BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘ASEAN’ Category

11.992. Vai trò lãnh đạo ASEAN của Nam Dương

Posted by adminbasam trên 16/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

16-3-2017

Cuối tháng hai vừa qua, Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo đã tiến hành viếng thăm Úc trong hai ngày và hội kiến với Thủ Tướng Malcolm Turnbull. Chuyến đi này trùng với chuyến công du của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu. Netanyahu là thủ tướng Do Thái tại chức đầu tiên đến thăm Úc Châu. Nam Dương là một quốc gia không công nhận Do Thái.

Hồi cuối năm ngoái, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết 2334 lên án những hoạt động xây cất và định cư của Do Thái trong khu vực chiếm đóng là vi phạm luật quốc tế và bất hợp pháp. Trái với thường lệ, lần này Hoa Kỳ dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Obama từ chối phủ quyết làm chính quyền Do Thái tức giận và cảm thấy bị phản bội. Chỉ có Úc là lên tiếng chỉ trích Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc. Có lẽ vì vậy mà Netanyahu đã quyết định đến Úc để đáp ơn “đồng minh” hiếm hoi trong cơn hoạn nạn. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.692. Cạnh tranh chiến lược trong tiến trình hình thành RCEP

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

Ls Nguyễn Văn Thân

18-2-2017

Theo lời hứa tranh cử, Tổng Thống Trump đã chính thức công bố rút Hoa kỳ khỏi TPP. Tuy Úc và Tân Tây Lan vẫn muốn cứu sống nhưng TPP thật sự đã bị khai tử và chôn sống. Điều này không có nghĩa là chính sách tự do thương mại và tranh giành vị trí chiến lược và an ninh tại Châu Á chấm dứt mà chỉ có nghĩa là Hoa Kỳ đã chọn bước ra khỏi sân chơi. Bây giờ là lúc các quốc gia Châu Á xem xét chi tiết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership hoặc RCEP). Như mọi người đều biết, TPP không có Trung Quốc và RCEP không có Hoa Kỳ.

Ý tưởng thành lập RCEP bắt đầu từ năm 1990 sau thất bại của các cuộc đàm phán WTO tại Uruguay. Khởi đầu, Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamed đề nghị thành lập một khu vực tự do thương mại trong khu vực Châu Á gồm có các quốc gia thành viên Khối ASEAN với Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc có tên gọi là Nhóm Kinh Tế Đông Á (East Asian Economic Group). Mục đích là để đối trọng với thị trường chung Châu Âu và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ. Nhưng đề nghị này của Mahathir bị Mỹ phản đối và Nhật dưới áp lực của Mỹ cũng không ủng hộ vì lo ngại là các nước ASEAN sẽ bị lôi cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Trung Quốc | Thẻ: | 5 Comments »

9778. Hội nghị ở nội Mông

Posted by adminbasam trên 28/08/2016

Nguyễn Văn Do

28-8-2016

Hội nghị Trung Quốc - ASEAN diễn ra ở Nội Mông giữa tháng 8 vừa qua. Nguồn: internet

Hội nghị Trung Quốc – ASEAN diễn ra ở Nội Mông giữa tháng 8 vừa qua. Nguồn: internet

Ngày 15/8/2016 Trung quốc đã mời các nước Asean đến tận vùng Mãn Châu Lý, thuộc nội Mông để họp về biển Đông. Không hiểu tại sao phải họp hành xa xôi như vậy, nhưng sau khi họp xong, người ta thông báo cuộc họp thành công tốt đẹp và cho biết rằng đến giữa năm sau (2017) thì quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) sẽ ra đời. Cả thế giới bán tín bán nghi, giới truyền thông dè dặt, không có tin nào cụ thể lọt ra, biết làm sao mà bàn luận.

COC là khát vọng của mọi người dân lương thiện, nếu nó được sinh ra sẽ mang tới hy vọng hòa bình và phát triển, nền kinh tế của Asean sẽ thịnh vượng, và qua đó trái đất sẽ bước sang trang sử ổn định một thời gian dài nữa. Có điều ước vọng ấy xem ra mỏng như tờ giấy quyến, Tập Cận Bình lúc nào cũng cầm cây tăm xỉa răng chực đâm toạt tờ giấy mỏng manh ấy. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 2 Comments »

9363. Campuchia hãy ra khỏi phòng họp!

Posted by adminbasam trên 30/07/2016

Biển Đông

28-7-2016

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: internet

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: internet

Đó là động từ mạnh mà giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia dành cho đại diện Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng 10 quốc gia ASEAN vừa qua  tại Vientiane, Lào. 

Giáo sư Carl Thayer nói: “Bằng cách phá hoại ASEAN, Hun Sen đang làm mất lòng hoặc nhiều hoặc ít đối với Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam”. Cái mớ lý luận cùn của Thủ tướng Campuchia rằng, phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không liên quan gì đến Phnom Penh, sẽ là miệng hố sâu có thể kéo Hun Sen xuống đó bất kể lúc nào. Bởi vì, nếu không liên quan thì ông ta nên im lặng, đừng có quấy rối. Hãy nói  một cách thẳng thắn và tuân theo các quyết định của số đông. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 3 Comments »

9294. Sao lại mong chờ các thành viên ASEAN ủng hộ vấn đề Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 25/07/2016

FB Mạnh Kim

25-7-2016

Asean bắt tay với TQ. Nguồn: internet

Asean bắt tay với TQ. Nguồn: internet

Bản tin AP hôm nay, 25-7-2016, tường thuật: “Trung Quốc đã ghi một chiến thắng ngoại giao rõ ràng khi ngăn chặn được ASEAN chỉ trích việc Trung Quốc mở rộng lãnh thổ tại biển Đông, ngay cả khi vài nước trong tổ chức này là nạn nhân của hành động Bắc Kinh”. Bản tuyên bố chung đưa ra hôm nay, sau cuộc họp các ngoại trưởng, đề cập việc ASEAN “tiếp tục lo ngại sâu sắc những diễn biến đang xảy ra lẫn gần đây” tại biển Đông. Bản tuyên bố không có một từ nào về “Trung Quốc”. Bản tuyên bố cũng không đá động đến sự kiện phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) từ đơn kiện Philippines.

Đây không phải lần đầu ASEAN bất thành trong việc tìm tiếng nói chung về biển Đông và hành vi bành trướng Trung Quốc. Cuộc họp ngày 14-6-2016 tại Côn Minh giữa ASEAN và Trung Quốc (nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ đối thoại) đã kết thúc trong không khí bất hòa. Bắc Kinh đã dùng ảnh hưởng và sức mạnh kim tiền để buộc Campuchia và Lào ngăn chặn bản tuyên bố chung về biển Đông, dù hầu hết ngoại trưởng ASEAN đã đạt thỏa thuận cùng công bố. Trước đó, năm 2012, ASEAN cũng kết thúc hội thảo mà không có tuyên bố chung (lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tổ chức này). Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

8737. Tranh chấp Biển Đông: Ai về phe ai?

Posted by adminbasam trên 14/06/2016

VOA

13-6-2016

Binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 29/1/2016. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 29/1/2016. Ảnh: Reuters.

Việc Philippines đưa Trung Quốc ra trước toà án trọng tài quốc tế về yêu sách của Bắc Kinh, đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông đang trở thành một bài toán ngoại giao làm nhức đầu giới lãnh đạo các nước trên thế giới.

Hãng tin AP hôm nay đăng tải một bài viết, điểm qua lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông, nói rằng càng gần tới ngày toà án quốc tế ở La Haye ra phán quyết, Washington và Bắc Kinh càng tăng áp lực để thuyết phục công luận thế giới ủng hộ lập trường của mình về vai trò của toà án trọng tài quốc tế trong cuộc tranh chấp Biển Đông, để tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết của toà án.

Trung Quốc vẫn duy trì lập trường cho rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết của toà án La Haye, và đang tìm cách vận động sự ủng họ của các nước khác, đa số là các nước ở Châu Phi và Trung Đông.

Hãng tin AP điểm qua danh sách của các bên về vấn đề Biển Đông của họ như sau:

Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: | 3 Comments »

7818. Các Tranh chấp ở Biển Đông: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai

Posted by adminbasam trên 14/04/2016

Diplomat

Phỏng vấn Bill Hayton do Young China Watchers thực hiện

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-4-2016

Bài phỏng vấn này đã được đăng trước đây trên blog cuả Young China Watchers và được phép đăng lại ở đây. Young China Watchers là một mạng lưới toàn cầu hướng về các chuyên gia trẻ cuả Trung Quốc, có cơ sở tại chín thành phố và tham gia vào các vấn đề bức thiết nhất đang nổi lên tại Trung Quốc hiện nay.

Bill Hayton là nhà báo làm việc cho BBC World News và là cộng sự viên nghiên cứu của Chương trình Châu Á thuộc cơ quan Chatham House. Ông cũng là tác giả của The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, (Biển Đông: Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á). Tác phẩm này được hai tạp chí The Economist và Foreign Affairs liệt kê thuộc vào loại tác phẩm trong năm 2014. Gần đây, Benjamin Herscovitch thuộc Young China Watchers có nói chuyện với Hayton về tranh chấp Biển Đông, các biến động mới xảy ra và những gì mong đợi trong thời gian còn lại của năm 2016. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 6 Comments »

7313. Hoàng đế của các hoàng đế nhưng còn Hoa Kỳ-ASEAN

Posted by adminbasam trên 29/02/2016

Lê Minh Nguyên

29-2-2016

Bộ Chính Trị Khoá 12 của CSVN gồm 19 người, thường được gọi là vua tập thể. Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí Thư Khoá 11 và là người quá 65 tuổi duy nhất được ở lại, tiếp tục làm TBT K12. Ông ta nghiễm nhiên là hoàng đế của các hoàng đế trong BCT.

Sắp xếp nhân sự trong Bộ Chính Trị của bộ máy đảng cho thấy:

Ông Nguyễn Văn Bình tức Bình Ruồi, từ trước đến nay làm Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, sẽ làm Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương. Một trong các phó thống đốc NHNN sẽ thay ông lên làm thống đốc NHHN.

Ông Trương Hoà Bình gốc tuớng công an và là Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao sẽ làm Phó Thủ Tướng. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

6151. Biển Đông 2015: Thái độ chống Trung Quốc gia tăng trong ASEAN

Posted by adminbasam trên 15/12/2015

RFI

Trọng Nghĩa

14-12-2015

H1

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ 2 từ trái) tại Thượng đỉnh lần thứ 27 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Kuala Lumpur 22/11/2015. ©REUTERS/Jorge Silva

Trong năm 2015, Trung Quốc công khai bộc lộ ý đồ chiếm trọn Biển Đông. Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ hơn trong lúc một nửa ASEAN tích cực tìm đối sách : Việt Nam Malaysia và Philippines thiết lập thế đối tác chiến lược, Singapore mở rộng cửa cho phi cơ Mỹ trú đóng và Indonesia dọa kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế.

Năm 2015 sắp kết thúc được đánh dấu bằng thái độ thách thức lộ liễu chưa từng thấy của Trung Quốc tại Biển Đông, với hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo được Bắc Kinh rầm rộ tiến hành, bất chấp các tuyên bố quan ngại của hầu như toàn bộ các nước quan tâm đến quyền tự do hàng hải trong khu vực, cũng như các nước Đông Nam Á bị Trung Quốc chèn ép.

Trước thái độ càng lúc càng hung hăng của Bắc Kinh, Washington cũng có những phản ứng cứng rắn hơn. Ngoài việc vạch trần các hành động bị đánh giá là coi thường luật lệ quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông thông qua việc công bố thường xuyên hình ảnh vệ tinh về các công trình mà Bắc Kinh đang xây dựng trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, giới lãnh đạo chính trị cũng như quân sự Mỹ đã tranh thủ mọi diễn đàn để phản đối hành vi của Trung Quốc. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

6048. Tiến trình Xây dựng lòng tin mới cho Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 06/12/2015

Diplomat

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Huỳnh Phan

26-11-2015

Ảnh: Ken Banks/ Flickr

Ảnh: Ken Banks/ Flickr

Xây dựng lòng tin trên Biển Đông không dễ, nhưng cuộc họp gần đây ở Việt Nam cho thấy rằng có thể làm được việc đó.

Cuộc họp nửa ngày ở Việt Nam hôm thứ Tư có thể đánh dấu sự khởi đầu của một tiến trình xây dựng lòng tin mới ở Biển Đông. Cuộc họp được tổ chức tại thành phố dầu khí Vũng Tàu của Việt Nam, các đại biểu tham gia và quan sát viên thuộc tất cả các bên tranh chấp, gồm cả Trung Quốc, Đài Loan và Brunei, quốc gia ít được nhắc tới.

Mặc dù cuộc họp được tổ chức bên trong những cách cửa đóng kín, chương trình nghị sự đã được đưa ra công khai. Các đại biểu đã thảo luận các bước thực tế hướng tới thực hiện các sáng kiến đã được đồng ý hơn một thập niên trước đây trong “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Thời gian được dành cho các chủ đề về tự do hàng hải, bảo vệ môi trường, phát triển chung, và liên kết trên biển. Có lẽ điều thú vị nhất, buổi họp cuối cùng thảo luận “những thoả thuận mang tính thể chế cho việc tư vấn / đàm phán và thực hiện các hoạt động hợp tác”. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Giàn khoan HD 981, Trung Quốc | 1 Comment »

5940. Giải pháp nào cho Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Lê Văn

25-11-2015

Trong hàng ngũ chỉ huy cao cấp quân đội Hoa kỳ đang có mặt ngày càng nhiều sĩ quan người Mỹ gốc Việt trong khắp các binh chủng mà gần đây người ta thấy Ðại Tá Hải quân Lê Bá Hùng, vị Hạm trưởng chỉ huy Khu Trục Hạm USS Larsen từng ghé thăm VN và mới gần đây chiến hạm nầy lại lảnh nhiệm vụ thách thức đòi hỏi của TC bằng cách đi vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo Trường Sa do TC đánh chiếm từ VN đang được bồi đắp và nay được dùng để khẳng định chủ quyền.

Việc Nhà Trắng bổ nhiệm Ðại Tá Tôn Thất Tuấn vào chức Tùy viên Quân Sự HK tại VN trước nguy cơ đối đầu càng leo thang giữa HK đang xoay trục về châu Á và TC với mưu đồ bành trướng chiếm trọn Biển Ðông có thể bùng nổ,  làm cho viễn ảnh “người Mỹ gốc Việt” đang được tin tưởng và giao phó thực hiện các nhiệm vụ quân sự quan trọng của HK tại VN và Ðông nam Á – Thái bình Dương ngày càng rõ nét.
Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

5934. Cộng đồng ASEAN: Việt Nam không khéo sẽ tụt lại phía sau

Posted by adminbasam trên 25/11/2015

Blog VOA

Cao Huy Huân

25-11-2015

Bộ trưởng 12 nước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ở Lahaina, Maui, Hawaii, ngày 31/7/2015. Photo: Reuters.

Bộ trưởng 12 nước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ở Lahaina, Maui, Hawaii, ngày 31/7/2015. Photo: Reuters.

Sáng ngày 22/11, thay mặt các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Najib Razak của Malaysia – nước chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần 27, đã tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (gọi tắt là AC) vào ngày 31/12 năm 2015. Sự kiện này, sau việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, mang đến sự phấn khởi, nhưng cũng gợi lên nhiều nỗi lo cho Việt Nam.

Cơ hội đa dạng hóa thị trường

AC ra đời có nghĩa là 10 nước ASEAN sẽ giảm mạnh, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho dòng vốn và hàng hóa dịch chuyển mạnh mẽ nội khối, kích thích thương mại và đầu tư phát triển. Các chuyên gia nhận định AC sẽ trở thành một trong những trung tâm sáng giá và năng động nhất tại khu vực châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

5858. Những diễn tiến ở Biển Đông: Góc nhìn về Philippines, Malaysia và xa hơn

Posted by adminbasam trên 18/11/2015

CSIS

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Huỳnh Phan

Tháng 9/2015

Tác giả Bill Hayton. Nguồn ảnh: admu.edu.ph

Tác giả Bill Hayton. Nguồn ảnh: admu.edu.ph

Tốt nhất là bắt đầu với những gì bài viết này không chú trọng tới: cụ thể là các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) – China. Các cuộc đàm phán đã và đang diễn ra trong nhiều vỏ bọc khác nhau từ năm 1995, sau khi Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Cho đến nay ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí Bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, hình thành Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc đưa vào thực hiện DOC trong 2004, và gần đây nhất, Hướng dẫn thực hiện DOC vào tháng 7 năm 2011. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , | 1 Comment »

5504. Trung Quốc chiêu dụ Đông Nam Á

Posted by adminbasam trên 18/10/2015

Người Việt

18-10-2015

Đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC bế tắc. Các chiến hạm của Trung Quốc vẫn ngang dọc trên Biển Đông như đang đi lại trong “ao nhà.” (Hình: Tân Hoa Xã)

Đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC bế tắc. Các chiến hạm của Trung Quốc vẫn ngang dọc trên Biển Đông như đang đi lại trong “ao nhà.” (Hình: Tân Hoa Xã)

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Tại Diễn Đàn Hương Sơn lần thứ sáu tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc vừa đưa ra một đề nghị nhằm phát triển sự hợp tác về an ninh và quốc phòng với ASEAN.

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã giới thiệu Diễn Đàn Hương Sơn, hội nghị không chính thức giữa các bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc và ASEAN (một hoạt động của diễn đàn) như các cơ chế mới mà Trung Quốc muốn thay thế cho những cơ chế hiện có, vốn đang giúp Hoa Kỳ hình thành các liên minh tại Châu Á.

Tướng Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, nhấn mạnh, gia tăng hợp tác đa lĩnh vực an ninh, quốc phòng, chống hải tặc, chống khủng bố, hoạt động nhân đạo và giải quyết bất đồng sẽ hỗ trợ việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN.

Để chứng minh thiện chí, Trung Quốc đề nghị ASEAN cùng luyện tập chung về việc thực hiện các quy tắc ứng xử khi diễn ra những vụ đối đầu ngoài dự kiến trên biển, cũng như tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ thiên tai ở Biển Đông. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc | 1 Comment »

4694. Phản ứng trái ngược về thông cáo chung của ASEAN

Posted by adminbasam trên 10/08/2015

VOA

Steve Herman

10-08-2015

Ngoại trưởng các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 6/8/2015.

Ngoại trưởng các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 6/8/2015.

BANGKOK— Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhận được những phản ứng trái ngược về thông cáo chung liên quan tới vấn đề biển Đông mà khối này công bố tuần trước. Thông tín viên Steve Herman tường thuật từ Văn phòng Đông Nam Á của Đài VOA ở Bangkok.

Sau những cuộc thương thảo vào phút chót, 10 quốc gia Đông Nam Á đã ra một tuyên bố mang tính thỏa hiệp về việc thúc đẩy một quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, CoC, của các bên tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp. Đây là điều ASEAN đã thương thảo hơn chục năm qua.

Ông Benjamin Ho, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược ở Singapore, cho biết như sau.

“Người ta đã thảo luận tương đối nhiều về Bộ Quy tắc ứng xử này, và các nước châu Á khá là sốt ruột và muốn Bộ quy tắc này được thực thi. Vì thế, tôi nghĩ đây là một bước tiến. Nhưng đồng thời, tôi cũng nghĩ rằng CoC không nên được coi là giải pháp cuối cùng có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề biển Đông.” Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | Leave a Comment »

4666. Tướng Cương: Tuyên bố “bước lùi” là “chiêu bài” của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 07/08/2015

Soha News

Hoàng Đan

07-08-2015

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Theo tướng Cương, Trung Quốc đã luôn sử dụng chiêu bài một bước lùi mà thực chất chỉ là lời nói lùi nhưng sau đó vẫn tiếp tục làm, thực hiện những hành động sai trái.

“Chiêu bài” ngoại giao Trung Quốc

Tờ South China Morning Post ngày 6/8 đưa tin, tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN đang diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 5/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc đã ngừng hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

“Trung Quốc đã dừng lại. Bạn hãy nhìn xem ai đang xây dựng? Hãy lên máy bay và tự mình kiểm chứng”, ông Nghị nói với báo giới bên lề Hội nghị ARF. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

4619. Trung Quốc quyết gạt Biển Đông khỏi ASEAN, Hun Sen lên tiếng

Posted by adminbasam trên 04/08/2015

GDVN

Hồng Thủy

04-08-2015

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, ảnh: Tân Hoa Xã/SCMP

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, ảnh: Tân Hoa Xã/SCMP

(GDVN) – Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng leo thang…

Reuters ngày 3/8 đưa tin, Lưu Chấn Dân – Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai nói với hãng thông tấn này rằng Biển Đông “không nên được thảo luận trong cuộc họp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN” khai mạc hôm nay. Ông Dân cho rằng hội nghị “nên tránh các vấn đề nhạy cảm, các nước ASEAN không nên can thiệp vào Biển Đông”?!

“Không nên thảo luận chuyện này. Đây không phải diễn đàn về chuyện đó. Đây là một diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ làm căng vấn đề này, chúng tôi đương nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không (nêu ra)”, Lưu Chấn Dân nói với Reuters. Tuy nhiên phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner khẳng định, căng thẳng Biển Đông sẽ được thảo luận như một vấn đề an ninh khu vực. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | 1 Comment »

4614. TQ: Không nên thảo luận về Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN

Posted by adminbasam trên 03/08/2015

VOA

03-08-2015

Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông

Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng không nên mang vấn đề tranh chấp ở Biển Đông  ra thảo luận tại một Hội nghị ASEAN.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lưu phát biểu như vậy hôm nay bên lề Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 48 (AMM48) sẽ nhóm họp vào ngày mai ở Kuala Lumpur. Ông nói rằng các cuộc họp này nên tránh tất cả mọi cuộc thảo luận về vấn đề nhạy cảm này.

Ông Lưu nói thêm rằng các nước bên ngoài ASEAN không nên can dự vào vấn đề này. Reuters dẫn lời ông Lưu nói rằng “Đây không phải là diễn đàn thích hợp. Diễn đàn này là để cổ vũ cho hợp tác. Nếu Hoa Kỳ nêu lên vấn đề này, thì lẽ đương nhiên là chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng người Mỹ không làm điều đó”.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | Leave a Comment »

4286. Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á như thế nào?

Posted by adminbasam trên 07/07/2015

Straits Times

Tác giả: Ravi Velloor

Người dịch: Trần Văn Minh

03-07-2015

Minh họa: MIEL

Minh họa: MIEL

Khu vực này có thể phụ thuộc vào Trung Quốc để tăng trưởng, nhưng sự phụ thuộc đó là hỗ tương, điều mà Trung Quốc dường như bỏ quên.

Ông Rafael Alunan, Bộ trưởng Nội vụ của Philippines dưới thời tổng thống Fidel Ramos, nhớ lại ngày người Trung Quốc bước vào bãi đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa, một khu vực ở Biển Đông mà những người đồng hương của ông đã từ lâu xem là của họ. Ba năm trước đó, vào năm 1992, người Mỹ đã rút khỏi vịnh Subic và căn cứ không quân Clark. Không có sự che chắn bảo đảm, ông Ramos là một tướng về hưu, có rất ít lựa chọn. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: | 2 Comments »

4115. TRẦN DƯƠNG – Nhà cầm quyền nước nào muốn Mỹ, Trung choảng nhau hơn cả?

Posted by adminbasam trên 16/06/2015

Đào Hiếu

Trần Dương

15-06-2015

H1Câu hỏi nêu trong tiêu đề thực ra trùng với câu hỏi: Giới cầm quyền nước nào được lợi nhiều nhất khi Mỹ và Tàu đánh nhau?

Rõ ràng chỉ cần tìm đáp án trong số các nước có quan hệ tích cực hoặc tiêu cực với một trong hai nước này: thân Mỹ hoặc thân Tàu, hoặc ghét một hoặc cả hai nước đó.

Hãy xem Việt Nam ta trước. Không phải nhân dân, mà là chính quyền VN. Mặc dù họ ở gần chúng ta nhất, nhưng thái độ của họ là khó hiểu nhất. Và có thể trong nội bộ họ nghĩ cũng không giống nhau. Những anh thân Tàu thì thích cho hai nước đánh nhau và muốn TQ thắng, để họ có chỗ dựa đặng bảo vệ chế độ. Nhưng chính họ cũng sợ chiến tranh lan rộng và họ cũng phải hứng chịu. Những anh ghét Tàu (nếu có) thì đương nhiên muốn Tàu thua, nhưng có lẽ cũng không mong có chiến tranh thực sự, mà chỉ mong Mỹ choảng cho Tàu mấy vố, cho cánh kia rụt vòi lại thôi.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

3801. Nhận Diện Sức Mạnh Của Sợi Dây Xích ASEAN

Posted by adminbasam trên 29/04/2015

Lê Minh Nguyên

28-04-2015

Tục ngữ có câu “Sức mạnh của sợi dây xích nó nằm ở mắt yếu nhất”. Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur kết thúc hôm Thứ Hai 27/4/2015 cho thấy một ASEAN yếu ớt, dù nước chủ năm nay là Mã Lai, một nước CÓ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và là một nước lớn trong ASEAN.

Điểm danh 10 nước ASEAN để xem các mắt xích trong sợi dây xích này ra sao:

1. Nam Dương: nước lớn nhất về dân số cũng như kinh tế (dân 254 triệu, GDP $856 tỷ), không có tranh chấp nhưng có bị đe doạ bởi đường lưỡi bò ở vùng quần đảo Natina. Nam Dương muốn đóng vai trung gian hoà giải. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Leave a Comment »

3017. Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

Posted by adminbasam trên 07/10/2014

BBC

Đinh Hoàng Thắng

Bản gốc của tác giả gửi tới.

07-10-2014

Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô chống “diễn biến hòa bình”. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Hiện còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa… Vì vậy, thay đổi não trạng vẫn là vấn đề mấu chốt từ nay, nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai quan hệ song phương đầy duyên nợ này.

Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển (LDC) như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung | 5 Comments »

3002. Mỹ và Việt Nam thảo luận về việc kiềm chế những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông

Posted by adminbasam trên 27/09/2014

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

YALE GLOBAL

Tác giả: David Brown

Người dịch: Huỳnh Phan

25-09-2014

H1Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.

Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Sáu năm trước, Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ sơ sài minh họa cho yêu sách của họ về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với khu vực giới hạn bởi đường chín đoạn bao quanh gần như toàn bộ 3,5 triệu km vuông trên biển Đông. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 3 Comments »

2898. ĐÓN ĐỢI GÌ TỪ AMF-5 VÀ EAMF-3 (26-28/8) TẠI ĐÀ NẴNG?

Posted by adminbasam trên 26/08/2014

FB Đinh Hoàng Thắng

26-08-2013

ĐIỀU NGẠC NHIÊN LÀ SÁNG NAY HẦU NHƯ KHÔNG THẤY MỘT TỜ BÁO VIỆT NAM NÀO PHÂN TÍCH VỀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CẢ VỀ SONG PHƯƠNG LẪN ĐA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NÀY? LẠI BẮT ĐẦU ĐIỆP KHÚC “LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI…” NƯỚC NGOÀI NÀO? LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG MỸ HAY CỦA EU SẮP SANG VIỆT NAM LÀM VIỆC À?

Sáng 26/8/2014 – Tại Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3), nhiều khả năng vấn đề an ninh/an toàn hàng hải tại khu vực Đông Á, đặc biệt ở Đông Nam Á, TỨC LÀ “TRẬT TỰ HÀNG HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG” sẽ trở thành vấn đề “dầu sôi lửa bỏng” . Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cùng với những hành động và tuyên bố sau khi buộc phải rút giàn khoan ấy đã/đang đẩy quan hệ ngoại giao trong khu vực đến mức căng thẳng chưa từng có, gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến các mối quan hệ quốc tế. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

2865. Trần Kinh Nghị: Im lặng là vàng

Posted by adminbasam trên 15/08/2014

Trần Kinh Nghị

14-08-2014

H1Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: “Im lặng là vàng”. Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.

Mới đây có chuyện ông Lê Lương Minh được hãng Reuters trích dẫn đã phát biểu với tư cách Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Naypyidaw, Myanmar ngày 9/8/2014 rằng “Đề xuất của Hoa Kỳ (“đóng băng” các hoạt động xây dựng của các bên tại biển Đông) đã không được các Bộ trưởng ASEAN thảo luận vì ASEAN đã có nghị quyết ngăn chặn không được xây dựng trên các đảo san hô và cải tạo đất trong khu vực tranh chấp. Ông Minh còn lưu ý rằng “Đây không phải là vấn đề của ASEAN vì tổ chức này đã có những cam kết cùng với Trung Quốc tự kềm chế trong các hoạt động vào năm 2002“…và rằng “Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các bên có liên quan“.
Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 10 Comments »

2578. Kịch bản chiến tranh Việt-Trung

Posted by adminbasam trên 23/05/2014

BBC

22-05-2014

GS Carl Thayer: Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ? Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ.

Ông Carl Thayer cho rằng các cuộc đối đầu liên tiếp trên biển có thể gây ra thiệt hại về nhân mạng

Ông Carl Thayer cho rằng các cuộc đối đầu liên tiếp trên biển có thể gây ra thiệt hại về nhân mạng

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ ‘kết thúc rất nhanh’, với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.

BBC: Theo ông thì căng thẳng hiện nay có leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang hay không, và nếu điều đó xảy ra, hai bên sẽ triển khai những lực lượng gì cho cuộc chiến?

Giáo sư Carl Thayer: Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu trên biển được cả hai phía tính toán rất kỹ.

Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì sự hiện diện và tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ để yêu cầu Trung Quốc rút lui. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung | 7 Comments »

2493. Jakarta bác bỏ ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 06/04/2014

Asia Times

Tác giả: Ann Marie Murphy

Người dịch: Huỳnh Phan

3-4-2014

Trong một thay đổi chính sách quan trọng, vào ngày 12/3 các quan chức Indonesia thông báo rằng bản đồ đường chín đoạn Trung Quốc phác hoạ yêu sách của họ ở biển Đông chồng lấn với tỉnh Riau của Indonesia, tỉnh này bao gồm chuỗi đảo Natuna.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Indonesia đã tự đứng ở vị thế như một trung gian hòa giải độc lập trong tranh chấp biển Đông giữa một số thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc không có yêu sách trùng lặp đối với các đảo. Do đó, theo quan điểm của Jakarta thì Indonesia và Trung Quốc sẽ không có tranh chấp đối với vùng biển vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các quyền đối với vùng biển bắt nguồn từ các quyền đối với đất đai.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS | Leave a Comment »

2297. MYANMAR TRÊN CƯƠNG VỊ CHỦ TỊCH ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Posted by adminbasam trên 03/02/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 27/01/2014

Myanmar đã tiếp nhận cương vị chủ tịch luân phiên năm 2014 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Naypyidaw sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hơn 240 hội nghị lớn nhỏ, với hàng nghìn nhà ngoại giao, nhà lãnh đạo và nhà báo đến đây trong suốt cả năm. 2014 cũng là một năm quan trọng với ASEAN trước khi thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Vậy đâu là thách thức và cơ hội mà Myanmar, và cả ASEAN, sẽ phải đối mặt khi Naypyidaw đảm trách vai trò quan trọng này?

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2297. MYANMAR TRÊN CƯƠNG VỊ CHỦ TỊCH ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

2280. NHIỆM KỲ CHỦ TỊCH ASEAN CỦA MYANMAR: BÀI HỌC TỪ CAMPUCHIA

Posted by adminbasam trên 26/01/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 24/01/2014

(The Diplomat -13/1/2014)

Liệu những cải cách mới đây có cho phép Myanmar tránh lặp lại nhiệm kỳ tai tiếng của Campuchia?

Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến dừng chân ở Myanmar trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia – lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới thăm cả hai nước. Trong khi sự xuất hiện của Obama ở Yangon tiêu biểu cho sự ghi nhận quốc tế ngày càng tăng, dù là thận trọng, đối với những bước đi của Myanmar tiến tới cải cách và cam kết với thế giới, nhân viên Nhà Trắng đã nói rõ ràng Obama sẽ không tới Phnom Penh nếu nước này không đăng cai hội nghị thượng đỉnh với tư cách là chủ tịch ASEAN năm 2012.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2280. NHIỆM KỲ CHỦ TỊCH ASEAN CỦA MYANMAR: BÀI HỌC TỪ CAMPUCHIA

2180. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 30/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 24/12/2013

TTXVN (Hong Kong 23/12)

Tờ “Đại Công báo” (Hong Kong) dẫn nguồn tạp chí “South Reviews” có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) cho biết ngày 24/10/2013, Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng với sự có mặt của toàn bộ 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Chính sách ngoại giao với quy mô cấp cao chưa từng có và hàm ý “Nước lớn là nhân tố quyết định, láng giềng là quan trọng hàng đầu” đã có sự điều chỉnh khéo léo. Bên cạnh đó, với việc thành lập ủy ban An ninh Quốc gia, dư luận cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được tính chất gay go, phức tạp của công tác đảm bảo an ninh xung quanh, trong tương lai nhiều khả năng sẽ tập trung giải quyết vấn đề hiện thực nhất của an ninh quốc gia nước này, đó là quan hệ với các nước láng giềng.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc | Thẻ: , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2180. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

2179. TỔNG THỐNG PHILIPPINES THAY ĐỔI LẬP TRƯỜNG VỀ TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 28/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 21/12/2013

TTXVN (Hong Kong 20/12)

Theo Thời báo châu Á trực tuyến, sau nhiều tháng đối đầu ngoại giao, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang tìm cách tái can dự với Trung Quốc bằng cách hạ bớt giọng điệu căng thẳng trong quan hệ song phương, đồng thời thúc đẩy ngôn ngữ ngoại giao và hợp tác. Điều đáng chú ý là động thái này diễn ra sau việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ chuyển công du châu Á mới đây, trong đó có kế hoạch tới Manila nhằm đạt được một hiệp định an ninh song phương mới.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2179. TỔNG THỐNG PHILIPPINES THAY ĐỔI LẬP TRƯỜNG VỀ TRUNG QUỐC

2174. CÁN CÂN SỨC MẠNH ĐANG THAY ĐỔI Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Posted by adminbasam trên 24/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 19/12/2013

TTXVN (Tokyo 18/12)

Theo tạp chí Sentaku (Nhật Bản) số ra mới đây, những thay đổi mạnh mẽ có thể sẽ xảy ra trên bản đồ địa chính trị của khu vực Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 9/2013 đã khẳng định trong một tuyên bố liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria rằng Mỹ sẽ không trở thành “sen đầm” của thế giới. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang có hai “sen đầm” – đó Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có quan hệ đan xen ở nhiều cấp độ và loại hình quan hệ khác nhau với cả Mỹ và Trung Quốc. Những nước này có mối quan hệ mật thiết với Mỹ về các vấn đề liên quan đến an ninh và với Trung Quốc trên phương diện kinh tế.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2174. CÁN CÂN SỨC MẠNH ĐANG THAY ĐỔI Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

2132. CUỘC “TẤN CÔNG NGOẠI GIAO” CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

Posted by adminbasam trên 29/11/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 25/11/2013

TTXVN (Algiers 21/11)

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, ba tháng vừa qua được đánh dấu bằng nhiều hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Dấu ấn của Trung Quốc lại đậm nét hơn khi Chính quyền Obama, vì bế tắc trong vấn đề ngân sách liên bang, nên buộc phải hủy việc tham gia các hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali ngày 1/10 và ASEAN ngày 10/10 tại Brunei.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2132. CUỘC “TẤN CÔNG NGOẠI GIAO” CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

2089. CẠNH TRANH NHẬT BẢN-TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN TỐ MỸ

Posted by adminbasam trên 03/11/2013

THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 31/10/2013

TTXVN (London 29/10)

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành anh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và sự lo ngại của Nhật Bản về vị thế của Tokyo khiến hai nước này phải phát triển các mối quan hệ mới hoặc củng cố các mối quan hệ cũ, trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á.  Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2089. CẠNH TRANH NHẬT BẢN-TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN TỐ MỸ

2087. Gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Posted by adminbasam trên 02/11/2013

Ease Asia Forum

Tác giả: Benjamin Schreer, ASPI

Người dịch: Huỳnh Phan

01-11-2013

East Asia SummitBình luận gần đây về việc Tổng thống Barack Obama hủy bỏ vào phút cuối chuyến đi của ông đến cuộc họp APEC tại Bali và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei phản ánh áp đảo lối suy nghĩ cổ điển ‘tổng bằng không’. Dư luận chung là tính đáng tin của việc Mỹ ‘xoay trục’ đã bị xói mòn nhiều thêm nữa, và rằng Trung Quốc đã sử dụng sự vắng mặt của Obama để củng cố vị trí của mình với các quốc gia ASEAN.

Tuy nhiên, chính trị quốc tế hầu như không theo động lực nhị phân như vậy. Trên thực tế, vì nhiều lý do, mục tiêu của Bắc Kinh nhằm tăng cường vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á với cái giá mà Washington phải chịu rất có nhiều khả năng thất bại. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khu vực đều hiểu rất rõ rằng chuyến đi Đông Nam Á của Tổng thống bị hủy không đồng nghĩa với một sự thay đổi trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Các cường quốc khu vực chính như Malaysia và Indonesia thừa nhận việc Obama ở nhà là chuyện bắt buộc. Thay vào đó, Ngoại trưởng John Kerry đã tham dự cả hai cuộc họp và đã đưa ra thông điệp chính mà các nước Đông Nam Á muốn nghe: Mỹ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông một cách hòa bình.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung | Chức năng bình luận bị tắt ở 2087. Gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á

2077. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG PHONG CÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

Posted by adminbasam trên 25/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 19/10/2013

TTXVN (Hong Kong 17/10)

Theo trang tin “Đa chiều“, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bali, Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm hai quốc gia quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia và Malaysia.  Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2077. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG PHONG CÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

2074. BIỂN ĐÔNG – CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CHÂU Á

Posted by adminbasam trên 23/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 19/10/2013

TTXVN (Paris 18/10)

Báo Le Monde ngày 10/10 có bài viết về tranh chấp ở Biển Đông cho rng sự vng mặt của Tổng thng Mỹ Barack Obama tại một loạt cuộc họp cp cao diễn ra tại Đông Nam Á đầu tháng 10 đã tạo cơ hội đ Trung Quốc tự do hành động với các vn đề của khu vực. Nội dung chính bài viết như sau:

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2074. BIỂN ĐÔNG – CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CHÂU Á

2068. ĐÔNG NAM Á: ĐỒNG TIỀN MẤT GIÁ VÀ NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG

Posted by adminbasam trên 17/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 12/10/2013

TTXVN (New York  11/10)

Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã dựa quá nhiều vào tín dụng để duy trì tăng trưởng khi kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng nhưng sự phụ thuộc này đã dẫn tới một chu kỳ điều chỉnh khác. Lo ngại đang gia tăng khi các quốc gia khu vực quá phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài cũng như tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc làm gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính 1997 ở châu Á.  Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Kinh tế thế giới | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2068. ĐÔNG NAM Á: ĐỒNG TIỀN MẤT GIÁ VÀ NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG

2019. NHỮNG KHÍA CẠNH QUÂN SỰ TRONG CHIẾN LƯỢC “XOAY TRỤC” CỦA MỸ SANG CHÂU Á

Posted by adminbasam trên 07/09/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 1/9/2013

(Tạp chí Asian Affairs, tháng 10-12/2012)

Tóm tắt: Đây là lần thứ 3 các nhà hoạch định chính sách ca Hoa Kỳ đã cân nhắc việc xoay trục sang châu Á. Tuy nhiên, ln này thì khác hn, vì rõ ràng cơ sở lực hấp dẫn của nền kinh tế toàn cầu đang chuyn từ Tây sang Đông. Với tư cách là quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ một lợi ích quốc gia quan trọng hơn cả trong việc duy trì sự thịnh vượng và trật tự của khu vực này.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt - Mỹ | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2019. NHỮNG KHÍA CẠNH QUÂN SỰ TRONG CHIẾN LƯỢC “XOAY TRỤC” CỦA MỸ SANG CHÂU Á

1962. TRUNG QUỐC NÊN TỪ BỎ CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

Posted by adminbasam trên 16/08/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 14/8/2013

TTXVN (Niu Yoóc 24/7)

Mạng tin East by Southeast” ngày 24/7 cho biết, cuối năm nay các loại xe ô tô và xe tải chở đầy hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan có thể đi qua một chiếc cầu bắc qua sông Mekong, nối liền tỉnh Chiang Rai của Thái Lan với tỉnh Bokeo của Lào và nối liền với các tuyến đường cao tốc trong nội địa Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Môi trường, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: