BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Chín 3rd, 2011

326. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Posted by adminbasam trên 03/09/2011

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BS Ngọc

Ngày 2/9 có lẽ là ngay lý tưởng để suy nghiệm tiêu ngữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc dười hàng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Hãy nói về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tên nước đứng sau cùng. Tên của chủ nghĩa đứng đầu. Nên nhớ rằng trước kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việt Nam đứng đầu, Dân Chủ và Cộng Hòa đứng sau. Dân tộc trên hết và vĩnh viễn, thể chế chính trị chỉ là tạm thời. Ấy thế mà sau này Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng tác ra quốc danh đặt Việt Nam sau chủ thuyết chính trị! Quốc danh hiện nay là một cách xem thường dân tộc. Người ta chỉ xem Việt Nam như thể một cộng đồng dân tộc trong đại cộng đồng có tên là Xã Hội Chủ Nghĩa. Thế nhưng chúng ta biết rằng cái đại đồng đó không còn nữa. Quê hương của Xã Hội Chủ Nghĩa đã đập nát tượng Lénin và tên đồ tể Stalin. Nước ta ngày nay thực tế là một nước tư bản. Một loại tư bản đỏ. Tư bản dã man. Dã man với người dân. Như thế, ngay từ tên nước đã là một sự dối trá. Dối trá vì không đúng với thực tế và cũng chẳng phù hợp với lý tưởng. Thử hỏi trong giới lãnh đạo có mấy ai còn tin vào Chủ nghĩa Xã hội?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 100 Comments »

325. Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử

Posted by adminbasam trên 03/09/2011

Tạp chí XƯA & NAY

Số 386, tháng 8 – 2011

Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử

(Tiếp theo số 385 – 249. XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRÍ THỨC VIỆT NAM)

Trịnh Văn Thảo

ĐỂ LÀM SÁNG TỎ VÀI VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VÀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ (SOCIOLOGIE HISTORIQUE), TÁC GIẢ XIN MẠN PHÉP TÓM TẮT QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA MAX WEBER ĐÃ HƯỚNG DẪN, SONG SONG VỚI DUY VẬT SỬ QUAN, NHỮNG LUẬN ĐỀ CHÍNH KHAI TRIỂN TRONG BÀI NÀY.

Về phương pháp lịch sử theo Max Weber trích từ Wirrschaft und Gesellschaft(1) (Tubingen, 1956) trong đó tác giả triển khai về bốn tôn giáo châu Á: Bà la môn (Ấn Độ), Lão, Nho, Phật (Trung Quốc).

Phương pháp nghiên cứu xã hội học lịch sử của Max Weber khai triển giả thuyết theo đó hạt nhân duy lý của thuyết “Tin lành” dưới ảnh hưởng của nhà thần học Calvin phủ nhận mọi tin tưởng thần bí, dị đoan, nặng xu hướng cứu thế đã làm nền tảng ý thức hệ cho kinh tế tư bản vì “[…]đạo Tin lành, với tư cách một hệ thống giá trị có vai trò to lớn trong việc tổ chức hành động của một số tác nhân xã hội và làm nẩy sinh chủ nghĩa tư bản. Đó là do, một mặt, nhà doanh nghiệp thanh giáo tự ngăn cấm mình hưởng thụ những của cải tích luỹ được và, mặt khác, anh ta tìm thấy sứ mạng của mình và sự cứu rỗi của mình ở lao động”(2).

Đọc tiếp »

Posted in Gia đình/Xã hội, Văn hóa | 5 Comments »

 
%d người thích bài này: