Đôi lời: Được biết, bài văn tế này là nội dung tác giả tâm đắc nhất trong kịch bản văn học, cũng do chính ông soạn, của chương trình cầu truyền hình: “Trường Sa – Hà Nội – Nước Việt yêu dấu“, do VTV dự kiến thực hiện vào tối 30-4-2012 (tại 2 đầu cầu: Đền Bà Kiệu và đảo Song Tử Tây), vừa bị “đại thượng cấp“ yêu cầu loại khỏi kịch bản. Khả năng chương trình cũng khó được thực hiện đúng tối 30-4.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc ngang ngược tấn công, xâm chiếm trái phép một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 3 tầu vận tải và 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng. Trong các tài liệu của HQNDVN, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).Nhân ngày Thanh Minh, để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ quyết tử của chúng ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bi hùng nói trên, tôi đã viết “ Văn tế đọc giữa biển Đông”, gửi đến quý bạn xa gần, đặc biệt thiết tha mong các bạn đọc trẻ chia sẻ những điều gửi gắm trong bản văn này!
ASEAN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÂU ÂU
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu ngày, 30/3/2012
TTXVN (Giacácta 25/3)
Bàn về tính chất của Liên minh châu Âu nói chung, cuộc khủng hoang nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu nói riêng trong mối tương quan với đặc điểm của ASEAN, tác giả RudiWinandoko — một nhà ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Inđônêxia có bài viết “ASEAN có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng châu Âu” đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta” số ra mới đây. Tác giả đã có những so sánh, phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, từ đó nêu lên một số bài học kinh nghiệm của mình về hội nhập kinh tế đối với ASEAN. Sau đây là nội dung bài viết.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) có những đặc điểm xã hội và kinh tế rất khác nhau. Căn cứ vào GDP thì sức mạnh kinh tế của EU gấp hơn 9 lần so với ASEAN. EU bắt đầu tiến trình hội nhập từ năm 1958, một khoảng thời gian dài trước khi có Tuyên bố Băng Cốc về thành lập ASEAN vào năm 1967. Dù có sự khác biệt như vậy, nhưng cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) hiện nay có thể mang lại cho ASEAN bài học quý giá cho tương lai.
Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã “tranh thủ” giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN”…
Việt Nam và Hoa Kỳ: một cặp tình nhân không cân xứng
Tác giả: David Brown *
Người dịch: Trần Văn Minh
Hiệu đính: David Brown
27-03-2012
Một liên minh trong thuận tiện trở thành một quan hệ chiến lược.
Đặc biệt vào năm bầu cử Mỹ này, những vấn đề nhân quyền sẽ thử thách sự bền vững trong việc lập lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kẻ thù xưa mà hình như bây giờ đang trở thành bạn tốt.
Viên chức từ Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn gặp nhau thường xuyên vào những ngày này. Một kẻ nghe trộm những cuộc tiếp xúc như thế có thể kết luận rằng nỗi nghi kỵ của hai thế hệ trước, vốn được người Việt Nam gọi là “chiến tranh chống Mỹ”, chỉ là một chướng ngại nhỏ trên con đường dẫn tới sự giao hảo.
Ngày 20-3, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đến Hà Nội trong một chuyến thăm chính thức, được các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang, đón tiếp nồng hậu. Chuyến thăm hai ngày này diễn ra vào thời điểm hai nước đang nỗ lực phát triển quan hệ.
Gần đây, mối bang giao giữa Naypyidaw và Hà Nội đã được thắt chặt hơn nhiều, như việc hai nước có những chuyến thăm qua lại ở cấp cao. Tháng 6 năm ngoái, Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải sang thăm Myanmar bốn ngày. Tháng 11, tân Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đến Hà Nội. Sau đó một tháng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư của Các nước Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, tổ chức ở Naypyidaw.
Báo Le Monde ngày 18/3 đã tổ chức thảo luận chuyên đề “Trung Quốc thời kỳ chuyển giao chính trị” do Frangois Bougon, phóng viên chuyên trách khu vực Đông Á chủ trì, nội dung chính như sau:
+ Phải lý giải thế nào về việc loại bỏ Bạc Hy Lai?
– Có hai khía cạnh cần quan tâm: Thứ nhất, thuần túy vấn đề địa phương gắn với Trùng Khánh; Thứ hai, gắn với tình hình chính trị và sự chuyển giao quyền lực nhân Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào mùa Thu tới. Trên phương diện địa phương, hành động của Bạc Hy Lai đã gây rất nhiều chỉ trích, đặc biệt trong vấn đề quản lý cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Một số luật sư đã đứng ra tố giác những vụ việc lùm xùm, những trường hợp tra tấn các doanh nghiệp địa phương. Theo các luật sư, Bạc Hy Lai đã tiến hành cuộc chiến này để củng cố các tham vọng quyền lực ở cấp độ quốc gia, đồng thời cũng vì mục đích cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp địa phương.
Đôi lời: Những sự kiện tấn công mạng vừa qua có rất nhiều nghi vấn về thủ phạm. Việc xóa dấu vết sau cuộc tấn công cực kỳ quan trọng, chứng tỏ những cá nhân/tổ chức thực hiện việc phá hoại các website chính phủ, báo, blog lề phải/trái đa số có trình độ cao, tổ chức chuyên nghiệp.
Cho đến giờ, mới chỉ có một tổ chức bị cáo buộc là thủ phạm phá hoại hàng loạt các website, blog “lề trái”, là BKAV.
Còn thông tin về việc BKAV hợp tác với TC5 là hoàn toàn bình thường, do họ phụ trách bảo mật, phát triển hầu hết hệ thống website chính phủ.
Vậy thì cá nhân/tổ chức nào muốn phá BKAV? Nếu loại bỏ BKAV vì vụ bê bối gần đây, hệ thống website Chính phủ sẽ ra sao? Công ty nào trong nước/nước ngoài sẽ thay BKAV thầu mỏ vàng này? Hay An Ninh Việt Nam sẽ cắn răng chịu bẽ mặt và nguy hiểm để tiếp tục sử dụng BKAV? Nan giải!
Thậm chí một số bloger còn viết thẳng trên blog của mình rằng: thực chất Sinh Tử Lệnh là nhóm hacker được đào tạo bởi chính hãng bảo mật Bkav, hoạt động dưới sự điều khiển của C50 (Bộ công an) để “dẹp loạn” những trang web “lề trái” tại Việt Nam.
Mới chỉ ở vào quý đầu tiên của năm 2012, tuy nhiên tình trạng hacker tấn công chiếm quyền kiểm soát những website đình đám tại Việt Nam đã lên tới mức báo động. Lần lượt những trang web của Bkav, Unikey, website trường nơi em “Quỳnh Anh got talent” học tập và đình đám nhất là vụ báo điện tử VietNamNet bị hacker tấn công DDoS trong năm 2011.
TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNGĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 28/3/2012
TTXVN (Niu Yóoc 23/3)
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ, ngày 21/3, đăng bài của Robert D.Kaplan cho rằng tiến trình tự do hóa và bình thường hóa quan hệ với thế giới bên ngoài của Mianma hiện nay có thể sẽ tác động sâu sắc đến tình hình địa chính trị tại châu Á.
Về mặt địa lý, Mianma thống trị vịnh Bengal. Đó là nơi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ chồng chéo lên nhau. Mianma cũng có rất nhiều dầu mỏ, khí đốt, than, kẽm, đồng, đá quý, gỗ, thủy điện cũng như urani. Là quốc gia nổi bật của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mianma đã bị hạn chế bởi chế độ chuyên quyền trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Trung Quốc đã lấy dần các nguồn tài nguyên của nước này. Mianma như một Ápganixtan khác về tiềm năng làm thay đổi một khu vực. Đây là miếng ghép quan trọng chiến lược trong một câu đố nhưng bị tàn phá bởi chiến tranh và một chính phủ không hiệu quả mà nếu chỉ cần bình thường hóa sẽ giúp mở ra các con đường thương mại đi tất cả các hướng.
Về Ngô Kiến Dân: Là nhà ngoại giao kỳ cựu. Hiện là Phó hội trưởng Hội nghiên cứu chiến lược sáng chế và phát triển quốc gia, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách ngoại giao Bộ ngoại giao, Chủ tịch danh dự Cục triển lãm quốc tế[i]…
Ngô Kiến Dân sinh năm 1939, năm 1959 tốt nghiệp khoa tiếng Pháp Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh, từng làm phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai…. Ông từng là nhân viên lứa đầu tiên của Đoàn đại diện Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, từng đảm nhận nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ ngoại giao, đại sứ ở nước ngoài. Khi về nước, ông đảm nhận các chức vụ Hiệu trưởng Học viện ngoại giao, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc…, ngoài ra còn từng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Cục triển lãm quốc tế năm 2003-2007, là người Trung Quốc đầu tiên, người Châu Á đầu tiên, người thuộc các nước đang phát triển đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này.
TT – Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN.
Bất chấp những khó khăn, người dân Lý Sơn vẫn bám biển, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa – Ảnh: T.Thành
Thậm chí cho dù vùng biển đó trong tình trạng tranh chấp thì Trung Quốc cũng không có quyền giam giữ ngư dân Việt Nam.
KHU VỰC ĐỒNG EURO: NHỮNG KẺ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 27/3/2012
(Tạp chí Politique étrangère, Pháp)
Ai phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ? Đó chính là những nhà cố vấn của khu vực đồng euro. Tiếp đến là các chính phủ và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), những người đã không nhìn thấy những mối nguy hiểm của việc điều chỉnh lãi suất ở mức tối thiểu. Và đó là các nhà điều hành ngân hàng, những người đã để cho nợ công gắn với rủi ro của ngân hàng. Cuối cùng là những nhà đầu tư, những người đã thu được nợ từ các quốc gia ngoại vi bằng với giá khoản nợ của Đức. Chỉ cần một tác động lên tất cả các cơ chế này cũng có thể đáp lại những thách thức của cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng nợ của các chính phủ hiện nay ở khu vực đồng euro có thể được quy trách nhiệm cho rất nhiều nhân tố. Trước tiên là kẻ đã định ra những thể chế của khu vực đồng euro. Sự đa dạng của các đơn vị phát hành trái phiếu là nguyên nhân sinh ra sự bất ổn định, mặc dù vẫn tồn tại một sự giám sát nghiêm ngặt các chính sách kinh tế, do tính không thuần nhất thông thường giữa các liên minh tiền tệ. Thay vì đặt ra các quy tắc, ví như không cần thống nhất và Điều khoản không giải cứu, cần phải thiết lập những sự phát hành chung của các nước. Thật thú vị khi nhận thấy phần lớn trong số các nhân tố này, sau khi đã chủ trì việc tạo ra các thể chế hiện nay, lại biện hộ cho một Bộ tài chính duy nhất của khu vực đồng euro và cho những trái phiếu ngoại lai (eurobonds).
Vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vịnh Nha Trang trái phép:
Chưa rõ hành tung, nguồn gốc tàu Trung Quốc
Chưa xử phạt 2 tàu hút bùn Trung Quốc (Cha Le 01 và Cha Le 58) cùng thuyền bộ 9 người xâm nhập vịnh Nha Trang trái phép hôm 23-3-2012. Sáng 27-3, đại tá Nguyễn Đức Phúc, Phó chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Biên phòng Khánh Hòa tiếp cận tàu Trung Quốc
Thủy thủ đoàn khai, họ chỉ được được chủ tàu (công dân Trung Quốc, vừa mua lại 2 tàu này từ chủ cũ) thuê từ Trung Quốc sang Việt Nam để đến Kiên Giang chạy tàu.
Bài báo này xuất hiện cùng một ngày, giờ, phút trên tất cả các trang web/blog mang tên các vị lãnh đạo đảng CS và chính quyền Việt Nam (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Phạm Bình Minh, …). Sự ra đời, tồn tại của các trang web này, có kèm theo nhiều blog tương ứng, được thiết kế, cập nhật thông tin khá bài bản, tuy gần như giống nhau, là một dấu hỏi lớn. BS đã đưa địa chỉ các trang này bên cột phải.
“Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. “
Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam
Bạch Dương
Ngày: 26/03/2012, 9:45 am
Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.
Thái tử đỏ Bạc Hy Lai của Trung Quốc bị thất sủng thế nào?
Tác giả: Chris Buckley
Người dịch: Trần Văn Minh
23-03-2012
BẮC KINH – Bạc Hy Lai đã nhận được tín hiệu về một cơn bão sẽ đánh đổ ông và làm rung chuyển đảng Cộng sản Trung Quốc dưới hình thức cảnh báo ngầm về thời tiết.
Họ Bạc từ Trùng Khánh, địa phương quyền lực của ông ở vùng tây nam, bay lên Bắc Kinh để tham dự hội nghị thường niên của quốc hội. Ông cố gắng giảm thiểu sự xôn xao về việc giám đốc công an của ông đã xin tỵ nạn ở lãnh sự quán Hoa Kỳ một ngày trước đây.
Nổi bật và đầy tự tin trong giới chính trị cấp cao giữa tập thể đông đảo những người hòa đồng trong thận trọng, Bạc Hy Lai đã là người gây tranh cãi về việc ông đẩy mạnh Trùng Khánh “đỏ” như là một mô hình táo bạo cho Trung Quốc.
Theo tin tức do nhân sĩ ở Bắc Kinh tiết lộ, trong các hội nghị cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “sửa lại án sai” (tiếng Trung gọi là “bình phản”) cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, mà còn đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”. Tuy nhiên đề xuất này luôn gặp phải phản đối từ phía Chu Vĩnh Khang và phe nhóm Giang Trạch Dân.
Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”
Ngày 24 tháng 3 năm 2012, trong hội nghị cấp cao ĐCSTQ, ông Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “bình phản Lục Tứ” (cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), mà còn đề xuất sửa lại án sai cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, các cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ông còn động chạm tới khu vực cấm “nhạy cảm” nhất của ĐCSTQ, đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”.
Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc?
Tác giả: Minxin Pei
Người dịch: Nguyễn Tâm
20-03-2012
Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng đặt chân đến Trung Quốc thường nhìn thấy tấm áp phích khổng lồ đặt tại sân bay, với những dòng chữ khoe khoang đến nực cười, “Chúng tôi có bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung của phương Tây và khối Xô-viết cũ – từng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có mối giao hảo với một vài nước như Rumani của Ceausescu, Campuchia của Pol Pot; duy nhất chỉ có quốc gia bé nhỏ Albania, từng là đồng minh thật sự của Trung Quốc, nhưng chỉ trong những năm tháng ngắn ngủi và ảm đạm.
Bốn mươi năm sau, một Bắc Kinh quả quyết và hùng mạnh có thêm nhiều bạn. Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc được nhiều chính phủ châu Phi chào đón nồng nhiệt (không nhất thiết dân địa phương có hoan nghênh hay không); các nước châu Âu thì xem Trung Quốc như một “đối tác chiến lược”, và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi. Tuy có Pakistan, nước phụ thuộc vào trợ giúp của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, được Trung Quốc yểm trợ với mục đích chủ yếu nhằm tạo thế đối trọng chống Ấn Độ, Bắc Kinh thiếu hẳn những đồng minh thật sự đến mức khó tin.
NGUYÊN NHÂN CĂN BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN LÀ GÌ?
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 25/3/2012
(Asian Affairs, số 4/2011)
Tóm tắt: Điều quan trọng là chỉ rõ ý định thực sự của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên để dự đoán tư thế hạt nhân trong tương lai của nước này và can dự có hiệu quả hơn vào các cuộc đàm phán và thương lượng về hạt nhân với chính phủ nước này. Các trường hợp phổ biến vũ khí hạt nhânchủ yếu được lý giải bằng cách sử dụng ba khuôn khổ lý thuyết: mô hình an ninh, mô hình hoạt động chính trị trong nước, và mô hình biểu tượng chuẩn mực. Tuy nhiên, những mô hình này có những thiếu sót nghiêm trọng trong việc giải thích nguyên nhân căn bản của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bài báo này xem xét tình hình chính trị và kinh tế của Bắc Triều Tiên trong các giai đoạn quyết định của cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ nhất và thứ hai của Bắc Triều Tiên và lập luận rằng chương trình hạt nhân của nước này có thể được giải thích bằng cách sử dụng mô hình tồn tại của chế độ.
