BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

845. TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á

Posted by adminbasam trên 29/03/2012

THỐNG TẤN XÃ VIỆTNAM

TIẾN TRÌNH T DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ tư, ngày 28/3/2012

TTXVN (Niu Yóoc 23/3)

Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ, ngày 21/3, đăng bài của Robert D.Kaplan cho rằng tiến trình tự do hóa và bình thường hóa quan hệ với thế giới bên ngoài của Mianma hiện nay có thể sẽ tác động sâu sắc đến tình hình địa chính trị tại châu Á.

Về mặt địa lý, Mianma thống trị vịnh Bengal. Đó là nơi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ chồng chéo lên nhau. Mianma cũng có rất nhiều dầu mỏ, khí đốt, than, kẽm, đồng, đá quý, gỗ, thủy điện cũng như urani. Là quốc gia nổi bật của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mianma đã bị hạn chế bởi chế độ chuyên quyền trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Trung Quốc đã lấy dần các nguồn tài nguyên của nước này. Mianma như một Ápganixtan khác về tiềm năng làm thay đổi một khu vực. Đây là miếng ghép quan trọng chiến lược trong một câu đố nhưng bị tàn phá bởi chiến tranh và một chính phủ không hiệu quả mà nếu chỉ cần bình thường hóa sẽ giúp mở ra các con đường thương mại đi tất cả các hướng.

Từ thời nhà Nguyên của Trung Quốc xâm lược Mianma trong thế kỷ 13, Mianma đã núp dưới cái bóng của Đại Trung Hoa, không có rào cản địa lý hay những kiến trúc không thể vượt qua như Vạn Lý Trường thành để chia tách hai quốc gia này – dù dãy núi Hoành Đoạn dọc biên giới hai nước. Đồng thời, Mianma có lịch sử là nơi cư trú của cộng đồng kinh doanh Ẩn Độ, một cộng đồng trung gian thiểu số về mặt xã hội, nhưng giúp Anh nắm Mianma như là một phần của Đại Ấn Độ thuộc Anh.

Tuy nhiên, nếu Mianma tiếp tục con đường cải cách của mình bằng việc mở những kết nối với Mỹ và các nước láng giềng, thay vì vẫn là một vùng đất đầy nguồn tài nguyên bị Trung Quốc khai thác, thì nước này sẽ phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, quy tụ được tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á vào một quần thể cơ bản, linh động. Và mặc dù ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mianma sẽ giảm đi một cách tương đối, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn vô cùng có lợi. Thực vậy, Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam ở phía Nam Trung Quốc có thể trở thành thủ đô kinh tế của Đông Nam Á, nơi các tuyến đường sông và đường sắt từ Mianma, Lào và Việt Nam hội tụ.

Đa số các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng này đang được thực hiện. Tại đảo Ramree, ngoài khơi bờ biển Arakan phía tây bắc Mianma, Trung Quốc đang xây dựng đường ống để vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ châu Phi, vịnh Ba Tư và vịnh Bengal qua trung tâm Mianma đến Côn Minh. Mục đích là giảm sự phụ thuộc vào eo biển Malacca, nơi hiện tại 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Cũng sẽ có một tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc theo tuyến đường này vào năm 2015.

Ấn Độ cũng đang xây dựng một cảng năng lượng trên bờ biển của Mianma tại Sittwe, phía Bắc Ramree, để có thể vận chuyển khí đốt ngoài khơi lên phía tây bắc, thông qua Bănglađét đến khu vực rộng lớn đông dân là bang Tây Bengal của Ấn Độ. Các hàng hóa thương mại cũng sẽ đi theo tuyến đường cao tốc mới được xây dựng đến Ấn Độ. Kolkata, Chittagong và Yangon sẽ không còn là thành phố riêng rẽ tại 3 quốc gia mà cuối cùng sẽ là một phần của thế giới Ấn Độ Dương.

Thực tế nổi bật ở đây là bằng việc giải phóng Mianma, vùng đất ở phía Đông Bắc Ấn Độ, kẹt trong lục địa và phía bên kia Bănglađét, sẽ được mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Vùng Đông Bắc Ấn Độ có điều kiện địa lý xấu và kém phát triển và do đó đã chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy trong những thập kỷ gần đây. Khu vực rừng núi Đông Bắc Ấn Độ bị chia cắt với khu vực chính của Ấn Độ bởi nước Bănglađét vô cùng nghèo đói ở phía tây và Mianma, một quốc gia cho đến nay vẫn khép kín va kém phát triển, ở phía đông. Tuy nhiên, sự mở cửa về chính trị và phát triển về kinh tế của Mianma sẽ làm thay đổi thực tế địa lý này vì cả vùng Đông Bắc Ấn Độ và Bănglađét sẽ hưởng lợi từ sự đổi mới chính trị và kinh tế của Mianma.

Với việc đói nghèo giảm đi phần nào tại tất cả các khu vực, áp lực đối với Kolkata và Tây Bengal trong việc phải tiếp nhận những người tị nạn kinh tế sẽ giảm đi. Điều này sẽ ngay lập tức tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ. Việc có biên giới trên bộ với những quốc gia bán bất ổn trong tiểu lục địa (Pakixtan, Nêpan và Bănglađét) đã hạn chế khả năng phát huy sức mạnh chính trị và quân sự ra châu Á và Trung Đông của Ấn Độ. Nói rộng lớn hơn, một Mianma tự do sẽ kéo Ấn Độ vào châu Á sâu hơn, do đó Ấn Độ có thể cân bằng hơn trong việc chống lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi tương lai vẫy gọi nhiều cơ hội, thì hiện tại vẫn chưa được bảo đảm. Sự chuyển đổi chính trị ở Mianma mới chỉ bắt đầu và vấn có nhiều khả năng đi sai đường, vấn đề khó khăn, cũng giống như tại Nam Tư và Irắc, đó là sự chia rẽ khu vực và sắc tộc.

Mianma là một vương quốc lớn được tổ chức xung quanh thung lũng trung tâm sông Irrawaddy. Tên của thung lũng này trong tiếng của bộ tộc Miến Điện là Mianma, do đó cũng là tên chính thức của quốc gia này. Tuy nhiên, khoảng 1/3 dân sô Mianma không phải là người dân tộc Miến Điện. Khu vực biên giới của người thiểu số chiếm tới 7 trên tổng số 14 bang của Mianma. Các khu vực đồi núi xung quanh thung lũng Irrawaddy là nơi cư trú của người Chin, Kachin, Shan, Karen và Karenni – những dân tộc có lực lượng quân đội và quân không chính quy riêng của mình. Những lực lượng vũ trang này đã đánh nhau với lực lượng quân đội quốc gia do người Miến Điện kiếm soát từ giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.

Tệ hơn, các khu vực đồi núi của người dân tộc thiểu số này cũng bị chia rẽ về mặt sắc tộc ngay từ bên trong. Ví dụ như khu vực của người Shan cũng là nơi trú ngụ của người Wa, Lahu, Pao, Kayan và các bộ tộc khác. Tất cả các nhóm này đều là sản phẩm của lịch sử di dân từ Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađét, Thái Lan và Campuchia, cho nên người Chin ở miền Tây Mianma gần như chẳng có gì chung với người Karen ở miền Đông Mianma. Cũng không có điểm gì chung về ngôn ngữ và văn hóa giữa người Shan và người Miến Điện, ngoài việc tôn giáo của họ là đạo Phật, về phần người Arakan, bộ tộc kế thừa nền văn minh ven biển quốc tế bị chi phối bởi người Bengal theo đạo Hindu, họ cảm thấy đặc biệt bị chia tách với phần còn lại của Mianma và so sánh tình cảnh khó khăn của họ với những bộ tộc bị tước quyền công dân ở Trung Đông và châu Phi.

Nói cách khác, chỉ đơn giản tổ chức bầu cử là không đủ nếu cuộc bầu cử lại đưa người dân tộc Miến Điện, những người không thỏa hiệp với các dân tộc thiểu số, lên nắm quyền. Quân đội lên nắm quyền tại Mianma vào năm 1962 để kiểm soát các vùng đất biên giới của người thiểu số xung quanh thung lũng Irrawaddy. Quân đội đã nắm quyền nửa thế kỷ. Mianma có rất ít cơ quan hoạt động mà không bị quân đội thống trị. Một hệ thống với nhiều quyền lực được trao cho các dân tộc thiểu số phải được xây dựng từ đâu. Tập hợp hòa bình các dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có các cơ quan liên bang vững mạnh.

Đúng là Mianma đang trở nên ít hà khắc hơn và mở cửa với thế giới bên ngoài hơn. Tuy nhiên, điều đó thực chất không tạo ra một nhà nước được thể chế hóa và có thể đứng vững. Tóm lại, đối với Mianma, để thành công, thậm chí với việc những người dân sự nắm quyền, lực lượng quân đội sẽ vẫn phải đảm nhận một vai trò quan trọng trong những năm tới vì các quan chức quân đội mới là người biết cách điều hành các công việc.

Nhưng với nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la và dân số khá lớn lên đến 48 triệu người, nếu Mianma có thể xây dựng các tổ chức bao gồm tất cả các sắc tộc trong những thập kỷ tới, nước này cỏ thể tự mình tiến gần đến việc là một cường quốc trung bình – một điều không nhất thiết gây tổn hại đến các lợi ích của Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng lại có thể giải phóng thương mại cho toàn châu Á và thế giới Ấn Độ Dương./.

27 bình luận to “845. TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á”

  1. […] Print […]

  2. […] TTXVN (Niu Yóoc 23/3), trích từ basamnews […]

  3. D.Nhật Lệ said

    Đúng như tác giả nhận định là vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước cho Miến Điện
    nhưng đáng mừng là có đường ray cho con tàu Dân Chủ khởi động !
    Điều đáng mừng nhất là người lái tàu có tâm và có tầm (viễn kiến).
    Lẽ ra,người VN.ta thông minh có hạng phải làm gương cho dân Miến Điện mới phải,
    đâu ngờ dân ta ra nông nỗi này,cứ mãi đi lẹt đẹt đi sau…đít thiên hạ ?

  4. […] TTXVN (Niu Yóoc 23/3), trích từ basamnews […]

  5. thân thiện said

    Vào tù mà để được khen thì vào tù làm gì. Hỏi xem các nhà hoạt động CM lão thành đã từng ở tù xem có được giấy khen hay không.Nếu có giấy khen thì chắc các vị này đã bị “tiêu’ rồi.

  6. […] 845. TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á […]

  7. Hợp Chủng Quốc said

    Mô hình này tốt. Có thể có nhiều mô hình khác đẹp đẽ hơn, văn minh hơn, (…), nhưng đều không phải là mô hình tốt. Sở dĩ mô hình này, tạm gọi là mô hình liên bang của blogger 5xu, tốt là bởi một số lý do sau.

    1. Nó khả thi.
    + Khả thi về mặt chính trị. Tức là chính quyền có thể chấp nhận mô hình này.
    + Khả thi về mặt kỹ thuật. Tức là có thể triển khai ngay một phần của mô hình này. Hoặc triển khai toàn bộ mô hình bằng cách chia thành các bước nhỏ.
    (Các mô hình khác có thể đẹp hơn, hấp dẫn hơn, nhưng không khả thi, thì chỉ là mô hình đẹp trên giấy, về bản chất có thể vứt vào sọt rác hoặc đóng khung treo lên tường, không có giá trị thực tế).

    2. Nó làm hoạt động của hệ thống tốt lên.
    + Hiện nay ĐCS đang vận hành nhà nước và chính phủ. Công khai vận hành. Nhưng cách vận hành thì rất đóng, rất kín. Mô hình này có thể nói là thể chế hóa các hoạt động của ĐCS, làm minh bạch nó, để nhân dân nhìn vào và giám sát. Riêng việc thể chế hóa, minh bạch hóa, đã làm hệ thống hoạt động văn minh hơn, hiệu quả hơn.
    + ĐCS vận hành đất nước bằng các công cụ hành chính – chính trị, tức là các nghị quyết. Mô hình này sẽ luật hóa các nghị quyết nếu như cái gọi là Trung ương Đảng (về bản chất chính là chính quyền trung ương, còn BCT chính là triều đình) hoạt động theo mô hình nghị viện.
    Thượng nghị sỹ, như ở Mỹ, cũng phải là đảng viên một đảng nào đấy. Mô hình này, nếu thượng nghị sỹ mà do các đảng viên địa phương bầu lên thì giá trị có khác gì nhân dân bầu lên. Vì thượng nghị sỹ sẽ là đại diện quyền lợi của địa phương, các đảng viên địa phương khi bỏ phiếu bầu, họ sẽ bầu theo nguyện vọng của đa số dân địa phương. Như vậy bầu cử do 3 triệu đảng viên bầu như bạn Thiên Đằng có ý mỉa mai, thực tế sẽ là 3 triệu phiếu thể hiện cho nguyện vọng của dân địa phương, chứ không chỉ là nguyện vọng của 3 triệu cá nhân đảng viên nữa.

  8. Hợp Chủng Quốc said

    Liên bang Việt Nam, như Hoa Kỳ
    Tổ chức lại theo mô hình liên bang. Liên bang Vina- Tại sao không? Việt Nam sẽ có độ 8 đến 10 tiểu bang. Cách chia tiểu bang có thể tham khảo hành chính thời Minh Mạng, thời Pháp thuộc (1945-1954), tham khảo các cách chia quân khu. Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có thể là hai bang mà không cần gắn thêm với tỉnh khác- Bài trên blog 5 xu.

    Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho nước ta nghèo, yếu, sức cạnh tranh kém, tiềm lực vươn lên đuối, chính là vì nước ta có khác biệt vùng miền quá lớn.

    Khác biệt không chỉ ở tiếng địa phương, văn hóa vùng miền, tính cách con người, mà còn khác ở khí hậu, địa lý, địa chất, thổ nhưỡng. Khác biệt cả ở các tập quán làm nông, làm sản xuất nhỏ, kinh doanh, sử dụng vốn.

    Một chính sách nhất quán cho cả nước, chắc chắn là không thể hiệu quả. Chính sách công nghiệp hoặc dịch vụ công nghiệp, nếu hiệu quả ở Tp Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ thất bại ở Lào Cai. Chính sách khuyến khích nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản ở Miền Tây, đương nhiên là vô nghĩa ở Hà Giang.

    Các chính sách thuế khóa cũng vậy.

    Thậm chí cả các chính sách liên quan đến lao động như hộ khẩu, lương cơ bản, bảo hiểm, giáo dục cơ sở, thậm chí an ninh cộng đồng, cũng không thể hiệu quả ở các vùng miền khác nhau nếu chỉ có một chính sách chung để áp dụng.

    Nên tôi nghĩ nước mình nên chăng đi theo mô hình liên bang. Cả nước có độ 8 đến 10 tiểu bang. Cách chia tiểu bang có thể tham khảo hành chính thời Minh Mạng, thời Pháp thuộc (1945-1954), tham khảo các cách chia quân khu. Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có thể là hai bang mà không cần gắn thêm với tỉnh khác.

    Các tiểu bang, tùy vào dân số và vai trò kinh tế chính trị, sẽ có một số lượng cán bộ chủ chốt được vào Trung ương đảng. Sẽ có một tỷ lệ phân chia thế nào đấy. Ví dụ Trung ương đảng có 125 Trung ương ủy viên, thì mỗi tiểu bang có từ 6 đến 10 ông, tùy theo bang lớn nhỏ, và do các đảng viên địa phương bầu lên như là đại diện của họ.

    Các ông Trung ương ủy viên vào TW đảng sẽ hoạt động như các thượng nghị sỹ. Các ông ấy sẽ phải đấu tranh quyền lợi (chính sách) cho tiểu bang của mình. Thỏa hiệp với ông ở tiểu bang khác để ra chính sách chung cho Liên Bang. TW đảng cũng sẽ bầu ra Bộ Chính trị. Bộ Chính trị sẽ quyết hết các vấn đề lớn của đất nước. Tất nhiên khi hoạt động kiểu thượng nghị viện thế này, chính nhân dân sẽ giám sát các debate chính sách của họp hội nghị TW. Các nghị quyết, chỉ thị của đảng, sẽ tự động được luật hóa. Cực kỳ minh bạch.

    Trung ương ủy viên cũng không chỉ đến từ các tiểu bang, mà còn đến từ nội các chính phủ, tức là các Bộ trưởng. Bộ trưởng cũng đương nhiên là TW ủy viên. Bộ trưởng sẽ do Thủ tướng chọn và Bộ Chính trị thông qua.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng sẽ hoạt động chính trị chuyên nghiệp, đấu tranh cho bộ mình và thỏa hiệp với các bộ khác (chính là chính quyền Liên bang). Còn chính sách của Bộ, khi được TW đảng hoặc BCT thông qua, sẽ không do Bộ trưởng triển khai mà Thứ trưởng sẽ toàn quyền triển khai. Thứ trưởng không phải là chính trị gia mà là một chuyên gia-công chức cao cấp.

    Các tiểu bang sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau. Ví dụ cạnh tranh thu hút đầu tư. Cạnh tranh về dịch vụ. Ví dụ có bang mạnh về giáo dục, sẽ hút sinh viên giỏi và giàu của cả nước. Hay có bang mạnh về y tế, sẽ chữa bệnh cho người có tiền chi trả của cả nước.

    Căn bệnh thành tích địa phương kiểu tỉnh nào cũng phải có sân bay, có cảng, có khu chế xuất lớn, có trường đại học…, tự nhiên hết bệnh.

    Các tiểu bang, nếu có đề xuất tốt, các TW ủy viên chiến đấu tốt, sẽ xin được cơ chế đặc khu riêng cho mình. Ví dụ Tiểu bang Miền Đông Nam bộ sẽ xin cho Vũng Tàu thành đặc khu, chuyên làm dịch vụ tài chính và casino. Hay Đồ Sơn làm đặc khu giải trí – hehehe.

    Các tiểu bang, do đặc thù địa lý kinh tế riêng, sẽ sản xuất được các sản phẩm mà họ giỏi nhất. Dẫn đến “ngoại thương” xảy ra giữa các tiểu bang, kích thích phát triển mạnh mẽ.

    Chính sách thuế má, từ đó cũng nên khác biệt.

    Các doanh nghiệp tư nhân sẽ thực sự phải lao động, cạnh tranh từ tiểu bang đến liên bang, qua đó tích lũy vốn tư bản, vốn công nghệ, vốn lao động và vốn tên tuổi; thay vì chỉ tích lũy vốn quan hệ và cơ hội rít nhanh vơ vội không thèm tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ như hiện nay. Chỉ khi thành phần kinh tế tư nhân mạnh và hiệu quả, có chiều sâu vốn, công nghệ, quản trị, thì nền kinh tế của đất nước mới có tiềm năng phát triển được. Suốt từ năm 86 đến giờ, kinh tế tư nhân giàu thì giàu thật, nhưng toàn giàu từ cơ hội mua đi bán lại, không đất đai chứng khoán thì cũng mua đi bán lại hết điện thoại lại đến nồi cơm điện mà chả sản xuất ra nổi một cái gì, dù là cái ấm đun nước.

    Chính quyền liên bang sẽ dung tiền ngân sách chính phủ để làm hạ tầng lớn hoặc dịch vụ công: đường cao tốc liên tỉnh, xuyên việt, tàu cao tốc, nhà máy điện hạt nhân, mua tàu ngầm, máy bay chiến đấu, chống ma túy, chống buôn phụ nữ…

    Chính quyền địa phương làm đường nội bang, các công trình cỡ nhỏ phục vụ tiểu bang.

    Bộ Chính trị và TW đảng sẽ bổ nhiệm nhân sự cho hệ thống tư pháp và ngân hàng quốc gia. Hệ thống tư pháp sẽ có hai cấp chính, tòa án tiểu bang và tòa tối cao.

    Việc bổ nhiệm này cứ 4 năm làm một lần, nhưng lệch 3 năm so với bầu cử vào TW đảng. Ví dụ Trung ương đảng bầu (từ các tiểu bang lên) năm 0 thì đến năm 3 sẽ bổ nhiệm.

    Quốc hội như hiện nay, vốn chỉ là hình thức, không hiệu quả, sẽ chuyển thành Hạ viện, hạ nghị sỹ đến từ các tiểu bang, nhiệm kỳ chỉ hai năm một lần. Các kiểu nghị Đương nghị Cảnh… tha hồ vào đây mà phát biểu.

    Đại khái mô hình là như thế. Thay vì viết một bản nghiêm túc góp ý sửa đổi Hiến pháp, thì viết lảm nhảm lên blog chơi.

    Tình hình khó khăn lắm rồi, chả thay đổi, thì nước mình còn nghèo đói mãi. Suy thoái thế này, có khi đi xuống luôn, chả bao giờ đi lên nữa.

    (Một số ý quan trọng của bài này, lấy từ các thảo luận tay đôi với QA và CB cách đây nhiều năm – hehehehehe).

    • Kiến said

      Ý kiến của @ Hợp Chủng Quốc rất đáng đế QH nghiêm túc nghiên cứu
      Tính chất thể chế bạn đưa ra có nhiều điểm tương đồng mô hình nhà nước tư bản. Tạm đặt tên là mô hình nhà nước “Dân tộc định hướng tư bản”
      Tâm đắc với phân tích: không thể cào bằng các vùng miền với cùng một khuôn mẫu. Bạn đã phân tích về dịch vụ, sản xuất, nuôi trồng, thuế khóa, lương tiền. Xin bổ sung (ý rất nhỏ) về chuẩn giáo dục từng vùng nữa.
      Cách làm của nhà cầm quyền hiện tại vẫn là : bao cấp chắt lọc, bao biện, chủ quan cá nhân nhưng tinh vi, giảo hoạt, luôn được miễn trừ tội lỗi do trách nhiệm tập thể. Thiệt hại của cách làm này thì không thể tính bằng tiền, bằng lượng chất xám, bằng niềm tin, bằng thập kỷ,.. mà đơn vị tính là đời người, là thế hệ.
      Thiết kế một thể chế phải là những chuyên gia đầu ngành về chuyên môn + am hiểu lịch sử, địa lý, xã hội và con người VN chứ không phải: “Đại khái mô hình là như thế. Thay vì viết một bản nghiêm túc góp ý sửa đổi Hiến pháp, thì viết lảm nhảm lên blog chơi.” Nhưng nó gợi ra cho mỗi người đọc còm của bạn rất nhiều chiều hướng tư tưởng.
      Các ông trong BCT có đủ cái dũng để tương lai, vận mệnh dân tộc trên nồi cơm, bổng lộc của họ và nhiều đời con cháu không?
      Cám ơn bạn vì bài còm

  9. dân chủ là điều tất yếu phải đến cho dù những người cs cố làm chậm lại ,nhưng chính họ phải tự diễn biến .không thì chết

  10. Việt Gian said

    Coi vậy mà tương lai của Miến điện chắc chắn sẽ tiến bộ vượt bậc hơn Việt nam mình là cái chắc theo em nghĩ độ chừng 10 năm nữa thôi. Hi Panuga…Panuga.

  11. DƯ LUẬN CẢNH TỈNH BÁO TIỀN PHONG BẰNG THƠ

    Có một Blogger cao niên Lê Trường Hưởng làm bài thơ NHẮN VỚI TIỀN PHONG về vụ báo Tiền Phong đăng bài vu khống Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, liền có nhiều bài thơ họa lại. Thiết nghĩ báo Tiền Phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nên cầu thị tiếp thu để sửa mình và nên người, tuân thủ Nghị quyết T.Ư 4, khóa 11 của Đảng.

    (http://vongoctho2.blogspot.com/2012/03/du-luan-canh-tinh-bao-tien-phong-bang.html)

  12. […] Nguồn anhbasam […]

  13. Haohao said

    VAI TRÒ TẤT YẾU CỦA QUÂN ĐỘI
    Trong bài có 1 nhận định rất võ đoán về vai trò tất yếu trong tương lai của Miến. Trích:

    “Tóm lại, đối với Mianma, để thành công, thậm chí với việc những người dân sự nắm quyền, lực lượng quân đội SẼ VẪN PHẢI đảm nhận một vai trò quan trọng trong những năm tới VÌ các quan chức quân đội mới là người biết cách điều hành các công việc.”

    Thay vài đối tượng tương tự xem nhận định đó có đúng với thực tế hay không.

    “Tóm lại, đối với CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CŨ ĐÔNG ÂU, để thành công, thậm chí với việc những người DÂN CỬ nắm quyền, lực lượng ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CŨ SẼ VẪN PHẢI đảm nhận một vai trò quan trọng trong những năm tới VÌ các quan chức CỘNG SẢN mới là người biết cách điều hành các công việc.”

    BẦU CỬ DÂN CHỦ LÀ NỘI CHIẾN
    Các nước có nhiều dân tộc thiểu số mà bầu cử dân chủ tất yếu sẽ dẫn tới diệt vong hoặc chiến tranh liên miên giữa các sắc tộc. Chỉ có quân đội dưới sự lãnh đạo của là ngăn được người thiểu số và đó là mục đích nắm quyền của quân đội.

    “Nói cách khác, chỉ đơn giản tổ chức bầu cử LÀ KHÔNG ĐỦ nếu cuộc bầu cử lại đưa người dân tộc Miến Điện, những người không thỏa hiệp với các dân tộc thiểu số, lên nắm quyền. Quân đội lên nắm quyền tại Mianma vào năm 1962 ĐỂ kiểm soát các vùng đất biên giới của người thiểu số xung quanh thung lũng Irrawaddy. Quân đội đã nắm quyền nửa thế kỷ. Mianma có rất ít cơ quan hoạt động mà không bị quân đội thống trị.”

    Theo tôi bài này đã được xào và chêm thêm vài điều nhằm định hướng tư tưởng cán bộ nước vệ.

    • cslykhai said

      bác đừng lo ,nó nói vậy là ngu trái với ý kiến chỉ đạo của 3d tưởng thú cho mianma là nên bầu cử dân chủ có nhiều đảng phái cùng tham gia ,chỉ théc méc là bao giờ thì viêt nam mình tiến kịp mianma nhỉ

  14. vytnt said

    Một xu hướng không thể khác ! Thức dậy đi Việt nam !

  15. […] TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á […]

  16. Hai Lua said

    Chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới VN như một hiệu ứng Đô mi nô. Cứ chờ đi bà con ơi, làm gì có cái kiểu độc quyền và bất công khong hợp với lòng dân tồn tại lâu được.

    • cslykhai said

      đôminô thì đôminô dưng mà công nông binh trí phải hành động chứ không có đôminô nào hành động thay dân được đâu ,hiệu ứng đôminô la ý nói cái tinh thần đòi quyền sống nó lan tỏa ra mà thôi

  17. DƯ LUẬN CẢNH TỈNH BÁO TIỀN PHONG BẰNG THƠ

    Có một Blogger cao niên Lê Trường Hưởng làm bài thơ NHẮN VỚI TIỀN PHONG liền có nhiều bài thơ họa lại. Thiết nghĩ Báo Tiền Phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nên cầu thị tiếp thu để sửa mình và nên người, tuân thủ Nghị quyết T.Ư 4, khóa 11 của Đảng.

    (http://lthuong.vnweblogs.com/post/7232/356372)

  18. ha noi said

    ket qua cua viec ong Dung day ho day!

  19. gia tao said

    người nhà bạn bè không cho lào thămđộng viên lai còn gữi gấy nhận xét về nhà đúng là GIÁN BÙA LỒN MÈO

  20. Cục Đất said

    Ông Hà Vũ bị chê “thi hành án kém”
    Có ai biết các vị tiền bối ta ở tù của Tàu, Pháp được nhà giam khen hay chê không ạ ?

    • Tù_lâu said

      Ừ nhỉ ! … chắc là đòn bẩn để không có xét giảm án và cần thiết có thể tăng thêm án đây mà ! vì CHHV là ls .

  21. Cục Đất said

    Bài gốc:
    http://www.stratfor.com/analysis/how-myanmar-liberates-asia-robert-d-kaplan

  22. cslykhai said

    ước mơ của dân việt là thưc hiện những lời khuyên của thủ tướng 3d là mianma nên bầu cử tự do có nhiều đảng phái tham gia ,bây giờ mianma đã làm theo 3d rồi vậy bao giờ thì viêt nam mới đươc làm theo 3d tưởng thú đây

  23. Dân Việt said

    Ước mong nó cũng có tác động đến VN.

Bình luận về bài viết này