BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

372. Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử

Posted by adminbasam trên 22/09/2011

Reuters

Các nhà hoạt động Trung Quốc

thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử

Chris Buckley

Biên tập: Brian Rhoads và Robert Birsel

21-9-2011

Bắc Kinh – Hàng trăm ứng viên độc lập chạy đua để giành các ghế đại biểu hội đồng nhân dân địa phương vốn dỉ tẻ nhạt, đang mở một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền chính trị ở đất nước này, thu hút cử tri ngoài phố và trên mạng Internet, bất chấp sự kiểm soát về chính trị.

Đảng Cộng sản cầm quyền nói rằng các đại hội đại biểu hội đồng nhân dân ở các tỉnh, thành, là cơ sở cho một nền dân chủ kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng các hội đồng này – đầy những quan chức trong đảng, không có quyền kiểm soát ngân sách và không có ý định phản biện chính sách – là những ban bệ đã được thuần hóa để tạo ra cái vẻ ngoài là chính quyền từ trên xuống dưới đều được dân chúng hoan nghênh.

Dù vậy, các nhà hoạt động cho biết, năm nay, những ứng cử viên độc lập, với một số lượng chưa có tiền lệ, đang tìm cách thay đổi điều đó, đương đầu với một danh sách ứng viên được Đảng hậu thuẫn, đông đảo hơn họ rất nhiều – bất chấp cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến và cơ hội giành ghế rất mong manh.

Lý Phàn (Li Fan), giám đốc Viện Thế giới và Trung Quốc – một nhóm nhỏ ở Bắc Kinh, do tư nhân tài trợ, giám sát bầu cử –  cho biết: “Có rất nhiều ứng cử viên hơn trước. Không đưa ra được con số chính xác, nhưng đông hơn hẳn hồi trước. Có hai lý do. Thứ nhất là tâm trạng bất mãn trong xã hội trở nên sâu sắc hơn trước, do đó có nhiều người muốn làm đại biểu hội đồng nhân dân để thúc đẩy quyền của người dân. Thứ hai là vai trò của mạng xã hội. Blog đóng một vai trò to lớn”, ông Lý nói.

Theo Quốc hội Nhân dân, tức hội đồng nhân dân cấp quốc gia ở Trung Quốc, thì trong các cuộc bầu cử khắp Trung Quốc những tháng vừa qua và sắp tới, cử tri Trung Quốc sẽ chọn ra khoảng 2 triệu đại biểu để đại diện cho họ ở các hội đồng địa phương.

Ở một số khía cạnh, việc bầu cử người vào các cơ quan này không khác với các hội đồng chính phủ, có chức năng điều hành các tiểu bang và thành phố trên khắp nước Mỹ và những nước khác. Nhưng sự tương đồng nhanh chóng tan biến.

Nhiều cử tri ở Trung Quốc có xu hướng chọn ngay tên các ứng viên của Đảng, không nghĩ ngợi gì hết. Nhưng luật bầu cử, trên lý thuyết, cho phép các ứng viên độc lập được tự đứng ra tranh cử.

Trong các cuộc bầu cử trong quá khứ, diễn ra 5 năm một lần, vài ứng viên độc lập đã giành điểm để lọt được vào các hội đồng địa phương, và họ sử dụng nó làm nơi để mở các chiến dịch chống lại việc chính phủ lạm quyền, thu đất của dân.

Năm nay, các ứng viên độc lập cho hay họ phải đối mặt với rất nhiều rào cản để có thể được ủy nhiệm chính thức: sự quấy nhiễu từ công an, sự phá hoại bằng thủ tục hành chính, và thái độ cảnh giác của rất nhiều cử tri vì phải đề phòng rắc rối một khi bỏ phiếu cho các ứng viên độc lập. Ngay cả khi một số người có thể được chấp nhận thì hy vọng chiến thắng của họ cũng rất mong manh.

Ông Zhou Decai, xuất thân từ nông dân, ông là một doanh nhân, tranh cử để kiếm một ghế trong hội đồng nhân dân ở tỉnh nhà, Hà Nam (Henan), miền trung Trung Quốc, đã nói: “Chúng ta cần giải quyết những lỗi hệ thống của Trung Quốc, và chìa khóa để tạo đột phá là bầu cử. Kể cả nếu có vài người vào được (hội đồng), thì cũng chẳng thay đổi gì” – ông Zhou phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh. Ông cho biết ông đã nói chuyện với luật sư và những người ủng hộ về chương trình hành động của mình.

Nhưng bầu cử có thể bộc lộ ra những vấn đề trong hệ thống của Trung Quốc, và đó luôn luôn là một cách để gây sức ép lên quan chức chính quyền địa phương” – ông Zhou nói. Người đàn ông chắc nịch, tóc húi cua này từ lâu nay đã đấu tranh với vấn nạn tranh chấp đất đai ở quê ông, huyện Cổ Thủy (Gushi).

Nghịch lý

Phong trào ứng cử độc lập lan rộng càng làm rõ một nghịch lý, rằng ngay cả khi Đảng Cộng sản cố gắng ngăn chặn bất đồng chính kiến, thì các nguồn gây bất mãn mới vẫn tiếp tục tích tụ, thường là được tiếp sức thêm bởi sự phổ biến của Internet.

Những người ủng hộ phong trào nhận xét, làn sóng đấu tranh dựa vào bầu cử là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự đàn áp của chính phủ – mà kết quả là đã làm hàng chục người bất đồng chính kiến bị bắt giữ năm qua – đang phải đương đầu với tinh thần đối kháng ngày càng mạnh mẽ.

Điều này cho thấy nhu cầu về các quyền chính trị đã lan rộng, và giờ đây nhiều thường dân đang dự phần” – ông He Depu, một người bất đồng chính kiến hoạt động lâu năm, vừa được trả tự do đầu năm nay và hiện giờ đang ủng hộ các ứng viên độc lập ở Bắc Kinh, phát biểu.

Ông He bảo: “Cơ hội để họ được chọn làm đại biểu hội đồng nhân dân rất mỏng manh, nhưng quan trọng là quá trình tham gia, bởi vì quá trình ấy cho thấy rằng mọi người đều có những kỳ vọng chính trị mà cuối cùng cũng phải được đáp ứng”.

Ông phát biểu như vậy trên điện thoại sau khi – theo lời ông kể – công an nhắn rằng ông không nên gặp phóng viên nước ngoài. Ông không được phép ra tranh ghế ở quốc hội bởi vì ông vẫn đang trong tình trạng bị tước bỏ các quyền chính trị, như là một phần hình phạt cho tội lật đổ chính quyền, ông cho biết như vậy.

Trong một dấu hiệu về thời thay đổi ở Trung Quốc, các ứng viên độc lập đã sử dụng những mạng xã hội ngày càng phát triển ở Trung Quốc để xúc tiến tranh cử. Có thể tìm thấy hàng chục, nếu không nói là hàng trăm website tranh cử như thế, trên trang liên mạng xã hội “Weibo” (tiếng Trung Quốc nghĩa là “blog nhỏ” – ND) lớn nhất nước, của tập đoàn Sina.

Trên trang Weibo của mình, ứng viên Xu Chunliu, 31 tuổi, nói với các ủng hộ viên tương lai rằng: “Là thành viên trong cộng đồng của các bạn, tôi chia sẻ những lời than phiền của người dân”. Ông cũng hứa sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và quản lý yếu kém ở khu vực lân cận.

Có nhiều ứng viên độc lập hơn trước đây, tôi nghĩ là bởi vì người dân thường đã hiểu về quyền của họ hơn, và Internet cũng giúp chúng tôi thể hiện mình được rõ hơn, cải thiện khả năng truyền thông của chúng tôi” – bà Liu Xiuzhen, 57 tuổi, ứng viên độc lập ở Bắc Kinh, nói. Bà Liu đã nghỉ hưu, trước bà là công nhân trong ngành vận tải. Bà đang ra tranh cử ở Bắc Kinh, nơi việc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 11.

Một số trong chúng tôi là những người bảo vệ quyền lợi của dân, và chúng tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ các nhóm yếu thế bằng cách ra tranh cử” – bà Liu nói.

Bà cho biết, bà và khoảng hơn chục ứng viên nữa bị thôi thúc phải ra tranh cử, vì họ thấy chính quyền đã không giúp họ lấy lại được khoản tiền đã mất trong những vụ đầu tư có tính chất lừa đảo.

Đảng Cộng sản đã coi việc thắt chặt kiểm soát là một ưu tiên trong thời gian tiến tới sự kiện chuyển giao lãnh đạo vào cuối năm tới. Bất chấp lớp vỏ dân chủ bề ngoài, một số ứng viên độc lập cùng làm việc với ông He, người bất đồng chính kiến, nói rằng họ đã bị bắt khi đi vận động các ủng hộ viên tiềm năng.

Diêu Lập Pháp (Yao Lifa), “cha đẻ” của phong trào ứng cử độc lập ở Trung Quốc kể từ khi giành được một ghế trong hội đồng nhân dân địa phương năm 1998, đã bị chính quyền bắt giam vài tháng và bây giờ đang bị theo dõi gần như suốt ngày, ở thành phố quê nhà ông tại tỉnh miền trung Hồ Bắc.

Vì chúng tôi đã vào đến giữa quá trình bầu cử rồi, nên họ muốn tôi phải chấm dứt giúp đỡ những ứng viên khác” – ông Diêu nói với Reuteurs trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại lúc đêm khuya. Ông bị mất ghế vào năm 2003, khi các quan chức thành phố không cho ông chính thức tranh cử nữa.

Con số ngày càng tăng lên các ứng viên (độc lập) cho thấy rằng tham nhũng và chia rẽ trong xã hội đang đẩy nhiều người dân thường đến việc phải đứng lên vì chính họ” – ông Diêu, vốn là một cán bộ trong ngành giáo dục, nhận xét.

Ông bảo: “Nhưng chính quyền ngày càng cứng rắn hơn. Họ chỉ muốn tỏ ra vẻ dân chủ, nhưng họ rất sợ màn trình diễn sẽ tuột khỏi vòng tay kiểm soát của họ”.

Thủy Trúc dịch từ Reuters

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

16 bình luận to “372. Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử”

  1. […] Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử […]

  2. Ẩn danh said

    Vài năm trước, đảng CSVN cũng có kế hoạch để dân trực tiếp bầu chủ tịch xã, phường. Khi ấy rất nhiều người, trong đó có tôi rất mừng và thậm chí không tin. Vì nếu như vậy thì đảng chắc chắn sẽ bị dân vùng lên, lật đổ. Vì dân là gốc, nếu gốc rễ thực sự thuộc về nhân dân thì giới lãnh đạo chỉ là những kẻ ngồi trên ngọn cây, chắc chắn sẽ bị rụng như sung. Sau đó, đúng như tôi nghĩ, kế hoạch ấy đã không diễn ra, mà thậm chí ông Tài Nông Đức Cạn còn có ý định là chủ tịch xã sẽ kiêm bí thư luôn. Hết đường mừng.
    Nhưng nay đảng cũng đang có một kế hoạch rất hay là đang thử nghiệm 1 ngàn phó chủ tịch xã – lấy từ nguồn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, thiên cơ bất khả lộ – nếu mọi người cùng suy nghĩ sẽ thấy ngày tàn của bạo chúa sắp điểm.
    Thực ra, quan nhất thời, dân vạn đại. Làm qua to cỡ nào thì cũng thành đống bùn, phân bón hết mà thôi. Cứ tưởng quan là to, khổ vậy đấy.

    • Cựu chiến binh said

      Khùng !Dân bầu trực tiếp chủ tịch xã và chủ tịch kiêm bí thư là tiến trình dân chủ cải tổ phương thức tổ chức và lãnh đạo .Giúp đảng CS VN đổi mới và tiến bộ hợp với quy luật phát triển hơn chứ sao lại là cơ hội dân vùng lên lật đổ .

  3. NGOAIGIAO said

    Đã là cõ máy máy chém thì cần gì phải cải tiến ,cải tiến nó thành ra máy chặt thì cũng vậy !
    Bao công có cái máy chém đầu rồng đầu chó tính năng đèu như nhau cả .

    • Dân Việt said

      Bạo động tại miền Nam Trung QuốcThứ Sáu, 23/09/2011 16:52

      (NLĐO) – Hàng trăm người biểu tình đã tấn công một đồn cảnh sát ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, khiến hàng chục cảnh sát bị thương.
      Đây là cuộc bạo động mới nhất xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, vốn được biết đến là địa phương có tới hàng chục ngàn lao động nhập cư.

  4. […] Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử (Basam) – Hàng trăm ứng viên độc lập chạy đua để giành các ghế đại biểu hội đồng nhân dân địa phương vốn dỉ tẻ nhạt, đang mở một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền chính trị ở đất nước này, thu hút cử tri ngoài phố và trên mạng Internet, bất chấp sự kiểm soát về chính trị. Đảng Cộng sản cầm quyền nói rằng các đại hội đại biểu hội đồng nhân dân ở các tỉnh, thành, là cơ sở cho một nền dân chủ kiểu Trung Quốc. […]

  5. Ngamnguihuycan said

    nước thì lạ, sự hèn hạ thì quen !

  6. […] Trúc dịch từ Reuters Nguồn: Ba Sàm Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookLike this:LikeBe the first to like this […]

  7. băng XHĐ 79 Mã Lò Q.Bình Tân said

    Bọn TÀU là đàn em của VN / Cần phải đem bọn chúng zô BV Chợ Quán tẩy não !!!

  8. Thu Hanoi said

    SAO GIONG NHAU DEN THE, CHINA @ VIET NAM….BOM NO CHAM…

  9. tiến sĩ giấy said

    Y khuôn là y khuôn thế nào? Ở VN không thể nào tự ra tranh cử được! Tất cả ứng cử viên độc lập đều bị loại khỏi danh sách từ tổ dân phố!

    Đề nghị TTXVH nạp phần mềm gõ tiếng Việt (mà wordpress có hỗ trợ không thì TSG cũng cóc biết he he)

  10. V3L said

    Tàu hay Việt thì cũng chỉ là hai cái tam giác cân đồng dạng. Có người cho rằng yêu đương mà chỉ có trò tự sướng thì cá nhân sẽ bệnh hoạn, làm chính trị mà cứ trò độc diễn thì cả nước chẳng những bệnh hoạn mà sẽ tiêu vong. Nhưng có người lại phản biện rằng ấy là dân nước tiêu vong chứ đảng càng vững ấy chứ. Phản biện thứ hai không đồng ý, cho rằng độc đảng như đứng một chân, mà đứng một chân thì hỏi đứng được bao lâu?
    Xin thưa chung: Chùa Một Cột nó đứng có một chân. Giá không có “bão nổi lên rồi” thì nó sẽ đứng ngàn năm!
    Vụ dân nhẩy ra tranh quyền với độc đảng Tàu cộng qua tranh cử bầu cử là một hiện tượng có thể gọi là “Bão nổi lên rồi” đấy. Gương lớn cho dân Việt vốn coi im lặng là vàng và toạ thì là kim cương!

  11. Dân Việt said

    Bọn đồ tể chính trị dễ gì nó để yên .Sẽ lại có tắm máu ở đất nước có nền dân chủ này.Bọn cầm quyền có tư tưởng chính trị tật nguyển.

  12. Dân Việt said

    Nhưng chính quyền ngày càng cứng rắn hơn. Họ chỉ muốn tỏ ra vẻ dân chủ, nhưng họ rất sợ màn trình diễn sẽ tuột khỏi vòng tay kiểm soát của họ”.

  13. nguoicambut said

    Một xã hội bất ổn từ bên trong giống như quả bom nổ chậm, chỉ chờ ngày nổ tung. Tại sao họ cứ cố tình quay ngược bánh xe lịch sử như vậy? Lịch sử sẽ nghiền nát bọn chúng.

  14. Củ mì said

    Tinh hinh VN cung y khuon, khong khac ti teo nao.

Sorry, the comment form is closed at this time.