Bắc Triều Tiên thường gây sợ hãi và đe dọa các nước Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế bằng cách tiến hành các hành động khiêu khích liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Gần đây nhất, nước này đã làm cho thế giới ngạc nhiên bằng cách mở các cơ sờ xử lý uranium vào tháng 11/2010. Sự kiện này rõ ràng cho thấy vấn đề hạt nhân của Bắc Triều là không nên xem thường.
Tại một khu công nghiệp gần Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên ở Tây Nam Trung Quốc, một biển hiệu đầy màu sắc ca ngợi khu vực trải dài của các nhà máy này là một “khu vực dễ chịu, hài hòa và hạnh phúc”. Hồi đầu tháng 1/2012, hàng nghìn công nhân thép bất bình chắc hẳn đã phải nhăn mặt khi tuần hành qua khấu hiệu này, đòi hỏi được nâng lương. Cuộc bãi công kéo dài 3 ngày của họ lớn bất thường đối với một công ty do chính quyền trung ương sở hữu. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại, càng nhiều tình trạng bất ổn như vậy đang xuất hiện.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã không nói gì về cuộc phản kháng bắt đầu ngày 4/1 ở quận Thanh Bạch Giang, cách Thành Đô 40 phút lái xe về phía Đông Bắc diễn ra trên một đường cao tốc cắt ngang qua các cánh đồng rau và các rặng tre. Nhưng tin tức về cuộc bãi công nhanh chóng xuất hiện trên mạng Internet. Những bức ảnh lưu hành trên các tiểu blog cho thấy một đám đông lớn các công nhân từ Tập đoàn Thép và Vanađi Thành Đô Pangang bị cảnh sát chặn lại trước một con đường nhỏ dẫn tới đường cao tốc. Tin tức truyền đi rằng cảnh sát đã cố gắng giải tán công nhân bằng hơi cay, Cuối cùng, khi các lãnh đạo nhà máy quan tâm – và chắc chắn hành động theo lệnh của chính quyền – họ đã nhượng bộ, ít nhất là một phần. Công nhân được nâng lương, dù ít hơn so với mong muốn của của họ. Lương của những người quản lý thì không thay đổi.
Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác.
… ngọn lửa căm thù trong dân chúng cũng đang không ngừng lan tỏa, phần lớn cư dân mạng đều đòi chính phủ phải dụng binh để bảo vệ cương thổ, đều mong chính phủ hãy cứng rắn lên.
Chủ trương của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải [i] là nhất quán, rõ ràng, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận. Khi Nam Hải còn chưa phát hiện ra tài nguyên dầu mỏ, các nước xung quanh đều thừa nhận chủ quyền Nam Hải thuộc về Trung Quốc. Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa [ii], quần đảo Tây Sa [iii] kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác. Nhưng từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau khi từng bước đề xuất và thực thi “Chiến lược biển”, Việt Nam liền chối bỏ lời hứa trước đây, đồng thời liên tục xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc.
+ Nghị quyết Trung ương 4 xem ra “không có gì mới, vẫn là đường mòn xưa”.
+ Đảng ta phải nghe ý kiến đóng góp của những người mà ông cho rằng là những “trí thức yêu nước” như ông Trần Lâm, Nguyễn Thanh Giang… để “nhất thiết phải đổi mới hệ thống cầm quyền, từ độc đảng sang đa đảng…”
+ Chỉ có chế độ đa đảng thì mới xây dựng được đạo đức làm người, mới xây dựng được lối sống trong sạch, lành mạnh, thanh liêm, thanh bạch.
Phiên họp thứ 5 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 11 Trung Quốc (NPC), tức là Quốc hội, có nhiều thứ để tiết lộ bên lề hơn là trên báo cáo chính thức. Phiên họp thường niên này (5-14/3) được tổ chức vào một thời điểm rất hệ trọng. Trong khoảng 6 tháng nữa, cuộc chuyển giao quyền lực cấp cao nhất của đất nước, 10 năm mới có 1 lần, sẽ diễn ra. Tại Đại hội Đảng lần thứ 18, theo kế hoạch là vào tháng 10, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc sẽ tiếp quản chính quyền. Trừ chức Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch và Thủ tướng, vẫn còn nhiều câu hỏi về 7 thành viên còn lại trong số 9 thành viên của Bộ Chính trị – thực thể chính trị quyền hành cao nhất nước. Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch, còn Lý Khắc Cường làm Thủ tướng, điều ấy đã được khắc lên đá rồi. Một ứng cử viên chắc chắn để vào Bộ Chính trị là Bạc Hy Lai thì vừa rụng.
Đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo, kỳ họp này của Quốc hội là kỳ cuối cùng. Thế nên báo cáo công tác của chính phủ – một văn bản đồng thuận – do Ôn Gia Bảo trình bày, phải rất thận trọng. Tuy nhiên, rõ ràng là ban lãnh đạo đã nhận thức được sự bất mãn ngày càng dâng cao trong dân chúng, sự bất mãn ấy bắt đầu hiện rõ qua những dòng viết trên Internet của 460 triệu người sử dụng Internet trên đất Trung Quốc. Lực lượng lính Internet do chính phủ lập ra nhìn chung đã thất bại, không ngăn chặn được các blogger.
Đôi lời: Nhân việc ông Nguyễn Sự vừa được nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, xin được đăng lại hai bài viết về ông, một của Nhà văn Nguyên Ngọc, trên báo Lao động số Tết vừa qua, một trên Sài Gòn Tiếp thị.
Một nhà báo trên blog của mình bữa nay viết: “Cả nước Nam chỉ một ông quan nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, đó là sự hiếm có, mà sử xanh phải ghi vào như một tấm gương cho đời sau chứ không phải là điển tích cổ xưa.” Còn Ba Sàm thì vẫn khoái bông lơn “Làm quan nhưng mà … tốt!”, kèm theo một câu hỏi nghiêm túc, là tại sao đảng CSVN lo phát động “chỉnh đốn” mà không lấy một tấm gương lãnh đạo ra để học tập, ví như ông bí thư này chẳng hạn?
Ở Hội An, ra đường, hầu như không hề thấy công an!
Nguyên Ngọc
Người ta bảo khi khỏe thì thấy chuyện khỏe là đương nhiên, chỉ khi đổ ốm mới nhớ ra là có thể có bệnh. Gần đây do công việc tôi về ở Hội An hơi lâu, đến nay đã hơn năm tháng, hằng ngày vẫn đi ra đường ra phố, thỉnh thoảng qua các làng quê ven thị, thấy cũng bình thường thôi, thanh bình, thân thiện, hiền lành, nhẹ nhõm, thì Hội An vẫn thế, ai chẳng biết. Cho đến một bữa có anh bạn ghé thăm, tẩn mẩn hỏi: Anh ở đây có thấy gì lạ không? Gì nhỉ, nghĩ mãi không ra. Anh ấy mới bảo: Ở Hội An, ra đường, hầu như không hề thấy công an. – Thật sao? Tôi ra đường mấy ngày liền, lang thang khắp nơi: À, hóa ra là thế thật!
Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết:
Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2 tàu Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang vào tối 23-3 gồm Cha Le 01 và Cha Le 58, do các ông Zhang Jiang Ming (54 tuổi) và Zeng Wang Yuan (53 tuổi) làm thuyền trưởng.
CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG?
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 24/3/2012
TTXVN (Pari 22/3)
Theo đánh giá mới đây của nhóm nghiên cứu IHS, chủ biên tạp chí Jane‘s Defence, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướnq gia tăng đều đặn trong những năm tới, từ 119,8 tỉ USD năm 2011 lên 238,2 tỉ USD năm 2015, tức là tăng trung bình 18,75% mỗi năm. Nhưvậy, xét trong lĩnh vực quốc phòng, ngân sách của Trung Quốc sẽ vượt ngân sách của 12 nước hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cộng lại và nhiều gấp 4 lần ngân sách của Nhật Bản. Theo đánh giá mới đây của mạnghttp://www.affaires- strategiques.info, xu hướng kể trên nằm trong lôgích “các lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, mặc dù đáng lo ngại nhưng có thể dự đoán được, cụ thể như sau:
Thực lực của quân đội Trung Quốc hiện nay
Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội một cách rất mạnh mẽ, với tham vọng được Bắc Kinh khẳng định là thu hẹp sự chậm tiến 20 – 30 năm hiện nay. Dư luận đang chờ đợi một sự đầu tư ồ ạt cho nhiều chương trình vũ trang quan trọng trong quân đội Trung Quốc, kể cả dự án phát triến các loại máy bay chiến đẩu kiểu như Thành Đô J-10B hoặc hiện đại hơn là J- 20, một máy bay chiến đấu có cấu hình tương tự F-22 của Mỹ. Tên lửa, dặc biệt là loại đối không tầm xa, cũng nằm trong diện được ưu tiên hàng đầu. Theo tiết lộ, Bắc Kinh đang rất nỗ lực cải thiện các khả năng không gian cho loại tên lửa này.
Trên thực tế thì giao dịch kiểu này đã được hai bên thực hiện thành công khá nhiều vụ … Mặc dù, cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn luôn khuyến cáo bà con ngư dân không nên nộp tiền chuộc người vì phải tin tưởng vào khả năng đàm phán, kết quả làm việc của cơ quan này với phía “bạn” Trung Quốc cái đã.
“Bạn vàng” tái diễn vở tuồng bắt người đòi tiền chuộc
Hữu Nguyên
.
Lại tái diễn kịch bản không lạ, tàu hải giám cùng các lực lượng chuyên trách của nhà nước Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền ít nhất từ thế kỷ thứ XVII, bị hải quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm ngày 19/1/1974 từ tay hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc, cựu Khoa Trưởng Trường Luật Sài Gòn, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt nam Cộng hòa, cựu Giáo sư Đại Học Paris XII, là người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong nền Đệ nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam trước đây. Nay đã ngoài 90, nhiều người coi ông như một chứng nhân của lịch sử, người đã theo sát những thăng trầm của đất nước trong một giai đoạn kéo dài trên nửa thế kỷ. Trong Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này, Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ những ưu tư của ông về hiện tình đất nước, và nguyện vọng của ông muốn đất nước duy trì độc lập và quyền tự quyết.
Việt Nam sẽ giữ vị thế nào trong trật tự thế giới mới đang thành hình, khi mà Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên sân khấu thế giới, và giữa lúc Hoa Kỳ đang tăng cường nỗ lực để xây dựng một liên minh khu vực nhằm kiềm hãm Trung Quốc qua chính sách trở lại Châu Á? Giáo sư Vũ Quốc Thúc nhận định:
Tuần qua tin tức dồn dập từ Trung Quốc về vụ ông Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh khiến dư luận chú ý đến một phạm trù được gọi là “Mô hình Trùng Khánh”.
Vũ Hoàng trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về ưu nhược điểm của chính sách kinh tế áp dụng tại thành phố đông dân nhất địa cầu vì có khi đấy cũng là một trong nhiều lý do giải thích tại sao ông Bạc Hy Lai lại bị thay thế trước Đại hội đảng khóa 18 tại Bắc Kinh.
Mô hình hấp dẫn
Vũ Hoàng:Xin kính chào ông Nghĩa. Theo dõi tin tức trong truyền thông Việt ngữ, chúng tôi thấy hình như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng Ôn Châu và biến động Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta một số đặc điểm của mô hình này. Như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề.
Tuần qua tin tức dồn dập từ Trung Quốc về vụ ông Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh khiến dư luận chú ý đến một phạm trù được gọi là “Mô hình Trùng Khánh”.
Vũ Hoàng trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về ưu nhược điểm của chính sách kinh tế áp dụng tại thành phố đông dân nhất địa cầu vì có khi đấy cũng là một trong nhiều lý do giải thích tại sao ông Bạc Hy Lai lại bị thay thế trước Đại hội đảng khóa 18 tại Bắc Kinh.
Mô hình hấp dẫn
Vũ Hoàng:Xin kính chào ông Nghĩa. Theo dõi tin tức trong truyền thông Việt ngữ, chúng tôi thấy hình như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng Ôn Châu và biến động Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta một số đặc điểm của mô hình này. Như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề.
Về một loạt các sự kiện diễn ra mới đây trong nội bộ Trung Quốc, từ việc cách chức Bí thư Bạc Hy Lai đến bài phát biểu gây chấn động của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tạp chí Newsweek của Mỹ ngày 15/3 có bàiphân tích gọi đây là một cuộc nội chiến về chính trị tại Bắc Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:
Việc loại bỏ không chút lễ nghi ông Bạc Hy Lai, bí thư đầy quyền lực và uy tín tại Trùng Khánh, thành phố lớn ở phía Tây Nam của Trung Quốc là một cơn địa chấn chính trị với những dư chấn lan tỏa khắp Trung Quốc Ông Bạc Hy Lai là nhân vật lớn hơn cả chức vụ mà ông nắm giữ: người quyền lực nhất và có sức thuyết phục nhất tại Trung Quốc đối với những người cánh tả và tân Maoít. Đúng như ông Bạc nhận xét trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh mới đây, nếu “chỉ có một vài người giàu vào cuối thập kỷ tăng trưởng kinh tế phi mã, “thì chúng ta là tư bản, chúng ta đã thất bại”.
BTV: Bài phát biểu của Tập Cận Bình, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, sắp trở thành người đứng đầu “đảng bạn”, cũng giống như “đảng ta”, đó là bàn về những vấn đề cấp bách trong xây dựng, chỉnh đốn đảng, để đảng được “trong sạch”. Xin giới thiệu cùng quý độc giả bài phát biểu này, để thấy được những vấn đề mà “đảng bạn” đang phải đương đầu, không khác gì chuyện của “đảng ta”.
Vì sao lãnh đạo đảng ở nhiều nước tư bản không cần phải “chỉnh đốn”, “xây dựng” đảng như Đảng Cộng sản Việt Nam hay Trung Quốc? Chẳng hạn như Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc, do bà Angela Merkel, thủ tướng Đức làm chủ tịch, hay đảng Dân chủ của tổng thống Mỹ Obama và nhiều đảng khác ở các nước tư bản, không gặp phải những vấn đề “sống còn” như hai đảng cộng sản “anh em” ta? Hầu như không thấy tổng thống Mỹ hay thủ tướng Đức có những bài phát biểu để chỉnh đốn hoặc làm trong sạch đảng của họ. Hoặc là đảng của họ không phải là nơi tập trung những thành phần “thối nát nhất” của xã hội, hoặc là đảng của bọn tư bổn vẫn đang “giẫy chết” nên không cần chỉnh đốn? Kính mời độc giả tham gia thảo luận.
TẠP CHÍ “CẦU THỊ” ĐĂNG BÀI PHÁT BIỂU CỦA TẬP CẬN BÌNH NÓI VỀ VIỆC GIỮ GÌN TÍNH TRONG SẠCH CỦA ĐẢNG
Người dịch: Quốc Thanh
16-03-2012
Hôm nay Đảng chúng ta họp Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18. Năm nay lại là năm quan trọng để tiếp tục thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện sự ổn trọng cầu tiến trước thử thách song trùng là bối cảnh quốc tế biến đổi phức tạp và nhiệm vụ phát triển cải cách trong nước gian khổ nặng nề. Sứ mệnh vẻ vang và nhiệm vụ gian khổ đặt ra những yêu cầu mới đối với việc tăng cường và cải tiến sự nghiệp xây dựng Đảng, đối với việc làm tốt công việc giữ gìn tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng. Đồng chí Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 17, nhấn mạnh vấn đề giữ gìn tính trong sạch của Đảng trong tình hình mới, mang ý nghĩa trọng đại và sâu xa, mọi người cần học tập, lĩnh hội một cách sâu sắc, quán triệt, chấp hành một cách nghiêm túc.
I. Giữ gìn tính trong sạch của Đảng là yêu cầu căn bản của chính đảng Macxit
Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn:
Phải có bị can chịu trách nhiệm
Thứ Tư, 21/03/2012, 9:38 (GMT+7)
KIÊN CƯỜNG phỏng vấn LS Trần Đình Triển
Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng – Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân – Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
LIỆU NGÔI NHÀ CHÂU ÂU BỊ CHIA RẼ CÓ THỂ ĐỨNG VỮNG?
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 19/3/2012
(Hugo Dixon – Tạp chí Foreign Affairs )
Theo sự hiểu biết thông thường, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu không thể có một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính. Những người ủng hộ nhiệt tình đồng euro coi đồng tiền chung duy nhất như là bàn đạp đầu tiên hướng tới một liên minh kinh tế rộng lớn hơn vốn vẫn là giấc mơ của họ. Những người hoài nghi về đồng euro cũng có suy nghĩ như vậy nhưng họ coi kết cục đó như một địa ngục và muốn hủy bỏ đồng tiền chung duy nhất.
Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc khủng hoang đồng euro đã củng cố những quan niệm này. Cả hai phe tranh luận rằng những nỗ lực không cân xứng của các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro nhằm xây dựng một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính giải thích vì sao liên minh này đã trở thành một thứ hỗn độn kiểu như vậy. Nhiều người hăng hái ủng hộ nói rằng con đường tiến về phía trước là 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro phát hành các trái phiếu ngoại lai (euro bonds) mà tất cả họ phải đứng ra bảo đảm (một trong một vài biến tấu trên chủ đề về học thuyết liên minh tiền tệ). Ngay cả Chính phủ Đức vốn miễn cưỡng phải bỏ tiền ra để bảo trợ cho các nền kinh tế yếu kém hơn nền kinh tế nước này cũng cho rằng kiểu góp vốn nhất định có thể là cần thiết một khi những vấn đề nợ nần được giải quyết.
Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) số ra tháng 3-4 đăng bài viết của nhà báo David Rohde, người từng hai lần đoạt giải Pulitzer, về học thuyết chiến tranh của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Sau đây là nội dung bài viết:
Khi Barack Obama nhậm chức ba năm trước đây, không ai gắn cụm từ “tiêu diệt có mục tiêu” với vị tổng thống trẻ đầy lạc quan. Trong diễn văn nhậm chức, cựu giáo sư luật 47 tuổi này chỉ nhắc đến từ “khủng bố” duy nhất một lần. Thay vào đó, ông hứa sẽ sử dụng công nghệ để “tận dụng mặt trời, gió và đất để làm nhiên liệu chạy xe và các nhà máy”.
Nhiều chuyên gia phương Tây ngày nay phát hoạ Nga như là một quốc gia đang lùi theo đường xoắn ốc về chế độ độc tài, chậm rãi (hoặc không phải quá chậm rãi) đi theo con đường của Liên Xô, mà chế độ độc tài sụp đổ dưới áp lực ngày càng tăng từ một xã hội dân sự đang trỗi dậy. Ý kiến đang thịnh hành cho rằng, chế độ độc tài toàn trị này quay trở lại bản chất của nhóm chính trị chủ chốt hiện tại ở Nga. Các thành viên của nhóm này (như lập luận của nhiều nhà phân tích phương Tây, kể cả Ian Bremmer) xuất thân một cách không tương xứng từ cái gọi là cấu trúc quyền lực (siloviye structury), đó là cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan an ninh có nguồn gốc từ các cơ quan mật vụ và quân đội từ thời Liên Xô[i].
Các giả định này kết hợp với nhau cho ra điều đang cân nhắc, đó là một biểu hiện khá lạc quan về triển vọng trung tới dài hạn của nước Nga: Hoặc là xã hội dân sự Nga sẽ tỉnh dậy và cứu vãn ngày tàn, như người ta cho rằng đã xảy ra như vậy trong những năm 1989-1991, hoặc nhóm chủ chốt (elite) hiện tại sẽ già đi và rời khỏi chính trường. Dù theo hướng nào đi nữa, những thay đổi tích cực đang ló dạng.
Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” cho nên tôi luôn thận trọng khi phải nói điều gì. Lời nói mây bay gió thoảng chỉ nên cao hứng khi trà dư tửu hậu, còn bút sa thì gà chết nên khi viết lại càng cân nhắc hơn! Khổ là: nghe người xưa chưa đủ mà còn phải biết nghe người nay mà hậu sinh thì luôn khả úy, và chưa chắc tôi đã thông minh hơn học sinh lớp Năm! Tất cả vì tương lai con em của chúng ta không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động trong định hướng và dẫn đường. Sai một ly đi một dặm, những gì có thể nói và đáng được làm trong hôm nay thì không nên để ngày mai.
BẮC KINH – Hiện tượng suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đã tràn ngập trên các dòng tít lớn trong các bản tin những tuần gần đây. Liệu đây là một sự điều chỉnh lâu dài hay nhất thời, chính quyền Trung Quốc có nhiều việc phải làm trong việc đặt nền móng cho một nền kinh tế vận hành mạnh mẽ ở giai đoạn trung hạn và dài hạn.
Bất chấp sự tăng trưởng thần kỳ từ khi Trung Quốc bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế thị trường hồi năm 1979, Trung Quốc đang cùng một lúc phải đối mặt với một loạt các thách thức nghiêm trọng: bất bình đẳng đang dâng cao, sự xuống cấp về môi trường đang gia tăng và lan ra diện rộng, tình trạng mất cân bằng dai dẳng ở bên ngoài, và một xã hội đang già đi.
ẤN ĐỘ VÀ NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG HỌP TÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 17/3/2012
TTXVN (Angiê 15/3)
Chiến lược gia người Ấn Độ Kautilya có nói rằng “người hàng xóm của bạn là kẻ thù của bạn và người hàng xóm của người hàng xóm của bạn là bạn của bạn”. Theo ông Edouard Pflimlim. nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), phương châm này dường như áp dụng được cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản đang ngày càng phát triển, đặc biệt khi phải đối mặt với “sự trỗi dậy hòa bình” (theo Bắc Kinh) của Đế chế Trung Hoa. Dưới đây là quan điểm của ông về vấn đề này đăng trên tạp chí “Affaires Stratégiques”.
Hai sự kiện sau đây minh chứng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược cũng đang ngày càng được tăng cường giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Ngày 29/1, một cuộc tập trận chung với sự tham gia của tàu chiến và trực thăng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ở ngoài khơi vịnh Bengan, gần Chennai (Madras cũ), nhằm chứng tỏ khả năng phối hợp tác chiến của Hải quân hai nước, cụ thể nhằm chống cướp biển trong Ấn Độ Dương. Sự có mặt trong cuộc tập trận này của đại diện ReCAAP, một trung tâm thông tin về cướp biển có trụ sở tại Xinhgapo và được thành lập theo sáng kiến của Nhật Bản, cho thấy sự kiện này được các chuyên gia trong khu vực rất coi trọng. Cuộc tập trận đó, được thông báo từ tháng 11/2006 và được tổ chức hai năm một lần ở ngoài khơi bờ biển một trong hai nước, là hình mẫu của mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Tôkyô và Niu Đêli trong các vấn đề chiến lược.
Là nhớ lại và suy ngẫm về sự kiện Thái Bình 15 năm trước, 1997. Vâng, đúng 15 năm! Bao nhiêu nước chảy qua cầu!
Có lẽ trước khi sự kiện Thái Bình bùng nổ, ít ai nghĩ rằng tại nơi đây, quê hương của lá cờ đầu sản xuất nông nghiệp “chị Hai năm tấn quê ở Thái bình”, nơi đây cũng là lá cờ đầu của “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trong kháng chiến, lá cờ đầu của hầu hết các hoạt động, từ sản xuất đến văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống mới… Thái Bình tự hào về người quê mình từng có mặt tại những điểm hẹn của lịch sử: bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954, cắm cờ trên Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, cũng là người Việt Nam “chân dép lốp mà bay vào vũ trụ”…
Chiến lược gia K. Subarahmanyam nổi tiếng có ảnh hưởng tới các chính sách lớn của Ấn Độ qua đời ngày 2/2. Tờ “The Indian Express mới đây đăng bài viết chưa được công bố của ông về các thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ như sau:
Các thách thức chiến lược đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới và đã có 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại thiếu khả năng xây dựng các chính sách quốc phòng mang tính định hướng cho tương lai, chỉ xử lý được đối với các biện pháp ngắn hạn, những sai lầm của các đối thủ, và giành được ưu thế cho mình. Việc phân chia chức năng giữa bộ chỉ huy và bộ tham mưu cho phép các viên chỉ huy tập trung vào việc vạch kế hoạch và chinh sách quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm trang thiết bị vũ khí, nguồn nhân lực, và các chính sách ngoại giao quốc phòng. Các viên chỉ huy chiên trường nắm quyền lãnh đạo, xử lý công việc hàng ngày, và huấn luyện binh sĩ. Đó là hoạt động bình thường của tất cả các lực lượng vũ trang lớn và hiện đại, song yêu cầu chỉnh sửa những khiếm khuyết này không tồn tại ở Ấn Độ.
12h45′, 17/3/2012 – Xin bổ sung lời bình trên trang boxitvn:
Ngày 14/3/1988 trong một trận hải chiến ác liệt để giữ gìn biển đảo của Tổ quốc (3 bãi đá ngầm Gạc-ma, Len-đao và Cô-lin) 64 chiến sĩ kiên cường của chúng ta đã anh dũng hy sinh trước mũi lê và đạn pháo của quân xâm lược Trung Quốc. Lịch sử đã ghi lại rõ từng chi tiết. Xin trích hai đoạn ngắn trong Wikipedia:
“6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân“.
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ – thuyền trưởng, Trần Đức Thông – lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma”.
Một sự kiện lịch sử đau thương và anh hùng như thế mà Trung ương Đảng và Chính phủ tuyệt nhiên không tổ chức kỷ niệm, giữa lúc đang cần động viên tinh thần đánh giặc cứu nước hơn lúc nào hết! Đã thế khi hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí Việt với sự ủng hộ của Tư lệnh quân chủng Hải quân dự định tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ấy, thì cuối cùng nhận được tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!”.
Thượng cấp ấy là ai, phải làm cho rõ! “Thượng cấp” ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân phải ở cấp nào? Kẻ chủ trương không kỷ niệm một chiến tích lịch sử của dân tộc phải ở cấp nào?
Nhân dân nhiều người nhắc đến các Liệt sĩ ngày 14 tháng 3 không cầm được nước mắt, nhóm các thanh niên “No-U” đã ra tận vùng biển Quảng Ninh nơi giáp danh giữa Trung Quốc và Việt Nam, thắp lên 64 ngọn nếntrên biểnđể tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã bỏ mình vì biển đảo quê hương…
Còn những người lãnh đạo tối cao thì… cấm, cấm, cấm! (Hay là câm, câm, câm?). Sợ kẻ thù đến cỡ đó thì làm sao giữ nước? Với ai đó thì Im lặng này có thể là vàng 16 chữ, chứ với các Liệt sĩ và với Dân tộc thì Im lặng này là sỉ nhục! Một cựu chiến binh đã nói rất đúng: giữ đảo, giữ biển không nằm ở tàu to súng lớn mà nằm ở lòng người. Tiếc thay lòng dân không thiếu.
Hãy cùng nhau giữ một phút mặc niệm trong lời hô của Liệt sĩ Trần Văn Phương trước khi ngã xuống“Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho MÁU của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!
Dòng máu hồng của con em nhân dân Việt Nam mình phải đâu nước lã?
Bauxite Việt Nam
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Nhà báo V.V.T.
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.