BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Hai 1st, 2012

1433. Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

HRW/ Strategic Review

Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền

1

Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)

07-11-2012

Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.” Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử.

Nhưng lời phát biểu trên của ông Dũng không gây được nhiều chú ý, vì nhiều sự lạ đời và đạo đức giả hơn thế từng được tuyên bố tại các hành lang cũng như trong các phòng họp của ASEAN nhiều năm qua. Đa số các quan sát viên cho rằng Việt Nam chỉ đơn giản là lại hành xử với vai trò lãnh đạo một nhóm trong ASEAN, được gọi là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đều có chính quyền độc đoán hà khắc, luôn cùng nhau cố gắng hạn chế những ý kiến chỉ trích và tìm cách gỡ bỏ rào cản kinh tế của các đối tác đối thoại của ASEAN, như Úc, Canada, Mỹ và Liên minh Châu Âu nhằm vào Myanmar.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 38 Comments »

1432. ASEAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm,ngày 29/11/2012

ASEAN TRONG MI QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TRUNG QUỐC

TTXVN (Angiê 25/11)

Khi bàn về mối quan hệ giữa một bên là các nước ASEAN và Trung Quốc và bên kia là các nước này với Mỹ, tạp chí “Địa chính trị” nhận xét các cuộc cãi vã giữa con người với con người – dù họ thuộc nền văn minh nào, nền văn hóa nào, dù về phương diện chiến lược hay chỉ đơn thuần có tính chất kinh tế và thương mại – nhằm mục đích tìm kiếm ảnh hưởng thường để phục vụ cho nguyện vọng bá quyền của mình, đôi khi được thể hiện bằng các vụ đụng độ rất bình thường nhưng trái ngược hẳn với quy mô của các kế hoạch có liên quan.

Tại Phnôm Pênh vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 với những dấu hiệu kín đáo và được kiềm chế, nhưng không kém phần xác thực về tình trạng đối địch giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng rõ ràng hơn trong các vấn đề nhân quyền, quyền tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ngay sau đó, ngày 20/11/2012, Bộ trưởng Thông tin Campuchia, Khieu Kanharith, tung lên mạng Facebook một lời bình luận lạ lùng, trong đó có đoạn viết: “Phái đoàn Trung Quốc và Mỹ khi rời Phnôm Pênh lại xảy ra bất đồng khi máy bay của họ cất cánh khỏi sân bay Phnôm Pênh vì người Mỹ cho máy bay của mình chặn đường máy bay của Trung Quốc. Sự việc này khiến Campuchia phải đau đầu”.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ Mỹ-Trung, Tài liệu TTXVN | 9 Comments »

1431. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỸ DUY TRÌ LẬP TRƯỜNG TRUNG LẬP TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm, ngày 29/11/2012

LÀM TH NÀO Đ MỸ DUY TRÌ LẬP TRƯỜNG TRUNG LẬP TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

(Tạp chí Quan hệ Quốc tế Hiện đại – s 8/2012 – Trung Quốc)

Điều then chốt của vấn đề Biển Đông hiện nay là “một đối phó với hai”, tức là Trung Quốc đồng thời phải đối mặt với mâu thuẫn chủ quyền với các nước như Việt Nam, Philíppin… và mâu thuẫn về quyền lợi biển với Mỹ. Hai mâu thuẫn này tuy tính chất không giống nhau nhưng thường đan quyện vào nhau, không tách rời ra được, tạo nên sự bị động chiến lược của Trung Quốc.

Muốn giải quyết tình hình khó khăn này, cần phải phân rõ mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, tách rời hai mâu thuẫn này ra. Do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin đã “nóng lên”, liên quan đến lợi ích cốt lõi và tinh thần dân tộc của các nước, khiến không gian thỏa hiệp của hai bên bị thu hẹp lại, do đó mâu thuẫn này trước mắt được coi là mâu thuẫn chủ yếu cần phải tập trung tài nguyên chiến lược và trí tuệ chiến lược để đối phó, trong một thời gian nhất định khó giải quyết triệt để, cần phải kiên trì bên bỉ. Trong khi đó, việc tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc và Mỹ cho dù có thể ảnh hưởng một cách toàn diện đến môi trường xung quanh và an ninh quốc gia của Trung Quốc, nhưng hai bên vẫn có không gian thỏa hiệp, vì thế trong giai đoạn hiện nay mâu thuẫn này được coi là mâu thuẫn thứ yếu (đương nhiên, mâu thuẫn chủ yếu hay mâu thuẫn thứ yếu đều có thể thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của điều kiện không gian và thời gian). Từ ý nghĩa này mà nói, việc hiện nay cần phải đột phá tình hình khó khăn về an ninh trong vấn đề Biển Đông, khiến Mỹ duy trì lập trường trung lập đã trở thành nhu cầu tất yếu chiến lược, và điều này không còn là ảo tưởng chiến lược theo mong muốn chủ quan.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ Mỹ-Trung, Tài liệu TTXVN | 14 Comments »

1430. PHILÍPPIN THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 29/11/2012

PHILÍPPIN THAY ĐI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYT VẤN Đ BIN ĐÔNG

TTXVN (Hồng Công 27/11)

Theo báo mạng Asia Times Online, trong phiên họp mới đây của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario đã có một bài phát biểu rõ ràng nhằm tập hợp sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho vị thế về mặt luật pháp của Philíppin trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Philíppin nêu rõ: “Hiện nay Philíppin đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất về lãnh hải và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hiệu quả trong bảo vệ môi trường biển. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) chưa bao giờ liên quan nhiều như hiện nay. Theo UNCLOS, tất cả các quốc gia cần tuân thủ nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp hòa bình, mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực”.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | Thẻ: , | 7 Comments »

1429. VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: TRANH CHẤP, NGUY CƠ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 29/11/2012

VN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: TRANH CHẤP, NGUY VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO

TTXVN (Luân Đôn 27/11)

Cui tháng10 vừa qua, Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vn đ quc tế) đã t chức buổi trao đổi với chủ đề: Biển Nam Trung Hoa (Bin Đông): Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao.

Tại bui trao đi này, Lord Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã có những phân tích đánh giá về những nội dung trên. Dưới đây là bài phát biu của hai chuyên gia ở hai viện nghiên cứu có uy tín đặt trụ sở tại Luân Đôn:

Phần trình bày của ông Lord Williams, quyền chủ nhiệm Chương trình châu Á của Chatham House:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ Việt-Trung, Tài liệu TTXVN | Thẻ: | 5 Comments »

Tin thứ Bảy, 01-12-2012

Posted by adminbasam trên 01/12/2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất – thì đất nước chúng ta chẳng còn gì (FB Ly Thuy Nguyên). “Trước khi chú hỏi tại sao trẻ con khóc vì bọn nào lạ hoắc/ Sao chú không hỏi nền giáo dục nào khiến trẻ con phát điên/… Chú Quân này, ai cũng có những nỗi buồn thế hệ/ Thế hệ chúng tôi là cái thế hệ chẳng-còn-gì/ Cái nhục của quốc gia này, nếu mà đổ lỗi/ Cũng đừng đến lượt lũ trẻ con” . – Thư của Fan Kpop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân (linkhay.com).  Mời xem lại: Đỗ Trung Quân – Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất (FB ĐTQ/ Dân Luận).  – Bút chiến về ‘nước mắt K-pop (ĐV).

2Kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông gây lo ngại cho khu vực (RFI).  – Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ (BBC).  – Lãnh đạo ASEAN lo ngại Bắc Kinh gây căng thẳng tại Biển Đông (VOA). – “Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông” (VnMedia).  – Kế hoạch khám xét tàu thuyền của Trung Quốc sẽ làm tăng căng thẳng (ANTĐ).   – Thế giới phản ứng sau tin Trung Quốc sẽ lục soát tàu nước ngoài ở Biển Đông (VOA). – Trung Quốc “lục soát tàu thuyền” là bước ngoặt nguy hiểm (NLĐ).  Người dân Philippines phản đối hộ chiếu “lưỡi bò” trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati hôm 29-11 =>

3h35′: Độc giả Hoàng Việt Thắng cho biết: “Tôi vừa điện thoại và nghe người bà con ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói ngư dân ra khơi được biên phòng và chính quyền địa phương ‘căn dặn’ là cần để ý, nếu thấy tàu Trung Quốc (kg nói rõ là tàu dân hay tàu chính phủ) thì cố gắng ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào’. Nghe xong, tôi có cảm giác ngư dân ta bị chính các cơ quan chức năng của Việt Nam coi như những tên ăn trộm khi họ đánh bắt trên lãnh hải của ta, còn kẻ ăn cướp đã được chính quyền trao cho vị thế người chủ“.

Trung Quốc sẽ bị chất vấn thông tin ‘lục soát tàu bè’ Biển Đông (TP). – Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông (RFI). – Mỹ, Philippines chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè ở Biển Đông (DT).

– Trong khi Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông, chính  TQ lại nói, TQ ‘coi trọng’ tự do đi lại ở Biển Đông (BBC). Phát ngôn viên BNG TQ nói như con vẹt: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế“. – CON THÚ ĐIÊN (DĐCN).

Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 174 Comments »