BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 5th, 2012

871. Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

Đôi lời: Có một bài báo về Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và vấn đề Biển Đông với giọng điệu khá nghiêm khắc khi nói về thái độ xấu của Trung Quốc, được đăng trên tất cả các trang web của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước. Tuy nhiên, nó na ná một bài được đăng trước đó nửa ngày trên blog của nhà báo Hữu Nguyên (được “rút gọn” để đăng trên Đại đoàn kết), nhưng tên tác giả thì không giống.

Xin đăng dưới đây cả 3 bài, có chút đối chiếu giữa bài trên trang Nguyễn Phú Trọng và bài trên blog Hữu Nguyên, những chữ màu vàng là trùng nhau ở 2 văn bản. 

 

Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC

05/04/2012 8:30 am

Ngày 4/3, Hội nghị cấp cao ASEAN – 20 tại Campuchia đã bế mạc, thông qua tuyên bố chung Phnom Penh vẫn tiếp tục nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông.

Biển đông “nóng” tại Phnom Penh

Do đó, ASEAN tiếp tục duy trì những cam kết chung đã được phản ánh trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông 2002 (DOC) và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế. Trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và hướng tới việc hiện thực hóa Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , , | 2 Comments »

870. TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ THEO CÁCH NHÌN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC (Phần cuối)

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ THEO CÁCH NHÌN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 3/4/2012

(phần cuối)

TTXVN (Bắc Kinh 28/3)

3/ “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” không thể được dùng để chứng minh thuộc chủ quyền lãnh thổ hoặc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

 Nhận định vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ phải căn cứ theo các quy tắc và nguyên tắc trong luật quốc tế ở rất nhiều phương diện chứ tuyệt đối không phải quy định trong một công ước nào đó. Đây là một kiến thức thông thường hết sức rõ ràng trong lý luận và thực tiễn về luật pháp quốc tế. Căn cứ luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ít nhất bao gồm những quy tắc và nguyên tắc theo luật quốc tế như quy tắc có được lãnh thổ, quy tắc xác định thời gian, quy tắc xác định ngày tháng then chốt, quy tắc không truy ngược quá khứ, nguyên tắc cấm phản ngôn và quy tắc quyền lợi mang tính lịch sử.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Hiệp định Xuyên TBD, Trung Quốc | 26 Comments »

869. TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ THEO CÁCH NHÌN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC (Phần đầu)

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

TRANH CHẤP BIN ĐÔNG: LUẬT PHÁP QUỐC T THEO CÁCH NHÌN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 2/4/2012

(phần đầu)

TTXVN (Bắc kinh 28/3)

Tạp chí “Tri thức thế giới” số 4 có bài viết của tác giả Trương Hải Văn, Tiến sĩ luật học, Nghiên cứu viên, Phó ban nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc tuyệt đối không được tự rơi vào chiếc bẫy, theo đó cứ mỗi khi bàn đến luật quốc tế là cho rằng Trung Quốc đuối lý nên phải né tránh. Theo tác giả bài viết thì từ lâu nay, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách kiềm chế, không làm cho vấn đề Nam Hải (Biển Đông) nóng lên, không muốn nói đến, thậm chí là né tránh nhưng thực tế Trung Quốc tuyệt đối không phải là vì không có căn cứ pháp luật. Nội dung như sau:

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Hiệp định Xuyên TBD, Trung Quốc | 8 Comments »

868. Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

The Diplomat

Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?

Trefor Moss

Người dịch: Nguyễn Tâm

03-04-2012

Khó có thể tưởng tượng một sự thay đổi chiến thuật nào kịch tính hơn. Chưa đầy 5 năm trước, quân đội Myanmar, còn được gọi là Tatmadaw, đã “đón chào” những lời kêu gọi thay đổi của dân chúng bằng dùi cui và súng đạn, khét tiếng với sự đè bẹp “cuộc Cách mạng Áo Cà Sa” một cách tàn bạo. Nhưng cuối tuần vừa qua, những người trong bộ quân phục ka-ki đã làm người ta chú ý bởi sự vắng mặt của họ trong suốt cuộc bầu cử, được xem là tương đối tự do, dường như đã giúp bà Aung San Suu Kyi và các ứng cử viên khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành được ghế trong quốc hội.

Tuy nhiên, sẽ ngây thơ khi cho rằng định chế từng nắm quyền lực tuyệt đối trong suốt nửa thế kỷ qua, giờ đây lại ngoan ngoãn chấp nhận vai trò đứng bên lề so với phe dân chủ Myanmar. Giới quân sự Myanmar vẫn là diễn viên chính trong các vấn đề quốc gia, quá trình cải cách chỉ có thể thành công nếu giới quân sự Myanmar được tạo cảm giác rằng, họ cũng có khả năng trở thành một trong những kẻ chiến thắng trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Điều này có hai ý nghĩa: giới quân sự Myanmar phải được đền bù cho sự mất mát quyền lực chính trị; và chính quyền dân sự phải biết kiềm chế, tránh vượt qua bất kỳ lằn ranh đỏ nào được vạch ra bởi giới lãnh đạo quân sự.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: | 22 Comments »

867. Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

Asia Times Online

Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á

Tác giả: Jacob Zenn

Người dịch: Đỗ Quyên

Ngày 4-4-2012

Washington – Ngân sách sắp cắt giảm, những quan niệm vẫn còn rơi rớt về chủ nghĩa đế quốc của Mỹ, và cách hành xử không hay của quân đội Mỹ ở châu Á, tất cả đã làm cho chữ “base” (căn cứ) trở thành một từ có bốn chữ cái (*) ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Nhưng khi Washington đặt lại khu vực vào tầm ưu tiên chiến lược, thì có nhiều điều ước linh hoạt mới cho phép quân đội Mỹ lấy lại chỗ đứng ở đây, mà chẳng hề kích động tinh thần dân tộc chút nào.

Nhiều nước Đông Nam Á hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ, nhất là trước những hành động khiêu khích và yêu sách hung hăng của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam). Tuy nhiên, bất kỳ tín hiệu nào cho phép Mỹ thiết lập căn cứ vĩnh viễn ở đây, giống như ở Okinawa (Nhật Bản) hay Căn cứ không quân Clark trước kia ở Philippines, đều bị các nhà lập pháp gạt bỏ ngay lập tức.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung | 10 Comments »

 
%d người thích bài này: