thiếu Nhơn: Mấy năm gần đây mạng xã hội đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” đối với số đông người Việt, không chỉ trong giới trẻ mà cả với người cao tuổi. Người ta ngày càng ít luận bàn xung quanh những thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống mà quan tâm nhiều hơn đến thông tin trên mạng. Sự phổ cập của mạng xã hội đang làm thay đổi tận gốc hệ thống giáo dục và cung cách học tập truyền thống.
Báo chí truyền thống đang đứng trước sự thách thức sống còn, hoặc là chấp nhận cáo chung, hoặc là phải thích nghi hoặc tận dụng, liên kết, “nương nhờ” vào mạng xã hội để tồn tại. Mạng xã hội vốn là nơi chia sẻ thông tin và tri thức, nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề nghiệp, tiêu dùng và hoạt động văn hóa, sáng tạo. Nó trở thành phương tiện hữu dụng chưa từng có của xã hội loài người, dùng nó gần như không tốn tiền (chỉ trả cước sử dụng internet) mà nếu biết cách còn có thể kiếm được tiền.
___
Lê Thiếu Nhơn
MẠNG XÃ HỘI VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN
HOÀNG HẢI VÂN
27-1-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Mạng xã hội vốn là như vậy và ở phương Tây nó đang là như vậy, nhưng ở Việt Nam nó đang có vấn đề. Các địa chỉ người dùng trên facebook, trên blog, các wesite tự tạo…, thường được gọi chung là “báo chí lề trái”, không bị cấm, mà muốn cấm cũng không cấm được, nên mặc nhiên chúng tồn tại hợp pháp. Hợp pháp, nhưng nó không bị chi phối bởi Luật Báo chí và các quy định khác. Còn báo chí truyền thống thì được điều chỉnh bởi Luật Báo chí, các quy định dưới luật, các văn bản chỉ đạo và thậm chí phải tuân thủ ý kiến “chỉ đạo miệng”. Nói ở Việt Nam ít tự do ngôn luận là không đúng. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Mạng tự do, Mạng xã hội | Thẻ: Báo chí phương Tây, Tự do ngôn luận | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 07/01/2016
Blog RFA
Song Chi
5-1-2016
Một trong những đề tài được đề cập đến nhiều nhất trong những ngày này cả trên báo “lề đảng” lẫn “lề dân”, là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016 tại Hà Nội. Đại hội sẽ bầu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giới thiệu vị trí Tổng Bí thư. Đồng thời, “Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả 30 năm đổi mới; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội 11 của đảng (nhiệm kỳ 2011-2015); quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2016-2020; bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 nhiệm kỳ 2016-2020” (“1.500 đại biểu dự Đại hội Đảng 12 đánh giá kết quả 30 năm đổi mới”, VNExpress).
Đã 30 năm kể từ đại hội lần thứ VI năm 1986 khi VN đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế-xã hội do nhất quyết đi theo mô hình kinh tế tập trung bao cấp với vô số những chủ trương, chính sách sai lầm, chủ quan, duy ý chí, buộc đảng phải “đổi mới” phần lớn về kinh tế và một phần nhỏ về chính trị. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Mạng tự do, Mạng xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: Tự do ngôn luận | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 01/01/2016
“Khẩn trương nghiên cứu để sớm có các bước đi phù hợp, cụ thể, tích cực nhằm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…”
___
TuanVietNam
1-1-2016

Ông Vũ Ngọc Hoàng. Nguồn: TVN
LTS: Tuần Việt Nam/báo VietnamNet trân trọng giới thiệu tới quí vị bài viết đầu năm của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung Ương có tựa đề: Ba mươi năm đổi mới: Nhìn lại và suy ngẫm.
Cần sớm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…
Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo đã giành được những thành tựu đáng kể, cải thiện tình hình nhiều mặt của đời sống xã hội; đưa đất nước vượt qua thời kỳ hết sức khó khăn và nghèo đói, trở thành một nước có thu nhập trung bình, thế và lực đã tăng nhiều. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Cơ chế dân chủ, Tự do ngôn luận, Vũ Ngọc Hoàng | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 15/12/2015
“Là người cầm bút và chọn cây bút là vũ khí đấu tranh của hôm nay, bạn phải đứng trong tư thế độc lập và sẵn sàng nói lên sự thật — cho dù sự thật đó ảnh hưởng đến lề trái hay lề phải, bạn vẫn phải lên tiếng. Hãy tránh xa sinh hoạt đảng phái — bởi khi bạn cầm bút thì bạn không thể nào đi song hành với đảng phái — ngoại trừ bạn muốn làm công tác tuyên truyền cho đảng phái bạn muốn tham gia“.
____
Ngàn Lau
Vũ Hoàng Anh
15-12-2015

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trong quá khứ, người viết bài này đã từng tham gia vào đảng chính trị của người VN ở Hoa Kỳ. Và cũng trong quá khứ, những người bạn thành lập đảng mới mời tham gia với lý do: không thể đấu tranh một mình mà cần phải có một khối (đảng hay tổ chức) thì sự đấu tranh mới hiệu quả hơn.
Trong ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay có những người ví von là chúng ta có thể bẻ một chiếc đũa nhưng nhiều chiếc đũa cộng lại thì chúng ta không bẻ được. Những ca dao tục ngữ, những ví von trên nói lên sự đoàn kết, một sự đoàn kết cần thiết để đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh của hôm nay. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Mạng tự do, Mạng xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: Người cầm bút, Tự do ngôn luận, Việt Tân, Đảng phái chính trị | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 17/11/2015
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
17-11-2015
Tờ báo đầu tiên trên thế giới do Johann Carolus xuất bản năm 1605 tại Straßburg thuộc Đức. 50 năm sau, ngày 1.6.1650, nhà xuất bản báo đầu tiên ra đời do Timotheus Ritzsch thành lập tại Leipzig, Đức. 50 năm tiếp, năm 1702 tờ nhật báo thế giới đầu tiên được phát hành ở Anh, và phải tiếp 1 trăm năm nữa, năm 1908 nghề làm báo mới được đào tạo lần đầu tiên ở Hoa Kỳ. Như bất kỳ hàng hoá tiêu dùng thường nhật nào khác, dạng cơm ăn, áo mặc, thuốc uống, giấy viết… báo chí cũng không ngoại lệ mang đầy đủ 3 thuộc tính (theo Karl Marx): Vừa có „Giá trị Sử dụng“ (1) để thoả mãn nhu cầu con người hàng ngày, vừa có „Giá trị“ (2) tính bằng tiền có thể sản xuất nhỏ cá thể, hoặc lớn bởi các công ty, tập đoàn (2.1) nhằm mục đích lợi nhuận (2.2); xuất bản nó là một dạng nghề nghiệp thuộc quyền con người tự do mưu sinh (3). Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Báo chí tư nhân, tự do báo chí, Tự do ngôn luận | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/10/2015
FB Nguyễn Đình Bổn
11-10-2015

Ảnh Đỗ Đăng Dư tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, trong lúc ngoài cửa có công an đi kèm
Trong khi cộng đồng mạng và các trang báo không thuộc nhà nước đều đưa tin về cái chết oan ức, đầy nghi vấn của em Đỗ Đăng Dư sinh năm 1998 (17 tuổi) bị công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội bắt giữ chỉ vì bị nghi ăn trộm 2 triệu đồng, suốt thời gian 2 tháng không được gặp gia đình, sau đó công an Hà Nội gọi người nhà đến bv thì em đã hôn mê rồi chết. Cho đến giờ này các báo nhà nước vẫn chưa đăng tin này?
Đây là một dấu hỏi bởi vì các báo từng đăng nhiều vụ chết trong đồn công an, thậm chí với lời lẽ mạnh mẽ, như vụ anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên và các vụ khác. Vậy sao với công an Hà Nội, với cái chết oan ức này, các vị nhất loạt im lặng?
Trường hợp này không đáng cho quí vị quan tâm bằng các tin vén váy hay trồng ổi của LR? Hay đang có một thế lực nào đó không cho đăng?
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Công an dùng nhục hình, Tự do ngôn luận, Đỗ Đăng Dư | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 28/09/2015
Trong khi đó, một biểu hiện của quyền tự do báo chí của công dân là sự tự do biểu đạt suy nghĩ của họ dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào lại không được luật đề cập.
Tuổi Trẻ
Nguyễn Vạn Phú
28-9-2015

Minh họa Salem
TTCT- Đôi lúc chúng ta tò mò về Luật báo chí khi gặp chuyện phiền phức với một tờ báo nào đó. Một bác sĩ bị trích lời sai lệch, một ca sĩ bị báo bịa chuyện phỏng vấn trong khi chưa hề gặp phóng viên nào, một nhà nghiên cứu bị gán cho những phát biểu gây sốc trên báo… Có lẽ lúc đó mà có Luật báo chí ngay trước mắt để đọc xem luật quy định như thế nào thì hay quá.
Ngoài ra, dường như chẳng ai quan tâm đến đạo luật này, trừ giới nhà báo! Nhưng có đúng vậy chăng?
Luật Báo chí và người dân
Có lẽ ít người biết Luật báo chí trao cho người dân những quyền rất lớn để bảo vệ họ trước sự lạm quyền, nếu có, của báo chí. Luật hiện hành (sửa đổi năm 1999) cho phép bất kỳ ai có căn cứ cho rằng báo đăng sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình thì hồi đáp và báo phải có nghĩa vụ đăng tải hồi đáp đó. Luật sửa đổi (Quốc hội sắp bàn để thông qua) còn tiến thêm một bước nữa khi khẳng định dù báo không đồng tình với phản hồi đó thì cũng vẫn phải đăng rồi mới được tiếp tục thông tin làm rõ quan điểm của báo. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Luật Báo chí, Tự do ngôn luận | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 11/09/2015
Người Việt
10-09-2015

Nhà báo Ðỗ Hùng. (Hình: Facebook)
HÀ NỘI (NV) – Nhà báo Ðỗ Hùng, người vừa bị cách chức phó tổng thư ký tòa soạn Thanh Niên Online và bị thu hồi thẻ nhà báo vì một bài viết trên facebook đề cập đến ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp, sẽ vẫn ở lại làm việc tại báo Thanh Niên, nhưng ở vị trí biên tập viên.
Nguồn tin của báo Người Việt trích lời ông Nguyễn Văn Hùng, vụ phó Vụ Báo Chí Xuất Bản, thuộc Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nói trong cuộc họp “giao ban” của cơ quan này hôm 8 tháng 9 ở Hà Nội cho hay như vậy.
Tại cuộc họp, giới chức này nói rằng: “Về phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên đăng facebook đúng Quốc Khánh, cộng các sai phạm trước đây, Hùng đã thừa nhận và cam kết chỉ sử dụng facebook để từ thiện, nghiệp vụ báo chí và không đề cập các vấn đề nhạy cảm, đã thừa nhận những sai phạm từ 2014, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật.”
Vẫn theo lời ông Nguyễn Văn Hùng, “Chi bộ đảng báo Thanh Niên đã kỷ luật khiển trách, Ðỗ Hùng đã xin thôi các chức vụ trong đảng và đoàn, Ban Biên Tập báo Thanh Niên đã kỷ luật miễn nhiệm và cho xuống làm biên tập viên phụ trách thể thao. Sau đó Bộ Thông Tin Truyền Thông (4T) đã rút thẻ.” Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Nhà báo Đỗ Hùng, Tự do ngôn luận, Trương Minh Tuấn | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 10/09/2015
BBC
10-9-2015
Dư âm của chuyện hai cơ quan báo chí tiếng Việt xử lý nhân viên hay cộng tác viên do những gì họ viết trên Facebook vẫn còn với một loạt câu hỏi chưa có câu trả lời.
Đây là đề tài của Bàn tròn thứ Năm ngày 10/9 từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam tại http://bit.ly/1OuZKk7.
Sau khi đóng blog của ông Lê Diễn Đức, Đài Á châu Tự do, RFA, lúc đầu có thông báo trên Facebook mà theo đó ông Đức bị tố cáo viết có tính chất “quy chụp” và “gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải ngoại”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Tự do ngôn luận | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 09/09/2015
Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
9-9-2015
Hôm nay tôi nhận được email từ một người bạn của nhà báo Đỗ Hùng. Câu chuyện phóng viên này bị tước thẻ nhà báo vì một status đùa nghịch trên facebook cá nhân vẫn đang còn là thời sự. Chưa có phản ứng gì từ đồng nghiệp của Đỗ Hùng trong giới báo chí chính thống.
Tôi viết bài này như một sự chia sẻ với phản ứng của người bạn của Đỗ Hùng. Và cũng để nói rằng tôi rất đồng tình với các nhận định của nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh về vụ việc này.
Trước khi nói tiếp xin mời độc giả xem bức biếm họa dưới đây:

Nhân vật bị đả kích, xuất hiện trong bức tranh này với dương vật thòi ra, là đương kim tổng thống Pháp, François Hollande, và tờ báo đăng bức tranh này là Charlie Hebdo. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Charlie Hebdo, Nhà báo Đỗ Hùng, Tự do ngôn luận | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 08/09/2015
“… mặt tốt của truyền thông nước ngoài là giúp cho những người yếu thế, hoặc những trường hợp không được đăng tin rộng rãi, có được tiếng nói mà chắc chắn không bao giờ xuất hiện trên báo chí truyền thống. Thế nhưng nếu không cẩn thận, truyền thông nước ngoài rất dễ bị ‘nghiêng’ sang ‘lề trái’ và mất đi tính độc lập của mình“.
VOA
Khánh An
8-9-2015

Ông Lê Diễn Đức nói RFA bị “áp lực dư luận rất nặng nề”.
Vụ việc Đài Á Châu Tự Do RFA, có trụ sở tại Mỹ, không còn hợp tác với một trong những blogger của đài đã khiến cho dư luận trong giới cầm bút tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội trong suốt mấy ngày qua. Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Lê Diễn Đức, RFA, Tự do ngôn luận | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/09/2015
Cafe Ku Búa
Tác giả: Tom W. Bell
Dịch giả: Ku Búa
6-9-2015
Tại sao chúng ta nên quan tâm đề tự do ngôn luận?
Ở các trường đại học, sinh viên kêu gọi cho sự giới hạn của những lời phát biểu mà họ cho rằng xúc phạm, có thể gây hận thù hoặc sự lo ngại. Trên phạm vi quốc tế, rất nhiều quốc gia đang xem xét việc tiếp tục giới hạn tự do ngôn luận sau những sự kiện bạo động như việc người Hồi Giáo biểu tình đe dọa tính mạng của nhà xuất bản ở Đan Mạch về việc vẽ bức hình về Thiên Sứ Muhammad.
Trong truyền thông Mỹ, nhiều nhà phê bình đã đặt câu hỏi rằng những lời nói xúc phạm và kích thích có nên được cho phép hay không, và tại sao lại nên cho phép? Sẽ có ích gì nếu cho phép người khác xúc phạm đến những giá trị tôn giáo của người khác? Sẽ có ích gì nếu cho phép người khác nói những điều phân biệt chủng tộc và nhảm nhí? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Tự do ngôn luận | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/09/2015
FB Dương Hoài Linh
4-9-2015
Cách đây mấy tháng mình đã có phản biện bài báo của thứ trưởng bộ 4T “Tự do báo chí không phải là vô hạn” thì hôm nay cũng chính ông này thực hiện quyền “VÔ HẠN” của mình bằng cách gọi điện đe nẹt tờ Thanh Niên về chuyện của Đỗ Hùng:
“Thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn – người nắm đầu báo chí tuy chưa bao giờ được biết đến như một nhà báo, mà chỉ như một quan chức kỳ cựu của ngành tuyên giáo, gặp thời mà lên – ngay lập tức gọi cho lãnh đạo báo Thanh Niên “chửi cho một trận”, đại ý nói báo không biết dạy phóng viên, nếu báo không dạy nổi thì sẽ để công an vào cuộc xử lý.”
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Nhà báo Đỗ Hùng, tự do báo chí, Tự do ngôn luận | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 26/08/2015
Triết học Đường phố
Joseptuat
25-08-2015

(Tranh biếm hoạ chính trị của nghệ sỹ Kuang Biao)
Có một vài người đang phê phán những người ủng hộ “tự do ngôn luận” là vô trách nhiệm và không có đạo đức. Vậy ai đó cho tôi biết trách nhiệm và đạo đức của những kẻ đang cấm “tự do ngôn luận” ở xã hội này?
Tôi thấy ở đây họ không phê phán con người cụ thể, mà họ đang phê phán quyền “tự do ngôn luận” là tệ hại và xấu xa.
Ngay tự bản chất các quyền căn bản không mang trong nó trách nhiệm và đạo đức. Nếu bạn phê phán tự do ngôn luận là vô trách nhiệm và vô đạo đức chẳng khác nào bạn chỉ tay lên mặt trời và mắng rằng: thật là vô trách nhiệm và thiếu đạo đức. Hãy thận trọng cách đánh tráo vấn đề kiểu này, vì đôi lúc nguyền rủa những người ủng hộ “tự do ngôn luận” một cách nào đó bạn cũng lầm tưởng tự do ngôn luận là vô trách nhiệm và thiếu đạo đức. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Quyền con người, Tự do ngôn luận | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/06/2015
VnExpress
Thất Sơn
21-06-2015
Các ấn phẩm vừa phát hành cung cấp cho bạn đọc các tư liệu, phân tích thú vị về sự phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam lẫn xu hướng báo chí đương đại của thế giới.
Các sản phẩm mới thuộc tủ sách chuyên đề “Truyền thông Báo chí” của NXB Trẻ. Bốn tác phẩm cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều về nghề báo, làng báo trong và ngoài nước.
Ấn phẩm đầu tiên là cuốn Làng báo Sài Gòn 1916-1930 (tên tiếng Anh: The Birth of Vietnamese Political Journalism: Saigon, 1916-1930) của tác giả Philippe M.F.Peycam), người dịch Trần Đức Tài.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Lịch sử | Thẻ: Báo chí cách mạng, Báo chí XHCN, Ngày Báo chí VN, tự do báo chí, Tự do ngôn luận | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/02/2015
BLA
LS Trần Hồng Phong

Chim bồ câu là biểu tượng của khát vọng hòa bình, tự do (ảnh minh họa)
Những ngày cuối cùng của một năm âm lịch sắp trôi qua, qua vài sự kiện, tự nhiên có chút suy nghĩ về TỰ DO.
Tự do tuy có thể hiểu theo nghĩa đen là không bị kìm kẹp, giam giữ. Nhưng xét theo nghĩa bóng thì cũng mênh mông lắm, mơ hồ lắm.
Mới ngày hôm qua 22 tháng chạp năm Giáp Ngọ (âm lịch), báo chí đưa tin nhà văn Nguyễn Quang Lập, một người mà mình quý trọng, vừa được tại ngoại để điều tra. Tức là Bọ Lập phần nào đó được đã tự do về thân thể – dù chỉ là tạm thời. Vì chưa biết rồi đây, khi vụ án đưa ra xét xử, sẽ thế nào.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Quyền tự do đi lại, tự do báo chí, Tự do internet, Tự do ngôn luận | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 29/10/2014
Vũ Quí Hạo Nhiên
28-10-2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông. Ông bị bắt lần đầu năm 2008 với tội danh “trốn thuế,” và ngay sau khi hoàn tất án tù đó bị tiếp tục giam giữ và kết tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa vì những hoạt động trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Đến ngày 21 tháng 10 năm 2014, ông bất ngờ được thả và được đưa ngay đến Hoa Kỳ.
Nhà báo Vũ Quí Hạo Nhiên phỏng vấn ông nơi ông đang ở trong vùng Los Angeles, California.
VQHN: Khi anh đến Los Angeles, một trong những điều ngạc nhiên là người ta ra sân bay đón anh rất là đông. Cảm giác anh khi thấy vậy là thế nào?
Điếu Cày: Lần đầu tiên đến Los Angeles, bà con đón thì đông như vậy, tình cảm thì tôi thấy rất là xúc động khi bà con ra đón rất là nhiệt tình. Đây là cái điều rất hạnh phúc với tôi khi tôi được phát biểu trước bà con với những ý nguyện của mình. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Nguyễn Văn Hải, tự do báo chí, Tự do ngôn luận, Điếu Cày | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 16/06/2013
Mai Xuân Dũng
15-06-2013
Dư âm vụ bắt chủ trang blog Trương Duy Nhất-Một góc nhìn khác còn chưa kịp lắng xuống, công an lại tiếp tục khám xét bắt khẩn cấp đối với blogger, nhà văn Phạm Viết Đào.
Quả thật, hai vụ bắt người liên tiếp là những blogger nổi tiếng đã gây ra cơn bão dư luận trên khắp các trang mạng và là câu chuyện thời sự chủ yếu trong quán cà phê ở các thành phố lớn.
Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng rất quan tâm theo dõi, phân tích tình hình chính trị ở Viêt nam. Giáo sư Carl Thayer-một chuyên gia có uy tín nói về làn sóng bắt bớ này rằng: “Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình“.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Tự do ngôn luận, Điều 258 | 47 Comments »