BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2601. Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước

Posted by adminbasam trên 30/05/2014

29-05-2014

Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung. 

Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.

Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.

Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định “Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.

Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.

Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!

Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!

Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu. 

Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia.*

Những người ký tên đầu tiên

  1. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp
  2. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
  3. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  4. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
  5. J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
  6. Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
  7. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
  8. Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
  9. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
  10. Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
  11. Vũ Quốc Tuấn¸ nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  12. Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, TP HCM
  13. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
  14. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn hóa, TP HCM
  16. Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
  17. Nguyễn Minh Tịnh, Australia
  18. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
  19. Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
  20. Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  21. Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  22. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  23. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  24. Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
  25. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  26. Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
  27. Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, Hà Nội
  28. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  29. Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
  30. Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
  31. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
  32. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  33. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  34. Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
  35.  André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
  36. Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lang Bian, Đà Lạt
  37. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  38. Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  39. Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
  40. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, Hội An
  41. Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
  42. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
  43. Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
  44. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn, TP HCM
  45. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
  46. Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
  47. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  48. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
  49. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
  50. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
  51. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
  52. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  53. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
  54. La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
  55. Ngô Minh, nhà thơ, Huế
  56. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
  57. GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  58. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
  59. Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
  60. Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
  61. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
  62. Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
  63. Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP HCM 
  64. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  65. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
  66. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
  67. Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển nông thôn, TP HCM
  68. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
  69. Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
  70. Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
  71. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
  72. Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  73. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
  74. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
  75. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  76. Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
  77. Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP HCM
  78. Nguyễn Công Hê, TP HCM
  79. Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  80. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
  81. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
  82. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
  83. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
  84. Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
  85. Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
  86. Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  87. Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
  88. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
  89. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
  90. Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Australia
  91. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
  92. Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
  93. Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
  94. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
  95. Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà Nội
  96. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  97. Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
  98. Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  99. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
  100. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
  101. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
  102. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
  103. Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hà Nội
  104. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  105. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
  106. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
  107. Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu, TP HCM
  108. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
  109. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
  110. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
  111. Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội Sài Gòn, TP HCM
  112. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
  113. Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
  114. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức, TP HCM
  115. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội

* Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com

42 bình luận to “2601. Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước”

  1. […] diện, tuyệt đối”, kể cả lòng yêu nước của người dân VN. Mời xem lại: Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (Ba […]

  2. […] diện, tuyệt đối”, kể cả lòng yêu nước của người dân VN. Mời xem lại: Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (Ba […]

  3. […] 2281. Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước […]

  4. Pó tay, không biết Thư ngỏ kêu gọi ai và làm cái gì sau khi liệt kê một loạt hành vi “bán nước” của lãnh đạo đảng CSVN>
    Thiết tưởng nên vứt vào sọt rác “thư ngỏ” này và tống giáp bọn phá hoại “giả danh yêu nước” vào tù cho sạch đường, tốt ruộng !

  5. thoát said

    Tóm lại:
    – Muốn giữ vững được ĐỘC LẬP – CHỦ QUYỀN, thì phải:
    + THOÁT TRUNG (HÁN)
    – Muốn Thoát Trung, thì phải:
    + THOÁT CỘNG!
    Đây là mấu chốt của vấn đề!

  6. Danh sách đợt 2: KÝ TÊN ỦNG HỘ THƯ NGỎ said

    Đợt 2:
    Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, nguyên Phó ban Việt ngữ đài RFI, Pháp
    Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
    Nguyễn Tường Thụy, viết báo tự do, Hà Nội
    Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
    Nguyễn Lộc, giảng dạy Đại học, TP HCM
    Ý Nhi (Hoàng Thị Ý Nhi), làm thơ, TP HCM
    Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha khoa, TP HCM
    Nguyễn Quang Thân, nhà văn, TP HCM
    Dạ Ngân, nhà văn, TP HCM
    Bùi Minh Quỳnh, kỹ sư cầu đường, Nghệ An
    Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, nhà văn, Huế
    Nguyễn Huy Văn, kỹ sư điện, TP HCM
    Vũ Thị Bích, hưu trí, Pháp
    Nguyễn Viết Lầu, giảng viên hưu trí, Hà Nội
    Đỗ Xuân Thọ, TS Cơ học ứng dụng, Hà Nội
    Le Van Minh, CH Czech
    Nguyễn Minh Đào, cán bộ hưu trí 57 tuổi Đảng, tỉnh An Giang
    Bùi Thị Thiện Căn, nhà giáo hưu trí, Hà Nội
    Trần Khắc Trí, nghề tự do, Lâm Đồng
    Nguyễn Văn Thanh, cử nhân kinh tế, TP HCM
    Bùi Đức Hiệp, nhân viên vận tải, TP HCM
    Nguyễn Trí, cử nhân kinh tế, TP HCM
    Võ Thanh Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội
    Huu Loi Ngo nhà phản biện tự do, Huế
    Phan Cự Cường, kỹ sư ô tô, Hà Nội
    Nguyễn Phương Nam, cán bộ nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
    Nguyễn Cao Phong, Hà Nội
    Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ, Đại học Liège, Bỉ
    Đỗ Thành Long, giáo viên, TP HCM
    Nguyễn Văn Túc, cựu quân nhân tình nguyện chiến trường Campuchia, Thái Bình
    Doãn Quốc Khoa, TS, kiến trúc sư, giảng viên đại học, Hà Nội
    Nguyễn Văn Phú, nghiên cứu và giảng dạy CNRS, Pháp
    Phạm Thế Phương, kỹ sư, Hải Phòng.
    Hoàng Quý Thân, PGS TS ngành hệ thống điện, Hà Nội
    Nguyễn Quang, kỹ sư, CH Czech
    Lê Phú Khải, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Nam, TP HCM
    Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, Pháp
    Trần Việt Thắng, ThS khoa học, Hà Nội
    Hồ Trọng Để, kỹ sư cơ khí, TP HCM
    Tran Van Minh, nghỉ hưu, Đà Nẵng
    Lê Văn Ngọ, kỹ sư đã nghỉ hưu, Nha trang
    Lê Hoàng Lan, TS, cán bộ về hưu, Hà Nội
    Le Xuan Dieu, kinh doanh, TP HCM
    Bùi Phan Thiên Giang, kỹ sư Tin học, TP HCM
    Hồ Văn Thân, nghề nghiệp tự do, TP HCM
    Tran Van Thuan, CNC Programmierer, CHLB Đức
    Nguyễn Quang Cương, nhân viên bán hàng kỹ thuật, Hà Nội
    Nguyễn Đức Quyết, kỹ sư xây dựng, CHLB Đức
    Đoàn Kim Dung, giáo viên hưu trí, Hà Nội
    Lê Văn Oánh, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
    Le Xuan Vinh, nông dân, TP HCM
    Đinh Việt Bình, nguyên giảng viên trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia, Hà Nội
    Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM
    Nguyễn Đình Quyền, kiến trúc/ xây dựng, TP HCM
    Phan Hữu Nam, CH Czech
    Huyen Stefan, California State Employee, Hoa Kỳ
    Hoàng Thế Đức, kỹ sư, Hà Nội
    John Pham, học sinh, Hoa Kỳ
    Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia công nghệ thông tin, Pháp
    Nguyen Van Hai, kỹ sư, doanh nhân, Cambodia
    Nguyễn Vũ, kỹ sư, hành nghề tự do, TP HCM
    Đặng Văn Lập, kiến trúc sư, Hà Nội
    Nguyễn Thiện Nhân, kế toán, Bình Dương
    Nguyen Phu Vinh, kỹ sư, TP HCM
    Ngô Minh Danh, giáo viên, Đồng Nai
    Đặng Trần Hùng, bác sĩ, Hà Nội
    Nguyễn Ngọc Thạnh, dược sĩ, Canada
    Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
    Hoàng Ngọc Trường, kỹ sư hàng hải, thuyền trưởng, Hà Nội
    Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu binh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, TP HCM
    Nguyễn Văn Lý, cử nhân, lao động tự do, Hà Tĩnh
    Tống Hoàng Nhân, công nhân, Huế.
    Phạm Tuấn Trung, kỹ sư tin, Australia
    Vũ Tuấn, GS TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã nghỉ hưu, Hà Nội
    Ngô Đức Minh, dạy học, TP HCM
    Ngọc Dung Lê, nguyên Tổng Biên tập báo Vietnameuropa, nhà báo quốc tế IFJ, CH Czech
    Nguyễn Quốc Ân, dược sĩ đại học, Hà Nội
    Tran Thi Quy, giáo viên, nghỉ hưu, CHLB Đức
    Vinh Nguyễn, công nhân, Hoa Kỳ
    Pet. Xuân Nguyễn, Công nghệ thông tin, TP HCM
    Giuse Nguyễn Công Bắc, linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An
    Phạm Văn Lễ, kỹ sư cầu đường, TP HCM
    Hoàng Anh Vũ, chuyên gia công nghệ ngân hàng, Indonesia
    Khuất Thu Hồng, nghiên cứu khoa học xã hội, Hà Nội
    Thu San Nguyễn Thế Hùng, TS Vật lý, Viện Vật lý, Hà Nội
    Tuyet A Jethwa, cử nhân kinh tế, Nhật Bản
    Nguyễn Thế Việt, TS Ngữ văn, CHLB Đức
    Vũ Quang Chính, nhà luận phê bình phim, Hà Nội
    Trần Thị Hường, kỹ sư kinh tế điện (về hưu), Hà Nội
    Phạm Trọng Chánh, TS, nhà nghiên cứu, Pháp
    Pham Tuan Anh, kinh doanh, Praha, CH Czech
    Lê Toàn, nhà giáo hưu trí, Đà Nẵng
    Nguyen Thanh Chính, Hoa Kỳ
    Nguyễn Ngọc Duyên, TS, Australia
    Nguyễn Hữu Phùng, bác sĩ hưu trí, Đà Nẵng
    Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, CH Czech
    Chu Văn Tiên, kỹ sư, CHLB Đức
    Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM, TP HCM.
    Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, cử nhân kinh tế, Hà Nội
    Phạm Hồng Hà, cán bộ hưu trí, Nghệ An
    Nguyễn Thanh Nga, MBA, Hà Nội
    Nguyễn Ngọc Bảo, kỹ sư, trách nhiệm an ninh thông tin, Pháp
    Phạm Duy Hiển, hưu trí, Gia Lai
    Lê Văn Chinh, kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
    Trần Thị Thúy Lan, nhân viên trợ lý dự án, Hà Nội
    Nguyễn Đăng Lập, kỹ sư, Bà Rịa – Vũng Tàu
    Nguyễn Văn Vinh, hưu trí, Hà Nội
    Nguyễn Văn Thạnh, kỹ sư, Đà Nẵng
    Phạm Cường, đạo diễn, CHLB Đức
    Nguyễn Đào Trường, cán bộ hưu, Hải Dương
    Trần Rạng, nhà giáo, TP HCM
    Nguyễn Hoàng Thanh Liêm, An Giang
    Cao Nghĩa, kỹ sư cơ khí, Đà Nẵng
    Lê Tiên Hoàn, nghỉ hưu, Hà Nội
    Lê Xuân Đôn, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên học sinh Việt Nam Liên bang Australia, Australia
    Nguyễn Tuấn Anh, kinh doanh tự do, Hà Nội
    Phan Tinh, kỹ sư, Anh
    Trần Văn Tùng, lao động tự do, Tuyên Quang
    Nguyễn Hữu Thao, cựu quân nhân F289, Bộ Tư lệnh Công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bulgaria
    Đỗ Thành Nhân, quản lý doanh nghiệp, Quảng Ngãi
    Nguyễn Minh Sang, làm ruộng, Bắc Giang
    Quý Hải, nhà tư vấn & đào tạo, TP HCM
    Phan Đình Hùng, kỹ sư vỏ tàu thuỷ, đăng kiểm (đã nghỉ hưu), Australia
    Trần Ngọc Hùng, y sĩ, Bình Dương
    Nguyễn Thị Thanh Tâm, nhà đầu tư, Hà Nội
    Trịnh Hồng Kỳ, nhân viên xuất nhật khẩu, TP HCM
    Vũ Tuấn, TS phần mềm và điện tử, CHLB Đức
    Đào Văn Bính, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
    Trần Hữu Lực, kỹ sư điện tử, TP HCM
    Trần Tư Bình, giáo chức, chủ nhiệm web chữ Việt nhanh, Sydney, Australia
    Lê Quang Thanh, TP HCM
    Đào Đình Bình, kỹ sư hưu trí, Hà Nội
    Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, hưu trí, TP HCM
    Nguyễn Minh Hiền, nguyên Tổng biên tập báo Doanh Nhân Sài Gòn, TP HCM
    Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
    Phạm Văn Đỉnh, TS KH, Pháp
    Nguyễn Khánh Hưng, kiểm toán viên, Hoa Kỳ
    Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
    Lý Đăng Thạnh, người chép Sử, TP HCM
    Phạm Thanh Lâm, kỹ sư điện tử, Đan Mạch
    Lê Manh Tiên, kinh doanh, Lào
    Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
    Việt Linh, đạo diễn, TP HCM
    Phạm Văn Thành, Pháp
    Đoan Trang, nhà báo, Hoa Kỳ
    Đặng Kim Toàn, tư doanh, Hoa kỳ
    Nguyễn Cường, kinh doanh, CH Czech
    Trần Văn Tấn, kỹ sư, CHLB Ðức
    Phan Thanh Bình, Hoa Kỳ
    Lê Công Định, tù nhân tư tưởng, bị quản chế, TP HCM
    Nguyễn Hồng Quân, kỹ sư xây dựng, TP HCM
    Trần Viết Tôn, bác sĩ, CHLB Đức
    Trần Thị Thanh Tâm, nghỉ hưu, Ba Lan
    Phạm Toàn Thắng, kinh doanh, CH Czech
    Trần Thị Quyên, giáo viên, TP HCM
    Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư tin học, Pháp
    Nguyễn Trung Thành, kỹ sư Giao thông Vận tải, Phú Thọ
    Đặng Lợi Minh, giáo viên hưu trí, Hải Phòng
    Ngô Đức Thọ, PGS TS, nhà nghiên cứu di sản Hán Nôm, Hà Nội
    Le Luc, họa sĩ, Canada
    Nguyễn Quốc Quân, TS Toán, Hoa Kỳ
    Nguyễn Minh Mẫn, kỹ sư, Canada
    Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Canada
    Nghiêm Ngọc Trai, kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu, Hà Nội
    Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư điện tử, CHLB Đức
    Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ y khoa, Pháp
    Nguyễn Quế Hương, kiến trúc sư, Hoa Kỳ
    Hà Minh Hiển, TS Hoá học, Ba Lan
    Võ Tiến Khai, kỹ sư Cơ khí, Biên Hòa
    Trương Long Điền, công chức hưu trí, An Giang
    Trần Định Quốc Khai Nguyên, FAA Honeywell Aerospace, Hoa Kỳ
    Hoàng Dương Tuấn, giáo sư đại học công nghệ Sydney (University of Technology, Sydney), Australia
    Nguyễn Hữu Sâm, cựu Giáo sư Trung học đệ nhị cấp, hồi hưu, Australia
    Tien Loc Nguyen, nhà văn, Canada
    Thi Canh Nguyen, công nhân, Canada
    Thu Hai Irich, giáo viên, Canada
    Nguyễn Công Nghĩa, TS bác sĩ, nghiên cứu viên đại học Waterloo, Canada
    Trần Quang Ngọc, TS, nghiên cứu khoa học, Hoa Kỳ
    Nguyễn Sỹ Phương, Dr, CHLB Đức
    Nguyễn Thanh Lam, nghiên cứu khoa học, Viện Công nghệ California, Hoa Kỳ
    Hanson Ngo, kỹ sư, Australia
    Trần Quốc Hải, TS Địa chất, Hà Nội
    Nguyễn Thanh Sơn, viết văn thơ (bút danh: Trầm Hương Thơ), CHLB Đức
    Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Lâm Đồng
    Phan Dương, kỹ sư, TP HCM
    Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, chuyên gia độc lập, Hoa Kỳ
    Nguyễn Ngọc Thạch, hưu trí, TP HCM
    Phan Thành Khương, nhà giáo, Ninh Thuận
    Nguyen Diep, Hoa Kỳ
    Phạm Anh Tuấn, kỹ sư, Australia
    Pham Dang Lam, kỹ sư, Australia
    Nguyễn Văn Dũng, TS Vật lý, nguyên là cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ
    Nguyễn Văn Mạnh, cử nhân, TP HCM
    Nguyễn Văn Bôn, kỹ sư, nguyên Đại uý Viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội
    Phạm Như Hiển, dạy học, Thái Bình
    Nguyen Minh Dang, kỹ sư, TP HCM
    Nguyễn Văn Nghiêm, thợ hớt tóc, Hòa Bình
    Trần Quốc Hùng, cựu giáo viên, TP HCM
    Nguyễn Xuân Liên, giám đốc bảo tàng, Quảng Bình
    Giáng Vân, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội
    Nguyễn Văn Nghiêm, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
    Nguyễn Việt Anh, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia; sinh viên Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
    Tran Hung Thinh, hưu trí, Hà Nội
    Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, TP HCM
    Nguyễn Hồng Khoái, chuyên viên tư vấn Tài chính, Hà Nội
    Hà Văn Thùy, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, TP HCM
    Chu Sơn, nhà văn, TP HCM
    Huỳnh Thị Ngọc Diệp, giảng viên Đại học Nông Lâm Huế, Huế
    Tạ Cao Nguyên, giáo viên Trung học Phổ thông, Lạng Sơn
    Bùi Ngọc Mai, cử nhân Khoa học, TP HCM
    Nguyễn Nhật Hoan, Hoa Kỳ
    Hà Văn Chiến, cựu chiến binh, Hà Nội
    Đào Minh Châu, tư vấn về chính sách công và hành chính công, Hà Nội
    Ho Van Thuy, kỹ sư hưu trí, Canada
    Nguyễn Thành Duy, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
    Nguyễn Đức Việt, IT Contractor, Australia
    Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
    Nguyễn Thiện Tống, PGS TS, giảng viên hưu trí, TP HCM
    Vũ Quốc Ngữ, nhà báo, Hà Nội
    Nguyễn Đức Toàn, thạc sĩ kỹ thuật, TP HCM
    Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
    Trương Chí Tâm, cử nhân y khoa, TP HCM
    Nguyễn Hữu Toàn, kỹ sư (nghỉ hưu), Hà Nội
    Nguyen Huu Loc, công nhân, TP HCM
    Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ Nữ TP HCM, TP HCM
    Nguyen Manh Cuong, kiến trúc sư, Hoa Kỳ
    Âu Dương Toàn, kỹ sư thủy lợi thủy điện, Huế
    Nguyễn Quốc Hùng, kỹ sư, doanh nhân ngoài quốc doanh, Hà Nội
    Hung Huynh, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
    Nguyễn Dũng, kỹ sư, TP HCM
    Đinh Thị Quỳnh Như, TS giảng viên ĐH, hưu trí,TP HCM
    Tô Xuân Thành Vinh, doanh nhân, Nghệ An
    Đỗ Hữu Hải, kỹ sư điện, Hà Nội
    Nguyễn Hữu Dư, Long An
    Hoàng Ngọc Cầm, TS KH, Hà Nội
    Đào Thế Long, TS, giảng viên đại học, TP HCM
    Cao Thế Đoàn, sinh viên, Hà Nội
    Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, TP HCM
    Phùng Chí Kiên, designer, Hà Nội
    Đỗ Quý, thạc sĩ, Australia
    Phạm Văn Thọ (luật gia – nhà báo Minh Thọ), TP HCM
    Nguyen Me Linh, TS, đảng viên, Huy hiệu 50 năm tuổi đảng, TP HCM
    Huỳnh Văn Quốc Ấn, giáo viên, Huế
    Vũ Hồng Phong, kỹ sư, TP HCM
    Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Australia
    Dương Sanh, nhà giáo, Khánh Hòa
    Phan Trần Minh, kinh doanh, TP HCM
    Vũ Thu Hương, TS Địa vật lý, Hà Nội
    Nguyễn Xuân Quy, nghề nghiệp tự do, Tiền Giang
    Phạm Văn Minh, làm ruộng, Hà Nội
    Trần Bình Nam, bình luận gia, nguyên sĩ quan Hải quân VNCH, cựu Dân Biểu Quốc hội VNCH, Hoa Kỳ
    Lê Doãn Thảo, Ths Vật lý Hạt nhân, hưu trí, Hà Nội
    Tạ Huy Tuyến, kỹ sư, Hà Nội
    Nguyen Van Hoang, nghiên cứu, Nhật Bản
    Nguyễn Thu Nguyệt, nhà giáo về hưu, TP HCM
    Lý Thường, công nhân, Australia
    Hoàng Trọng Luận, kỹ sư Điện tử Viễn thông, TP HCM
    Nguyễn Huy Canh, giáo viên, đảng viên, Hải Phòng
    Trần Quốc Tuấn, kinh doanh, Hà Nội
    Phạm Ngọc Thái, nhà thơ, Hà Nội
    Phùng Hoài Ngọc, ThS, nguyên Trưởng bộ môn Ngữ văn Đại học An Giang, An Giang
    Ngô Minh Hải, chuyên viên phân tích đầu tư, TP HCM
    Trần Tuấn, nghề ngiệp tự do, Nha Trang
    Nguyễn Thị Ngọc Giao, Hoa Kỳ
    Nguyễn Việt Thu, hưu trí, TP HCM
    Đinh Hoàng Thắng, TS, Thành viên “Chương trình Minh triết Nghiên cứu Biển Đông”, Hà Nội
    Phạm Văn Lộc, nhân viên kế toán, TP HCM
    Huỳnh Hải Nam, kế toán, TP HCM
    Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
    Nguyen The Phuong, TS, phát triển software, Canada
    Nguyễn Văn Viên, kinh doanh, Hà Nội
    Nguyễn Ngọc Nại, Hà Nội
    Hoàng Anh Tuấn, TS KH, Singapore
    Bùi Kim Yến, Hà Nội
    Thanh Tran, nurse, Australia
    Phan Văn Hiến, PGS TS, Hà Nội
    Nguyễn Quang Luân, thợ ảnh, Gia Lai
    Trịnh Ngọc Phương, giáo viên, Phú Thọ
    Nguyễn Văn Hớn, kỹ sư, nghỉ hưu, Hà Nội
    Nguyễn Thượng Long, dạy học và viết báo, Hà Nội
    Nguyễn Văn Ngọc, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Thụy Điển
    Trần Văn Thành, linh mục, Quảng Bình
    Trần Hữu Hạnh, nguyên Giám đốc Đài Australia, Australia
    Trần Đình Nam, nguyên Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội
    Phạm Quang Long, linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An
    Dương Tùng, chăn nuôi, Bình Dương
    Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức
    Nguyễn Hòa, cao học hành chánh Sài Gòn, đã hưu, Hoa Kỳ
    Hoàng Xuân Ý, kỹ sư, Nghệ An
    Trần Thái Ái Thiên Ân, TP HCM
    Cao Tuấn Huy, Đồng Nai
    Võ Văn Điểm, nhà báo, Hoa Kỳ
    Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
    Ngô Đình Thẩm, đồ họa máy tính, TP HCM
    Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội
    Hoàng Ngọc Giao, LS TS, Hà Nội
    Nguyễn Văn Quang, kỹ sư xây dựng, nghỉ hưu, Bạc Liêu
    Nguyễn Quang Ngọc, kỹ sư, Hà Nội
    Trần Quốc Hưng, công nhân, Đồng Nai
    Lê Tuấn, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
    Đỗ Văn Hoàn, tu nghiệp sinh, Nhật Bản
    Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng, Hà Nội
    Vũ Quang Anh Tuấn, Phó Chủ tịch H Hiệp Hội Nails & Thẩm Mỹ Người Việt / Trưởng Phòng Ngoại Vụ Hiệp Hội Nails & Thẩm Mỹ Người Việt (Vietnamese Nails & Beauty Association USA), Hoa Kỳ
    Khổng Hy Thiêm, kỹ sư Điện, Khánh Hòa
    Nguyễn Anh Vân, luật sư, Hà Nội
    Lê Quôc Thai, kỹ sư tin học, Phap
    Trương Bá Thụy, dược sĩ, TP HCM
    Phan Thi Lien, kỹ sư cơ khí, Australia
    Nguyễn Minh Tiến, giáo viên, Phú Thọ.
    Quách Đăng Triều, GS TSKH, thuộc Viện Hoá học Việt Nam, Hà Nội
    Diep Kim Lan, engineer, Hoa Kỳ
    Nguyễn Việt, nghỉ hưu, Hà Nội
    Vũ Duy Hoàn, kỹ sư, Hà Nội
    Trịnh Tuấn Dũng, kỹ sư, Hà Nội
    Trần Khuê, nhà nghiên cứu văn hoá, TP HCM
    Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
    Trần Trung Chính, nhà báo, Hà Nội
    Tran Thien Nien, TP HCM
    Nguyen Thi Xuan Hoa, giáo viên đã về hưu có 60 năm tuổi đảng, TP HCM
    Đào Thị Ngọc Trâm, giáo viên đã về hưu, TP HCM
    Nguyen Thi Lan, công nhân, CHLB Đức
    Phạm Tấn Hà, chuyên gia Tài nguyên nước, Buôn Ma Thuột
    Phạm Văn Mầu, cán bộ hưu trí, Hà Nội
    Phan Xuân Ngọc, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Hàng hải, Nha Trang
    Đỗ Đình Tuân, giáo viên nghỉ hưu, Hải Dương
    Nguyên Văn Nghĩa, kỹ sư, Nga
    Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên văn phòng, TP HCM
    Tuấn Khanh (tên đầy đủ Nguyễn Tuấn Khanh), nhạc sĩ, TP HCM
    Nguyễn Lưu, Hà Lan
    Lê Thanh Tùng, phóng viên tự do, TP HCM
    Thu Nguyen, nhân viên bảo vệ, Hoa Kỳ
    Võ Công Bằng, kỹ sư xây dựng, TP HCM
    Nguyễn Hữu Cầu, nhà giáo nghỉ hưu, Canada
    Nguyen Thi Thu Thuy, nhân viên tư vấn tâm lý học đường, TP HCM
    Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
    Chu Văn Hòa, cử nhân, CHLB Đức
    Đặng Vũ Chương, Nga
    Thúy Ngoan, designer, Hà Nội
    Lê Nguyên Hải, kỹ sư tin học, Hoa Kỳ
    Lê Văn Điền, TS Toán học, Ba Lan
    Hồ Vĩnh Trực, kỹ thuật viên vi tính, TP HCM
    Nguyen Minh Nhut, mục sư, Hoa Kỳ
    Bui Quang Trung, kỹ sư xây dựng, Pháp
    Lương Nguyễn Trãi, giáo viên Trung học Phổ thông, TP HCM
    Trần Hồng Nhung, PGS TS Vật lý, cán bộ hưu trí, Hà Nội
    Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS Kinh tế, nguyên GS Đại học Laval, Canada
    Phạm Văn Đảng, lái xe, Bà Rịa – Vũng Tàu
    Truong Vinh Phuc, cựu chiến binh, hưu trí, Hà Nội
    Nguyễn Hồng Phi, họa sĩ, Thái Lan
    Phạm Ngọc Luật, nhà báo, nguyên Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
    Nguyễn San, ứng viên TS Vật lý Hải dương, Hoa Kỳ
    Võ Quang Tu, hưu trí, Canada
    Hồ Sĩ Phú, ThS, kỹ sư, TP HCM
    Khương Việt Hà, ThS, nghiên cứu văn học, Hà Nội
    Tran Kim Nhung, hưu trí, TP HCM
    Trương Lợi, kỹ sư, TP HCM
    Mai An Nguyễn Anh Tuấn, nhà làm phim độc lập, nhà báo tự do, Hà Nội
    Lê Mạnh Hùng, kỹ sư Điện, CHLB Đức
    Hoàng Đình Tú, kỹ sư, TP HCM
    Thọ Lê, nhà giáo nghỉ hưu, Australia
    Nguyễn Út Việt, sinh viên trường Đại học Luật TP HCM, Ninh Thuận
    Trần Công Tâm, TS, nguyên cán bộ khoa học, Nga
    Phan Hùng, bộ đội nghỉ hưu, Hà Nội
    Phi Chu, thợ máy, Hoa Kỳ
    Võ Nam Việt, Nga
    Tuan Tran, kỹ thuật gia hàng không, Hoa Kỳ
    Đoàn Thị Kim Dung, giáo viên, hưu trí, Hà Nội
    Nghiêm Sĩ Cường, kinh doanh, Hà Nội
    Nguyễn Thế Tuyển, bác sĩ, Bắc Giang
    Tạ Quang Trung, luật sư tòa Thượng Thẩm, nguyên hội viên Hội đồng Luật sư luật sư đoàn tòa Thượng thẩm Sài Gòn, Hoa Kỳ
    Pham Thuc, công nhân, Na Uy
    Le Dinh Hong, kế toán, Canada
    Le Thi Nhan, nội trợ, Canada
    Nguyễn Đình Hòa, đầu tư địa ốc, Hoa Kỳ
    Trần Trung Sơn, giảng viên trường Sĩ quan không quân, Khánh Hòa
    Thích Nguyên Hùng, tu sĩ, Pháp
    Nguyễn Văn Thạch, sinh viên Đại học Kinh tế, TP HCM

    • Danh Sách Đợt 3: KÝ TÊN ỦNG HỘ THƯ NGỎ said

      Đợt 3:

      493-Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
      Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, Hà Nội
      Nguyễn Ánh Tuyết, chuyên viên viễn thông, Hà Nội
      Nguyễn Ngọc Trinh, kỹ sư Điện toán, CHLB Đức
      Philip Maria Lê Văn Vui, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo phận Đà Nẵng
      Nguyễn Bích Thuỷ, nghiên cứu sinh nghệ thuật, Thuỵ Điển
      Thien Pham, sửa chữa điện tử, Hoa Kỳ
      500-Trí Quang Trần, công nhân điện tử, CHLB Đức
      Nguyễn Quyền, công nhân, CHLB Đức
      Phó Văn Ngọc, công chức, Canada
      Trần Văn Biển, kỹ sư Hóa Lý, Hà Nội
      Hoàng Xuân Họa, nông dân, Hà Nội
      Nguyễn Thế Hồng, kỹ sư, Ý
      Quan Vinh, chuyên viên tin học, Ý
      Trịnh V Trung, công chức Bộ Xã Hội, VNCH trước 75, cựu tù nhân cải tạo sau 75, Hoa Kỳ
      Nguyen Anh Nhon, cơ khí, Hà Lan
      Uông Đắc Đạo, cử nhân Luật Sài Gòn, hưu trí, Hoa Kỳ
      Hoàng Văn Khẩn, tiến sĩ Sinh hoá học, Thuỵ Sĩ
      Đồng Quang Vinh, cán bộ hưu trí, Khánh Hòa
      Nguyễn Xuân Hoài, nguyên là bộ đội, cán bộ hưu trí, TP HCM
      Đặng Hùng Võ, GS TSKH, nhà khoa học, Hà Nội
      Nguyễn Phước Hi, hưu trí, CHLB Đức
      Đinh Văn Độ, doanh nhân, Ba Lan
      Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, tác giả sách, nguyên cán bộ Viện Vật lý, Hà Nội
      Phạm Đôn Văn, kỹ sư, Hoa kỳ
      Dinh Ta Pham, hưu trí, Australia
      Thi Hue Nguyen, hưu trí, Australia
      Lương Thành, kỹ sư ngành Điện, Hoa Kỳ
      Trương Đại Nghĩa, cựu tù nhân cải tạo, Hoa Kỳ
      Nguyễn Trọng Hoàng, TS Vật lý, CHLB Đức
      Lê Ngọc Vân, giảng viên, TP HCM
      Nguyễn Văn Công, bác sĩ, Bình Dương
      Lương Ngọc Châu, kỹ sư Điện toán, hưu trí, CHLB Đức
      Nguyễn Thanh Tuyên, bác sĩ, hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng, Hải Phòng
      Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
      Bui Thien Thuan, chuyên viên bảo trì trường học, Hoa Kỳ
      Nguyen V Oanh, Hoa Kỳ
      Trịnh Hùng, ThS Kinh tế, Australia
      Vū Thị Kim Thanh, chuyên viên thuế vụ, Australia
      Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Lâm Đồng
      Hồng Kế Nghi, tài xế, Đồng Nai
      Nguyễn Thu Hoài, cử nhân ngoại ngữ, Yên Bái
      Nguyễn Thanh Nam, TS, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Tô Đình Đài, hưu trí, Hoa Kỳ
      Võ V Phú, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Son Pham, Hoa Kỳ
      Nhuận Lê, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Duong Dac Loi, kinh doanh, CH Czech
      Huu Nguyen, công nhân, Australia
      Trần Cao Tác, kỹ sư xây dựng, Gia Lai
      Mai Van Ngoc, giảng viên ĐHSP, TP HCM
      Nguyễn Duy Hải, giáo viên Lịch sử, Long An
      Đặng Đình Khởi, lập trình viên, TP HCM
      Hà Quốc Chính, cựu chiến binh Campuchia, TP HCM
      Đặng Thế Hòa, nghề nghiệp công nhân, TP HCM
      Trần Vũ Hải, luât sư, Hà Nội
      Le Quang, hoolywood/video, Hoa Kỳ
      Nguyễn Hoàng Thanh Sang, cử nhân khoa học, TP HCM
      Đinh Quốc Phong, công nhân kỹ thuật điện, TP HCM
      Nguyen Thanh Nga, bác sĩ, Bà Rịa – Vũng Tàu
      Nhat Vo, machinist, Canada
      Nguyễn Trung Lĩnh, kỹ sư cơ khí chế tạo máy, Hà Nội
      Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
      Nguyễn Kim Thái, quản lý doanh nghiệp tư nhân, Vũng Tàu
      Nguyễn Đức, nhạc sĩ, Đắk Lắk
      Pham Van Tho, kỹ thuật viên tin học, Pháp
      Nguyễn Đăng Bình, kiến trúc sư, Đà Nẵng
      Nguyen Thanh Nam, nông dân, TP HCM
      Vũ Đình Khản, cán bộ hưu trí, Hải Dương
      Lê Hải, nhà nhiếp ảnh, nhà báo, Đà Nẵng
      Nguyễn Văn Thinh, nhà báo nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Phương Mai, Bình Định
      Trần Văn Anh Tuấn, điện tử, Bà Rịa – Vũng Tàu
      Lê Hữu Minh Tuấn, nghiên cứu Lịch sử, TP HCM
      Phạm Thanh Lam, nhà giáo hưu trí, Bình Định
      Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư máy tính, TP HCM
      Bùi Khôi Hùng, kỹ sư đã nghỉ hưu, Hà Nội
      Nguyễn Quang Vinh, kỹ sư, Bộ Quốc phòng, Hà Nội
      Ngô Thúc Lanh, GS Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
      Nguyễn Kỳ Nam, nghiên cứu viên, TS, Trung tâm Tính toán hiệu năng cao, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
      Đoàn Phú An, kinh doanh vàng, TP HCM
      Elizabeth Ho, teacher, Australia
      Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư xây dựng, TP HCM
      Nghiêm Hữu Hạnh, PGS TS, nghiên cứu viên, Hà Nội
      J.B Nguyễn Bửu Khánh, linh mục, giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai
      Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Lâm Đồng
      Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Lâm Đồng
      Nguyễn Thạch Cương, TS Nông nghiệp, nguyên chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tây, đảng viên, bí thư đảng ủy công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tây, Hà Nội
      Nguyễn Hai, kỹ sư, Bình Thuận
      Kim Tinh, cán bộ hưu trí, Tiền Giang
      Trần Quốc Phú, thương nhân, TP HCM
      Ngô Hoàng Quốc Tuấn, bác sĩ, TP HCM
      Tran Thuy, dược sĩ, TP HCM
      Cao Bảo Châu, viên chức, Hoa Kỳ
      Trương Minh Quang, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Pham Minh Duc, kỹ sư, Hà Nội
      Trương Tâm Đạt, kinh doanh, Australia
      Phan Trọng Khang, thương binh 2/4, Hà Nội
      Nguyễn Văn Băng, kỹ sư, Hà Nội
      Nguyễn Thanh Thuấn, kinh doanh và sản xuất cà phê nguyên chất, Cần Thơ
      Ngô Quang Thanh, nghề nghiệp tự do, TP HCM
      Nguyễn Hữu Phước, công nhân, Hà Lan
      Trương Thị Tường Anh, nội trợ, Hà Lan
      Nguyễn Phước Anh Quang, học sinh, Hà Lan
      Nguyễn Phước Vân Anh, học sinh, Hà Lan
      Phạm Văn Điệp, hội trưởng Hội người Việt Nam, Nga
      Nguyễn Đăng Khoa, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Phạm Thị Thường, kinh doanh, CH Czech
      600-Đinh Xuân Dũng, bác sĩ, cựu sĩ quan quân y VNCH, Hoa Kỳ
      Quảng Thuận, nhà thơ, cựu dân biểu VNCH, Hoa Kỳ
      Đào Văn Tùng, cán bộ nghỉ hưu, Tiền Giang
      Lê Anh Hùng, dịch giả/blogger, Hà Nội
      Nghiêm Hồng Sơn, cán bộ nghiên cứu, Australia
      Hoang Thang Long, kỹ sư, Hoa Kỳ
      Trần Thị Thanh Thủy, nhân viên phiên dịch Anh – Hoa, TP HCM
      Trần Thị Phượng, nghiên cứu viên, Nhật Bản
      Lê Văn Cát, kỹ sư, CHLB Đức
      Lâm Phước Đông, kỹ thuật viên X-quang, Hoa Kỳ
      Tran Duc Thien, kinh doanh, CHLB Đức
      Trần Văn Hùng, giáo viên, Tiền Giang
      Nguyễn Phụng Hoàng, bác sĩ, đảng viên, Lâm Đồng
      Nguyễn Huy Tiển, pensioner, Australia
      Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, Hà Nội
      Trần Văn Phong, 43 tuổi đảng, Nghệ An
      Lê Duyệt, lao động tự do, Quảng Trị
      Đỗ Minh Tuyến, blogger bất đồng chính kiến, Hoa Kỳ
      Đỗ Anh Pháo, cử nhân nghỉ hưu, Hà Nội
      Đỗ Hồng Phấn, chuyên gia tự do về tài nguyên nước, Hà Nội,
      Phạm Xuân Tạo, sinh viên đang du học tại Đại học Melbourne, Australia
      Đặng Minh Liên, nghiên cứu viên, biên tập, biên kịch, nhà báo, giảng viên điện ảnh, Hà Nội
      Vũ Ngọc Bích, nội trợ, CHLB Đức
      Hà Bình Minh, nhà thơ, giáo viên về hưu, Lâm Đồng
      Hoàng Hưng, kỹ sư Điện, TP HCM
      Phạm Nguyễn, công chức, Bình Dương
      Huỳnh Thị Thu, kế toán, Đồng Nai
      Nguyên Văn Trận, làm ăn tự do, Quảng Bình
      Nguyễn Hữu Bình, kinh doanh, TP HCM
      Vũ Đình Quý, sinh viên, Hà Nội
      Trần Thanh Bình, kỹ sư, Ý
      Anna Pham Nguyễn, hưu trí
      Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ ban Dân vận thành ủy TP HCM, TP HCM
      Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Thái Nguyên
      Nguyễn Phạm Kim Sơn, công dân tự do, Đà Nẵng
      Nguyen Minh Hung, công an, TP HCM
      Nguyễn Anh Ngọc, nghề nghiệp tự do, Hải dương
      Trần Văn Hà, luật sư, Hà Nội
      Đào Công Tiến, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tứng chính phủ, TP HCM
      Nguyễn Ngọc Xuân, Bà Rịa – Vũng Tàu
      Lê Đức Minh, kỹ sư Điện kỹ nghệ, CHLB Đức
      Vũ Vân Sơn, phiên dịch tuyên thệ Đức – Việt, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam Berlin & Brandenburg, CHLB Đức
      Trần Đức Thạch, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, nhà thơ, Nghệ An
      Lê Sơn, kiến trúc sư, Pháp
      Trần Đức Hà, chủng sinh, Nghệ An
      Tran Tuan Lam, kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
      Trần Phúc, làm việc tại Amcor Australia, Australia
      Phạm Hoài Đức, TS Sinh học, nghỉ hưu, Hà Nội
      Phạm Quang Vinh, kỹ sư Hàng hải, TP HCM
      Vũ Quý Khang, công nhân, Hoa Kỳ
      Trần Văn Tùng, PGS TS Kinh tế, Hà Nội
      Lương Văn Điền, designer, Huế
      Nguyễn Nguyệt Thu, kỹ sư, Hà Nội
      Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, hội viên hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
      Lê Thành Hưng, kỹ sư Điện tử Viễn thông, Đà Nẵng
      John Vu, Tổng Giám đốc, Australia
      Nguyễn Minh Phát, kiến trúc sư, Canada
      Nguyễn Khánh Việt, công chức nghỉ hưu, Hà Nội
      Nay Hai, Dr, Đắk Lắk
      Nguyễn Hải Triều, nhạc sĩ, TP HCM
      Phạm Trung Hiếu, nghiên cứu sinh, Hàn Quốc
      Le Xuan My, công nhân viên, Bà Rịa – Vũng Tàu
      Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo, TP HCM
      Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học, Đại học Paris-Sud, Pháp
      Nguyen Tien Hao, bác sĩ, CH Czech
      Trần Năng, thợ điêu khắc, TP HCM
      Nguyễn Văn Thanh, nghỉ hưu, CHLB Đức
      Lê Văn Tuynh, buôn bán, Bình Thuận
      Lưu Hà Sĩ Tâm, kinh doanh nông trại, Thái Bình
      Le Manh Hung, thương gia, Hoa Kỳ
      Phạm Quang Vinh, thiết kế mỏ, Hà Nội
      Trương Điền Quan, kỹ sư xây dựng (ngành Kỹ thuật công trình), TP HCM
      Nguyen Van Oanh, Acupuncture Physician, Hoa Kỳ
      Võ Văn Cường, nhân viên kinh doanh quốc tế, TP HCM
      Tran Trong Duc, TS, giảng viên, TP HCM
      Trần Định, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Hà Nội
      Vũ Ngoc Chi, chuyên viên Điện toán, CHLB Đức
      Khoi Nguyen, mechanical engineer, Australia
      Quyet Nong, công nhân, Hoa Kỳ
      Tran Van Tom, kinh doanh, Ba Lan
      Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân Vận thành ủy TP HCM, TP HCM
      Nguyễn Văn Kết, nguyên thư ký cho ông Mai Chí Thọ, Bí thư Thành ủy TP HCM, TP HCM
      Lê Đức Nam, Cần Thơ
      Ton Duc Loi, kỹ sư, Hà Tĩnh
      Nghiêm Phong, hưu trí, Hà Nội
      Trần Văn Tùng, kinh doanh, Tuyên Quang
      Tran Quoc Vu, CHLB Đức
      Trần Quang Đang, kỹ sư, Pháp
      Lê Duy Thiện, nhân viên phòng xuất nhập khẩu, Australia
      Nguyễn Minh Khanh, kỹ sư Tin học, Pháp
      Nguyễn Hữu Trường, làm tự do, Bình Dương
      Nam Thanh Nguyen, driver, Hoa Kỳ
      Ly Ngoc Phung, nấu ăn, Hoa Kỳ
      Khiem Nguyen, công nhân, Hoa Kỳ
      Kim Dung Phạm, kinh doanh, CH Czech
      Lâm Thanh Hùng, dược sĩ, Áo
      Dương Văn, kế toán, Canada
      Nguyễn Đức Nhuận, nhà giáo nghiên cứu nghỉ hưu, CNRS – Université Paris 7, Pháp
      Toi Duong, kinh doanh, Hoa Kỳ
      Hung Pham, engineer, Hoa Kỳ
      700-Trần Quang Ngọc, TS, kỹ sư, đã nghỉ hưu, CHLB Đức
      Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ
      Nguyễn Thành Nam, doanh nhân, Ba Lan
      Trần Đức Khoa, PhD, kỹ sư tin học/giảng viên, Hoa Kỳ
      Nguyen Huu Toan, buôn bán, Canada
      Phạm Thanh Tâm, chuyên viên Điện tử, Điện toán, Pháp
      Nguyễn Quang Đạo, cựu chiến binh, Hà Nội
      Nguyen Thanh Thuan, nguyên sĩ quan an ninh, tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân (nay la Học viện An ninh Hà Nội), Australia
      Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS trường Đại học Paris 13, Pháp
      Trần Thị Thu Hoa, Vũng Tàu
      Trần Đức Hạnh, kinh doanh, Nga
      Buu Che, ThS vi tính, Hoa Kỳ
      Nguyen Quang Tin, nhân viên, TP HCM
      Hồ Đình Nhật, marketing, Bình Định
      Nguyen Van Can, hưu trí, TP HCM
      Đỗ Duy Ngọc, họa sĩ, TP HCM
      Luong Xuan Rinh, Hải Dương
      Tran Thu Cuc, giáo viên hưu trí, TP HCM
      Đặng Thị Hồng Phương, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghỉ hưu, TP HCM
      Trần Quang Trung, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, Nam Định
      Vu Quang Quynh, Hàn Quốc
      Bùi Chánh Trực, ThS Kinh tế, Cần Thơ
      Lương Minh Hải, kỹ sư thiết kế, Đăk Lăk
      Lê Van Kiêt, TSKH, Bỉ
      Lưu Văn Vịnh, kinh doanh, Hải Dương
      Pham Hung, hưu trí, Canada
      Nguyễn Huy Dũng, dân thường, Vũng Tàu
      Trương Hữu Ngữ, TP HCM
      Nguyễn Hùng Dũng (bút danh: Nguyễn Bùi An, Bùi An Nguyễn), TP HCM
      Ngô Điều, cựu sĩ quan, Hà Nội
      Thái Văn Tự, kỹ sư, Nghệ An
      Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn, Pháp
      Khải Nguyên, dạy học và viết văn, Hải Phòng
      Nguyễn Thị Nhuận, điều dưỡng, Australia
      Lê Mai Đậu, hưu, Hà Nội
      Ninh Văn Tuấn, kỹ sư, Hoa Kỳ
      736-Nguyễn Minh Tấn Trung, công nhân, Vĩnh Long

  7. nguyễn phú trọng đâu rôì, mày câm à con? said

    PHẢI MINH BẠCH VỚI DÂN

    Phải minh bạch với dân

    Huỳnh Kim Báu
    Ngày 29/05/2014, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, khi nói về tình hình Biển Đông và thái độ hiếu chiến của nhà cầm quyền Bắc Kinh, Thủ tướng chính phủ một lần nữa tuyên bố: “KHÔNG VÌ HỮU NGHỊ MÀ KHÔNG NÓI SỰ THẬT”.
    19h cùng ngày, VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa tin về hành động gây hấn của Trung Quốc một cách có hệ thống từ cuộc xâm lăng biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, năm 1988 tấn công và chiếm đóng đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, liên tục uy hiếp tấn công và bắt bớ các tàu đánh cá, hành hung ngư dân ta đang hành nghề trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam để rồi nghiêm trọng và ngang ngược đưa giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 xâm phạm sâu vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Đi liền với giàn khoan, hàng trăm tàu trong đó có tàu chiến uy hiếp, tấn công tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam, đanh đắm tàu cá của ngư dân ta rồi bỏ mặc họ, máy bay Trung Quốc rà sát khiêu khích, tình hình càng ngày càng căng thẳng. Chính phủ Việt Nam đã tự kiềm chế và đã đề nghị lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau nhưng bị phía nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối.

    Trong bối cảnh đó, nhân dân hồ hởi và phấn khởi đón nhận tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp ở Manila và trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AFP và REUTER: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Thái độ thẳng thắn và minh bạch đó đã đáp ứng lòng dân, nói lên được điều nhân dân mong mỏi bấy lâu nay: phải biểu tỏ khí phách và truyền thống quật cường của dân tộc ta trước bọn xâm lược, cho dù chúng hung hãn, nham hiểm cỡ nào.
    Lịch sử đã ghi nhận bài học ứng xử của ông cha ta đối với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội thôn tính nước ta. Đó là khôn khéo và sáng tạo trong ứng xử với nước lớn, biết nhu biết cương, kể cả đúc người vàng cống nạp, nhưng chưa bao giờ tỏ ra hèn nhát, khuất phục. Lời đối đáp của sứ thần Giang Văn Minh “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” trước vua nhà Minh năm 1638 để rồi nhận cái chết là một ví dụ. Những chiến công hiển hách đánh tan hàng chục vạn quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ tỏ rõ truyền thống ấy.
    Đáng tiếc là một bộ phận những người cầm quyền Việt Nam thời gian qua đã quên bài học của ông cha. Bị lừa mị bởi 4 điều tốt đẹp và phương châm 16 chữ bịp bợm, mơ hồ về chuyện “cùng chung ý thức hệ XHCN” nên đã bị ru ngủ bởi những lời lẽ “hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”, biểu tỏ thái độ nhu nhược, hèn nhát, một trong những nguyên nhân đẩy tới những mưu toan thâm hiểm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
    Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị những người cầm quyền hiện nay phải minh bạch với dân, ai là người ủng hộ đường lối cương quyết bảo vệ chủ quyền như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố? Ai là là kẻ khư khư ôm lấy 4 tốt và 16 chữ bịp bợm, tiếp tục nhân nhượng và chịu khuất phục trước Trung Quốc?
    Đất nước ông cha để lại không thể bị xâm lấn, dân tộc này dứt khoát thà mất tất cả, cương quyết không cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang. Chúng tôi mong rằng những người đang gánh vác trọng trách quốc gia hãy mạnh dạn công khai lập trường của mình để nhân dân biết và lịch sử đánh giá. Chúng tôi đang nóng lòng chờ thái độ minh bạch công khai của từng cá nhân đang nắm giữ vận mệnh đất nước.
    Tổ quốc là thiêng liêng. Hãy đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và trước hết.

    H. K. B.

  8. Gởi Bác Trọng và các đảng viên đảng cộng sản của bác:

    Các bác và các đồng chí của bác mà còn mơ hồ tin tưởng: “4 Tốt 16 chữ Vàng” nên đọc qua một lần, mở mắt cho to, mở đầu cho rộng để Hiểu cho Thật Thấu Đáo ý nghĩa của nó trước khi trách móc tụi tàu không giữ đúng được câu nói này.

    Câu nói “4 tốt 16 chữ vàng” là lối nói của kẻ cả, lối nói của cha dạy con, lối nói của bậc đàn anh đàn chị nói với một người bên dưới. Nghĩa là các bác chỉ là tôi tớ, chỉ là đàn em, chỉ là con cái, chỉ là những người dưới, là những người dốt nát, cần phải được dạy dỗ.

    Ý tụi tàu nghĩ Bác và các đồng chí của bác (tụi mày) phải sống cho phải đạo, phải cho thật tử tế, cho thật đàng hoàng với anh mày (tàu) nếu mà cứ hỗn xược lếu láo thì tao nẹt cho một trận, tao bợp cho mày một bợp tai. Ngược lại, thằng anh, thằng kẻ cả, nó muốn lật lọng, ăn nói cộc lốc, nó muốn dành giật cái gì ở trên tay thằng em thì đó là quyền của nó, các bác phải lặng thinh, nín the mà nghe, mà cứ cãi lại đòi bình đẳng, đòi tử tế như thằng em đã giữ đúng vậy thì chỉ có ăn thêm vài bạt tai nữa.

    Vậy các bác đã hiểu thấu đáo được hết ý nghĩa khi Nghe tụi tàu nó cử rêu rao, nó cứ nhắc đi nhắc lại với Bác với các đồng chí của Bác khi chúng tiếp xúc với các bác, các anh chị ĐCSVN. Ý nó luôn nhắc nhở các bác là phải nghe lời nó đấy.

    Vậy kể từ nay, mong Bác Trọng, và các Đồng Chí của bác, đừng bao giờ nhắc lại câu nói này, và cũng đừng bao giờ mong tụi Tàu nó Đối Xử Tử Tế như các bác và các đồng chí của bác đã tử tế với chúng.

    Đó là một sự Đòi Hỏi Viễn Vông

  9. ongngoaitho said

    Các bác hãy đọc để biết tại sao nhà cầm quyền vn không bao giờ kiện tầu công.
    Ra đời một hiệp định kẻ cho người lấy.
    Huynh-tam .blogspot.fr/

  10. Hoa Cải said

    Thư ngỏ thì cứ ngỏ. Nhưng ngỏ kiểu gì cũng phải thấy rằng không có chuyện “Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ chính trị buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân, trước nguy cơ lớn đến từ TQ”. Chuyện đó không hề có thật, bởi những kẻ đứng đầu sau thời Lê Duẩn là Linh, là Mười, là Phiêu, là Mạnh và đang là Lú chưa bao giờ nắm “trách nhiệm” ấy, và không nắm thì có gì để gọi là “buông lơi”. Họ nắm thứ khác của TQ chứ làm gì còn trách nhiệm đối với dân, với nước nữa mà nắm. Hội nghị Thành Đô nắm khoản này hết rồi!
    Sự thật, BCT ĐCSVN đang là họa đối với nước Việt và dân Việt đó. Đừng làm ngơ nữa đi hỡi người Việt căm cộng sản.
    Không gặp nạn cộng sản chắc chắn nước VN không phải sống chết lẫn lộn như hiện tại!
    Tiếc quá Ngô Tổng thống, nhớ quá Nguyễn Tổng thống!
    Hôi hám quá thứ Chủ tịch…

  11. tranquoc said

    Dẫu thế nào, những phát biểu gần đây của TT Nguyễn Tấn Dũng rất trúng lòng dân.
    Đáng tiếc thư ngỏ quá né tránh, không đề cập việc yêu cầu đề nghị trả lại tự do cho nhiều người bị lao tù vì chống TQ xâm hấn nước ta. Tôi vẫn tin với sự hậu thuẫn của nhân dân và trí thức, ông NTD chấp nhận việc đó vì có tin đồn việc thả Bùi Hằng do sự can thiệp của ổng.

    • hái hoa said

      Lúc đầu tôi cũng nghĩ như Tranquoc cho đến khi đọc đoạn tin sau đây
      “Thủ tướng có nói với chúng tôi, Bác Hồ dạy ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’. Bất biến là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; là những cái thiêng liêng, không bao giờ được đánh đổi. Chúng ta nói rõ với không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới. Hôm nay họp, Thủ tướng nói điều này không có gì mới mà chỉ thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Đảng, làm thế nào góp tiếng nói của mình để thể hiện với thế giới quan điểm, lập trường trước sau như một”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn lời Thủ tướng.
      Hóa ra điều TT Dũng nói là đã cũ, là tư tưởng của Lú ư? Sao trước giờ chưa từng nghe. Mà thôi, tóm lại là tay chánh văn phòng đã cho chúng ta biết Dũng chẳng có gì nổi bật!!

  12. Mongun said

    “Nguồn tin từ sứ quán Singapore cho biết trong ngày hôm nay (30-5), Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có một loạt các cuộc gặp song phương, trong đó có gặp Bộ trưởng quốc phòng Anh, Bộ trưởng quốc phòng New Zealand cũng như đại diện tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới Lockheed Martin.
    Trong ngày mai, bộ trưởng sẽ có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng quốc phòng Pháp.”
    —————
    Chả hiểu cuộc trao đổi giữa quốc hội VN và Mỹ vừa rồi có kết quả gì không mà họ Phùng muốn gặp mấy tay lái súng. Mỹ mà chưa bỏ vũ khí sát thương (do chưa chịu thả tù chính trị và…) thì gặp làm gì?
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/610138/bo-truong-bqp-vn-gap-song-phuong-bo-truong-bqp-my-phap.html

  13. […] Nguồn basam […]

  14. Hai Lúa said

    Ây da, sao Lúa tui thấy mấy bác viết cái con khỉ móc xì gì mà đọc hoài không có túm được ý chính, dân tình lo bươi kiếm cái ăn, hô gì, biểu làm gì thì viết nó rõ ra hơn một chút được không hả mấy bác?
    Tui dân quê, đọc 5 lần mà cũng thấy nó cứ mờ mờ ảo ảo, khó hiểu thấy mụ nội. Nếu viết câu này thì tui hiểu liền
    1. Kêu gọi những đảng viên bày tỏ quan điểm/tuyên bố ra khỏi đảng bán nước hại dân, ra khỏi cái tổ chức ma quỷ đó
    2. Ủng hộ ngài X làm cuộc tổng động viên, vạch mặt kẻ ngồi trong BCT quyết tâm ôm chặt 4 tốt, 16 cục vàng.

  15. ACB said

    Thư ngỏ này “Kính gởi đồng bào” , tức là gởi cho dân VN trong ngoài , và cả cho “đảng viên nào mà…tốt” ( bởi các vị ấy vẫn nuôi hy vọng chắc cũng có một vài Việt cộng SẼ không theo giặc hại dân ?). Thế nên , ừ! Cứ có thư gởI cho ta ( một đồng bào đây) thì ta đọc để biết. Dù sao cũng đỡ hơn là gởi cho Chính phủ hay Dũng X…

    Hỏi : Tình hình đất nước có nguy ngập lắm không ?
    Đáp: Đối với dân tộc và đất nước thì rất nguy ngập , nguy ngập đã 83 năm rồi ! Còn đối với Việt cộng thì “mua bán ” chẳng có chi gọi là nguy ngập , còn nhiều thứ vẫn chưa bán hết ! Việt cộng đọc thư này ,thì phản ứng tất yếu của họ là ” tao đánh cho mày què …tay để khỏi …viết thư ngỏ ” ! Hè hè Việt cộng đọc thư ngỏ bằng gậy và dùi cui….cách đọc rất lạ !!!

  16. Thỏ said

    Các bác Trung Cộng ơi! Em la làng cho có lệ vậy thôi, các bác cứ tùy nghi sử dụng Biển Đông, miễn sao bảo kê cho Việt Cộng chúng em cứ tiếp tục cai trị bọn dân đen VN mãi mãi là được, chủ quyền là chuyện nhỏ như con thỏ!

  17. D.N.L. said

    Nước ta đang LẠM PHÁT thư ngỏ và kiến nghị,thỉnh nguyện thư đủ loại và vì quá nhiều nên đã NHÀM như thuốc trụ sinh
    không còn diệt được vi trùng mà vi trùng Cộng Sản thì dễ sợ hơn nhiều vì LỜN thuốc bậc nhất.
    Vấn đề là HÀNH ĐỘNG,chứ nói thì chẳng được gì,vẫn dẫm chân tại chổ,vẫn như con kiến bò loanh quanh trong cái dĩa.
    Ngoài khuyết điểm nói trên ra,thư ngỏ này được ký bởi một tập thể “hổ lốn” gồm qúy vị đáng kính trọng và những kẻ đáng
    khinh chê với quan điểm chính trị thiếu minh bạch và thiếu nhất qúan vì từng xoay chiều như chong chóng nên không dễ
    tin cho lắm khi họ muốn thuyết phục toàn thể đồng bào trong và ngoài nước.
    Hành động,hành động và hành động ! Chỉ có nhân dân bình thường mới có khả năng hành động và giới có học nên đứng
    ngoài thì tốt hơn,để khỏi cản trở nhân dân hành động !

    • Thế ông HÀNH ĐỘNG như thế nào? Tôi nghĩ các bản kiến nghị dù nhiều cũng có tác dụng mở mang được dân trí, người dân đọc nhiều sẽ có thay đổi về nhận thức. Một khi dân trí mở mang,dân khí phát triển lúc ấy HÀNH ĐỘNG sẽ tới chả cần mong!

      • D.N.L. said

        Hành động gì ư ? Xin kể sơ vài cái hành động cho bác nhé !
        – “các đảng viên CS.mà tốt” thì tuyên bố bỏ đảng HÀNG LOẠT : hành động
        này có ý nghĩa nhất,trước khì đòi Đảng CsVN.làm tiếp theo sau đây.
        – đảng CsVN.bỏ đi điều 4 Hiến Pháp : đó là cái hành động cần phải kêu gọi
        nhưng toàn bộ thư ngỏ HOÀN TOÀN né tránh việc cụ thể này.
        Nói kiểu “nhìn trước ngó sau dè dặt” hay kiểu than van,rên rỉ cầu xin thương
        hại một cách yếu đuối thề này thì không những vô ích mà còn a dua góp phần
        vào việc “CÂU GIỜ” cho đảng CsVN.Đó là tội ĐỒNG LOÃ !
        Trung ngôn nghịch nhĩ,lời thật mất lòng nhưng THUỐC ĐẮNG ĐẢ TẬT !

    • Khách said

      Đồng ý với bác D.N.L. Bức thư ngỏ này hều hợt, không có tác dụng.
      Muốn dân trí mở mang, dân khí phát triển, muốn có ‘hành động” – trớ trêu thay lại là nhờ cái giàn khoan 981, cùng những bước leo thang sắp tới của Trung cộng.

  18. montaukmosquito said

    Một thắc mắc nho nhỏ, Tại sao bác “Chia tay Ý thức hệ” lại ký tên vô bản thư ngỏ cứu vớt Ý thức hệ khi biết rõ ràng nó đã phá sản và đang trên đường ra nghĩa địa ?

  19. Hồ Tập Chương said

    Các bác hãy thành lập hội đồng cứu nguy dân tộc vn

  20. Thăng Mo said

    Nươc đa đên chan, giăc thu đa vao trong nha roi ma cac vi “hoc gia, tri thưc…”, thanh phan ưu tu nhat, nhưng ngươi tiên phong, nhưng ngươi xưng đang nhat đê lanh đao cua chung ta van chi loanh quanh vơi ba cai “kiên nghi, yêu cau, thư ngo…” viên vong như thê nay thi lam sao chong đươc giăc xam lươc ma ranh, qui quai, đem lai thanh binh, no am cho muon dan ?!
    Điêu ma nhan dan Viêt Nam đang can la mot ngươi, hay mot nhom ngươi xưng đang, co can đam, dam hy sinh đưng ra lanh nhan trach nhiêm năng nê lanh đao, hương dan toan dan lam mot cuoc cach mang that sư. Mot cuoc cach mang “chong” lai be lu noi thu ban nươc, hai dan, thay đoi va cung co hoăc nêu co thê thiêt lap mot chinh quyên hoan toan mơi hơp vơi long dan, đap ưng nhưng nguyên vong tha thiêt nhat cua nhan dan Viêt Nam, cung vơi nhan dan trong va ngoai nươc kiên quyêt chong lai quan xam lươc banh trương đai han, danh lai đoc lap, chu quyên toan diên, đem yên vui, thanh binh, no am cho ngươi dan Viêt Nam.

  21. Lệ Thuỷ said

    Tôi thấy thư ngỏ quá nhiều mà không được bao nhiêu.Theo tôi,trong các vi,nếu ai còn là đảng viên đcs,hãy tuyên bố rời khỏi cái ổ đó.Điều đó có giá trị gấp ngàn bức thư ngỏ.Mượn lời thầy Hà Văn Thịnh: “đi theo đảng là đang theo đĩ”

  22. Người sông Tiền said

    Tôi hoàn toàn ủng hộ “Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước”. Đã đến lúc toàn dân phải đứng lên.

  23. Yêu nước said

    Kẻ nào trong cái gọi là “BCH Trung ương” đảng CSVN đang cố tình ngăn cản VN kiện Tầu cộng ra tòa án quốc tế? Tại sao đến lúc này, khi mà Tầu cộng đang ngày càng lấn tới mà VN vẫn chưa dám làm như Philippin? CSVN đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội để hòa nhập cộng đồng quốc tế trong suốt mấy chục năm qua để đến nỗi bây giờ VN vẫn là nước tụt hậu nhất trong khu vực. Nếu không kiện Tầu cộng bây giờ thì cơ hội sẽ lại mất và Hoàng Sa, một phần Trường Sa mãi mãi không bao giờ thu hồi lại được!
    Đả đảo bọn tay sai bán nước trong hàng ngũ CSVN!

  24. Cục Đất said

    Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.
    Nội dung chính của lời kêu gọi như trên khá mờ nhạt, chung chung, khuôn sáo, tránh né, còn kém cả kiến nghị 72.Thế nào là “thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự” ? Sao lại “cải cách”? Mà không là “cách mạng”. Cứ LÙI mãi thế sao các nhà trí thức. Thú thật trước đây đọc còm của montaukmosquito đại ý “khi có biến, các trí thức loại này sẽ là người đầu tiên đứng ra bảo vệ đoảng”, tôi chưa tin. Giờ thì thấy có vẻ đúng.

  25. xxx said

    ngu thì khi bị ăn hiếp không có ai đứng ra bênh vực, đánh đỡ.
    còn điều 4 hiến pháp độc đảng, còn đánh bắt người biểu tình thì đừng mong ai cứu đảng csVN khỏi bị dân nổi lên giết bộ chính trị cứu nước

    Thằng lú, thằng Phùng biết rất rõ con bài của Tàu nắm trong tay, biết nội bộ đảng cộng của chúng có mấy thằng là “hoa nam”, chúng sợ té đái vãi quần cả tháng nay, ho he là đi toong không những cái mạng của chúng mà cả cái “lịt sử” vênh váo của đảng cộng, Tập nó còn chưa tung những văn kiện mật, không thể ê chề mà không biết chừng cả cái thế giái này nó bụp VN chẳng còn gì (đại cục giống như phe trục mà CS cam kết…). Kẻ biết sợ là kẻ rõ nhất tình hình nhất, nó xúi, bật đèn cho 3D la làng, được thì oke không được thì nó qua bển đổ hô tại ểnh, em hổng có, đảng cộng em suốt đời trung thành, xin anh Tập tha mạng..

    —–
    NT: Đã xóa nick của bác. Xin bác tránh sử dụng những nick kích động bạo lực. Cám ơn bác.

  26. montaukmosquito said

    Tình hình khẩn cấp nên Đảng, chính chủ của Chính phủ ta, cho sĩ quan qua, đoán coi, Trung Hoa học

    22 sĩ quan cấp cao quân đội tập huấn tại Trung Quốc
    Ngày 6/6, Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ sang Trung Quốc tham gia khóa học 15 ngày, trong khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

    • người đương thời said

      Chắc là bạn vàng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính? Họ bỏ ra hàng tỷ đô la để mua chuộc, nuôi bọn bán nước, nuôi đám chó săn từ ngày ký Hội nghị Thành đô đến nay, nay thời cơ đã đến với họ.

    • Trúc Bạch said

      22 sĩ quan thì cũng không nhiều .

      Cách đây gần đúng sáu tháng, đảng đã gởi 3000 (ba ngàn) “thanh niên VN ưu tú” sang TQ để mang về một thông điệp mà lãnh đạo hai nước – kể từ thời bác Hồ còn sinh tiền – vẫn hằng mong mòi :

      Bên ni biên giới là mình
      Bên kia biên giới cũng tình Quê Hương . (Tố Hữu)

      Hay :

      Bên ni biên giới là nhà
      Bên kia biên giới cũng là Quê Hương

      Và :

      Mối tình thắm thiết Việt – Hoa
      Vừa là đồng chí, vừa là anh em (thơ Hồ Chí Minh)

      Xem tình cảm “thăng hoa” giữa thanh niên hai nước qua hình ảnh sau đây :

      https://www.google.com/search?q=lien+hoan+thanh+ni%C3%AAn+vi%E1%BB%87t+trung+2013&rlz=1T4GGHP_enCA503CA503&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=49qHU9K0Faic8gHsnIDADg&ved=0CDYQsAQ&biw=1024&bih=659

      và ở đây :

      He he he 3000 thanh niên ưu tú này mà phát huy tinh thần “đại đồng” thì dú có 3000 chứ đến 30.000 cái thư ngỏ hay kiến nghị cũng sẽ bị hóa giải .

      • Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu"? said

        “Khen “Nhân”(Nguyễn Thiện Nhân) khéo vẽ trò “vui” thế!
        Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu”

  27. […] Posted by adminbasam on 30/05/2014 29-05-2014 Basamnews […]

  28. Lương Duy Hồng said

    ủng hộ và quyết tâm thực hiện những điều gì mà lương tâm đang mách bảo !

    Tôi nghĩ các Bác, nên có một kiến nghị riêng với TT Ng Tấn Dũng và BT BCA TĐQuang, v/v những hành vi du côn của lực lượng dư luận HN do tên Trần Nhật Quang đứng đầu, đọc trên Blog BĐX mà lòng tôi vô cùng căm phẫn, trước đây tôi không tin, là chính quyền lại xử sự vô luôn – bất lương như thế này, với các nhân sỹ – trí thức & những người thượng tôn pháp luật – yêu nước . . . là một công dân tôi lên án hành vi này, một hành xử táng tận lương tâm, tại sao các vị lấy tiền thuế của Dân, để nuôi xã hội đen và sử dụng nó để đàn áp người nuôi dưỡng mình ? chỉ có thú vật, bầy thú hoang, mới cư xử với đồng loại như vậy ! nhưng, những con vật, khi nó đã no bụng, thỏa mãn dục vọng, thì nó không màng đến thứ gì nữa !
    Những người lãnh đạo chính quyền, hãy dành một giây/ một phút. . . thực tâm, mà soi xét bản thân mình, đã gây ra bao nhiêu tội ác cho dân cho nước non này ? (công thì các vị chẳng có lấy mọt ninoram nào cả !) đất nước tan hoang, lòng dân uất ức .. giáo dục và y tế .. . thê thảm .. tuột xuống tận đáy . . của sự bất bất lương . Đạo đức – nhân cách – văn hóa . .. của cán bộ lãnh đạo và đảng viên – công chức – viên chức, tha hóa xuống tuột cùng sự xáu xa ! phải nói rằng, giới lãnh đạo hiện giờ, chỉ so sánh với con vật, nhiều kẻ không =1% so với chú khuyển, cún con ..v.v..v.v.

  29. Dung Leanh said

    ông Huỳnh-tấn-Mẫm đâu.?

    • Trúc Bạch said

      Ông ấy đang ngồi chờ giấy phép từ công an thành phố về việc xin cho biểu tình “ủng hộ chủ trương tự kềm chế vì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và quyết tâm gin giữ tinh thần bốn tốt 16 chữ vàng với TQ của đảng và nhà nước” .

  30. […] Theo Anhbasam […]

  31. montaukmosquito said

    “Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!

    Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!”

    Được chớ! bức thư ngỏ trên đòi ủng hộ đảng Cộng Sản này không được giao dịch với đảng Cộng Sản kia là một sự lừa mị khá tốt, nhất là khi đảng Cộng Sản này đang ra sức khủng bố nhân dân .

    • Điền said

      Trong thư ngỏ ( chắc để ở đầu ngõ ) có 2 câu nhắc 2 chữ ” nhân dân ” tui nghe sao ớn wá…..
      Dùng như zì nè :
      “Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của Dân Tộc Viet-Nam”

      Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của toàn thể Người Việt”
      Nghe “Êm” thấy thương hơn không

Bình luận về bài viết này