BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

795. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA?

Posted by adminbasam trên 11/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA?

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 10/3/2012

TTXVN (Angiê 1/3)

Mạng tin “Địa chính trị” mới đây đăng bài phân tích của tác giả Stephane Taillat về vấn đ này, nội dung như sau:

Trong cuộc bầu cử năm 2008, ứng cử viên Barack Obama đã đưa ra nhiều hứa hẹn, nhất là đối với các xã hội châu Âu, Ixraen hay Arập Hồi giáo. Một số người coi ứng cử viên Tổng thống Obama như chúa cứu thế, số khác lại coi những hứa hẹn của ông giống với chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm George W. Bush. Tân Tổng thống Mỹ Obama khi đó cũng đã phải đối mặt với dư luận trong nước, mệt mỏi với một thập kỷ của “cuộc chiến tranh sợ hãi” và “cuộc chiến tranh dài hạn”.

Trong bối cảnh bầu cử hiện nay, rất nhiều người, trong đó có các nhà báo và nhà phân tích, đã chỉ trích cách đề cập vấn đề của Tổng thống Obama và họ cũng bày tỏ lo ngại làm thế nào để đưa nước Mỹ thích nghi với những tiến triển và củng cố vị trí địa chính trị của mình. Những chỉ trích mạnh mẽ nhất liên quan tới học thuyết của Tổng thống Obama: khi thì bị cáo buộc không có tính học thuyết; khi thì bị cáo buộc làm suy yếu sức mạnh của Mỹ trước Trung Quốc, Iran hay Nga; khi thì bị chỉ trích bởi đã bị lôi kéo can thiệp vào Libi hay đã để các nước châu Âu chèo lái vụ này. Chúng ta cũng nên điểm lại chính sách ngoại giao dưới thời Tổng thống Obama để hiểu rõ học thuyết này.

Chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama: Những đưng hưng ln

Thật dễ nắm bắt những đường hướng lớn từ các hành động của Tổng thống Mỹ Obama trong chính sách đối ngoại để hiểu rõ cách thức quyết định của ông. Quyết định điển hình là chấm dứt mọi thứ tồn tại từ thời người tiền nhiệm: đó là biến Irắc thành một cuộc chiến tranh “lựa chọn” để thay vào đó bằng cuộc chiến tranh Ápganixtan (một cuộc chiến tranh cần thiết); cố gắng xây dựng niềm tin vào Mỹ từ thế giới Arập Hồi giáo; từ chối chủ nghĩa can dự có hệ thống; đối thoại với Iran, Nga và Trung Quốc; khuyến khích lựa chọn “số không” trong kho vũ khí hạt nhân. Cũng theo cách đó, phong cách tập thể của ông là nhằm tìm kiếm sự đồng thuận xung quanh mọi lựa chọn tối ưu trong quá trình ra quyết định, song đã không đạt được một thành công trọn vẹn nào (chính sách điều chỉnh chiến lược tại Ápganixtan năm 2009). Cách thức chỉ đạo các chiến dịch tại Ápganixtan hay chiến đấu chống Al Qaeda đã hoàn toàn khác với thời của Tổng thống Georges W. Bush: đó là sử dụng máy bay không người lái, các chiến dịch do các lực lượng đặc biệt thực hiện, “cách răn đe mới” trong lĩnh vực tin học và chiến tranh mạng, các cuộc chiến “ủy quyền” tại Xômali… Nói một cách hoa mỹ, phong cách trên được chứng minh bởi việc chính quyền áp dụng một chương trình cải cách trong nước đầy tham vọng. Đó là Chương trình chăm sóc sức khỏe hay tham vọng ngăn chặn những hậu quả xã hội gây ra đối với cuộc khủng hoảng tài chính. Ý tưởng “xây dựng quốc gia” cũng đã từng bước được thực hiện như một trong những chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ 2 của ông. Cuối cùng, quyết tâm chấm dứt chủ nghĩa đơn phương của ông được coi là có tầm vóc: đó không phải là một suy nghĩ hướng tới chủ nghĩa đa cực (mặc dù Tổng thống Barack Obama dường như tìm kiếm sự hỗ trợ từ Liên hợp quốc như một điều kiện cần thiết cho một số hoạt động), mà trước hết là một “chủ nghĩa giảm thiểu trách nhiệm”, tức là tăng cường các mối quan hệ song phương với một số nước đồng minh để san sẻ một phần “gánh nặng an ninh”.

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama lại được cấu thành từ di sản của chính quyền tiền nhiệm: quản lý việc rút quân khỏi Irắc, sau đó đến Ápganixtan (sau một giai đoạn lơ là ban đầu để bù lại những thiếu hụt trong chiến lược của Tổng thống Bush); tiến hành các cuộc đàm phán khó khăn với các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Pakixtan; tiếp tục cuộc chiến chống Al Qaeda (với cái chết của Bin Laden như một dấu dãn nhịp) và tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa mọi hoạt động khủng bố trên đất Mỹ (với mối lo ngại gia tăng liên quan tới những kẻ khủng bố trong nước), về kế hoạch khu vực, chiến lược ngăn ngừa sự bành trướng giả định của Trung Quốc, việc quân sự hóa chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Phi, tính hai mặt trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, cũng đánh dấu sự tiếp nối giai đoạn của người tiền nhiệm. Đối với các vấn đề Iran hay Ixraen-Palextin, các cách thức có thể thay đổi song mục tiêu thì vẫn giống nhau. Đối với Iran, mục tiêu là tránh việc nước này tiếp tục chương trình hạt nhân, hay nói cách khác là hoãn lại trong khi làm mọi cách ngăn chặn một hành động tấn công phòng ngừa từ phía Ixraen do có khả năng gây mất ổn định khu vực. Đối với vấn đề Ixraen-Palextin, mục tiêu được xác định bởi Tổng thống Bush tại Hội nghị Annapolis vẫn còn nguyên đó: đạt được một cách giải quyết tổng thể và xây dựng một Nhà nước Palextin. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối đối với chương trình thực dân của Ixraen tại Bờ Tây, Tổng thống Barack Obama lại coi trọng liên minh với Ixraen.

Liệu có một “Học thuyết Obama”?

Câu hỏi này khuấy động các tầng lớp chính trị và truyền thống Mỹ, có ý nghĩa quan trọng bởi nó vượt ra ngoài một cuộc đối thoại chính trị đơn giản giữa các đảng phái hay trường phái đối lập, bình thường và dân chủ. Thực tế, câu hỏi được quan tâm liên quan tới “chiến lược lớn”. Đối với một Nhà nước, điều quan trọng là tuyên bố những dự định, mục tiêu, lợi ích trước các yếu tố khác trong quan hệ quốc tế. Trong lúc một số người tỏ ra lo ngại thì những tuyên bố như trên từ phía Mỹ, nổi tiếng là cường quốc hùng mạnh, sẽ rất quan trọng: Mỹ trấn an, nghe ngóng, tham gia ổn định khu vực. Hơn nữa, Mỹ cũng cần tạo cho các đối tác trong nước (dù có quan liêu hay không) những thông tin về chính sách mà chính phủ theo đuổi. Một “chiến lược lớn” sẽ xác định những đường hướng tổng thể trong chính sách đối ngoại.

Dĩ nhiên, một văn bản như vậy không đơn giản tỏ rõ “tính minh bạch”. Văn bản ấy cần phải nói lời hay ý đẹp cho Mỹ. Điều đó cũng không có nghĩa là một chiến lược “hiệu quả” đang được triển khai. Đối với một tác nhân như Mỹ, những nhầm lẫn chiến lược gây ra hậu quả thảm hại trong quá khứ đã không đặt ra một suy nghĩ đáng kể nào về quỹ đạo mà nước này đang đi theo. Tuy nhiên, việc công bố một “chiến lược lớn” trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng khi cường quốc Mỹ bị tác động bởi tình hình quốc tế. Việc công bố sẽ cho phép hiểu tại sao chính quyền đã thường xuyên không ý thức được sự cần thiết trong khi lại cố gắng thay đổi điều không muốn và lại thích những cái không thể thay đổi được. Nói cách khác, quá trình hiện nay đang dẫn đến việc phải soạn thảo và công bố một chiến lược như trên. Đó là một bản báo cáo thực sự, thích ứng với những thách thức và lợi ích của Mỹ.

Tổng thống Obama đã vượt qua bước này khi công bố “lộ trình” chiến lược của ông vào tháng 1/2012 vừa qua. Vì vậy, người ta đang thấy ở đó những đường hướng lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm duy trì “vị trí thủ lĩnh toàn cầu”, Văn bản liên quan tới các vấn đề về quốc phòng (không có gì đề cập đến năng lượng, môi trường hay “lãnh đạo”) song lại mở ra một ý tưởng về những dự định của chính quyền. Điểm chính của văn bản trên là thiện chí hướng tới châu Á với những lợi ích và nỗ lực của bộ máy quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cần phải tính đến trong quá trình thay đổi chiến lược, thật khó biết văn bản trên phản ánh những ưu tiên đến phạm vi nào và lộ trình này có phản ánh “học thuyết của Tổng thống Obama hay không. Do đó cần phải quay lại lịch sử các hành động, lời nói của tổng thống để cố gắng giải mã học thuyết đó. Cũng vậy, cần phải đánh giá lại xem giai đoạn đầu trong nhiệm kỳ tổng thống có thích ứng được với hoàn cảnh mới không. Theo Ngoại trưởng Hillary Clinton, cần tạo ra một thế giới đa cực gồm các đối tác khác nhau. Qua đó chúng ta cũng hiểu rằng Mỹ không thể “một mình giải quyết các vấn đề của thế giới, song các vấn đề này không thể được giải quyết nếu không có Mỹ”. Thật bất hạnh, học thuyết này đã thiếu đường hướng chiến lược, nhất là do sự lẫn lộn giữa từ ngữ và hành động. Mặt khác, phản ứng chờ đợi từ phía các “đối tác” (nhất là từ các đối thủ như Trung Quốc và Nga) đã cho thấy sự ngây thơ trong cách tiếp cận này. Nó cũng chứng minh cách tiếp cận của Mỹ sẽ phải trả giá bằng những lợi ích của nước này chứ không phải của các nước khác. Cũng vậy, Chính phủ Mỹ đã lựa chọn hình thức năng động hơn, nhất là khẳng định sẵn sàng dùng tới vũ lực chứ không chỉ các công cụ ngoại giao. Chúng ta đã chứng kiến điều này tại Libi, song bên cạnh đó là những lời lẽ cứng rắn cùng các lệnh trừng phạt chống Iran. Khái niệm “Quyền lực thông minh” mà Chính phủ Mỹ thông qua không chỉ nằm ở việc phân biệt giữa “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” theo phương tiện quân sự hay phi quân sự mà còn theo mục đích (cưỡng ép hay gây ảnh hưởng).

Bảng tổng kết: một “học thuyết” thực dụng dựa trên chủ nghĩa thực dụng

Thực tế, học thuyết của Tổng thống Obama chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta chú ý đến mặt thích nghi và cơ sở tri thức thực tế. Vì vậy, học thuyết nhấn mạnh việc sử dụng các chiến lược dựa trên “sức mạnh mềm”, dường như không chứng minh cho thấy tính nối tiếp (đó là những sự khác biệt giữa Libi và Xyri). Hơn nữa, học thuyết cũng bị một số người theo chính sách chờ thời chỉ trích, nhất là trong việc quản lý một số cuộc khủng hoảng (như cuộc khủng hoảng Libi). Chúng ta cũng có thể đề cập đến học thuyết Obama như một vai trò thủ lĩnh “núp sau lưng” khi để các đồng minh phát động các chiến dịch hay dựa trên các phương tiện gián tiếp. Cũng không được quên việc phân biệt phải dựa trên quan niệm lợi ích giữa Tổng thống Obama với Chính quyền của ông. Nếu số này nhận thấy lợi ích có tính sống còn đối với nước Mỹ, họ sẽ dẫn đầu các chiến dịch và sẽ có xu hướng chấp thuận việc sử dụng vũ lực trực tiếp hay gián tiếp. Ngược lại, nếu quan niệm các thách thức mang tính ngoài lề, họ sẽ có xu hướng để các đồng minh, các đối tác hay các tổ chức liên chính phủ thực hiện. Cũng theo

cách này, chủ nghĩa hiện thực trên được thực hiện theo ý chí coi chính phủ của các nước đối thủ hay đối thủ tiềm tàng như những tác nhân hợp lý mà Mỹ có thể đàm phán. Cuối cùng, thái độ trên cũng nhận thấy Chính phủ Mỹ đang chống lại những sức ép chính trị ủng hộ một cuộc can thiệp quân sự vào Xyri, điều mà Tổng thống Obama chắc chắn không coi là có tính sống còn.

Về cơ bản, “học thuyết Obama”, theo đó người ta khoác cho nó tính chất tinh thần hay chính trị, thì cũng rất gần với câu nói: “Khi một vị vua chuẩn bị chiến tranh với một vị vua khác, ông sẽ ngồi lại tính xem với 10 nghìn quân của mình có thế chiến thắng 20 nghìn quân của đối phương không. Nếu không thể, ông sẽ cử một phái đoàn sang giảng hòa trong khi chờ tiếp viện”.

***

TTXVN (Luân Đôn 7/3)

Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đã tuyên bố về sự trở lại của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, liệu đây có phải là chiến lược lớn mới hay chỉ là một sự hùng biện chính trị trong năm bầu cử tổng thống Mỹ? Bài phân tích của chuyên gia Michael Green, cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, Giám đốc Cấp cao về châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống George W.Bush, hiện là cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược Mỹ (CSIS), trong bài viết đăng trên Tạp chí “Thế giới Ngày nay” tháng 2/2012 của Viện Hoàng gia các vấn đề quốc tế Anh, nhận định về vấn đề này như sau:

Chính quyền Obama đã viết một chương mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nói rằng Mỹ giờ đây sẽ chuyển hướng từ hai cuộc chiến tại Tây Nam Á sang tập trung vào sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. “Trọng tâm châu Á” được đề cập lần đầu tiên trong một bài viết của Ngoại trưởng Hillary Clinton hồi tháng 10/2011 và trở thành khái niệm định hình cho chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Haoai, Ôxtrâylia và Inđônêxia trong tháng 11/2011.

Những người ủng hộ cho rằng Tổng thống Obama đã định hình một tầm nhìn chính sách đối ngoại cho thế kỷ sắp tới. Những người hoài nghi chỉ ra rằng có vẻ như điểm mấu chốt châu Á trong chính sách của ông Obama có nhiều động cơ chính trị hơn là thực chất. Sự tập trung tăng cường của Mỹ vào châu Á là quyết định lưỡng đảng và bền vững. Cuộc tranh luận thực sự không phải là về tầm quan trọng của châu Á mà là về việc Mỹ sẽ tái cơ cấu nguồn lực cho sự can dự ngày càng tăng vào khu vực này như thế nào.

Những giá trị của việc gia tăng sự tập trung vào châu Á là rõ ràng. Mỹ đã từng và đang tự coi mình là một cường quốc Thái Bình Dương kể từ khi chiếc tàu “Nữ hoàng Trung Hoa” căng buồm tới Quảng Đông vào năm mà Cách mạng Mỹ kết thúc, nhưng trong thế kỷ 18 và 19 thì Thái Binh Dương đứng ở vị trí ưu tiên thứ hai sau ưu tiên bảo đảm an toàn biên giới trên bộ. Trong thê kỷ 20, mối đe dọa Đức và sau đó là sự mở rộng của Liên Xô lần lượt nhằm vào Anh và Tây Âu đã khiến Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt và phần lớn các tổng thống thời Chiến tranh Lạnh phải theo đuổi chính sách “Ưu tiên châu Âu trước nhất”.

Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Vụ châu Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia lớn gấp 3 lần Vụ châu Á. Tổng thống George W.Bush đã cân bằng lại và hai Vụ châu Á và châu Âu bằng nhau về quy mô. Nhưng sau đó sự kiện 11/9 đã khiến Vụ chống khủng bố và Irắc/Ápganixtan được tăng cường lớn hơn cả hai vụ nói trên. Với những động lực sức mạnh và sức sống kinh tế của châu Á, việc chính quyền hiện nay và chính quyền kế tiếp khôi phục sự tập trung vào châu Á là điều hợp lôgíc. Chính quyền hiện nay – đặc biệt là bà Clinton – cũng xứng đáng được nhận phần thưởng về việc tăng cường sự can dự của Mỹ với Đông Nam Á.

Chính sách này tiếp tục là một mô hình của các mối quan hệ chiến lược được mở rộng của Mỹ tại khu vực nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực khi mà quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng. Khi Trung Quốc khẳng định những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Việt Nam và một số thành viên khác của ASEAN đã hướng tới Mỹ theo những cách thức mà bà Clinton đã đáp lại một cách sáng suốt.

Lợi ích cuối cùng của “trọng tâm châu Á” là nó đã thể hiện cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng thấy rằng tỷ phần châu Á trong ngân sách sẽ tăng tương ứng. Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương đã được thông báo rằng đề xuất cắt giảm 500 tỷ USD trong lĩnh vực quốc phòng sẽ không tác động đến lực lượng của ông.

Cả ba khía cạnh của trọng tâm châu Á gần như chắc chắn sẽ kéo dài tới nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp, dù là phe Cộng hòa hay phe Dân chủ nắm quyền. Tuy nhiên, một số khía cạnh khác đặt ra một số câu hỏi về vấn đề kiểu cách và thực chất của chính sách mới này.

Vấn đề đầu tiên là bản thân từ “trọng tâm”. Từ “trọng tâm” này có thể cho thấy rằng châu Âu giờ đây ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, nếu quan ngại chính của Chính quyền Obama là kiểm soát sự nổi lên hòa bình của Trung Quốc thì cũng không có gì khác nổi lên khỏi thực tế là thách thức của Trung Quốc đối với cấu trúc các mối quan hệ quốc tế hiện hành đòi hỏi phải có sự hợp tác hai bờ Đại Tây Dương nhiều hơn, chứ không phải ít hơn.

Và tương tự, các bạn bè châu Á của Mỹ cũng không đánh giá Mỹ coi Trung Đông ít quan trọng hơn. Thực tế, hơn 90% nguồn nhập khấu dầu lửa của Đông Bắc Á xuất phát từ khu vực này, và Tôkyô, Xơun và Bắc Kinh hướng tới Oasinhtơn tìm kiếm sự lãnh đạo trong việc duy trì ổn định tại khu vực mà Mỹ rõ ràng vẫn coi là trọng tâm. Một chiến lược lớn về trọng tâm cũng cần phải đặt ra những câu hỏi tại châu Á về thời điểm khi nào con lắc có thể xoay sang hướng khác.

Vấn đề thứ hai là “trọng tâm” đòi hỏi phải có nhiều hành động liên quan tới tiến trình hơn là tới chiến lược. Chính quyền Obama đã nói về lý do tại sao châu Á quan trọng với Mỹ, nhưng chưa nói về viễn cảnh tương lai mà Mỹ xây dựng cho khu vực. Nhà văn Woody Allen từng châm biếm rạng 9/10 của thành công trong cuộc sống là sự thể hiện, và điều này có thể áp dụng cho nền ngoại giao tại châu Á. Ngoài những mối liên hệ tiếp tục với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Obama đã thực hiện phần việc của mình bằng cách tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á nhưng ông chưa đưa ra một bức tranh rõ ràng về cách thức mà Mỹ sẽ sử dụng để xây dựng khu vực vừa bảo vệ sự ổn định và vừa can dự được với Trung Quốc. Việc không có một viễn cảnh cụ thể khiến Trung Quốc lựa chọn cách hiểu khái niệm “trọng tâm” của Mỹ chủ yếu là nhằm cô lập nước này.

Một phần trong khó khăn của Chính quyền Obama là bản thân chiến lược châu Á đã thể hiện “trọng tâm” nhiều lần kể từ năm 2009. Chính quyền Obama đã bắt đầu sự can dự với châu Á bằng các cuộc gặp gỡ với giới chức Nhật Bản tháng 3/2009 (Thủ tướng Trung Quốc là khách mời nước ngoài đầu tiên tới Phòng Bầu dục và chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà Clinton là tới Tôkyô). Tuy nhiên, tháng 11/2009, ông Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ cấm Đào đã ký một tuyên bố chung cam kết tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nhau và các quan chức Mỹ lập luận rằng ưu tiên hàng đầu là “sự tái bảo đảm chiến lược” với Bắc Kính. Đối với phần lớn thế giới, điều này giống như một “chế độ công quản mới” với Bắc Kinh. Sau khi Trung Quốc đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền với Biển Đông và hậu thuẫn tiêu cực đối với Bắc Triều Tiên sau các vụ tấn công vào Hàn Quốc, Chính phủ Mỹ đã chuyển sang “mô hình cân bằng quyền lực” và cuối cùng là “trọng tâm”.

Sự trùng hợp của chiến lược “trọng tâm” với chiến dịch bầu cử 2012 cũng như việc rút quân khỏi Irắc, Ápganixtan cũng mang lại cho khái niệm này một hương vị đậm mùi chính trị khi mà Nhà Trắng đang nỗ lực thể hiện một chính sách ngoại giao mang tính cơ bắp hơn. Một cách tiếp cận chiến lược kiên định hơn với châu Á có thể sẽ mang lại một chiến lược tốt hơn và một nền chính trị tốt hơn.

Cuối cùng, sự không chắc chắn lớn nhất về trọng tâm châu Á là câu hỏi về nguồn lực. Khắp châu Á, các bạn bè của Mỹ đang nói rằng “chúng tôi thích sự quan tâm… nhưng liệu bạn có thể đáp ứng?”. Câu trả lời của Chính quyền Obama là “có”, bởi cắt giảm quốc phòng không tác động tới Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Tuy nhiên, Tư lệnh Thái Bình Dương không thực sự sở hữu lực lượng mà ông đang có. Nếu có một cuộc khủng hoảng với Iran liên quan tới Eo biển Hormuz, Không quân và Hải quân Mỹ sẽ chuyển các thiết bị của mình từ Thái Bình Dương sang Biển Arập.

Ông Obama đã đề xuất cắt giảm 500 tỷ USD và chưa có hành động gì thể hiện rằng ông sẽ ngăn chặn số tiền gấp đôi con số đó trong các khoản cắt giảm tự động nếu như “siêu ủy ban” của Quốc hội không nhất trí về cắt giảm thâm hụt Các học giả cho rằng Nhà Trắng đang chơi trò được ăn cả ngã về không với phe Cộng hòa, với hy vọng rằng việc đe dọa cắt giảm quốc phòng sẽ buộc phía kia phải nhất trí về việc tăng thuế và cắt giảm phúc lợi ít hơn. Đây là một trò chơi nguy hiểm. Khoản cắt giảm 500 tỷ USD vốn đã đặt ra áp lực với các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương; khoản cắt giảm tạm thời trị giá 1.000 tỷ USD có thể cắt giảm mạnh trong lĩnh vực đóng tàu hái quân của Mỹ tới mức mà Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương sẽ phải bao quát cả Tây Thái Bình Dương và Tây Nam Á.

Hơn nữa, như tờ Bưu điện Oasinhtơn đã chỉ ra, chiến lược quốc phòng mới cúa chính quyền giả định rằng Mỹ sẽ không tham gia các cuộc chiến trên bộ nữa. Điều đó sẽ là một ngạc nhiên cho các nhà hoạch định chiến lược vốn đang chứng kiến sự biến động tiếp diễn tại Trung Đông, đó là chưa kể tới Bán đảo Triều Tiên.

Hiện vẫn chưa có sự hoảng loạn tại khu vực. Chuyến công du tháng của Tổng thống Obama đã được khéo léo tổ chức và hình ảnh Mỹ chủ trì Hội nghị APEC tại Haoai, công bố căn cứ mới tại Bắc Ôxtrâylia, và sau đó tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, đã giúp mang lại một động lực làm dịu đi những câu hỏi về chất đối với cam kết thực sự của Mỹ. Tuy nhiên, trong 1 hoặc 2 năm tới, thực tế sẽ bắt kịp với những màn trình diễn biểu tượng đó. Nếu ông Obama hoặc người kế nhiệm thực hiện việc cấp nguồn lực cho cam kết của mình tại châu Á, khi đó “trọng tâm châu Á” sẽ được lịch sử coi là một bước đi mạnh trong việc tái cân bằng chiến lược toàn cầu của Mỹ một cách vững chắc thời hậu Chiến tranh Lạnh. Nếu không, “trọng tâm châu Á” sẽ chấm dứt và nó giống như câu chuyện chính trị trong năm bầu cử.

                                                                    ***

(FareedZakaria – Tạp chí “Time”)

 

 Vn đề không phải là liệu Barack Obama có phải đã là một tng thng giỏi về chính sách đi ngoại hay không. Mà là liệu ông có th là một tng thống xuất sắc về chính sách đối ngoại hay không.

Trong cuộc chay đua maratông là chiến dịch tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, các ứng cử viên trong nhiều tháng qua đã tìm cách ngáng đường lẫn nhau về tất cả mọi thứ từ chủ nghĩa tư bản cho đến những giá trị gia đình trong một loạt các cuộc tranh luận dường như bất tận.Nhưng chính sách đối ngoại là một chủ đề không xuất hiện nhiều. Điều này là bất bình thường. Trong những thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, các đảng viên Cộng hòa không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để nói về các mối nguy hiểm toàn cầu – hoặc tấn công các đối thủ thuộc đảng Dân chủ của họ vì những nhân nhượng vô nguyên tắc nhu nhược. Tuy nhiên, những ngày này, người ta có thể lắng nghe hàng giờ các đảng viên Cộng hòa và chỉ thấy một cuộc tấn công không thường xuyên, hạn hẹp vào cách xử lý chính sách đối ngoại Mỹ của Barack Obama.

Đương nhiên, lý do chính là nền kinh tế đang chi phối cuộc đàm luận quốc gia. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Nếu các đảng viên Cộng hòa nhìn thấy những cơ hội để đả kích ông Obama về chính sách đối ngoại, thì họ sẽ không do dự. Năm 1980, nền kinh tế khốn cùng, nhưng cả cuộc bầu cử sơ bộ lẫn tổng tuyển cử đều bị chi phối bởi những cuộc tấn công vào các chính sách của Jimmy Carter đối với Liên Xô, Iran và các nước khác. Thực tế là, bất chấp những thách thức ở trong nước và các nguồn lực hạn chế, Tổng thống Obama đã theo đuổi một chính sách đối ngoại có hiệu quả. Trên thực tế, trong năm qua, các chính sách của Obama đã kết hợp với nhau theo một cách thức đặc biệt thành công. Trong một chuyên mục op-ed (mục tranh luận của các ý kiến trái với quan điểm của ban biên tập tờ báo) được đăng vào ngày 9/1 trên tờ Financial Times, Philip Zelikow, một trợ lý cấp cao lâu năm của Condoleezza Rice và là một trong những học giả thông minh về chính sách của đảng Cộng hòa, đã mô tả năm qua là “năm quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thập kỷ… Việc tăng cường mang tính tích lũy sức lực và cam kết của Mỹ là có thể cảm nhận được”.

Tất nhiên, đó không phải là những gì các ứng cử viên đảng Cộng hòa đề cập khi họ nói về chủ đề này. Mitt Romney, người được cho là nhân vật có triển vọng thành công trong cuộc chạy đua đã tấn công Obama nhiều hơn so với tất cả các đối thủ của ông, cáo buộc rằng Obama là một kẻ nhân nhượng xin lỗi cho nước Mỹ, thiếu dũng cảm và “do dự, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá thận trọng”. Sự chỉ trích chung chung và có phần mơ hồ này theo sau câu chuyện quen thuộc của đảng Cộng hòa, nhưng nó không chắc đứng vững, đặc biệt là với các cử tri của cuộc tổng tuyển cử. Thậm chí trước khi có một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái làm tê liệt al-Qaeda, thậm chí trước khi tiêu diệt Osama bin Laden, thậm chí trước khi có sự kiện Libi, hầu hết người Mỹ đều cho Obama những điểm cộng đối với cách ông giải quyết chính sách đối ngoại. (Tỷ lệ ủng hộ ông hiện nay là 52%.) Các đảng viên Cộng hòa đã đưa ra những cáo buộc cụ thể trong một vài lĩnh vực – Ixraen và Iran – chủ yếu với hy vọng rằng họ có thể củng cố sự ủng hộ tại một khu vực bầu cử chủ chốt (những người theo phái Phúc âm) và tranh thủ sự ủng hộ của khu vực cử tri khác (người Mỹ gốc Do Thái), nhưng ngay cả ở đó, các cuộc thăm dò cho thấy đa số người Mỹ vừa lòng với đường hướng của Obama.

Chính sách đối ngoại không phải là một cuộc thi về mức độ được lòng dân, mà nó có ý nghĩa về mặt lịch sử mà Đảng Cộng hòa, đảng, từ thời Nixon đã được hưởng một lợi thế rõ ràng trong các vấn đề chính sách đối ngoại, sẽ bước vào cuộc đua năm 2012 mà không có bất kỳ sự khích lệ nào như vậy. Đó có thể một phần là vì những thất bại của George W. Bush, nhưng nó cũng là vì Obama đã xử lý một cách khéo léo tình hình. Và ông đã làm như vậy với một êkíp không phải gồm những đối thủ mà là những nhân vật có ảnh hưởng mà khó có thể quản lý họ. Trong số các cố vấn chính sách đối ngoại nòng cốt của Tổng thống trong phần lớn 3 năm đầu của ông có hai người mà ông đã chạy đua với họ trong chiến dịch tranh cử sơ bộ năm 2008 (Hillary Clinton và Joe Biden), một người đứng đầu Bộ Quốc phòng kế thừa từ người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa của ông (Robert Gates) và một vị tướng được cho là đã bất đồng với ông về Irắc và Apganixtan (David Petraeus). Việc họ phần lớn nhất trí về chính sách rộng lớn là có ích, nhưng đó vẫn là một êkíp đã cộng tác tốt với nhau trong chừng mực nào đó nhờ cố vấn An ninh Quốc gia dè dặt nhưng hiệu quả cao, Thomas Donilon.

Nhà bình luận Walter Lippmann đã từng viết rằng “chính sách đối ngoại cốt ở việc đem lại sự cân bằng, với một sự dư thừa thoải mái quyền lực để dự trữ, những cam kết của quốc gia và sức mạnh của quốc gia”. Từ năm 2001, nước Mỹ đã trải qua một thập kỷ với những cam kết và can thiệp ồ ạt ở nước ngoài, điều tỏ ra vô cùng tốn kém về người và của – và rất không được lòng dân trên khắp thế giới. Theo sau sự mở rộng quá mức này là một cuộc khủng hoảng kinh tế làm cạn kiệt sức mạnh của Mỹ. Kết quả là một chính sách đối ngoại không có khả năng trả nợ. Obama lên nắm quyền đã quyết định giảm bớt những cam kết dư thừa, lấy lại thiện chí và tái tập trung vào các sứ mệnh cốt lõi của Mỹ để đạt được một địa vị toàn cầu ổn định và bền vững hơn.

Obama có thể được ghi công vì đã đạt được nhiều thứ trong những hoàn cảnh này. Nhưng muốn để lại một di sản lâu dài hơn là di sản một nền ngoại giao công chúng tập trung, có hiệu quả và tốt đẹp, ông sẽ cần phải xây dựng dựa vào những thành công của mình và việc nhận thức và thực hiện một loạt các chính sách thúc đẩy tầm nhìn về một thế giới tốt đẹp hơn – ổn định hơn, cới mở hơn và tự do hơn. Những tổng thống giỏi về chính sách đối ngoại (như Dwight Eisenhower, George HW Bush) đã xử lý thành thạo một loạt phức tạp những thách thức, mắc ít lỗi tai hại. Những tổng thống kém (như George W. Bush và Lyndon Johnson) đã mắc những sai lầm khiến Mỹ hao tổn sinh mạng, của cải và uy tín. Nhưng những tổng thống xuất sắc về chính sách đối ngoại (như Harry Truman) đã tạo được các cơ cấu và các mối quan hệ lâu dài đem lại hòa bình và thịnh vượng bền vững. Obama đã là một tổng thống giỏi về chính sách đối ngoại; ông có cơ hội để trở thành một tổng thống xuất sắc.

Học thuyết Obama

Các ứng cử viên trên con đường tranh cử thường nói về chính sách đối ngoại, thứ dường như có lợi thế về chính trị, chỉ để phát hiện ra rằng họ không thực sự tin vào bất kỳ một điều nào trong đó một khi lên nắm quyền. Những tuyên bố về chính sách đối ngoại duy nhất của George W. Bush đáng lưu ý trong chiến dịch tranh cử của ông là chỉ trích sự ngạo mạn và việc xây dựng quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, ngay khi ông trở thành Tống thống, như các sự kiện đã tự thể hiện, ông đã nhận ra rằng mình thực sự thích nói về nước Mỹ như một quốc gia được Chúa và lịch sử lựa chọn để lãnh đạo thế giới. Và ông đã khởi xướng dự án xây dựng quốc gia rộng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Những tuyên bố của Mitt Romney về Taliban và Iran chẳng hạn không cho chúng ta biết gì nhiều hơn ngoài việc ông đã tìm thấy một điểm để giành lợi thế trước Obama.

Mặt khác, Tổng thống đã lên nắm quyền với một loạt những niềm tin về thế giới mà ông đã tìm cách hành động theo. Trước nhất là trong thập kỷ qua, Mỹ đã lãng phí sức mạnh và uy tín của mình cho một sự can thiệp vào Irắc mà ông tin rằng đó là một sai lầm tốn kém và là một sự xao lãng lớn. Trên cương vị cầm quyền, Obama đã kiên định với quan điểm của mình bất chấp sức ép đòi phải làm khác đi, và theo một cách thức có kỷ luật, ông đã rút bớt các lực lượng của Mỹ tại Irắc, từ 142.000 quân khi ông nhậm chức tới không còn một binh lính nào kể từ một vài tuần trước đây. Trong chiến dịch tranh cử năm 2008, khi tôi hỏi Obama chính sách đối ngoại của Tổng thống nào mà ông ngưỡng mộ ngay lập tức ông đã chọn George HW Bush (Bush cha), một Tổng thống được biết đến là một người có óc thực tế về chính sách đối ngoại, mà khẩu hiệu của ông là thận trọng, hiệu quả về chi phí, ngoại giao và kiềm chế. James Baker, Ngoại trưởng của Bush, đã thừa nhận ủng hộ đường hướng của Obama đối với các quan hệ quốc tế.

Ngược lại với chính sách của ông về Irăc, Obama lập luận ủng hộ tăng cường lực lượng ở Ápganixtan. Nhưng ngay cả ở đó, ông đã tìm cách chấm dứt những mặt mở rộng hơn nữa của sứ mệnh, tập trung cuộc chiến đấu vào chống khủng bố chống lại al-Qaeda và các nhóm tương tự, cho dù ở Ápganixtan, Pakixtan hay Yêmen. Sự lựa chọn thay thế, một cuộc chiến tranh chống nổi dậy tại Ápganixtan, có thể dễ dàng biến thành một dự án xây dựng quốc gia bỏ ngỏ tại một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Một số quan chức chính quyền đã xác nhận với tư cách cá nhân rằng ngay từ đầu Obama đã muốn thu hẹp sứ mệnh ở Apganixtan lại thành một cuộc chiến đấu chống lại các nhóm khủng bố. Ông hoặc đã bị quân đội qua mặt hoặc đã quyết định chấp nhận lời tư vấn tăng quân của quân đội. Cuối cùng, ông đã tán thành một sự tăng cường lực lượng trong 18 tháng để buộc Taliban phải đàm phán và công bố hồi tháng 6/2011 rằng Mỹ sẽ bắt đầu rút 10.000 quân tại Ápganixtan vào cuối năm 2011 và thêm 23.000 quân vào cuối mùa Hè năm 2012, để lại 68.000 quân ở đât nước này. Trong khi đó, ông đã tiến hành cuộc chiến chống khủng bố một cách dữ dội, mở rộng một cách đáng kể chiến dịch tác chiến đặc biệt và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ đó đã tiêu diệt hầu hết các thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda – phần lớn trong số đó sống ở Pakixtan. Thành công trọn vẹn của chiến lược này là cuộc đột kích vào khu nhà của Osama bin Laden ở Pakixtan và vụ ám sát ông ta. (Dĩ nhiên, với toàn bộ công cuộc chống khủng bố thành công, chiến lược này dường như hoàn hảo khi nhìn lại. Nếu những sứ mệnh khác nhau này thất bại, nếu nhiều binh lính Mỹ hy sinh, những chiến thuật này sẽ được gọi là nguy hiểm và liều lĩnh.) Trong trận đánh trung tâm của cuộc chiến chống khủng bố, Obama đã làm theo nhiều chiến thuật tấn công của Chính quyền Bush, sử dụng chúng một cách tích cực hơn và đạt được thành công lớn hơn. Các đảng viên Cộng hòa thấy khó có thể tấn công Obama một cách hiệu quả vào vấn đề cốt lõi của việc chiến đấu chống lại các kẻ thù của Mỹ bởi vì ông đã giành lợi thế trước họ.

Khi được yêu cầu mô tả Học thuyết Obama, Tổng thống đã chọn không trả lời trực tiếp, nhưng ông giải thích rằng ông tin tưởng Mỹ phải hành động cùng với các nước khác. Ông đã nói với tạp chí Time: “[Học thuyết của tôi] là một vai trò lãnh đạo của Mỹ công nhận sự trỗi dậy của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin. Đó là một vai trò lãnh đạo của Mỹ công nhận những hạn chế của chúng ta về nguồn lực và năng lực . Đường hướng đa phương đó – lắng nghe người khác, nhận thức được niềm tự hào dân tộc, những lợi ích và cái tôi của họ – chắc chắn là một sản phẩm của lai lịch có tính thế giới của ông, với cha là người Kênia, cha dượng là người người Inđônêxia và mẹ là nhà nghiên cứu nghiêm túc về sự phát triển toàn cầu. Điều đó đã cho thấy kết quả. Obama đã yêu cầu các quốc gia khác tiến bước trong cuộc khủng hoảng Libi nếu họ mong đợi sự giúp đỡ của Mỹ. Điều này đã được một số người châm biếm là “lãnh đạo từ phía sau” nhưng thực sự nó buộc những nước khác phải hành động trong một vấn đề mà Mỹ không coi là trọng tâm đối với an ninh quốc gia của nước này. Ông ngụ ý nếu Pháp và Anh coi Libi có ý nghĩa quan trọng sống còn thì họ cần phải hành động bằng tiền bạc và quân đội của mình. Tại châu Á Obama khiến các quốc gia phải yêu cầu Mỹ can dự thay vì lao vào đề xuất nó. Các nước đang sẵn sàng hơn chấp nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ nếu Oasinhtơn có đủ kiên nhẫn để khiến họ yêu cầu điều đó.

Trong một khu vực mà ông cho là có ý nghĩa quan trọng sống còn, Obama đã chứng tỏ bản thân mình sẵn sàng tỏ ra vô cùng cứng rắn. Sau khi tìm cách đàm phán với người Iran và bị họ cự tuyệt, Chính quyền đã tăng cường áp lực đối với Têhêran. Chính quyền đã tăng thêm các biện pháp trừng phạt, tăng cường hợp tác với chính phủ Ixraen và các quốc gia Arập vùng Vịnh và đưa ra các biện pháp trừng phạt thậm chí còn gây lụn bại hơn nhằm chồng chất cái giá phải trả lên Iran. Không điều nào có thể khả thi nếu thiếu ngoại giao đa phương đáng kể. Người Trung Quốc và người Nga đã ký vào các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc (điều đảm bảo rằng chúng được thi hành trên toàn thế giới). Các đồng minh châu Âu và Đông

Á của Oasinhtơn đã tiến xa hơn nữa trong việc cắt đứt các mối quan hệ kinh tế với Iran. Quan sát các kết quả, Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, có lẽ là nhân vật diều hâu hàng đầu trên thế giới đối với Iran – và không phải người hâm mộ Tổng thống – vào ngày 14/1 đã thừa nhận rằng sức ép đang cỏ hiệu lực, rằng Iran đang “lung lay” và rằng chính sách ngăn chặn cứng rắn kiểu này có thể thực sự phát huy tác dụng.

Một phần lớn trong chính sách đối ngoại là xử lý khủng hoảng. Tổng thống đã nói “Sự việc xảy ra, và người ta phải đối phó lại”. Phong trào Xanh của Iran và Mùa Xuân Arập là những sự kiện đầy thách thức và bất ngờ, và Chính quyền Obama đã có một sự phân biệt chiến lược giữa hai sự kiện này về Iran, trong khi đưa ra sự ủng hộ mang tính giọng điệu, Nhà Trắng đường như đã kết luận rằng chế độ này có thể sẽ đàn áp phong trào Xanh – điều hóa ra lại là một chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp Tuynidi, Ai Cập và Libi, Chính quyền kết luận rằng các cuộc phản kháng dân chủ đã trở nên không thể ngăn cản và các chế độ bị diệt vong. Ronald Reagan đã phải mất hai năm kể từ khi bắt đầu các cuộc phản kháng dân chủ ở Philíppin để lật đổ Ferdinand Marcos. Vào năm 1997 khi các cuộc phản kháng bắt đầu ở Inđônêxia, Bill Clinton mất một năm để thúc giục Tổng thống Suharto từ chức. Năm 2011 Obama mất hai tuần để thúc giục Hosni Mubarak ra đi. Bằng cách đặt Mỹ vào đúng bên của một làn sóng lịch sử, Obama đã đưa nước này nằm ngoài các cuộc tranh luận chính trị của Ai Cập. Người Ai Cập biết họ sẽ thành công hay thất bại trong thử nghiệm dân chủ của họ là nhờ chính bản thân họ chứ không phải Oasinhtơn. Tại một Trung Đông nơi tin rằng nước Mỹ âm mưu và kiểm soát tất cả, thi đó là một bước tiến.

Đã có những sự bỏ lỡ. Bất kể quan điểm của người ta về vấn đề Ixraen-Palextin như thế nào, khó có thể coi đường hướng của Obama là một thành công, vấn đề cơ bản ở đó vẫn là không bên nào có chiều hướng hoặc có khả năng đem lại hòa bình ngay lúc này. Ixraen được cai trị bởi một liên minh cánh hữu sẽ sụp đổ nếu nó cố gắng đạt được hòa bình và một Thủ tướng hầu như chắc chắn không muốn làm như vậy, Palextin bị chia rẽ thành hai nhóm, một nhóm trong đó dứt khoát bác bỏ hòa bình với Ixraen. Trong bối cảnh này, mạo hiểm uy tín của Mỹ với hy vọng rằng một vài từ ngữ hoặc cú huých sẽ thay đổi tình hình dường như là ngây thơ. Sẽ tốt hơn nếu tiếp tục với những gì dường như là chiến lược ban đầu của Obama: bổ nhiệm một đặc phái viên để thế giới biết rằng Oasinhtơn muốn một sự thỏa thuận – nhưng không đặt vốn liếng của tổng thống vào một tình huống mà dường như đã được định sẵn là trì trệ.

Người ta có thế bổ sung thêm những vấn đề khác. Quan hệ với Iran có thể bùng nổ khi sức ép hình thành (và giá dầu tăng) mà không có bất kỳ con đường ngoại giao rõ rệt nào hướng tới một thỏa thuận hạt nhân. Chính sách hiện nay giả định rằng Iran sẽ đầu hàng hoặc, sau khi mô tả tình hình với những ngôn từ khốc liệt, Chính quyền Obama sẽ tiến hành những bước thậm chí còn mạnh mẽ hơn, có thể bao gồm cả một cuộc tấn công quân sự yào đất nước này. Không kịch bản nào dường như là có thể, và cũng không bên nào dường như làm việc để xây dựng một kịch bản thứ ba.

Cơ hội châu Á

Xử lý khủng hoảng, hiệu quả hay không hiệu quả, không phải là chiến lược. Obama đã quyết định giảm bớt những cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và hạn chế các cam kết của nước này ở những nơi như Irắc và thậm chí cả Ápganixtan để ông có thể tập trung chính sách đối ngoại của Mỹ vào các lợi ích cốt lõi của Mỹ. Ông đã xác định những lợi ích cốt lõi này là quan hệ của Mỹ với các cường quốc và việc nước này nắm lấy các vấn đề toàn cầu lớn hơn. Ông đã thiết lập lại quan hệ với Nga, xây dựng dựa trên các mối quan hệ đang lớn mạnh với Ấn Độ, thiết lập một mối quan hệ cộng tác chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ và duy trì những liên hệ lịch sử với các đông minh châu Âu. Nhưng sự nâng cấp lớn nhất trong quan hệ của Mỹ là ở châu Á. Chiến lược “tái cân bằng” rất có thể là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Obama và là điều mà các nhà sử học sẽ chỉ ra khi tìm kiếm một Học thuyết Obama. Nó được đặt tiền đề trên một sự công nhận đơn giản, mạnh mẽ. Trung tâm của sức mạnh kinh tế toàn cầu đang dịch chuyên về phía Đông. Trong 10 năm tới, ba trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ở châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những căng thẳng và các cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất cũng có thể ở châu Á khi những nước này cũng tìm kiếm quyền lực chính trị, văn hóa và quân sự. Nếu Mỹ định sẽ là cường quốc toàn cầu trung tâm, nước này sẽ cần phải là một cường quốc Thái Bình Dương.

Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ôxtrâylia, Obama đã đánh tín hiệu về ý định của Mỹ. Ông nói “Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi đang ở đây”. Tổng thống đã hứa hẹn rằng bất chấp những cắt giảm quốc phòng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh của quân đội, sẽ không có sự cắt giảm nào tại châu Á. Trong năm qua Chính quyền đã khởi xướng một loạt các nỗ lực ngoại giao mà lên đến đỉnh điểm vào cuối năm với một đợt bùng lên các sáng kiến. Mỹ sẽ thiết lập một căn cứ quân sự (loại xoàng) tại Ôxtrâylia, mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở Thái Bình Dương. Nước này đã khởi xướng một hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương, mà nếu được đàm phán, sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất kể từ sau NAFTA. Mỹ đã tái thiết lập quan hệ với Mianma, do đó có được ảnh hưởng đối với một nước then chốt giáp với Trung Quốc và Ấn Độ. Và Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác với các nước châu Á khác tại Hội nghị cấp cao Đông Á để hạn chế ảnh hưởng và những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Sự chuyển hướng sang châu Á đã có hiệu quả cao, tận dụng lợi thế  sự hiếu chiến của Trung Quốc. Nhưng hiện nay Chính quyền phải làm việc để xây dựng một tầm nhìn có tính khẳng định về một châu Á không hợp lại với nhau chống lại Trung Quốc mà thay vào đó là cởi mở, đa dạng và đa số. Thách thức thực sự là thuyết phục Trung Quốc rằng nước này được lợi từ sự ổn định, các quy tắc và sự thịnh vượng mà một tầm nhìn như vậy tạo ra (giống như Đức được hưởng lợi từ một châu Âu hòa bình và thịnh vượng với nước này ở trung tâm) và thuyết phục người Trung Quốc rằng họ sẽ hạnh phúc với một châu Á như vậy hơn là với một châu Á đặc trưng bởi sự cạnh tranh địa chính trị. Cho đến nay, quan hệ của Oasinhtơn với Trung Quốc chưa đạt đến mức độ đối thoại chiến lược nghiêm túc vốn sẽ là cần thiết để đạt được bất kỳ sự hợp tác toàn cầu thực sự nào trong những năm tới. Trong tương lai, an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc vào một mối quan hệ hữu ích với Trung Quốc nhiều hơn so với bất

kỳ nước nào khác.

Thách thức với Trung Quốc là thách thức với những cương quốc khác – và chính sách đối ngoại của Obama nói chung. Có quan hệ tốt với các nước là điều đáng làm. Nhưng điều mang tính quyết định là có quan hệ tốt giúp ích cho một tầm nhìn rộng lớn hơn về một thế giới được đặc trưng bởi những mức độ ngày càng tăng về sự cởi mở, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, hợp tác quốc tế, hòa bình, thịnh vượng và tự do. Hơn 60 năm qua Mỹ đã giúp xây dựng một trật tự quốc tế được đặc trưng bởi các thể chế các chính sách, các chuẩn mực và các thông lệ tốt nhất. Hàng trăm tổ chức giúp phối hợp những chính sách của các nước về tất cả mọi thứ từ thương mại cho đến phòng bệnh rồi đến bảo vệ môi trường là tất cả những tạo vật mới trong đời sống quốc tế, và chúng đã tạo ra một thế giới hòa bình và thịnh vượng to lớn hơn con người từng biết đến. Nhưng thế giới này cần phải củng cố khi các quốc gia mới vươn lên giành quyền lực. Thách thức đối với Mỹ là tạo ra một cấu trúc ổn định cho thế giới mà tất cả các cường quốc mới nổi lên có thể tham gia và duy trì. Điều đó có nghĩa là đem lại sức sống mới cho thương mại toàn cầu, thúc đẩy thông qua một chương trình nghị sự chống phổ biến vũ khí hạt nhân, làm việc để hội nhập các cường quốc mới nổi, và có lẽ quan trọng là, đưa ra một tầm nhìn về thế giới này.

Henry Kissinger đã từng nói rằng phép thử cho một chính khách là tìm ra vị trí giữa sự trì trệ và mở rộng quá mức. Chỉ mình chiến thuật tốt sẽ khiến người ta phản ứng với các sự kiện và trì trệ trong dòng lịch sử. Một tầm nhìn quá rộng lớn sẽ khiến người ta phải mở rộng qua mức, kiệt quệ và mời gọi các đối thủ. Barack Obama đã đi đúng hướng về chính sách đối ngoại. Thách thức đối với ông là tìm ra điểm có lợi nhất./.

7 bình luận to “795. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA?”


  1. Hoàng Sa -Trường Sa : Biển đảo Quê Hương luôn mãi là máu thịt của Đất Mẹ Việt Nam
    ================================================

    Là máu là thịt : Biển đảo Quê Hương !

    Tử sĩ Hoàng Sa trên Hải chiến trường

    Bao Liệt sĩ Trường Sa đã ngã xuống

    Trước họng súng bọn bành trướng Bắc phương

    Chính Tàu quay phim cướp Gạc Ma bãi đá

    Máu Việt không ai cầm lòng đau thương

    Hải quân Việt biến mình thành cột mốc

    Hy sinh hiến dâng Tổ Quốc giữa trùng dương

    Ai tin giọng điệu « 16 chữ vàng » của kẻ cướp

    Chỉ có Việt gian mới « 4 DỐT » sai đường !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  2. […] 795. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA? […]

  3. Nguyễn An Liên said

    Tóm lại VN muốn đảng Dân chủ thắng đảng Cọng hòa trong kỳ bầu cử này!

  4. Bóng tre xanh said

    nước Mỹ không đơn giản để biết được nhửng gì sẽ xãy ra .như một bàn cờ tướng ,đâu là thù đâu là bạn thì rỏ ràng ,nhưng đánh làm sao ?tiến hay luì họ tuỳ thuộc nhiều khía cạnh lắm ,
    -từ ban lảnh đạo
    -từ dân và tình thế .
    -thội hay tiến do vị nguyên thủ quyết định.
    thường những vị tổng thốntg lên làm nhửng kế họach cũa tiền nhiệm và họ viết tiếp kế họach tiếp theo .
    trong thời chiến tranh VIỆT NAM họ đã thay đổi chiến lược như thời TÂY SƠN hòa một bên để đánh một bên ,họ đã thành công khi liên sô tan ,muốn thắng tàu không đơn giản .theo ntôi dưới thời tổng thống Bush con đúng ra họ đả trở lại á châu ,nhưng họ không làm như vậy vì không lợi và không dể nắm toàn vùng .
    bây giờ thì mọi đổi thay đã rõ ,nước Nhật không thể lợi dụng người mẽo và vẩn đuổi mẽo đóng quân .NHẬT muốn lợi dụng cái bóng của USA để làm người đứng ra đương cự với tàu ,và đi lên .bây giờ thì Nhật phải thực tế để sống còn trong một thế kinh tế của mẽo ,nếu không thì bị tàu đánh .phi luật tân cũng kêu goị mẻo giúp ,nhưng đổi lại VN phaỉ nhường một phần ở trường sa ,cho phi .
    ở thế cờ nầy mẽo không thể bị mua hay chiụ một trao đổi nào khác là tàu phải tan và chịu phép làm ăn theo luật đã qui định , không có khả năng cạnh tranh phá thối .thị trường phaỉ ổn định và chịu những trách nhiệm cũng như quyền lợi rỏ ràng khi bang giao với mẽo .đãng viên đảng cộng sản VN không chịu qui hàng thì chờ đó .dân nhất định xử khi tàu tan ngươi chạy đi đâu ?

  5. Tàu đã khai Chiến tranh Tâm lý ngay trên không gian mạng ảo (1)
    ==========================================

    Khai hỏa trang mạng song ngữ Việt-Trung

    « Tây Sa » « Nam Sa » ngàn khơi ngàn trùng

    Biển Đông láo gọi ao nhà « Nam Hải » !

    « Người bạn hiền » Tàu rơi mặt nạ hung

    Kẻ thù truyền kiếp nằm vùng Tổ Quốc

    Kinh tế hàng giả nhái dỏm nhập khẩu cung

    Ngày đêm kênh truyền hình tràn phim chệt

    Lông ngỗng Trọng Thủy thời nay Đắc Nông (2) !

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Cyberspace

    2. Tây Nguyên bô xít

  6. Những Tổng Giõi, Bốn Năm Đầu thường gặp Khốn ĐỐN. T.T. NIXON Phải Từ CHỨC. Ông BÀ CLINTON gặp rất NHIỀU KHÓ KHĂN. Đến T.T. OBAMA, quả là gặp vô vàn khó khăn.Đối ngoại, cuộc chiến IRĂC DỐI TRÁ, Giết SADAM khiên cho IRAN có Cơ Hội phát triển bom nguyên tử, di hại về sau. Apganistan kéo dài biết bao là tốn kém. Các nước bị BỊ LIÊT vào trụ ma quỷ, xem mỹ là kẻ thù. Đối nội, kinh tế tận cùng suy thóai, nhiều công ty lớn phá sản. Bời, Đảng NHẢ GIÀU HỦA nhau giãm thuế, mang cơ nghiệp sang TÀU, nhân công rẽ mạt, hàng hóa rẽ mạt. Do đó, nạn thất nghiệp ở MỸ gia tăng, ảnh hửởng đến GIÁO DUC, Xã hội. Bởi, T.T. OBAMA, bị trói tay, bởi CÔNG HÒA, chiếm đa số Dân Biểu, đeo đuổi GIĂM THUẾ NHÀ GIÀU và cắt giảm Phúc Lợi Dân NGHÈO. Mặc dầu, TT Obama GẶP vô cùng khó khăn. Đến nay, THÀNH TICH nhiệm kỳ đầu vẫn thật TỐT.
    Nào GIẾT CHÊT Bin LADEN, Nào rút quân khỏi IRẮC, Apganìstan. Nào Thế giới đả thay đổi thái đô thù nghịch với MỸ. Đặc biêt là thái độ ngạo mạn của TRUNG CỘNG xem MỸ như con NỢ. Hiện cuống cuồng lo sơ. MỸ chuyển quân qua THÁI BÌNH DƯƠNG va Giãm HÀNG NHẬP CÁNG TỪ TAU,
    Nói CHUNG, kỳ BÂU CỬ săp tới OBAMA đảng DÂN CHỦ sẻ Đắc THẮNG. giãi quyết dứt điểm Hạt NHÂN củq BẮC HÀN, ERAN.
    Tổng Thống PUTIN của NGA và OBAMA của MỸ củng Tâp Cận BÌNH của TÀU. tạo nên thế giới mới. TAM PHÂN như KIỀNG BA CHÂN. Thế giới Không HẠT NHÂN. Kỷ nguyên HÒA BÌNH.


    • NHẬT BẢN : Trân Châu Cảng, HẠ UY DI – TRUNG QUỐC: Trân Châu Cảng, MẠNG ẢO
      ====================================

      Chiến tranh Mạng Điện tử Mỹ – Trung

      Cuộc đối đầu Thế kỷ 21 tranh hùng

      Kịch bản : Trân Châu Cảng, MẠNG ẢO

      Vũ khí tấn công mạng nổ bùng

      Tàu đang nhờ chế công cụ mạng

      Mong chiếm Không gian Ảo không trung

      Sử lịch cứ thế lập đi lập lại

      Quân cảng Trân Châu khói lửa một vùng …

      TỶ LƯƠNG DÂN

Bình luận về bài viết này