BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Chín 10th, 2011

342. TRUNG QUỐC: GÃ KHỔNG LỒ KINH TẾ, CHÚ LÙN CHÍNH TRỊ?

Posted by adminbasam trên 10/09/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 5/9/2011

TRUNG QUỐC: GÃ KHỔNG LỒ KINH TẾ, CHÚ LÙN CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/8)

Dưới đầu đề trên, mạng tin “Chiến tranh thông tin” mới đây đăng bài phân tích của tác giả S. Matrice, nội dung như sau:

Trung Quốc là một cường quốc kinh tế. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc không còn là nước mới nổi – cụm từ lạm dụng mà Trung Quốc tiếp tục sử dụng đặc biệt đối với các nước đang phát triển mà nước này cho là rất gần gũi. Thuật hùng biện này tô hồng giọng điệu chính thức của Đế chế trung cổ, cho phép Bắc Kinh không phải bắt đầu vai trò cường quốc quan trọng, hợp pháp hoá mô hình phát triển và tăng cường ảnh hưởng tại các nước khao khát điều tương tự như Trung Quốc; phát triển và là cường quốc kinh tế. Trung Quốc cũng cho rằng có thể tập hợp dưới trướng mình, thông qua các hoạt động chung trong lĩnh vực kinh tế và thậm chí cả chính trị, các nước trong lịch sử đã bị một nước phương Tây “dã thú” cướp đoạt các nguồn tài nguyên. Theo cách này, không nghi ngờ gì, sẽ có một ý chí phục thù mà mọi diễn văn hợp tác quốc tế giữa châu Á (Trung Quốc đứng đầu) và phương Tây – trong phạm vi địa kinh tế rộng hơn được Trung Quốc chấp nhận – không thể xoá mờ.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | 38 Comments »

341. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (2)

Posted by adminbasam trên 10/09/2011

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (2)

Tác giả: Philippe PapinLaurent Passicousset

Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh

Tiếp theo 340. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (1)

BLOG, BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, TRUNG QUỐC:

KHI CHẾ ĐỘ LO SỢ

Thật là sáo rỗng khi nói rằng Internet đã thay đổi tất cả. Ở Việt Nam cũng như ở Iran và Trung Quốc, điều khẳng định đó có điểm nổi bật riêng: thế giới thông tin, sự kiểm soát và tiếp cận hoàn toàn thay đổi. Đất nước được kết nối theo chiều hướng tốt hơn. Tính đến năm 2010, có tới 25 triệu người ở Việt Nam vào mạng thường xuyên và điều cốt yếu là phải nói rằng người ta có thể tìm thấy một hàng Internet tại bất kỳ một thị trấn nào ở tất cả các tỉnh. Chắc chắn ở những cửa hàng đó, trang thiết bị đều không mới cũng chẳng chạy nhanh, nhưng tất cả các quán net đều đông nghịt thanh thiếu niên đang giao tiếp với thế giới mà chỉ cần dùng đầu ngón tay. Do vậy, chỉ trong vài năm, các tờ báo truyền thống dưới dạng báo in, vốn rất nhiều song cũng đều bị kiểm duyệt, đã phải thành lập thêm báo mạng như các cơ quan báo chí quốc tế, các trang web nước ngoài bằng tiếng Việt, thậm chí có cả những tờ báo mới của Việt Nam chỉ tồn tại trên Internet và có phong cách khá tự do kiểu như Vietnamnet. Mặt khác, mạng Internet cho phép mọi cá nhân đều có thể tiếp xúc với những người truy cập khác trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt có cả cộng đồng kiều bào ở nước ngoài, thông qua các trang báo điện tử, các trang web cá nhân, các diễn đàn và trang blog.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 45 Comments »

 
%d người thích bài này: