BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

805. VỀ KHẢ NĂNG DỰ TRỮ DẦU LỬA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 14/03/2012

THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM

V KHẢ NĂNG D TRỮ DẦU LA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai ngày 12/3/2012

TTXVN (Bắc Kinh 2/3)

Trang tin “Thời báo Hoàn cầu” đăng bài viết của phóng viên Chu Hiểu Lỗi, cho rằng tình hình căng thẳng tại Trung Đông gần đây khiến cho nhiều người Trung Quốc lo ngại giá dầu thế giới sẽ tăng cao và khủng hoảng dầu lửa có thể bùng phát bất cứ khi nào một khi chiến tranh Mỹ-Iran nổ ra. Có một số hãng truyền thông đã làm phép so sánh khả năng dự trữ dầu lửa chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay, cho rằng khả năng dự trữ dầu lửa của Mỹ có thể đạt tới 200 ngày, thậm chí nhiều hơn thế, trong khi dự trữ dầu lửa của Trung Quốc chỉ có thể cung ứng trong 30 ngày sử dụng. Trên thực tế, dự trữ dầu thô chiến lược của Trung Quốc được xem là một thông tin tuyệt mật, không thể công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia Lâm Bá Cường, Chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng, trường Đại học Hạ Môn cho rằng Trung Quốc đã khởi động chương trình dự trữ dầu lửa chiến lược và tiến độ được triển khai rất nhanh, đồng thời vị chuyên gia này cũng cho rằng việc một số phương tiện truyền thông đánh giá khả năng dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc là phiến diện, không chính xác.

Mặc dù chương trình dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc được khởi động tương đối chậm, nhưng hiệu suất không phải là thấp. Chuyên gia Lâm Bá Cường cho rằng theo đánh giá của cá nhân ông, dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc hiện nay đạt trên 50 ngày. Hiện nay, công trình dự trữ dầu lửa chiến lược giai đoạn hai đang được xây dựng cũng đã bắt đầu tiếp nhận dầu. Sau khi công trình này được hoàn thành, dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ đạt trên 60 ngày. Được biết, ngày 18/12/2007, Trung tâm dự trữ dầu lửa quốc gia Trung Quốc chính thức được thành lập, phân thành 3 giai đoạn xây dựng trong thời gian 15 năm. Hiện nay, công trình dự trữ dầu lửa chiến lược giai đoạn thứ nhất đã hoàn thành, công trình giai đoạn hai dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012, công trình giai đoạn 3 đang trong quá trình quy hoạch, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020, khi đó dự trữ dâu lửa chiến lược của Trung Quốc sẽ đạt 90 ngày.

Dự trữ dầu lửa chiến lược là mắt xích quan trọng trong hệ thống an ninh năng lượng quốc gia, không có đủ nguồn cung ứng dầu lửa, phát triển kinh tế sẽ mất đi động lực. Đáng tiếc phản ứng của Trung Quốc đối với nhu cầu dự trữ dầu lửa tương đối chậm, nếu chương trình được khởi động sớm hơn, Trung Quốc đã có thể tranh thủ được cơ hội giá dầu lửa quốc tế sụt giảm hồi năm 2008 và sớm tăng cường năng lực dự trữ dầu.

Cơ chế dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc được bắt đầu từ cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, mục đích nhằm giúp nhà nước có thể giảm nhẹ áp lực xã hội về dầu lửa trong thời gian xảy ra chiến tranh hoặc thiên tai. Căn cứ theo yêu cầu của Cơ quan Năng lượng quốc tế khi đó, các nước thành viên ít nhất cũng phải có khả năng dự trữ dầu lửa trong vòng 60 ngày, chủ yếu là dự trữ dầu thô. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai trong thập niên 80 của thế kỷ 20, nhu cầu dự trữ dầu lửa tiếp tục tăng lên 90 ngày.

Theo tính toán của chuyên gia Lâm Bá Cường, dự trữ dầu lửa chiến lược của Mỹ ước khoảng từ 90-100 ngày, do giá nhập dầu lửa cao, nên giá thành duy trì dự trữ cũng cao. Thời gian dự trữ 90 ngày do Cơ quan Năng lượng quốc tế quy định là có căn cứ khoa học. Cho dù chiến tranh xảy ra ảnh hưởng tới cung ứng dầu lửa, nhưng thời gian và tiến trình của chiến tranh hiện đại hoá đều có tính kiểm soát. Vậy thì, dự trữ dầu lửa chiến lược 90 ngày có thể chống đỡ trong vòng hơn nửa năm, đến khi đó sản xuất dầu lửa quốc tế đã có thể khôi phục bình thường trở lại.

Hiện nay, sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa bên ngoài của Trung Quốc lên tới 55%, tình hình Trung Đông ngày càng căng thẳng không tránh khỏi ảnh hưởng tới giá dầu và nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc. Đối với tình hình này, chuyên gia Lâm Bá Cường cho rằng “Trung Ọuốc chỉ có thể nhanh chóng xây dựng hệ thống nhập khẩu dầu lửa đa dạng, giám thiểu nhập khẩu dầu lửa từ Trung Đông, tăng cường nhập khẩu dầu lửa từ các nước khác, trong đó có Nga. Vài năm trở lại đây, Trung Quốc cũng thể hiện nhiều nỗ lực, nhưng không gian lựa chọn của Trung Quốc không nhiều, trong khi việc tìm kiếm đa dạng hoá nguồn nhập khẩu dầu lửa cũng trở nên hết sức khó khăn. Trong thời gian gần đây, sản lượng khai thác dầu lửa của Trung Quốc chỉ duy trì ở mức 200 triệu tấn mỗi năm, số còn lại chỉ có thể phụ thuộc vào nhập khẩu, nguồn năng lượng thay thế cũng không thể lập tức “lên ngôi”, cho nên Trung Quốc trong một mức độ nhất định khó có thể tránh khỏi rủi ro trong nhập khẩu dầu lửa./.

11 bình luận to “805. VỀ KHẢ NĂNG DỰ TRỮ DẦU LỬA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC”

  1. Hai said

    Một chiến lược chống lại nước láng giềng bao giờ cũng mang lại cho chính bản thân mình nguy hại. Sao kg phân tích theo chiều hướng: Trung Quốc có nhu cầu gi và điểm yếu gì? để Việt nam đáp ứng, bổ xung. Mong một ngày co nhiều người đưa tin và suy nghĩ theo hướng cùng có lợi, cùng chung sống.

  2. Ẩn danh said

    ngu

  3. Ẩn danh said

    Đánh gục TQ rất dể nhưng không dễ . vì sao ? . Tôi biết điều đó !

  4. […] 805. VỀ KHẢ NĂNG DỰ TRỮ DẦU LỬA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC […]

  5. 63% dân Trung Quốc khát vọng thể chế Dân chủ theo kiểu Tây phương

    theo như kết quả một cuộc thăm dò dư luận chưa từng có từ trước đến nay, được công bố hôm Thứ hai 12 Tháng Ba 2012 trên bản tiếng Anh của tờ Hoàn cầu Thời báo, tức Global Times, một chi nhánh của Nhân dân Nhật báo :

    có đến 63% người dân Trung Quốc bày tỏ mong muốn áp dụng một « thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây ».

    Theo nhật báo Pháp Libération vào Thứ ba 13 Tháng Ba 2012, mang tựa đề « Trung Quốc : Dân chủ được đặt lên hàng đầu ».
    Nhật báo Pháp Libération nhận định, khát vọng dân chủ của người dân Trung Quốc ngày càng lệch pha với chính quyền cộng sản
    Kết quả độc đáo của cuộc thăm dò, cũng như việc nó được công bố, theo Libération, là rất đáng ngạc nhiên, vì số
    15,7% trên đây mong muốn chế độ độc tài, độc đảng hiện nay cần phải nhanh chóng biến mất, hoặc biến ngay lập tức.
    Hơn 49% người được hỏi cho biết đang chờ đợi một « cuộc cách mạng » mới,
    15% trong số này nghĩ rằng Trung Quốc « chắc chắn đang ở bên bờ một cuộc cách mạng mới »
    và 34% cho rằng điều này là « có thể ».

    Libération cho biết, cuộc thăm dò mang tính « nổi loạn » này chỉ được công bố bằng tiếng Anh. Bản tiếng Hoa của Global Times không có, và không có tờ báo chính thức nào đề cập đến. Sự táo bạo của các nhà báo Global Times – có thể bị Ban Tuyên huấn trừng phạt – dường như biểu hiện cuộc tranh cãi nội bộ giữa hai phe ủng hộ và chống đối một công cuộc cải cách chính trị thực sự.

  6. Hưng Quốc Việt said

    4 Tử huyệt của trung quốc là 1 nguồn dự trữ dầu hỏa, 2 eo biển Malacca, 3 Cảng hải quân ở đảo Hải Nam, 4 một đất nước Việt Nam dân chủ. sợ gì chú chệt này chứ quan trọng mấy xếp lảnh đạo có chịu chơi hay không thôi.

  7. KTS Trần Thanh Vân said

    Trung Quốc dự trữ tiền bạc, của cải, súng đạn, quân đội, tàu chiến…. để khoe giầu và để uy hiếp thiên hạ thì bao giờ cũng giỏi và đều nhất nhì thiên hạ. Nhưng Trung Quốc tích trữ lương thực, áo ấm , nhà ở….. cho 1,3 tỷ dân có công ăn việc làm, có mái ấm gia đình thì bao giờ cũng hạng bét.
    Vậy “giầu sang” kiểu đó có ích gì? Có ích lắm chứ, TQ càng “giầu” dân càng đói khát, sẽ càng sớm đến lúc TQ bị nổ tung như một trái bom và quốc gia hùng mạnh này càng sớm tan tành

    • F 361 said

      Lời bình luận quá hay! Tôi cũng mong cái viễn cảnh này xảy ra càng sớm càng hay, mà dân VN không phải tốn giọt máu nào!!

      F 361

  8. LN said

    Nổ quá!!!

    1. Tình hình năng lượng của TQ rất nan giải và Mỹ nhắm vào huyệt tử này mà chơi.
    Sau Irắc,Libya, Sirya, Iran…nguồn cung cấp dầu thô cho TQ không thuận lợi nữa (giá cả + cung ứng)
    Thằng bạn Venezuela + VNam cung cấp chẳng bao nhiêu. Khí đốt thì thằng Nga chơi chiêu rồi.

    2.Vấn đề không phải là xây hệ thống kho dự trữ, nâng dự trữ từ 30 ngày lên 50 ngày và 90 ngày.
    Mà ai bán hàng cho anh. Tất nhiên nếu anh có tiền và sẵn sàng mua giá cao thì OK ngay.
    Họ có bán cho anh giá tốt như tình hữu hảo trước kia không.
    Nguồn dầu lậu “Ngòai sổ sách” mà đi đêm với các Nhà Độc Tài còn không.
    Con đường vận chuyển vào TQ có dễ dàng hay không.
    ….

    3. Giá dầu thô trên 100 USD/thùng là cả nước TQ lao vào tái sinh, tái chế cao su thành dầu đốt.
    Tàn phá thiên nhiên thay thế nhiên liệu khóang…

    • F 361 said

      Thành thử việc oánh Iran, cắt bớt một nguồn cung ứng nửa là chuyện quá cấp thiết và hợp thời cơ.
      Thế giới chỉ thật sự yên ổn khi tư tưởng bá quyền bành trướng Đại Háng bị tiêu diệt. Và cái vùng lãnh thổ hình con gà mái dầu phải bị xẻ thịt thành 5 -7 phần.

      Sang năm tới Hoàng Sa!

      F 361

      • LN said

        Em nghĩ nếu Iran xảy ra chiến tranh, trong vòng 06 tháng TQ khủng hỏang ngay.
        Dự trữ 50 ngày ăn nhằm gì.
        Dự trữ ngọai tệ cao, nhưng khi đó ai bán hàng cho anh.

Bình luận về bài viết này