BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

908. Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines

Posted by adminbasam trên 20/04/2012

Sài Gòn Tiếp thị

Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines

Ngày 20.04.2012, 10:01 (GMT+7)

SGTT.VN – Tranh chấp ở Biển Đông những ngày gần đây lại nóng lên với việc tàu hải quân Philippines đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền – bãi cạn Scarborough – và việc tàu nghiên cứu Sarangani của Philippines bị các tàu và máy bay Trung Quốc “quấy rối” cũng tại khu vực này.

Cùng là thành viên trong ASEAN, cùng là hai nước nhỏ hơn, và cùng chịu sức ép cán cân quyền lực chênh lệch với Trung Quốc, nhưng trong bài toán phối hợp – liên kết giữa Việt Nam – Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam luôn phải đứng trước một tình thế nan giải.

Một mặt, nếu Manila hoà hoãn và tiến hành hợp tác với Bắc Kinh theo con đường song phương, Việt Nam có khả năng bị ép vào thế “chuyện đã rồi”, khi quyền và khu vực khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp đã được hai nước thông qua, dẫn đến nguy cơ trở thành người đến sau “trâu chậm uống nước đục”. Gần đây nhất là vào năm 2004, việc Philippines đồng ý ký kết một thoả thuận với Bắc Kinh để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa, đã khiến Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận tham gia “Thoả thuận ba bên về hợp tác nghiên cứu hải dương một số khu vực của biển Nam Trung Hoa” (JMSU). JMSU kéo dài gần ba năm, sau đó tuy không được Chính phủ Manila gia hạn tiếp, nhưng cũng là một chỉ dấu cho thấy sự không nhất quán trong lập trường liên minh của khối các nước ASEAN.

Mặt khác, trong trường hợp Philippines căng thẳng với Trung Quốc như trong thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng sẽ rất khó xử, vì phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Ủng hộ Philippines để phản đối Trung Quốc theo tinh thần liên đới và bảo toàn khối thống nhất các nước ASEAN, Việt Nam có khả năng “tự đá thủng lưới nhà”, khi một số quần đảo ở Trường Sa vẫn là chủ đề tranh cãi giữa Hà Nội và Manila. Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khẳng định chủ quyền và tiến hành xây dựng căn cứ trên đảo Pagasa, tiếng Việt gọi là đảo Thị Tứ nằm ở khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa, một hành động dường như thúc đẩy tình hình thêm căng thẳng. Hơn nữa, nếu Việt Nam không ủng hộ trong lúc Philippines đang đối trọng song phương với Trung Quốc, thì điều đó sẽ dẫn đến nhiều khả năng phía Philippines cũng sẽ lựa chọn một giải pháp “bàng quan” tương tự, khi Việt Nam gặp vấn đề.

Trong bối cảnh lưỡng nan như vậy, lựa chọn chiến lược “pháp lý theo nguyên tắc” và “tiếp cận đa phương” là chìa khoá. Khoan đề cập đến vấn đề chủ quyền pháp lý và lịch sử các đảo, với tinh thần “cái dễ làm trước”, Việt Nam cần xác định lại nguyên tắc về cách hành xử với cả hai đối tác Philippines lẫn Trung Quốc. Hiện nay, các vùng “chồng lấn” giữa vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (EEZ) của các nước ven biển và EEZ của các vùng đảo (nếu được xem là đảo), chính là nguyên nhân dẫn đến việc biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp. Trong hồ sơ đệ trình lên uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc (CLSC), Philippines đã không tham gia chung với Việt Nam và Malaysia để cùng chia sẻ quan điểm các đảo – đá ở khu vực Trường Sa không đủ điều kiện “pháp lý đảo” theo điều 121, khoản 3 của Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), và vì vậy không thể sở hữu EEZ. Quan điểm này của Việt Nam và Malaysia đi ngược lại với phía Bắc Kinh, khi Bắc Kinh chính thức trình bày “đường lưỡi bò” như một khẳng định chính thức về chủ quyền của mình tại Biển Đông.

Thuyết phục cả Philippines lẫn Trung Quốc đến cùng một quan điểm thống nhất là điều Việt Nam cần làm. Ngay cả khi biết rằng nhiều khả năng Trung Quốc không đồng ý, phía Việt Nam cũng nên đưa vấn đề này ra với sự tham gia của các nước có liên quan với nhau. Chèn ép bằng sức mạnh chỉ có thể thành công khi nước yếu thế hơn phải chịu thế “một chọi một”, hoặc đây là cuộc chơi rừng rú với nắm đấm thay vì luật lệ và lý lẽ. Tranh chấp Biển Đông hiện nay không phải là một cuộc chơi như vậy, và chắc chắn chúng ta cũng không được phép để cho nó trở thành một cuộc chơi như vậy.

NGUYỄN CHÍNH TÂM

Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị

Ảnh 1 từ bài gốc: Người Philippines sống tại khu Makati (thủ đô Manila) biểu tình yêu cầu Trung Quốc rút tàu chiến khỏi bãi cạn Scarborough trên biển Đông. (Ảnh: Reuters).

Ảnh 2 do Ba Sàm bổ sung: người Việt Nam biểu tình gần tòa đại sứ Trung Quốc, sáng Chủ nhật 3/7/2011, phản đối TQ gây hấn, cắt cáp tàu Bình Minh 2 tại vùng lãnh hải của VN trên Biển Đông. (Ảnh do CTV trang Ba Sàm cung cấp).

27 bình luận to “908. Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines”

  1. […] 908. Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines […]

  2. Haohao said

    CẢ HAI ĐỀU LÀ KẺ THÙ CẢ
    Bài viết này đã nêu ra được điểm tế nhị về NGUYÊN TẮC đối với chủ quyền lãnh thổ khi bị 2 nước bên ngoài nhảy vào tranh giành, xâu xé.

    Chính Philippines đã lợi dụng tình thế để xâu xé lãnh thổ Việt Nam. Một số còm sỹ không hiểu rõ vấn đề nên tưởng có thể bắt tay với kẻ cướp Philippines. Chính Tàu cộng tạo ra cơ hội cho Philippines nhảy vào xâu xé Hoàng Sa, Trường Sa. Cả hai đều là kẻ thù cả. Không có chuyện tán đồng hoặc xúi giục đánh nhau để ngư ông đắc lợi.

    Hai thằng ma cô nhào vô nắm lấy hai tay của vợ mình. Mình nói “Tụi bây CĂNG THẲNG với nhau vì vợ tau”. Rồi mình còn tán đồng thằng yếu hơn và xúi giục chúng đánh nhau để mình ngư ông đắc lợi chăng?

    Mấy hôm trước (13/04/2012 lúc 10:55) tôi có cái còm, nay xin đăng lại

    ĐỐ VUI ĐỂ HỌC
    Dân trí nước Việt “RẤT LÀ THẤP” – đó là nghe nói vậy, từ nguồn cán bộ nào đó nói – do dân trí thấp nên không thể cho ra báo tư nhân được.

    Bù lại, nhà nước cộng sản và hệ thống chính trị luôn luôn gắng sức chăm lo giáo dục, thông tin, đặc biệt là cho người dân biết chủ quyền là cái gì.

    Vậy bác nào là dân Việt hiện đang sống ở Việt Nam hãy cùng nhau tham gia đố vui để học. Hãy thử hỏi bạn bè, người quen, con cháu và đọc sách báo tài liệu từ hệ thống báo chí, sách vở CHÍNH THỐNG rồi tự trả lời các câu hỏi sau:

    1. Bãi đá ngầm Scarborough Shoal có tên tiếng Việt là gì?
    2. Vị trí bãi Scarborough là 15°08′ B – 117°46′ Đ? Đúng hay Sai?
    3. Tên tiếng Tàu là Huangyan Dao?
    4. Bãi Scarborough thuộc về: (A) quần đảo Trung Sa , (B) quần đảo Hoàng Sa hay (C) quần đảo Trường Sa?
    5. Trước kia, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhận bãi Scarborough là thuộc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt Nam. Đúng hay Sai?
    6. Hiện nay, Chính phủ CHXHCNVN vẫn còn nhận bãi Scarborough là thuộc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt Nam. Đúng hay Sai?
    7. Việc tranh chấp giữa Phi và Tàu cộng tại bãi Scarborough đã có: (A) Đảng và Nhà nước lo, (B) Mỹ lo, (C) Chẳng buồn lo.

    Rất mong tự trả lời để rút bài học xương máu, sâu sắc và đừng nói năng chi để khỏi bị đi cải tạo Thanh Hà.

    • Trần Nhật Quang said

      Ông Henri Calisto đến nhà tôi chơi, ông ấy nói rằng: Xưa kia, Hoàng Sa và Trường Sa là những hòn đảo hoang, không có người ở. Người TQ và người VN đã từng ra đảo chơi, rồi về, không ông nào ở lại. Nay ông nào cũng nói “có dấu chân của cha ông chúng tôi” để đòi chủ quyền. Nếu “có dấu chân” là chủ quyền thì Hoàng Sa – Trường Sa phải là chủ quyền của Bồ Đào Nha ! Từ thế kỷ 15-16, khi thuyền mộc của TQ và VN chưa đủ sức vượt sóng ra xa khơi, thì thuyền buồm Bồ Đào Nha đã lướt khắp các đại dương để thám hiểm và buôn bán. Người Bồ Đào Nha đã ghé lên đảo để thám hiểm, tránh bão, sửa chữa cột buồm và lấy nước ngọt, mà có thấy ông TQ, ông VN nào đâu. Di chúc tổ tiên chúng tôi để lại, khi nào có người lạ lên đảo, thì thì phải sang thám thính, nếu chúng giành nhau thì phải công bố chủ quyền. Bởi vậy tôi sang VN đá banh để thám thính thực hư, thì TQ, VN đã dựng lều rồi. Nhân danh chủ quyền tổ tiên, chúng tôi tuyên bố: Yêu cầu TQ và VN rút hết, trả lại Hoàng Sa – Trường Sa cho Bồ Đào Nha ! Rút hết để chúng tôi xây sân bay cho Ronado dẫn quân ra huấn luyện đá banh ! Rút hết ! Đến sau đừng có nhận xằng !

      • Trọng Tài said

        À thì ra cái lão Calíto này, cho vô địch Suzuki Cup một cái rồi chuồn hả ? Để lại hậu quả cho Việt Nam và lão Franko Goetz về bét chung kết Si gêm hả ?


  3. Đêm khuya tình cờ lỡ lạc vào trang mạng trường Đại học Phạm Văn Đồng ….
    =========================================

    http://www.pdu.edu.vn/nss.php?name=Infor&id=35

    Quảng Ngãi có Học đại Phạm Văn Đồng !

    Thế mà Giới trẻ ghi danh học rất đông

    Anh Tô tầm nhìn sao gớm thế !

    Chắc nghe Hồ dạy Hòang Sa là số không ?

    « Đảo nhỏ phân chim đâu đáng kể !

    Chú cứ nghe bác …nhường ngay cả hết Biển Đông

    Nước VỆ thuộc nước TỀ xưa nay vẫn thế ! … »

    – « Thưa bác ký liền Công hàm đâu tiếc công ! »

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  4. Bò Sát Đất said

    Chỉ cần Việt Nam tỏ thái độ không đồng tình với hành động của trung cộng, là trung cộng sẽ sợ bị cô lập trên biển đông ngay. Cơ hội ngàn vàng, hỡi các lãnh đạo của đỉnh cao trí tuệ có biết điều này không?

    Làm chính trị phải biết tận dụng những cơ hội quí báu để đem lại hạnh phúc cho người dân!

    Nếu là một người hèn nhát nhưng tài giỏi thì cũng sẽ không bỏ qua cợ hội ngàn đời này để lấy lại vị thế của mình.

    còn đã hèn nhát mà không tài giổi thì đây không có ý kiến!

    BSD.

  5. kiến đen said

    Nếu như chưa phải đánh nhau thì tốt hơn hết là tuyên bố đảo của VN chứ không phải của tàu và phi mà đánh nhau, rồi sau đó cho dân cả nước biểu tình rầm rộ tại tất cả ngõ ngách tỉnh thành để khẳng định chủ quyền và quyết tâm của toàn đảng toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ mà tổ tiên để lại.

    • Haohao said

      XIN BỎ 2 CHỮ
      Đồng ý .

      Nhưng xin bỏ 2 chữ “quyết tâm của TOÀN ĐẢNG toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ mà tổ tiên để lại.”

      Chờ cho “toàn” đảng quyết tâm chống Tàu thì còn lâu.

  6. hoaden said

    Tôi nghĩ vấn đề này nên theo các ý tưởng sau:
    1) Trong và ngoài: ta và philipin trong cùng một khối.Trung quốc là ngoài khối.Vậy trước tiên ta nên cùng với Philipin để giải quyết theo luật pháp quốc tế.Hơn nữa,TQ là nước bá quyền,cậy mạnh hiếp yếu,song phương với TQ chắc chắn là thất bại 100%.TQ nổi tiếng là mưu mô thủ đoạn.Không có ảo tưởng gì với tên lấy “bành trướng” làm quốc sách
    2) Trong và trong: ta và Philipin thuộc khối Asean, vấn đề tranh chấp là vấn đề nội bộ khối.Hơn nữa,tương quan ta với Philipin ngang ngữa,có thể nói phải trái với nhau được,có thể đạt được được sự công bằng
    Một vấn đề có tính “quan trọng hàng đầu” là VN nên từ bỏ quan điểm ý thức hệ mà không những cả thế giới mà cả nội bộ chúng ta đều thấy nó mang tính “bịp bợm” như ông Trần Phương đã phải chua chát kêu lên.Cần phải đặt lợi ích của đất nước,của dân tộc lên trên hết

    • Bò Sát Đất said

      Quá chuẩn khi suy nghĩ vấn đề Biển Đông như vậy. Trung quốc, còn to tiếng với láng giềng là chủ quan nghĩ rằng còn có Việt Nam, khi Việt Nam tỏ thái độ rõ ràng( xét về hiện nay và sau này đều có lợi), thì trung quốc sẽ hạ giọng ngay.
      Bạn có quan điểm rát giống tui. cảm ơn bạn.
      BSD.

    • nguyễn văn Đức said

      chọn Philippines thì còn Trường Sa (phải chấp nhận mất ít) chọn TQ thì mất tất cả. cũng chẳng có gì nan giải cho các cấp lãnh đạo VN.

      • Haohao said

        CÔNG HÀM
        Phải chấp nhận mất ít?

        Ừ! Chấp nhận mất có 1 ít mà được thêm cả cái miền Nam. Ký chơ! Ký chơ!

  7. Thành Chung said

    Đọc bài báo mà thấy rối bời , đọc 03 gạch đầu dòng của Người dân xịn mà mới vỡ lẽ . Hay !

  8. xuan tu said

    Ke thu truyen kiep cua nhan dan VN la ke thu phuong bac. Hon luc nao het chung ta deu thay su hung hang cua ten de quoc phuong bac nay. Voi toi san sang danh nhau voi ke thu phuong bac mot lan nua , cung nhu Ly Thuong Kiet phai chu dong tan cong vao tan sao huyet cua chung neu khong cho chung den chang khac nao de chung pha cua xong vao.

  9. CÒN CÁI LAI QUẦN CŨNG BÁN said

    Bài viết có nhiều gợi ý cho các ” đỉnh cao trí tuệ” của VN, nhưng có lẽ cũng chỉ là ” đàn gảy tai…” Buồn như con chuồn chuồn!

  10. anhnamsg said

    Thêm một điểm cho các nhà báo Sài Gòn Tiếp Thị.

  11. Xin hỏi tác giả bài báo: khái niệm “quan điểm thống nhất” trong trường hợp này là gì? liệu nó có tồn tại trong điều kiện lợi ích của từng quốc gia đan chéo và chồng lấn như hiện nay. Và Việt nam liệu có cần thiết phải làm điều này. Thống nhất quan điểm chỉ có thể đạt được khi các bên đều thỏa thuận được các lợi ích chung và riêng, mà trên bình diện pháp lý quốc tế Trung Quốc đều ở thế yếu. Không thể đòi hỏi bất cứ điều kiện nào đối với hệ đảo Trường Sa.

    Tác giả cho rằng Việt Nam nên lựa chọn chiến lược “pháp lý theo nguyên tắc” và “tiếp cận đa phương” là chìa khoá trong ứng xử với các bên tranh chấp (cái này chắc tác giả đã được quán triệt từ trung ương) không có nghĩa là Phi Luật Tân và Trung Quốc cũng lựa chọn vui vẻ. Việt Nam cũng không được tự cho mình đứng ở giữa hòa giải trong bất kì tranh chấp nào, đừng học Lã Bố bắn cung cứu Lưu Bị thủa xưa. Ốc chưa mang nổi mình ốc…

    Trước tình thế này, cần khôn ngoan đặt lợi ích dân tộc chủ quyền quốc gia lên cao nhất. Muốn vậy phải xác định các điều kiện sau:
    – Đối thủ nào mạnh nhất và nguy hiểm nhất đối với chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa: Trung Quốc hay Phi, ai cũng biết
    – Đối thủ nào đòi hỏi quyền lợi nhiều nhất đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cái này ai cũng biết
    – Lựa chọn đồng minh nào mang lại nhiều lợi ích nhất cho đất nước, đòi hỏi lợi ích thấp nhất

    Tóm lại nếu xảy ra tranh chấp, hãy đứng về Phi Luật Tân. Nếu chủ quyền bị xâm phạm bởi bất kì bên nào đều phải nhanh chóng lên tiếng và có phản ứng phù hợp với tình hình. Nên nhớ Trung Quốc đòi 90% biển ĐÔng còn Phi thì chỉ một vài đảo nhỏ, và không mạnh hơn ta.

    • F 361 said

      Tôi tán thành quan điểm của pác!
      Kẻ thù truyền kiếp mãi mãi là là Tàu khựa, dù cho đến lúc không còn là Tàu cộng.
      Nhượng cho Phi vài đảo, bãi đá… Còn các đảo khác của Tàu cộng… VN thu hồi lại hết sau cuộc chiến biển Đông.
      Rồi mời Mỹ vào cùng hút dầu. Lọt sàng xuống nia!

      F 361

    • Khách said

      Bác Dân có lời bình xịn thật

    • Ly Toet said

      Người Dân Xịn xứng đáng được vào Q.H thay thế các nghịgật!

  12. Đình said

    1 bài đáng đọc,mô tả được tình trạng khó khăn của VN trong tranh chấp Phi-Trung với tài sản là biển đảo VN bị cả 2 nước Phi-trung ăn cướp.Có 1 kẽ ghét bài này:gả Huệ,Bộ tr Tài chính vì nó đã khó chịu việc báo T.Thị mà viết về CT y như thiên hạ ghét gã vì tài chính nói chuyện báo chí vậy

  13. tucanada said

    Philippines chỉ là diện, Việt Nam mới chính là điểm mà TQ muốn làm thịt, chúng làm mạnh với Philippines để xem phản ứng quốc tế ra sao trước khi kiếm cớ để gây ra chiến tranh nhỏ trên biển với Việt Nam nhằm cướp thêm lãnh hải nước mình vì Philippines có Mỹ chống lưng còn Việt Nam mình thì chỉ có bác Trọng và cái Đảng phọt phẹt của bác chống đỡ thôi.
    Bọn đế quóc tư bản đang dẫy chết cùng các nước đang lên trong BRICS, bạn bè quốc tế… đang trông mong Trung Quốc ra tay với Việt Nam để rồi sau đó chúng sẽ tung lá bài cấm vận, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc … để làm khó các chú con trời đã tham lại ngu.
    Thiệt hại nặng nhất vẫn là dân chúng, đất nước Việt Nam vì bị dẫn dắt bởi những lãnh đạo dốt đặc cán mai, chỉ giỏi tham nhũng và bắt nạt đám dân đen.
    Nhà nước ta nhịn thì nó sẽ làm tới, nhà nước ta làm căng thì nó sẽ giở thói côn đồ ngay, với cách hành sử u u minh minh của các lãnh đạo VN, chẳng ai chịu làm bạn thật tình để các chú bác có chỗ kêu cứu khi hữu sự cả.
    Thật lo lắm thay!

    • dansg said

      Trong khi TQ và Phi đang có tranh chấp ở biển Đông thì đoàn quân sự VN đi thăm hữu nghị TQ , thể hiện quan điểm của VN về biển Đông

  14. said

    bác này nói là người Việt biểu tình gần tòa đại sứ Trung Quốc, em nhìn hình thì thấy toàn CSCĐ không à, như vậy ta nên nói là CSCĐ Việt Nam biểu tình thì đúng hơn nhỉ !!!người dân đâu phải lo mấy chuyện đó đã có Đảng và Nhà Nước lo rồi hehehe

Gửi phản hồi cho Tin thứ Hai, 23-04-2012 « BA SÀM Hủy trả lời