BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

877. Ai đã gây ra đình đốn và nguy cơ thiểu phát?

Posted by adminbasam trên 07/04/2012

Đôi lời: Sáng qua có điểm bàiĐình đốn và nguy cơ thiểu phát?“ trên VEF, nhưng rồi độc giả cho biết bài đã bị gỡ xuống (khỏi trang gốc). Lại có độc giả méc bài tương tự, cùng tác giả, trên trang Tầm nhìn:  Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát? Xin đăng lại cả hai. Bài của VEF chỉ còn trên trang Báomới.com nên không lưu tên tác giả Viết Lê Quân.

Đọc vô thấy thêm rõ là “của hiếm”!  Thêm nữa, việc phát hiện những bài báo nào đưa lên rồi lại gỡ xuống đôi khi cũng góp phần cho biết thêm chút ít về “sức khỏe chính trị” VN hiện ra sao.

VEF-VNN

Đình đốn và nguy cơ thiểu phát?

(VEF.VN) – Với thực trạng ngày càng trở nên khó khăn đối với khối sản xuất, những dấu hiệu của đình đốn đã xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến thiểu phát kinh tế.

Hai đầu cán cân

Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự qua một số thống kế đã lên đến gần 50.000.

Có một sự liên hệ giữa hai nhóm này khi một bên được cam kết hỗ trợ và để không đổ vỡ; còn một bên thì hàng chục ngàn DN khó khăn với nguyên nhân lớn từ lãi suất quá cao. Dường như một một đầu cán cân kinh tế đang bị đè nén bởi những vấn đề của nhóm “đặc thù” – ngân hàng?

Và trong khi lo chấn chỉnh những ngân hàng yếu kém ở một đầu cân, ở đầu cân bên kia con số về tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp gần như không được đề cập. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be.

Trong khi đó, từ nhiều tháng qua các cơ quan tham mưu về phát triển kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đã không nêu ra bất kỳ đề xuất nào về giải pháp hạn chế hoặc giảm thiểu tỷ lệ doanh nghiệp lâm vào đường cùng.

Vào quý đầu của năm 2012, những khốn khó của doanh nghiệp còn trở nên “minh bạch” hơn: chỉ theo con số công bố chính thức, có trên chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể và ngưng hoạt động do thiếu vốn. Tuy nhiên, trong một đánh giá khác, Bộ KHĐT vẫn tiếp tục cho rằng: “Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển”.

Tuy nhiên, khác với “những chuyển biến tích cực” này, những con số từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại có một nét chấm phá rất dị biệt: ít nhất 10% số doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.

Còn theo nhận định của chuyên gia, trong quý 4/2011, ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng đến sản xuất là rất rõ ràng khi chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Đến tháng 2/2012, chỉ số này đã có một buớc thụt lùi sâu sắc về ngưỡng 4%, đặc biệt nhóm ngành chế tạo chỉ tăng 2,4% so với mức tăng 12% trong 7 tháng đầu năm 2011. Rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất thậm chí còn tăng trưởng âm.

Với thực trạng ngày càng trở nên khốn khó như thế, lo ngại về việc những dấu hiệu của đình đốn sản xuất đã xuất hiện. Nhưng cho đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước lại chưa hề xuất hiện một sự thừa nhận nào về trạng thái “đình lạm” của nền kinh tế.

Trong khi đó, “Chỉ tiêu” thất nghiệp vì thế dường như cũng bị “quên lãng”. Nói đúng hơn, tỷ lệ thất nghiệp chính thức, thường được mô tả như hệ quả của con số doanh nghiệp phá sản theo thống kê chính thức, là không có gì đáng lo ngại. Nhưng chỉ cần nhìn vào cảnh hàng trăm ngàn công nhân không có tiền mua vé tàu về quê ăn tết 2012 cũng đủ thấy hoàn cảnh bĩ cực về thu nhập dẫn đến trạng thái bĩ cực về xã hội đã dâng cao đến thế nào.

Cơ hội nào cho DN?

Cho đến nay, các chính sách lớn về điều hành nhằm kiềm giữ chỉ số lạm phát từ năm 2011 và mục tiêu lạm phát dưới 1 con số trong năm 2012 đã gây ra những hệ lụy tất yếu. Đó là sự suy giảm tăng trưởng mà nhiều chuyên gia hay gọi là một cái giá phải đánh đổi.

Nếu quý 1 năm 2012 lạm phát tăng tổng cộng chưa đầy 3% trong quý và đặc biệt chỉ có 0,16% trong tháng 3 là một điều tích cực thì một vấn đề được cảnh báo đã xảy ra: ưu tiên mục tiêu khống chế lạm phát đã ảnh hưởng đến tăng trưởng và lo lắng hơn có thể xảy ra là nếu tiếp tục các động thái “quyết liệt” sẽ triệt tiêu phần lớn sức sản xuất xã hội?

Thực ra đã có quá nhiều tranh luận trong giới điều hành và chuyên gia về vấn đề trên. Phương án được xem là ổn thỏa nhất là làm sao dung hòa được mục tiêu kềm giữ lạm phát và đồng thời khơi dậy khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho các ngành sản xuất.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu như biểu hiện “đình lạm” đã xuất hiện thì những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng có biểu hiện đình trệ khi chậm xoay chuyển trước thực tế của DN.

Những cơ hội tốt nhất để phục hồi phần nào đó sức sản xuất đã chậm được triển khai, hoặc đã bị bỏ qua. 5 tháng liên tiếp chỉ số lạm phát dưới 1% vào nửa cuối năm 2011 có ý nghĩa như một cơ hội hơn là một lời hứa giảm lãi suất.

Nếu lãi suất được kéo giảm từ tháng 9/2011 thì sự thể liệu có khả quan hơn? Đó cũng là thời điểm mà lần đầu tiên trong năm 2011, con số gần 50.000 doanh nghiệp phá sản và giải thể được công bố như một thực tế đầy bức xúc.

Song từ tháng 9/2011, suốt 7 tháng qua, nhiều lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” nhưng mãi đến tháng 3, điều này mới được thực hiện.

Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của vàng và ngân hàng. Các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng thi nhau làm giá và thao túng trong mọi khâu từ nhập khẩu, sản xuất, niêm yết đến tiêu thụ…; thị trường liên ngân hàng sôi động với tình trạng lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng đến 30%, nhưng lại chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ gây sức ép về thanh khoản và động cơ thâu tóm lẫn nhau; bất chấp lượng vốn ứ đọng khá lớn trong hệ thống ngân hàng, lãi suất cho vay vẫn không hế hạ để DN có thể tiếp cận được.

Vào quý 1/2012, sau khi “loạn lạc” từ thị trường vàng và liên ngân hàng đã tạm lắng, sự náo động duy nhất lại thuộc về một thị trường có tính đầu cơ rất cao, kèm theo vô số đồn đoán về việc một số ngân hàng nào đó đã tung tiền nhàn rỗi để “gom hàng” và “đánh lên” chứng khoán.

Nguy cơ thiểu phát dẫn đến lạm phát?

Trong một cuộc họp của Thủ tướng với giới chuyên gia vào tuần cuối tháng 3/2012, lần đầu tiên xảy ra sự việc chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – Ngân hàng ACB đã cho biết, ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được. Tiết lộ chưa có tiền lệ này đã gián tiếp cho thấy, “khó khăn thanh khoản” của ngân hàng dường nhưu đã qua.

Rõ ràng, con số hàng trăm ngàn tỷ đồng tồn ứ trong hệ thống ngân hàng, chí ít cũng nằm trong nhóm G12, không phải chỉ là lời đồn đoán. Mà đó là một hiện thực, mô tả cho nghịch lý quá về chuyện ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói ăn”, dẫn đến nguy cơ đình lạm. hoặc thiểu phát.

Đã có rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc nếu siết quá chặt tín dụng, hệ quả tăng trưởng thấp dù sẽ góp phần “làm đẹp” con số lạm phát, nhưng về lâu dài sẽ lại là tác nhân sinh ra lạm phát. Khi đó, như một cơ thể trọng bệnh kéo dài quá lâu, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, động lực sản xuất sẽ bị giảm về mức tối thiểu khiến cung hàng hóa trở nên khan hiếm hơn hẳn, làm cho giá cả hàng hóa có thể tăng lại. Mà như thế thì không thể nói khác hơn là lạm phát những năm trước một lần nữa sẽ tái hiện.

Trong trường hợp sớm nhất, theo chuyên gia Phạm Đỗ Chí, lạm phát có thể bùng phát ngay từ quý 3/2012. Và như thế, liệu “quyết tâm kềm giữ lạm phát” của Chính phủ vì thế đang có nguy cơ bị lung lay?

Cho đến giờ, vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ để xoay chuyển tình thế.

———————-

Tầm nhìn

Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?

(Tamnhin.net) – Đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ theo cách phải chọn một trong hai: hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp. 

Ở hai đầu đối trọng

Một đầu cán cân kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị đè nén bởi quyền lợi của những nhóm lợi ích rất riêng biệt và cũng rất “đặc thù”. Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000!

Với sức nặng từ “chỉ tiêu” tồn tại ngân hàng ở một đầu cân, đầu cân bên kia đã biến mất hoàn toàn một loại chỉ tiêu khác: tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be!

Nhưng với công tác lập kế hoạch và giám sát điều hành, lại đã xảy ra một hiện tượng rất lạ, khi từ một cơ quan tham mưu gần gũi cho Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến các quan chức trong Chính phủ mới được thành lập từ tháng 8/2011 đến nay, đều đã không nêu ra bất kỳ sự hứa hẹn nào về giải pháp khống chế hoặc giảm thiểu tỷ lệ doanh nghiệp lâm vào đường cùng.

Vào quý đầu của năm 2012, thế đường cùng của khối doanh nghiệp còn trở nên “minh bạch” hơn: chỉ theo con số công bố chính thức, đã có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể và ngưng hoạt động do thiếu vốn. Nhưng ở một đầu cân khác, báo cáo của Bộ KHĐT vẫn lặp lại một đánh giá quen thuộc đến nhàm chán: “Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển”. 

“Những chuyển biến tích cực” đã phát lộ như thế nào? Bức tranh mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phác thảo té ra lại có một nét chấm phá rất dị biệt: ít nhất 10% số doanh nghiệp – một tỷ lệ không nhỏ chút nào – đã phải ngừng hoạt động. Còn theo nhận định của chuyên gia, trong quý 4/2011, ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng đến sản xuất là rất rõ ràng khi chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Đến tháng 2/2012, chỉ số này đã có một buớc thụt lùi sâu sắc về ngưỡng 4%, đặc biệt nhóm ngành chế tạo chỉ tăng 2,4% so với mức tăng 12% trong 7 tháng đầu năm 2011. Rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất thậm chí còn tăng trưởng âm.

Với thực trạng ngày càng trở nên khốn khó như thế, thật nan giải để có thể nêu ra một kết luận nào khác hơn việc những dấu hiệu của đình đốn sản xuất đã hiên hiện rõ rệt.   

Nhưng từ hơn một năm qua, kể từ khi nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu về thắt chặt chi tiêu và tín dụng, trong giới điều hành chính sách và cơ quan quản lý nhà nước lại chưa hề xuất hiện một cụm từ chính thức nào thừa nhận trạng thái “đình lạm” của nền kinh tế, cho dù thực tế cấu thành những yếu tố của tình trạng nạn lạm phát treo cao và phần lớn khu vực sản xuất bị đình đốn đã quá đủ để thuyết minh cho bức tranh kinh tế – xã hội năm 2011 với gam màu đậm đặc u tối.

“Chỉ tiêu” thất nghiệp vì thế dường như cũng bị “quên lãng”. Nói đúng hơn, tỷ lệ thất nghiệp chính thức, thường được mô tả như hệ quả của con số doanh nghiệp phá sản theo thống kê chính thức, là không có gì đáng lo ngại. Nhưng chỉ cần nhìn vào cảnh hàng trăm ngàn công nhân không có tiền mua vé tàu về quê ăn tết 2012 cũng đủ thấy hoàn cảnh bĩ cực về thu nhập dẫn đến trạng thái bĩ cực về xã hội đã dâng cao đến thế nào.

Nguồn cơn nào, những cơ quan hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?

7 tháng và những “chuyển biến tích cực”

Cho đến nay, điều được gọi là “quyết tâm” của Chính phủ đối với việc kềm giữ chỉ số lạm phát dưới một con số trong năm 2012 có vẻ như không thực sự có ý nghĩa. Nếu quý 1 năm 2012 được đánh dấu như một “chuyển biến tích cực” khi lạm phát tăng tổng cộng chưa đầy 3% trong quý và đặc biệt chỉ có 0,16% trong tháng 3, thì một nghịch lý quá lớn lại đang tồn tại ngay trong lòng thể chế kinh tế: cần ưu tiên mục tiêu khống chế lạm phát như một động thái đánh đổi tăng trưởng, hay vì động thái quá “quyết liệt” như vậy mà đã vô hình trung triệt tiêu phần lớn sức sản xuất xã hội?

Thực ra đã có quá nhiều tranh luận trong giới điều hành và chuyên gia về câu hỏi và cũng là nghịch lý trên. Phương án được xem là ổn thỏa nhất là làm sao dung hòa được mục tiêu kềm giữ lạm phát và đồng thời khơi dậy khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho các ngành sản xuất.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu như trạng thái “đình lạm” đã tồn tại trong suốt một thời gian dài từ giữa năm 2011 đến nay, thì cái cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều dấu hiệu đình trệ.

Những cơ hội tốt nhất để phục hồi phần nào đó sức sản xuất đã bị hai cơ quan này, đặc biệt là NHNN, bỏ qua. 5 tháng liên tiếp chỉ số lạm phát dưới 1% vào nửa cuối năm 2011 có ý nghĩa như một cơ hội hơn là một lời hứa giảm lãi suất.

Hoặc cần đặt ngược lại vấn đề là nếu lãi suất được kéo giảm từ tháng 9/2011 thì sự thể liệu có khả quan hơn? Đó cũng là thời điểm mà lần đầu tiên trong năm 2011, con số gần 50.000 doanh nghiệp phá sản và giải thể được công bố như một thực tế đầy bức xúc.

Song từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.

Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng. Hàng loạt “chuyển biến tích cực” đã phơi lộ: các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng thi nhau làm giá và thao túng trong mọi khâu từ nhập khẩu, sản xuất, niêm yết đến tiêu thụ…; thị trường liên ngân hàng sôi động với tình trạng lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng đến 30%, nhưng lại chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ gây sức ép về thanh khoản và động cơ thâu tóm lẫn nhau; bất chấp lượng vốn ứ đọng khá lớn trong hệ thống ngân hàng, lãi suất cho vay vẫn không được NHNN điều chỉnh theo cách thức áp trần hoặc bằng vào những biện pháp thực hạ, dẫn đến lượng vốn chảy vào doanh nghiệp chỉ như nước trên sa mạc…

Vào quý 1/2012, sau khi “loạn lạc” từ thị trường vàng và liên ngân hàng đã tạm lắng, sự náo động duy nhất lại thuộc về một thị trường có tính đầu cơ rất cao, kèm theo vô số đồn đoán về việc một số ngân hàng nào đó đã tung tiền nhàn rỗi để “gom hàng” và “đánh lên” chứng khoán.

Nhưng trong bối cảnh nhộn nhạo của các thị trường đầu cơ từ khi Chính phủ mới được thành lập, đến nay đã có những thông tin xác thực về nguy cơ hiện hữu một phần ba doanh nghiệp ngành mía đường phải phá sản, hoặc tỷ lệ hàng tồn kho tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái… Bầu sữa tín dụng – “nồi cơm” của các ngân hàng, đã bị NHNN siết chặt trong một toan tính quá nặng về quyền lợi nhóm lợi ích ngân hàng và vàng mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Bởi thế, gần đây một số hiệp hội ngành nghề đã phải tán thán “Đến khi lãi suất giảm thì doanh nghiệp đã kiệt sức!”.

Uy tín của Chính phủ có bị tổn thương?

Trong một cuộc họp của Thủ tướng với giới chuyên gia vào tuần cuối tháng 3/2012, lần đầu tiên xảy ra sự việc chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – Ngân hàng ACB – đã chính thức bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được.

Rõ ràng, con số hàng trăm ngàn tỷ đồng tồn ứ trong hệ thống ngân hàng, chí ít cũng nằm trong nhóm G12, không phải chỉ là lời đồn đoán. Mà đó là một hiện thực, mô tả cho nghịch lý quá thâm sâu về chuyện ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói ăn”, dẫn đến hậu quả “đình lạm” trong năm 2011 và hiện tượng giảm phát hiện nay, hoặc triển vọng thiểu phát trong cả năm 2012 này.

Từ thực tế đời sống xã hội, các tầng lớp dân cư và trí thức, không phải đã không có những lời cảnh báo về giảm phát và thiểu phát. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc nếu siết quá chặt tín dụng, hệ quả tăng trưởng thấp dù sẽ góp phần “làm đẹp” con số lạm phát, nhưng về lâu dài sẽ lại là tác nhân sinh ra lạm phát. Khi đó, như một cơ thể trọng bệnh kéo dài quá lâu, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, động lực sản xuất sẽ bị giảm về mức tối thiểu khiến cung hàng hóa trở nên khan hiếm hơn hẳn, làm cho giá cả hàng hóa có thể tăng lại. Mà như thế thì không thể nói khác hơn là bóng ma lạm phát những năm trước một lần nữa sẽ tái hiện.

Trong trường hợp sớm nhất, theo chuyên gia Phạm Đỗ Chí, lạm phát có thể bùng phát ngay từ quý 3/2012. 

“Quyết tâm kềm giữ lạm phát” của Chính phủ vì thế đang có nguy cơ bị lung lay. Nguy cơ này lại càng đậm đà sắc màu xã hội khi những nhóm lợi ích được bao cấp – điện và xăng dầu, có thể lấy lý do thiểu phát mà thoải mái tăng giá. Gần đây, những dạo đầu cho kịch bản này đã bắt đầu khởi động.

Cho đến giờ, có lẽ đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ. Minh chứng đó chỉ có thể được thể hiện theo cách phải chọn một trong hai: hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp.

Tại thời điểm này, thời gian không còn ủng hộ cho bất kỳ một “độ trễ” nào của minh chứng trên. Nếu dân chúng vẫn thường được ghép cho đặc tính “dễ bị tổn thương” thì Chính phủ sẽ cảm thấy thế nào nếu nhượng bộ cho sự tự tung tác của nhóm lợi ích ngân hàng mà sẽ còn gây ra nhiều hậu quả cho dân tộc trong tương lai không xa?

Viết Lê Quân

28 bình luận to “877. Ai đã gây ra đình đốn và nguy cơ thiểu phát?”

  1. […]  – Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Còn nhiều câu hỏi về Vinashin   –   (BBC).- Ai đã gây ra đình đốn và nguy cơ thiểu phát? Vụ ông Đinh La Thăng và PetroVietnam: Vietnam uncovers $1.5bn ‘wrongful […]

  2. lin said

    sap tro lai thoi bao cap nam nao

  3. thienthe70 said

    Các doanh nghiệp chết hết thì có sao! thằng dân tao đâu có đồng nào mà mua chi, mà lo DN chết. Còn mấy thằng lắm tiền thừa của thì bọn chúng đâu cần hàng VIỆT NAM. Chúng toàn dùng hàng ngoại cả thế nên DN trong nước có chết thì chẳng ảnh hưởng chi mô mà các Pác phải lo.

  4. hoanginh said

    Các nhà lãnh đạo đáng kính của chúng ta giờ không có thời gian cũng như đầu óc đâu để lo thiểu phát hay lạm phát , còn đang mải tập trung lo triển khai nghị quyết TƯ4 , xong rồi có làm gì thì làm . Mà lo cho hơn 3 triệu đảng viên thấm nhuần được nghị quyết thì còn lâu lắm có lẽ phải đến mùa quýt chín sang năm . Vậy Buồn ơi chờ nhé

  5. Gái ngu chua said

    Vì chưng bác mẹ tôi nghèo?
    Cho nên tôi phải đâm bèo, thái khoai!
    Ca dao

  6. hoanginh said

    Kinh tế Việt Nam sẽ phát triển vì chúng ta được lãnh đạo bằng ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ . Thế này thì XHCN chả mấy mà thành công . Ơn Đảng ơn chính phủ đời đời

  7. quocbao said

    Nền kinh tế VN đình đốn đến mức thảm hại, gõ cửa đến từng bữa ăn của từng gia đình,người dân không có tiền để mua nhưng nhu yếu phẩm tối thiểu như thịt, cá ,rau ,các tiểu thương than vãn ế và ế. Các bác tưởng tượng nếu rau xanh mà người dân còn không có tiền thì sức dân cạn kiệt lắm rồi .

  8. Cu ly said

    Đình đốn là do chính sách “triệt sản” của ông y tá thủ tướng. Có lẽ do ảnh hưởng nghề nghiệp những năm ông ta làm y tá bưng biền chăng?

  9. Khoan cắt bê tông said

    Trong hoàn cảnh đất nước như vậy – con gái ông dũng đã làm chủ tịch 4 công ty tài chính ngân hàng và con số chưa dừng lại ở đó. Biết đâu sau vụ các doanh nghiệp sụp đổ nhà bác kiểm thêm vài trục doanh nghiệp nữa?

  10. huu said

    Không phải y tá dũng thì còn ai vào đây? chẳng lẽ đổi tại mấy bác xe ôm? hay mấy phu quét rác

  11. Nhan said

    ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói” vốn??…
    Các chỉ số xếp loại bậc về phát triển về xã hội – về con người hiện nay của VN xem như thế nào??
    MẪU THUẪN XÃ HỘI đang tiến gần tới đỉnh điểm và ắt sẽ có cuộc cách mạng xã hội đó là quy luật.

  12. ngheo hen lac hau said

    nền kinh tế việt nam mình đã đuợc các chuyên gia íds cảnh báo lâu rồi nhưng có đuợc bọn ngu dốt và tham quyền cố vị đoái hoài đến đâu len kinh tế mới đình đốn thế này .từ ngày tên thủ dũng lắm quyền thì cuộc sống nhân dân lao động càng khổ cực.nhưng nguợc lại một số ít bọn lãnh đạo cộng sản giàu đến bất ngờ giảu đến bất thình lình và giàu có vô tổ chức ??????rồi đến cái chết bất thình lình cái chết đến bất ngờ và cái chết không báo truớc????????

  13. NGỌNG NGỊU said

    Đặt bài viết = câu hỏi thì bố thằng nào trả lời nổi // Tác giả đang vỗ mặt đảng và chính phủ đó-Cám ơn người viết.

  14. Vytnt said

    Chính là đám ngợm ở tận ……………………………Trung-nam-hải ! ngạc nhiên chưa ?!

  15. Trần Quốc said

    Ai đã ….? Ai đã… ?
    Còn ai nữa, ngoài “ai” đầu đất sét ! Thả cửa nói dối, nói phét, nói bừa. Khốn nạn, lại còn vênh vác nữa chứ.
    Học giả , học dốt, học tếu táo,học chẳng ra sao, cứ làm chính trị, luồn lách lươn lẹo, rồi làm lãnh đạo điều hành kinh tế vĩ mô mới sợ. Chỉ nhìn vào mấy cái khách sạn 4,5 sao ở Hà Nội cũng thấy phải có người Tây điều hành. Mấy cái tập đoàn có tiếng của Hàn Quốc, cũng thấy CEO Tây. Còn mình, Vinashin, EVN, Petro… do mấy cái anh chân đất mắt toét chẳng hiểu gì hoặc hiểu nhí nhố về kinh tế lại được đóng vai điều hành quản lý cơ ngơi tiền tỉ, tiền tỉ đô la.
    Cứ nhớ lại cái hồi không ít người ca ngợi thế hệ lãnh đạo mới nào Huệ, nào Thăng, nào Bình mà thấy buồn cười. Nói ra thì bảo họ cũng phải giỏi chứ. Thì đúng rồi, họ giỏi hơn mấy cái anh dân thường là có thể, nhưng đâu có giỏi cho tương xứng với cái vai họ đóng. Thử coi, Petro láo 18.000 tỉ mà Thăng ‘ xuất xứ công trường’ vẫn thăng thiên. Chẳng ra thể thống cống rãnh gì!
    Nát lắm, nát lắm ! Chỉ khổ dân. Lạm phát à, thiểu phát à, nói chơi kệ mẹ nó, bọn đầu đất nghĩ vậy.
    Còn chuyến này, chẳng hạn, cái anh EVN thì sướng, chẳng lo bị la thiếu điện, cả chục ngàn doanh nghiệp giải thể mà !

  16. Con-người said

    CÔNG-BẰNG , MINH-BẠCH là đạo đức của xã hội loài NGƯỜI … Muốn điều đó thì PHẢI CẦN coi lại các ” vị ” đang điều hành đất nước này có đúng là NGƯỜI không ? Đừng NGU-DẠI yêu cầu Đạo- đức của Con-người nơi con-thú .

  17. montaukmosquito said

    Nên coi doanh nghiệp tư nhân phá sản hàng loạt là mặt phải của định hướng Xã hội chủ nghĩa aka Kinh doanh nhà nước bóp chết kinh doanh tư nhân .

    Không nên lấy làm lạ .

  18. Ho Chan That said

    Tư tưởng trong thời gian ngắn sẽ…lên thiên đàng
    Trình độ quản lý đất nước, đặc biệt là quản lý kinh tế, kiểu…. trẻ con
    Tư duy thành tích, tư duy nghị quyết, tư duy nhiệm kỳ, tư duy hình thức…. nổi trội
    Khả năng can thiệp của những nhóm lợi ích vào các chính sách quá….hiệu quả
    Nguồn lực tài chính hạn hẹp được ….chia sẻ công bằng (!)
    Tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực ấy được coi là…. chuyện nhỏ
    Hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng trong sản phẩm luôn ở mức…. khiêm nhường
    v.v….

    Tất cả bắt nguồn từ sự KHÔNG MINH BẠCH ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ mà đầu tiên là SỰ KHÔNG MINH BẠCH LỢI ÍCH vì “lợi ích” (chứ ko phải “đạo đức”) là nguyên nhân đầu tiên của mọi thứ XẤU XA NHẤT hay TỐT ĐẸP NHẤT, xét trên phương diện xã hội tổng thể…

    NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC NHẤT SẼ ĐƯỢC ĐƯA VÀO NHỮNG VỊ TRÍ PHÙ HỢP NHẤT thông qua cơ chế cạnh tranh công khai hiệu quả, nhờ vào nền tảng MINH BẠCH đã được “thiết lập” sẵn…

    Tóm lại: MINH BẠCH là công cụ, còn CON NGƯỜI mới là chủ thể/tác nhân cho mọi thành công hay thất bại của mọi doanh nghiêp, tổ chức hay cao hơn là quốc gia, dân tộc….

    Theo tôi MINH BẠCH là công cụ còn hay hơn CHỈNH ĐỐN ĐẢNG của ông Nguyễn Phú Trọng nhiều!!!! Khi mà mọi thứ đã được công khai “bày ra trước mắt” thì các MẪU THUẪN XÃ HỘI nảy sinh sẽ được nhìn nhận và giải quyết tương đối… nhẹ nhàng (!!!), chứ ko giống như xã hội chúng ta ở thời điểm hiện tại.

    Nhưng làm thế nào để minh bạch, đặc biệt là minh bạch lợi ích, khi mà chính sự minh bạch ấy làm …giảm “lợi ích của một số người”?

    Thì lúc ấy, “lợi ích của rất nhiều người” phải được đề cập đến, và phải trở thành một mục tiêu…tối thượng (!!!)

  19. chipheo@ said

    “Lạm phát: mặc.Thiểu phát: cũng mặc” Đơn giản bởi vì cơ chế điều hành của ta là: Sống chết mặc bay,tiền thày bỏ túi. Đất nước” phát triển” hay “lụn bại”.Chẳng gì đáng lo.Chẳng là ta đã có “bùa hộ mệnh” là “nói lấy được”..Còn tại sao “nhóm lợi ích ngân hàng tung tác” thì có gì mà không hiểu;hiện nay người cầm chgichj cho nhóm thế lực ngân hàng có ai khác đâu..Nói tóm lại “ai cũng biết” nhưng không ai biết (vì bị “cấm biêt”).Có lẽ câu của bà That Chơ mô tả một cách đầy đủ,sinh động nhất (đồng thời cũng là đau xót nhất) khi bà sang tham Liên bang Xô Viết: khi được một nhà báo hỏi là bà có ấn tượng nào sâu sắc nhất về xã hội Xô Viết.Không cần ngẫm nghĩ bà ta trả lời ngay: Ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là ở đây là người công nhân chỉ làm “VỜ”,còn chính phủ của các vị thì trả lương “VỜ”. Chắc do lịch sự nên bà ta không nói trắng ra điều mà bà ta muốn nói: “LỪA NHAU”.Ôi cái thiên đường mà người ta đã và đang hô hào các thế hệ dấn thân.

  20. Thành said

    “Mà đó là một hiện thực, mô tả cho nghịch lý quá về chuyện ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói ăn”, dẫn đến nguy cơ đình lạm. hoặc thiểu phát.”

    Chính phủ điều hành như vậy để doanh nghiệp và sản xuất trong nước chết hẳn, khi đó sẽ nhập hàng hóa rẻ – nhái – kém chất lượng của Trung Quốc ==>> Nền kinh tế của Trung Quốc và bán nước Việt Nam cho Trung Quốc đã thành công!

  21. xman said

    Phóng viên viết mấy bài loại này cần phải phân biệt cho rõ thiểu phát ở đây không phải là do giá hàng hóa giảm do tăng cung, mà do cầu giảm sút rõ rệt, dẫn đến dân hầu hết ai cũng ít tiền đi, chỉ có quan chức nhà nước thì ngày càng giầu lên thôi. Chứ viết không cẩn thận, nó điều hành giật cục bằng cách in ra một đống giấy lộn thì lại còn chết nữa. Toàn tiến sĩ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà, điều hành bằng quyết tâm chính trị và tận thu

  22. Khách said

    Cám ơn anh Ba đã đăng lại.

    Thực ra, đây là chuyện nhiều người biết, nhưng có điều có dám nói hay không mà thôi.

    Dù sao thì cũng cám ơn tác giả, và cám ơn Vietnamnet. Hy vọng các báo khác làm gương.

    Đây mới là vấn đề cốt lõi, vấn đề sống còn của nước Việt.

  23. cslykhai said

    lại còn săp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì có dân đen nào mua đươc cổ phiêu của doanh nghiệp quả đấm thép của đảng cộng ấy không nhỉ hay lại dấm dúi chia chác cho cánh hẩu tư bản đỏ với nhau để lừa người là tư nhân hóa ,thực ra là đất nước việt này đã tư nhân hóa lâu rồi ,tổ quốc vn là của riêng của đản cộng còn người việt trong nước cũng như người việt hải ngoại đều là dân mất nước cả thôi chỉ hơn nhau ở cuộc sống nô lệ đói khổ thôi các bác việt kiều cựu thuyền nhân yêu nước biển ah

  24. hn said

    còn tư duy theo kiểu kinh tế nhà nước là chủ đạo,đảng là tinh anh ,vĩ đại là chết hết. Xã hội nước ta bây giờ như ông LÊ HỒNG HÀ nói rất đúng .Đảng bây giờ chỉ manh tính chất kìm hãm xã hội.Thử hỏi kinh doanh ở VN này học hành theo các qui luật kinh tế lẽ thường trên thế giới so sánh với VN đều sai hết .kính tế đình đốn .thất nghiệp tràn lan mà thị trường chứng khoán tăng mới khiếp chứ. không làm được gì đâu các ông ơi .các ông vá chỗ này nó lại bục ra chỗ khác thôi.các ông chống đỡ khó khăn thì cũng như là lục đục ở trong bao tải thôi. Chỉ khi nào tải rách thì VN mới khá lên được.

    thị trường sốt giá là lại luận điệu tư thương nâng giá – thị trường vàng,USD, bất động sản mà tư thương lũng đoạn được à? nhìn vào thâu tóm STB đấy dân thông minh một tí là biết hết . cải cách phải là từ gốc :phải là từ thể chế chính trị.

  25. cslykhai said

    nền kinh tế thị trường định hướng xhcn hiện có 50.000 hoặc 200.000 doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt đông chưa rõ con số nào là đúng ,lại thêm cấm giao dịch đô la và vàng ,nhà cháu mù tịt kiến thức kinh tế nên chỉ biết than rằng như thế này mà gọi là kinh tế thị trường thì cóc lừa ai được ,nhìn cảnh sống của sĩ nông công thương mà sao thấy thê thảm quá , nhất là sĩ nông công ơ thiên đường xhcn vn này có phải là thế lực thù địch của đảng cộng sản vn chưa thì tuyên bố rõ ràng đi ,mới đây đã lộ công an là thanh kiếm và lá chắn của đảng cộng do đảng trưởng long trọng tuyên bố rồi .thế thì công an là công cụ của đảng để giết sĩ nông công thương chứ có là công an nhân dân nữa đâu mà cứ dấu đầu hở đuôi mãi

  26. Toàn những bọn tham nhũng hàng tỉ tỉ của nhà nước mà khi thi hành án không tịch thu được của chìm của nổi của nó, chỉ có bỏ tù cho tốn cơm, tốn gạo thêm…Trong tù lại sống hơn cả vua…còn lạm phát! Bài báo nào phạm húy là gỡ xuống, “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đạy lại”, dân không thể hiểu được cái chân, cái thực của vấn đề; còn các LĐ thì không lấy khiếm khuyết để mà rút kinh nghiệm cho những bước đi sau chắc hơn thì chỉ có lao sâu và càng xuống vực sâu hơn!..
    “Rút kinh nghiệm lần sau cứ thế!”, sống chết mặc dân, tiền thầy bỏ túi! “Mất gì của bọ”!!!
    Bởi vì hàng ngàn doanh nghiệp báo phá sản nhưng tiền ,của chia chác nhau hết rồi, nợ nần đã có dân…chịu! Dân đã nghèo đủ mọi thứ đau!!!
    (Cảm ơn bài viết hay, sâu sắc, lý luận, thực tế chặt chẽ…của TG.Tôi nôm na vài dòng ăn theo…)

  27. BL said

    Hôm trước anh Trịnh Đình Dũng phát biểu phá sản là binh thường mà, sắp đổ vỡ hay gì gì đi chăng nữa thì cũng bình thường mà… đến khi nào cái giải tán dc cái “…” kia thì mới hết bình thường được.

Bình luận về bài viết này