BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

806. IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP” (Phần 1)

Posted by adminbasam trên 14/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP”

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hài, ngày 12/3/2012

(phần đầu)

TTXVN (Angiê 4/3)

Sao nhiều hận thù đến vậy?

Một vấn đề vẫn tồn tại dai dẳng là cách nhìn nhận hiện nay của các nước Arập đối với người Do Thái, chủ nghĩa Xiôn và vụ diệt chủng người Do Thái do phát xít Đức tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Dư luận phương Tây cho rằng người ta cố tình mô tả người Arập như một kẻ thù không thể hòa giải nổi của người Do Thái. Sự thật là như thế nào? Theo giáo sư Chems Eddine Chitour, muốn hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết cần hiểu người Do Thái là như thế nào, rồi việc người Do Thái và người Arập cùng chung sống ra sao trong hàng trăm năm dưới bóng của đạo Hồi hay trong điều kiện của các dân tộc sống dưới chế độ thực dân. Ông lý giải trên tờ “L’Expression” như sau:

Các con trai cua Abraham Issac và Ismael là những người thuộc tộc Semite gốc Tây Á theo đạo Do Thái, còn các tín đồ Hồi giáo là những người anh em của họ. Các nhà sử học thậm chí còn nói rằng người xứ Canăng ở Tây Á là tổ tiên của cả người Do Thái lẫn người Palextin. Theo nhà sử học Tom Segev, tuyên bố độc lập của Ixraen nói rằng dân tộc Do Thái sinh ra trên đất Ixraen và đã bị đày ra khỏi xứ sở quê hương họ. Học sinh Ixraen được dạy rằng việc đó xảy ra trong thời kỳ đô hộ của La Mã, vào năm 70 sau Công Nguyên. Dân tộc đó vẫn hướng về miền đất của mình và bắt đầu trở lại đó sau 2.000 năm lưu lạc. Nhưng đối với nhà sử học Shlomo Sand, điều này là sai. Ông cho rằng chưa bao giờ tồn tại dân tộc Do Thái mà chỉ có tôn giáo Do Thái, thậm chí cũng chưa bao giờ xảy ra việc người Do Thái đi sống lưu vong, như vậy là không có chuyện trở về. Nhà sử học Sand cũng bác bó phần lớn các câu chuyện về sự hình thành bản sắc quốc gia trong Kinh thánh, kể cả cuộc di cư của người Do Thái xưa khỏi Ai Cập và những vụ việc thảm khốc trong cuộc chinh phạt của . Josué (người kế tục nhà giải phóng Ixraen Moise vào thế kỷ 8 trước Công Nguyên-TTXVN). Ông khẳng định tất cả những điều nói trên đều là chuyện viễn tưởng chỉ để biện minh cho việc thành lập Nhà nước Ixraen.

 

Chung sng hòa bình giữa người Do Thái và tín đ Hi giáo

cũng biết rằng người Do Thái luôn tìm thấy ở đất Hồi giáo an ninh và hòa bình trong các thời kỳ gắn liền với các vụ tàn sát người Do Thái hầu như ở tất cả các nưởc châu Âu. Trong 2.000 năm, Nhà thờ coi người Do Thái là những người gây ra cái chết của Chúa Giêsu và vì thế họ không bao giờ được hưởng hòa bình, ngoài ở vùng đất của đạo Hồi, cụ thể là ở Tây Ban Nha dưới triều đại Ommeyade, nơi họ phát triển mạnh nhất. Ai cũng biết nhà văn Do Thái vĩ đại Maimonide đã viết các cuốn sách “Dalil al Ha’irine” và “Cuốn sách của những người lầm lạc” bằng tiếng Arập. Gần hơn nữa là các tín đồ Do Thái và Hồi giáo từng sống hòa thuận với nhau ở Angiêri từ 2.000 năm như được minh chứng trong một tác phẩm của Mostefa Lacheraf. Ông viết: “Và rồi ngôi trường chính thức của làng Sidi Aissa là một trường được gọi là “bản xứ”. Tại đây không hề có một học sinh người Âu nào mà tuyệt đại đa số là học sinh theo đạo Hồi cộng với khoảng 12 em theo đạo Do Thái nói tiếng Arập như tiếng mẹ đẻ và bị Arập hóa rất mạnh trong lối sống. Các em này và gia đình họ thuộc về cộng đồng Do Thái ở miền Nam Angiêri tỵ nạn ở Bắc Phi từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Tại làng đó không có nhà thờ Hồi giáo chính thức, cũng không có nhà thờ Thiên chúa giáo, cũng không có nhà thờ Do Thái. Phụ nữ theo đạo Do Thái và đạo Hồi đến thăm nhau trong các ngày lễ tôn giáo của cộng đồng này hay cộng đồng kia, và các gia đình đôi khi sử dụng chung chiếc sân chính của một ngôi nhà lớn nơi họ chung sống.”

Có một giai thoại cho thấy tín đồ Hồi giáo không có vấn đề gì với tín đồ Do Thái với tư cách là cá thể. Derru Berkani cho biết trong Chiến tranh thế giới thứ Hai và trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm đóng nước Pháp, Đại giáo đường Pari là nơi trú ẩn của các tín đồ Hồi giáo tiến hành kháng chiến chống phát xít Đức. Người Angiêri thuộc Đội du kích chống phát xít Đức (FTP) có nhiệm vụ cứu trợ và bảo vệ lính dù Anh và tìm chỗ ẩn náu cho họ. Sau đó FTP tổ. chức cứu giúp các gia đình Do Thái mà họ biết bằng cách đưa họ vào ẩn náu trong nhà thờ Hồi giáo trong lúc chờ giấy tờ để ra vùng tự do hay vượt biển Địa Trung Hải sang Bắc Phi. Tiến sĩ Assouline đã cung cấp 1.600 phiếu thực phẩm (một phiếu/người) cho Đại giáo đường Pari để chuyển cho những người Do Thái ẩn náu ở đó. Ngày 16/7/1942, cảnh sát Pari đã bắt 28.000 người Do Thái theo lệnh của Chính phủ Pháp lúc đó, trong đó có hơn 4.000 trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. Ngày hôm sau, truyền đơn viết bằng tiếng Tamazight được phân phát tại các khách sạn rẻ tiền có người lao động Angiêri di cư sinh sống và được đọc cho họ nghe. Nội dung có đoạn viết: “Hôm qua, vào rạng sáng, tất cả những người Do Thái ở Pari đã bị bắt cả người già, phụ nữ và trẻ em. Họ là những người sông lưu vong và là người lao động như chúng ta. Con em họ cũng như con em chúng ta. Họ là những người anh em của chúng ta. Ai gặp một trong số những trẻ em đó phải cho họ ở và bảo vệ họ càng lâu càng tốt.”

Nhiều người cũng biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc phải giao nộp người Do Thái nước ngoài, song một vị lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Pháp đã bất chấp mọi hiểm nguy và cứu được hàng chục người Do Thái gốc đảo Coóc bằng cách cấp cho họ quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Còn vua Marốc Mohammed V cảm thấy phiền lòng trước các đạo luật phân biệt chủng tộc của Chính quyền Vichy (Pháp). Ông đã trả lời đại diện của chính phủ Pháp lúc đó rằng “các thần dân theo đạo Do Thái ở Marốc được thừa nhận theo niềm tin chứ không theo chủng tộc của họ. Không có người Do Thái mà chí có thần dân Marốc’’.

Vụ diệt chủng người Do Thái và chủ nghĩa Xiôn

Theo bà Sophie Bessis, chủ nghĩa quốc xã không phải là sự đoạn tuyệt với những gì thịnh hành lúc đó, mà là sự kế tục và được nuôi dưỡng bằng tất cả các tư tưởng của thế kỷ 19 đã dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa quốc xã. Chỉ cần nghe ông Jules Ferry tuyên bố trước Quốc hội Pháp cũng đủ để thấy điều đó. Ông nói: “Các chủng tộc cấp cao phải có nghĩa vụ đối với các ‘chủng tộc cấp thấp’. Cái gì phải đến sẽ đến! Vụ diệt chủng người Do Thái có nghĩa là chế độ Đức quốc xã tổ chức hành quyết và diệt trừ hàng triệu người Do Thái. Đức quốc xã cũng tiêu diệt một số chủng tộc khác vì coi họ là ‘chủng tộc bậc thấp’ như người Digan, người tàn tật và một số dân tộc Xlavơ như người Ba Lan, người Nga… Những tội ác hàng loạt của phát xít Hitle qua nhiều thập kỷ được xem là một cái ‘vốn buôn bán béo bở’ đối với Nhà nước Xiôn Ixraen.” Từ đó, tất cả chính sách của Ixraen là mãi mãi kết tội phương Tây vì tội lỗi này.

Đối với cựu Bộ trưởng Ixraen Aba Eban, biên giới của Ixraen cũng là biên giới của Auschwitz (một trại tập trung của phát xít Đức ở Ba Lan- TTXVN). Như vậy, hiện nay, người ta vẫn mô tả người Do Thái là nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã. Ở các mức độ khác nhau, người Do Thái đã cộng tác với Đức quốc xã hoặc như lính của Wermacht hay như lính gác trong các trại tập trung. Giáo sư Schlomo Sand cho rằng trên thực tế, không phải tất cả người Do Thái đều xuất thân từ cuộc tỵ nạn quy mô lớn vào năm 1970, mà trái lại thuộc nhiều gốc khác nhau. Phần lớn người Ixraen tin rằng về mặt di truyền, họ có cùng gốc gác. Đó là một thắng lợi của Hitle sau khi khiến người khác tin rằng tất cả người Do Thái đều có chung một nguồn gốc. Đó là người Berbère, người Arập, người xứ Gaule.

Người Arập nhìn nhận vụ diệt chủng người Do Thái như thế nào

Tại sao người Arập ghét người Do Thái? Đối với ông Mostefa Lacheraf, mối quan hệ giữa hai cộng đồng này chắc chắn đã thay đổi khi chủ nghĩa Xiôn hung bạo, quân sự và thực dân xuất hiện trong quá trình Nhà nước Ixraen mới chiếm đoạt Palextin. Có hai nhà sử học Arập không đặt lại vấn đề đối với lập luận về các vụ tàn sát hàng loạt người Do Thái do Đức quốc xã tiến hành và lý giải người Arập đã chuyển sang tư duy phủ nhận như thế nào.

Ông Azmi Bishara, cựu nghị sĩ Ixraen gốc Arập, thông qua các bài viết của mình, thừa nhận vụ diệt chủng người Do Thái và tìm cách chứng minh điều đó. Theo ông, vụ diệt chủng của Đức quốc xã nhằm mục đích xóa bỏ “thứ bẩn thỉu Do Thái” khỏi đất châu Âu. Thuật ngữ đó chỉ một tổng thể bao gồm vốn ngân hàng đối nghịch với vốn công nghiệp, xuống cấp đạo đức, thiếu lòng yêu nước và một số thói xấu khác kiểu như những “con sâu” gặm nhấm và xói mòn tất cả những gì mà người ta cho là cao quý và trong sáng ở dân tộc Đức. Con sâu đó là cộng đồng người Do Thái ớ châu Âu và các nhánh của cộng đồng đó. Theo cách nhìn nhận của hệ tư tưởng quái quỷ đó, chỉ mỗi sự có mặt của cộng đồng này cũng đã là một tệ nạn thực sự tàn phá tính trong sạch chủng tộc. Phần lớn người Do Thái chết trong các trại tập trung không phải là những người theo chủ nghĩa Xiôn.

Theo ông Azmi Bichara, thái độ thù địch đối với Ixraen bắt đầu có từ sau thất bại năm 1967. Mặc dù tư tưởng chống Do Thái tồn tại một cách không rõ ràng trong thế giới Arập ở các thời kỳ trước đó do những gì còn lại của một nền văn hóa tôn giáo nhất định hòa lẫn trong các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan từ châu Âu sang, song phải đến sau năm 1967 tư tưởng chống Do Thái, với nghĩa thù địch người Do Thái, mới bắt đầu phát triển một cách có ý nghĩa, dưới hình thức xuất bản phẩm văn hóa và trí thức. Nhưng việc phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái có thể diễn ra dưới một vỏ bọc khác, chẳng hạn chỉ coi đó là một thứ công cụ để phục vụ các mục đích chính trị.

Ông Azmi Bichara khuyến cáo nên thừa nhận vụ diệt chủng người Do Thái đồng thời cảnh báo việc Ixraen không bị trừng phạt. Theo ông, người ta làm như thể mức độ của tội ác đó giúp Ixraen có được quyền tự cho mình là nạn nhân hay là đại diện duy nhất của các nạn nhân và từ đó khiến nước này, với tư cách là nạn nhân, không bao giờ bị kết tội. Trái với suy nghĩ của một số người, phủ nhận nạn diệt chủng người Do Thái không hề làm suy giảm những minh chứng đạo đúc đối với sự tồn tại của Nhà nước Ixraen. Trái lại, điều rất thực là phủ nhận nạn diệt chủng đó sẽ giúp cánh tả ở châu Âu và Ixraen có được một kẻ thù để trút vào đó mọi vấn đề

của mình. Kẻ thù đó bao gồm cả người Palextin và người A rập. Phản ứng đầu tiên của người Arập trước vụ diệt chủng đó là giản đơn và thẳng thắn: đúng là có vụ diệt chủng đó, nhưng người châu Âu chứ không phái là người Arập phai chịu trách nhiệm. Chính kiến đó tồn tại trong suốt những năm 1940 và 1950.

Trong cuốn sách nói về nhận thức của người Arập đối với vụ diệt chủng đó, ông Gilbert Achcar đề nghị người Arập tự xem lại mình. Theo ông, đối với thế giới Arập, phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái là sai lầm, gây hoang mang và gây phương hại tới sự nghiệp của người Palextin. Còn Ixraen làm sao có thể phê phán thế giới Arập phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái trong khi chính Ixraen không thừa nhận thảm kịch đối với người Palextin. Ông cho rằng không nên so sánh vụ trục xuất người Palextin năm 1948 với vụ diệt chủng người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Vụ diệt chủng là một vụ tàn sát hàng loạt và một thảm kịch đau đớn hơn nỗi đau khổ của người Palextin từ năm 1948. Nhưng người Arập và người Palextin không phải là những người gây ra vụ diệt chủng người Do Thái, trong khi Ixraen là thủ phạm gây ra thảm kịch của người Palextin. Một số nhà sử học Ixraen đã chứng minh điều đó.

Tuy nhiên, Ixraen vẫn tiếp tục phủ nhận trách nhiệm lịch sử của mình đôi với thảm kịch đó. Ông Gilbert Achcar không tin việc phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái là tư tưởng chống Do Thái của những người không hiểu gì, mà là của những người không thừa nhận một sự kiện lịch sử trong đó dân tộc họ không hề đóng vai trò gì. Trái lại, việc Ixraen không thừa nhận thảm kịch của người Palextin lại quan trọng hơn nhiều vì chính nước này là người gây ra. Điều này đã từng là một thời khắc có tính chất quyết định trong việc hình thành Nhà nước Ixraen. Việc nước này đàn áp người Palextin làm tình hình trầm trọng thêm. Nếu không có vụ diệt chủng người Do Thải cũng như sự xuất hiện của Đức quốc xã, kế hoạch Xiôn sẽ không thể thực hiện được. Nhưng điều đó không liên quan gì đến cách nhìn nhận của Ixraen đối với người Arập.

Đa số người Do Thái ở Ixraen ủng hộ chủ nghĩa Apácthai. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận của Center for the Campaign Against Racism công bố ngày 20/3/2007, có 37% người Do Thái ở Ixraen nghĩ rằng nền văn hóa Arập thấp kém hơn nền văn hóa Do Thái. Khi họ nghe người nói tiếng Arập, 50% số người Do Thái ở Ixraen cảm thấy sợ và 31% thấy

thù hận. Có tới 41% số người Do Thái ở Ixraen ủng hộ tư tưởng phân biệt. Một số lớn người Do Thái chủ trương phải phân biệt và ủng hộ chính sách khuyến khích người Arập rời khỏi Ixraen. Cuối cùng, người Arập phải trả giá cho sự cảm thông của mình và thực tế là chủ nghĩa quốc xã châu Âu và chủ nghĩa Xiôn phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu chuẩn mực xã hội hiện nay trên thế giới.

Tìm lại vị thế ở Tuynidi

Trước khi lên nắm quyền và theo lời khuyên của một người bạn tên là Richard Pearl, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyeb Erdogan, đã đến Oasinhtơn vào năm 2003 để gặp gỡ các quan chức Mỹ. Bây giờ đến lượt ông Rached Ghannouchi, thủ lĩnh đảng Hồi giáo Ennahda nắm quyền ở Tuynidi cũng sang Mỹ nhằm tìm kiếm hậu thuẫn của Chính quyền Obama và các đối tác khác để có thể yên tâm điều hành đất nước.

Đầu tháng 12/2011, ông Rached Ghannouchi đã đến Oasinhtơn tham dự buổi lễ do tạp chí “Foreign Policy” tổ chức để trao cho ông danh hiệu một trong những nhà trí thức lớn nhất của thế giới: năm 2011 (Top 100 Global Thinkers of 2011) do tạp chí này bình chọn. Theo tạp chí “Maghreb”, điều đáng lưu ý là trong số 100 nhân vật được bình chọn có cả cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney; cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton; cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton; cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates; thượng nghị sĩ John McCain; Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy; Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyeb Erdogan; nhân vật người Pháp gốc Do Thái Rernard-Henry Lévy, cũng như một số trí thức Arập như Wadah Khanfar, Mustapha Barghouthi, Wael Ghonim hay Sami ben Gharbia, Modamed Baradei và một danh sách dài khác.

Tuy nhiên, tạp chí “Maghreb” cho rằng lời mời này chỉ là vỏ bọc để thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi, sau khi lên nắm quyền ở nước này trong cuộc tổng tuyển cử, gặp gỡ các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ. Dường như như thế vẫn chưa đủ.

Đến Mỹ lần này, ông Rached Ghannouchi còn gặp một số quan chức cao cấp của Ixraen và đã bày tỏ lập trường trấn an Nhà nước Do Thái. Ixraen tỏ ý lo ngại về việc Hồi giáo chính trị lên nắm quyền ở Bắc Phi, đặc biệt là ở Ai Cập với thắng lợi được báo trước của tổ chức Anh em Hồi giáo.

Tuy nhiên, Đại sứ Ixraen tại Ai Cập, người cũng có mặt trong cuộc gặp tại Oasinhtơn giữa ông Rached Ghannouchi và đại diện chính quyền Ixraen, cho biết ông Rached Ghannouchi, với tư cách là thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi, khẳng định chính sách mới của đạo Hồi sẽ “thực tế ‘hơn”. Ông còn tuyên bố Hiến pháp của nước Tuynidi mới sẽ “không lên án chủ nghĩa Xiôn”.

Ông Rached Ghannouchi còn tận dụng chuyến thăm này để đến thăm Viện Oasinhtơn về chính sách Cận Đông (WINEP). Tại đây, ông tổ chức một cuộc gặp gỡ trao đổi và đã trả lời nhiều câu hỏi xung quanh đường lối đối nội và đối ngoại của chính quyền mới ở Tuynidi. WINEP là một tổ chức tư vấn rất có ảnh hưởng được thành lập năm 1985 bởi Martin Indyk, trước là người phụ trách nghiên cứu thuộc ủy ban các vấn đề công Mỹ- Ixraen (AIPAC), tổ chức vận động hành lang có thế lực nhất và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Ảnh hưởng của tổ chức nàỳ chủ yếu là đối với báo chí và chính quyền đương nhiệm ở Mỹ. Với vai trò đó,   WINEP mời các nhà báo dự các bữa ăn trưa hàng tuần, công bố các bản phân tích và cung cấp chuyên gia cho các đài phát thanh và các cuộc trao đổi trên truyền hình. Các cộng sự người Ixraen của WINEP, trong đó có các nhà báo Hirsh Goodman, David Makovsky, Ze’ev Schiff và Ehud Yaari, cũng được tiếp cận trực tiếp với báo chí Mỹ.

Trước giới báo chí, chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách, trong đó số đông quan tâm và ủng hộ lợi ích của Ixraen hơn là của nước Mỹ ông Racheci Ghannouchi đã trình bày quan điểm của mình về vai trò tương lai của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Tuynidi nói riêng, ở vùng Bắc Phi và trong thế giới Arập nói chung, cũng như sự hợp tác của tổ chức này với Mỹ. Ông còn trấn an giới vận động hành lang Do Thái về điều khoản trước đây do chính ông đề xuất đưa vào Hiến pháp mới cua Tuynidi, theo đó chính phủ mới của nước này sẽ hợp tác với Ixraen. Như vậy, chắc chắn là trong bản Hiến pháp này sẽ không bao giờ ghi là Tuynidi không bao giờ thiết lập quan hệ dù với bản chất gì với Nhà nước Do Thái.

Trước đó, ngày 14/11, một phái đoàn các thành viên Ủy ban Do Thái Mỹ (AJC) đã đến Tuynít, do ông Jason F. Isaacson, Chủ tịch ủy ban này, đẫn đầu. Cùng đi với ông có ba nhân vật khác là Maia Blume, Donald A. Yale và Allan J. Reich, tất cả đều là thành viên văn phòng luật Avocats Seyfaitli LLP. Mục đích của chuyến thăm này là thăm dò ý định của ban lãnh đạo mới của Tuynidi về đề nghị nói trên của đảng Ennahda.

Ông Moncef Marzougui, lúc đó chưa được bầu làm tổng thống, đã từ chối gặp phái đoàn ủy ban Do Thái Mỹ. Trong khi đó, ông Hamadi Jebali, Tổng thư ký đảng Hồi giáo Ennahda, đã tiếp đoàn này. Ủy ban Do Thái ở Mỹ là một tổ chức vận động hành lang chuyên bảo vệ lợi ích của người Do Thái trên toàn thế giới. AJC còn là một người bảo vệ nhiệt thành Nhà nước Do Thái, dù chính sách và hành động của Nhà nước này là như thế nào. Tuyên bố của ông Jason Isaacson, Chủ tịch ủy ban Do Thái Mỹ và Giám đốc phụ trách các vấn đề quản lý và quốc tế, trong vụ tàn sát ở dải Gada năm 2009 cho thấy rõ sự tận tụy của tổ chức này với Nhà nước Do Thái. Ông nói: “Không có sự đáp trả tương ứng với các phong trào khủng bố vũ trang luôn có ý định giết hại công dân Ixraen. Nếu chiến dịch của Ixraen nhằm mục đích làm suy yếu phong trào Hamas và ngăn cản phong trào này tiếp tục xâm lược, dừng lại quá sớm thì cái giá phải trả sẽ còn cao hơn…”

Dưới thời Ben Ali, một người bạn lớn của Ixraen, những người theo chủ nghĩa Xiôn được tự do cư xử ở Tuynidi như ở một vùng đất bị đánh chiếm, thậm chí có cả văn phòng đặt trong Phủ Tổng thống Carthage. Sau cuộc cách mạng, mạng lưới của cơ quan tình báo Mossad đã bị triệt phá và đưa ra khỏi Carthage.

Từ khi Ben Ali sụp đổ, các tổ chức vận động hành lang thân Ixraen ở Mỹ hoạt động tích cực để tìm cách lấy lại vị thế của Ixraen và Mỹ ở Tuynidi. Khi Ben Ali còn tại vị, Tuynidi được coi là căn cứ hậu phương của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM) và cho phép tàu chiến Mỹ hoạt động trong lãnh hải của mình. Tháng 5/2011, trong chuyến thăm Mỹ ông Hamadi Jebali, lúc đó là Tổng thư ký đảng Ennahda, đã mô tả Ixraen như một Nhà nước Do Thái dân chủ trong đó các chính đáng tôn giáo cũng có một vai trò lớn. Đồng thời, việc ông, với tư cách là Tổng thư ký của một đảng Hồi giáo và sau này trở thành Thủ tướng của một nước Arập, thích đón tiếp thành viên một tổ chức Do Thái hơn là đại diện của Đại sứ quán Xyri mà ông Rached Ghannouchi muốn đóng cửa sau chuyến thăm Cata hồi tháng 10/2011, được đánh giá là không bình thường.

Vấn đề đáng quan tâm ở đây, theo tạp chí “Maghreb”, không phải là đưa hay không đưa điều khoản chống Ixraen vào Hiến pháp mới của Tuynidi, mà là những lần thay đổi quan điểm của ông Rached Ghannouchi trên cương vị thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi. Việc ông đến thăm và phát biểu tại WINEP cũng không phải là để chơi. Không ai đùa với nhóm vận động hành lang Do Thái này vì họ là những người thù dai và không quên bất kỳ một câu nói hay một tuyên bố nào nói về mình.

Ông Rached Ghannouchi nổi tiếng là người có nhiều quan hệ, liên minh và kiếm lợi từ đó. Ông bắt đầu với Nasser ở Ai Cập, rồi đảng BAATH ở Xyri, sau đó chuyển sang ủng hộ Tourabi ở Xuđăng, giáo chủ Khomeiny ở Iran, Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỹ, và bây giờ là bắt tay với chủ nghĩa Xiôn và chính sách Đại Tây Dương của Mỹ. Tạp chí Maghreb cho rằng ông muốn có nhiều thứ, do đó tìm kiếm lợi ích bằng mọi cách và với tất cả những ai có thể được. Năm 1989, ông đã từng gọi Mỹ là quỷ Sa tăng cỡ bự. Nhưng trong chuyến thăm Oasinhtơn lần này, ông đã giành được sự ủng hộ của Mỹ khi tuyên bố cam kết tôn trọng dân chủ và phối hợp hành động với NATO.

Tạp chí này nhận xét rõ ràng nước Tuynidi hậu Ben Ali sẽ theo phương Tây như nước Tuynidi trước đây dưới thời Ben Ali. Đó là cái mà người ta gọi là thay đổi mà không thay đổi. “Mùa Xuân Arập đã nhào nặn lại vùng Trung Đông và Bắc Phi, còn Tổng thống Barack Obama luôn thích ứng với tình thế mới khi những giá trị và lợi ích của Mỹ đòi hỏi. Trong chính sách của Mỹ liên minh có thể thay đổi, nhưng lợi ích thì không.

Ai Cập, niềm hy vọng mỏng manh

Phó Chủ tịch Đảng tự do và công lý (PLJ) ở Ai Cập, Essam al-Erian, cho rằng sửa đổi hiệp định hòa bình giữa Ai Cập với Ixraen là cần thiết để đáp ứng tốt hơn lợi ích của Ai Cập vì điều kiện và bối cảnh đã thay đổi từ khi hiệp định này được ký kết cách đây 32 năm, nhưng không nói rõ cần thay đổi như thế nào. Tạp chí “Focus” cho biết Ai Cập mới đây đã đề nghị, và được Ixraen đồng ý, điều chỉnh trong phần phụ lục liên quan đến sự có mặt của quân đội Ai Cập ở bán đảo Sinai, biên giới với Nhà nước Do Thái, để kiểm soát tốt hơn tình hình an ninh, kiềm chế sự bùng phát của các nhóm cực đoan và phòng ngừa hoạt động buôn lậu xuyên biên giới với dải Gada.

Quan điểm của PLJ, cánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhận được sự ủng hộ của các chính đảng theo khuynh hướng tự do và thế tục do các tổ chức này không đồng tình với tiến trình gần như phi quân sự hóa bán đào Sinai vì điều đó đồng nghĩa với vi phạm chủ quyền quốc gia, khiến Nhà nước Do Thái lo ngại trước việc Hồi giáo chính trị lên nắm quyền ở Ai Cập, sau bước tiến ngoạn mục của họ trong cuộc tổng tuyển cử. Các nhà lãnh đạo và giới quan sát Ixraen đều tỏ ra lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak, gọi kết quả cuộc bầu cử là “rất, rất đáng lo ngại” trong khi một số quan chức khác coi đó là một “chấn động”.

Ở Ixraen, tất cả đều bày tỏ mối lo ngại về số phận hiệp ước hòa bình và mối quan hệ với nước Ai Cập hậu cách mạng. Tuy nhiên, người Ixraen có cùng một suy nghĩ, đó là nguy cơ không phải xảy ra ngay. Tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn thực dụng và muốn trấn an, không thừa nhận có ý định hủy bỏ hiệp định hòa bình vả nói rằng sửa đổi một số điều khoản trong hiệp định này không thể chỉ là quyết định đơn phương của họ, mà phải có thỏa thuận chung với Phủ Tổng thống, chính phủ và Quốc hội Ai Cập tương lai. Đối với họ, vấn đề này rốt cuộc không thuộc những vấn đề ưu tiên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, mà trước hết, họ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân Ai Cập.

Tuy ý thức được thứ tự ưu tiên đó, song Ixraen về lâu dài lo sợ ý định thực của tổ chức Anh em Hồi giáo và phái Hồi giáo cực đoan, về thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử, và ngờ rằng mục đích cuối cùng của họ có thể là “hủy hoại Ixraen”. Do luôn có tâm trạng “bị bao vây” nên Nhà nước Do Thái sợ ngoài tình hình hiện nay ở Ai Cập, Hồi giáo chính trị phát triển mạnh trong vùng theo đà của “Mùa Xuân Arập”. Ngoài thắng lợi của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, Ixraen còn tính đến cả kết quả các cuộc tổng, tuyển cử gần đây ở Tuyndi và Marốc, nơi các đảng theo khuynh hướng Hồi giáo chính trị dẫn đầu, như Ennahda và Đảng công lý và phát triển (PJD).

Ten Avíp chủ ý đặt tất cả các phái Hồi giáo chính trị vào trong cùng một giỏ mà giả bộ không biết Ennahda và PJD là hai đảng ôn hòa cũng như PLJ ở Ai Cập. Trong khi tổ chức Anh em Hồi giáo cho đến lúc này chưa hề đặt lại vấn đề đối với hiệp định hòa bình với Ixraen, nước này bảo đảm một khi đã yên vị ở quyền lực, Hồi giáo chính trị ở Ai Cập có thế sẽ hủy bỏ hiệp ước hòa bình và trục xuất đại sứ Ixraen ở Cairô. về vấn đề này, Ixraen có hai mối lo.

Thứ nhất là thắng lợi của Hồi giáo chính trị trong cuộc bầu cử ở Ai Cập tác động vào mối quan hệ song phương, về phương diện này, Ixraen nhắc đến cuộc tấn công của dân chúng vào Đại sứ quán Ixraen tại Cairô hồi tháng 9/2011, sau vụ quân đội Ixraen giết hại 5 quân nhân Ai Cập ở bán đảo Sinai. Cuộc tấn công đó đã khiến đại sứ và nhân viên Đại sứ quán Ixraen phải rời Ai Cập, còn chính phủ Ixraen phải tích cực tìm kiếm một nơi an toàn để đại sứ quán của nước mình được bảo vệ tốt hơn trước phong trào nổi dậy của dân chúng. Mối lo ngại khác đối với Ixraen là thắng lợi của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập có thể dẫn đến sự xuất hiện của một số đối thủ khác trong vùng, cụ thể là ở các nước láng giềng của Ixraen, như Gioócđani và Xyri, đồng thời tiếp thêm sức lực cho phong trào Hamas ở Palextin, vốn là một nhánh của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập và có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này.

Sở dĩ Ixraen lo ngại là vì hiệp định hòa bình với Ai Cập là hòn đá tảng trong chính sách của họ trong vùng, một cái vốn vô giá giúp Ixraen loại trừ được nước Arập lớn nhất khỏi cuộc đối đầu quân sự giữa Ixraen và thế giới Arập, đồng thời được rảnh tay hành động hơn trên các mặt trận khác của cuộc xung đột, như ở Palextin chống phong trào Hamas hay ở Libăng chống phong trào Hezbollah. Đấy là chưa nói đến Xyri hay xa hơn nữa là Iran. Theo một số quan chức Ixraen, hiệp định hòa bình với Ai Cập cho phép giảm áp lực quân sự, giảm ngân sách quân sự và góp phần cải thiện mức sống của người Ixraen khi số tiền dôi ra được dành cho các lĩnh vực kinh tế và phát triển dân sự.

Nồi lo sợ trên khiến quân đội Ixraen bắt đầu lập ra các kịch bản quân sự trong trường hợp hiệp ước hòa bình bị hủy bỏ hay Ai Cập biến thành một “kẻ thù tiềm tàng”. Tổng Tham mưu trưởng quân đội, Benny Gantz, đã trình bảy các kịch bản đó trước cuộc họp hẹp về an ninh của chính phủ, nhấn mạnh đến nguy cơ quan hệ với Ai Cập xấu đi nghiêm trọng một khi chính phủ ra đời từ tổng tuyển cử đi vào hoạt động, về phần mình, Tổng Giám đốc Bộ Ngoại giao Ixraen (tương đương chức thứ trưởng), Rafael Barak, đã thành lập nhiều nhóm công tác để xem xét các phương án của Ixraen trước mối nguy hiểm của “Mùa Xuân Arập”.

Nhóm thứ nhất được giao nhiệm vụ theo dõi tiến triển tình hình chính trị và phong trào phản kháng ở các nước láng giềng của Ixraen như Ai Cập, Gioócđani và Xyri. Nhóm thứ hai phụ trách tình hình các nước Bắc Phi như Tuynidi, Libi và Marốc. Nhóm thứ ba chuyên tìm hiểu và đánh giá điều kiện của các thiểu số tôn giáo và sắc tộc ờ các nước láng giềng của Ixraen như phái Thiên chúa giáo Cốp ở Ai Cập và người Cuốc ở Xyri, cũng như khả năng tăng cường quan hệ với các thiểu số này bằng cách tận dụng nỗi lo sợ của họ trước bước tiến của Hồi giáo chính trị ở nước họ.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao và Văn phòng cúa Thủ tướng Benjamin Netanyahu mở một số trang mạng Internet dành cho người sử dụng Arập dể cải thiện hình ảnh của Ixraen và giảm bớt tâm lý thù địch của thế giới Arập đối với Ixraen. Người phát ngôn của Thủ tướng phụ trách báo chí Arập, Ofir Gendelman, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thu hút “hàng trăm” người Arập sử dụng mạng Twitter muốn tìm hiểu quan điểm của Ten Avíp về các vấn đề trong vùng.

Giới lãnh đạo và bình luận ở Ixraen bảo đảm nước này không thể làm thay đổi tình thế trong thế giới Arập mà chỉ có thể đợi xem sự việc biến chuyển theo hướng nào, đồng thời chuẩn bị tinh thần đối với mọi khả năng có thế xảy ra. Các nhà lãnh đạo Ixraen coi hậu quả tiêu cực có thể có của “Mùa Xuân Arập” đối với nước họ là một định mệnh.

Theo “Focus”, Ixraen một lần nữa nhắm mắt làm ngơ trước trách nhiệm của mình đối với bầu không khí thù địch ngày càng cao đối với họ. Tạp chí này cho rằng các nhà lãnh đạo Ixraen chắc chắn có thể làm thay đổi cơ bản tình thế nếu họ thực hiện những bước đi nghiêm túc theo hướng chấm dứt chiếm đóng về quân sự và thực dân ở các vùng đất Palextin bị chiếm đóng ở bờ Tây sông Gioócđan cũng như phong tỏa dải Gada . Một bước tiến có ý nghĩa trong thương lượng với Chính quyền Palextin có khả năng sẽ làm tiêu tan hoàn toàn nỗi lo sợ của Ixraen. Các cuộc nổi dậy của dân chúng ở các nước láng giềng của Ixraen đang viết lại lịch sử của thế giới Arập. Nhà nước Do Thái cũng phải thay đổi nếu họ muốn hòa nhập đồng điệu với cộng đồng các dân tộc trong vùng. Trả lại quyền của người Palextin cho người Palextin là một điều kiện tiên quyết cho phép làm giảm các mối lo ngại của Ixraen. (còn tiếp)./.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: