BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

889. Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?

Posted by adminbasam trên 12/04/2012

Eurasia Review

Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?

Tác giả: Richard A. Bitzinger

Người dịch: Trần Văn Minh

09-04-2012

Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc – đặc biệt với sự phê chuẩn gia tăng ngân quỹ dành cho lãnh vực nghiên cứu & phát triển quân sự và mua sắm vũ khí & trang thiết bị, chứng tỏ Bắc Kinh quyết tâm trở thành cường quốc quân sự song hành với việc phát triển quyền lực mềm.

Vào đầu tháng 3, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng năm 2012, lần đầu tiên đã phá kỷ lục 100 tỷ Mỹ kim. Đúng ra chi tiêu quân sự của Trung Quốc tổng cộng 106,4 tỷ Mỹ kim, gia tăng 11,2% so với năm 2011, và con số này không bao gồm những chi tiêu bí mật có thể cộng thêm vào ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều tỷ Mỹ kim/ năm. Ngoại trừ Hoa Kỳ, không quốc gia nào chi tiêu quốc phòng ở mức 3 con số (tính hàng tỉ Mỹ kim).

Trung Quốc

Hiện Trung Quốc không những đứng thứ nhì thế giới về chi tiêu quân sự mà còn chi nhiều hơn mọi nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Năm năm 2007, Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, nước chi tiêu lớn nhất Á Châu về quốc phòng, và nước đứng thứ nhì thế giới là Anh Quốc vào năm 2008. Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nhiều hơn gấp đôi những nước đứng hạng ba (trong số những nước có chi tiêu gần ngang nhau như Anh, Pháp và Nga, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Trung Quốc chi nhiều hơn chi phí quân sự ở tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, với tỷ lệ hơn ba trên một, và gần bằng ba lần mức chi của đối thủ đang trỗi dậy của họ là Ấn Độ.

Trung Quốc là nước lớn duy nhất có mức gia tăng hai con số (sau khi trừ đi lạm phát) về chi tiêu quân sự hầu như hàng năm kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc gia tăng trung bình 13% mỗi năm trong mười lăm năm qua, kết quả là gia tăng 500% kể từ năm 1997.

Số tiền đó đã đi đâu?

Rõ ràng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chi tiêu thả cửa trong 15 năm qua, nhưng những chi tiêu này đã đi vào đâu? Trung Quốc nhấn mạnh rằng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng hầu hết dành cho những vấn đề về chất lượng đời sống của Quân đội Nhân dân: lương quân nhân và phúc lợi, xây dựng trại lính mới v.v., nhưng điều này rõ ràng là không đúng. Hơn một thập kỷ qua, sách trắng quốc phòng Trung Quốc đã liên tục nói rằng, khoảng một phần ba chi tiêu cho nhân viên, một phần ba cho hoạt động, và một phần ba vào “quân cụ”, chẳng hạn như, nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm trang thiết bị. Do tỷ lệ này đã ở mức tương đối cố định từ cuối thập niên 1990, có nghĩa là bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải được chia đều trong ba lãnh vực ngân sách quân sự.

Sự phân chia ngân sách như thế hẳn giúp ích cho việc nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm. Thí dụ, năm 1997, chi tiêu cho quân cụ tổng cộng là 25,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ đô la thời đó), hoặc khoảng 32% trên tổng ngân sách. Năm 2009, ngân sách cho quân cụ vẫn khoảng 32% tổng ngân sách quốc phòng là 400 tỷ nhân dân tệ (58.8 tỷ đô la) – và xin nhớ rằng hầu hết quân đội ở các nước phương Tây chi trung bình dưới 20% ngân sách cho quân cụ. Nếu tỷ số một phần ba giữ nguyên cho ngân sách năm 2012, thì chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển và mua sắm có thể vào khoảng 35 tỷ đô la.

Nói cách khác, chi tiêu của Trung Quốc cho quân cụ đã gia tăng hơn mười lần trong 15 năm qua – cho dù tính vào lạm phát, gia tăng thực sự vẫn khoảng gần sáu lần. Sự gia tăng ngân sách quân cụ này đã cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mở rộng đáng kể việc mua sắm trang thiết bị hiện đại, bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ tư (như chiến đấu cơ J-10 và Su-27 sản xuất trong nước), hộ tống hạm, các khu trục hạm mới, và nhiều loại tàu ngầm chạy bằng nguyên liệu thông thường và hạt nhân.

Quan trọng hơn, có lẽ chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển quân sự đã gia tăng đột ngột. Giả sử một mức trung bình thấp là 5% tổng ngân sách chi tiêu quốc phòng dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự (tương tự như những cường quốc quân sự phương Tây chi trong lãnh vực này), Trung Quốc có thể dành ra khoảng 6 tỷ đô la một năm để phát triển hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu kỹ thuật mới – và con số này có thể cao hơn một cách dễ dàng. Thực ra, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có vẻ như đang gặt hái thành quả của việc gia tăng chi tiêu trong nghiên cứu & phát triển, qua sự tiết lộ về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20, một loại tên lửa đạn đạo chống tàu, và tàu tên lửa tàng hình loại Houbei.

Một dấu hiệu của sự quả quyết

Qua việc gắn kết liên tục với mức gia tăng chi tiêu 2 con số cho quân sự, cũng như dành riêng phần lớn ngân sách cho nghiên cứu & phát triển và bổ sung vũ khí & trang thiết bị, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách đạt được sức mạnh “cứng” – có nghĩa là sức mạnh quân sự, tương xứng với sức mạnh “mềm” về kinh tế, ngoại giao và văn hóa đang gia tăng .

Ngoài cố gắng căn bản này để đạt được sức mạnh quân sự cho danh vị cường quốc, rõ ràng là Trung Quốc có ý định dùng quyền lực quân sự mới có được này để gia tăng lợi ích quốc gia. Then chốt trong vấn đề này là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực biển Đông và bảo vệ đường biển giao thông trong khu vực quan yếu cho nhu cầu vận chuyển nhiên liệu và thương mại; gia tăng áp lực lên Đài Loan để không tuyên bố độc lập và cuối cùng sẽ chấp nhận một hình thức thống nhất nào đó với đại lục; và để chống lại sự hiện diện đang ngày càng gia tăng của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nếu không phải là tự thiết lập như một địch thủ tầm cỡ với Hoa Kỳ trong khu vực này.

Do đó, hiện tượng gia tăng mạnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, nhất là từ khi họ gia tăng liên tục và đều đặn trong hơn 15 năm qua, là lý do quan ngại chính đáng; có thể Trung Quốc ngày càng có khuynh hướng dùng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ để đạt được, hay đặt nền tảng để cố gắng đạt được, mục tiêu quốc gia mà họ đã công bố.

Tác giả: Richard A. Bitzinger là thành viên lâu năm của Chương trình Biến đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang. Trước kia cùng với công ty RAND và Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á -Thái Bình Dương, ông đã và đang viết về những vấn đề kinh tế quốc phòng và quân sự hơn 20 năm qua.

Nguồn: Eurasia Review

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh

8 bình luận to “889. Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?”

  1. nguyen boston said

    ngân sách quốc phòng của tàu nói lên điều gì?
    -nói lên một sự bất kham của người dân .
    -lọan trong giặc ngoài là những gì đã và đang diển ra hàng ngày trước mắt chúng ta ,
    -chiến tranh phải xảy ra ở biển đông .
    nuôi một đạo quân .nuôi một lực lượng quân sự biển mạnh .không dể .khi lương thực thiếu .bị cô lập .
    tôi thấy rỏ ràng hình ảnh con rắn độc bò khỏi hang đang bị muôn nơi đuổi đánh .nước tàu phải tan rả vì bất nhân , vô đạo ,cũng đã quá lâu, gian truân cho người, cũng ở tận cùng của những tầng địa ngục ,
    và văn minh tây phương như ánh sáng đã và đang chiếu trên toàn vùng châu á ,chúng ta hảy hy vọng ,và đứng lên sống những ngày tháng hạnh phúc hơn .khi cộng sản bị tiêu diệt ,

  2. SÔNG HÀN said

    Sông Hàn tha thiết kêu gọi các cồng sỹ ở đây hãy sang Hoàn Cầu và tiếng nói của chúng ta, hãy làm điều đó vì chúng ta yêu tổ quốc mình, vì chúng ta yêu biển của mình và vì Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng ta.
    Người Việt Nam đã lên tiếng bên Hoàn Cầu và chúng ta cần được tiếp sức. Người Philippin cũng đã lên tiếng. Đừng chần chần chờ nữa?
    Link đây: http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/704482/Peaceful-ideals-under-fire-in-SChina-Sea.aspx
    Tham khảo thêm ở đây: http://www.hantimes.com/2012/04/china-stop-lying-trung-quoc-dung-lai.html
    Tiến lên đi!!
    Ố lala hôm nay vui quá là vui!!! Niềm vui như trẻ thơ vậy!!!

  3. […] 889. Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì? 12/04/2012888. MỘT NĂM CÁCH MẠNG HOA LÀI Ở TRUNG QUỐC 11/04/2012887. KHI MỸ HƯỚNG […]

  4. SÔNG HÀN said

    Mời các bác đọc: Phản ứng của Trung QUốc trong việc tàu Hải Giám đụng độ tàu chiến Philippin tại đơi: http://www.hantimes.com/2012/04/bbc-vietnam-tq-ngan-philippines-bat-ngu.html
    Trung Quốc gọi láng giềng gần là: Những người liều lĩnh và thất thường.

  5. […] 889. Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì? 12/04/2012888. MỘT NĂM CÁCH MẠNG HOA LÀI Ở TRUNG QUỐC […]

  6. xman said

    hic sao vắng thế

Bình luận về bài viết này