BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

788. ASEAN 2012: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

Posted by adminbasam trên 06/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ASEAN 2012: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai ngày 5/3/2012

TTXVN (Giacácta 26/2)

Bàn v một s cơ hội, thách thức và trin vọng đặt ra cho vai trò trung tâm của ASEAN trong bi cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến c và thay đổi quyền lực, học gi Benjamin Ho – Trung tâm nghiên cứu các vn đ đa phương (CMS), Trưng Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanvang (Xinhgapo) vừa có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta “, nhan đề “Vai trò trung tâm của ASEAN: Năm ca những sự chuyn đi quyền lực lớn Sau đây là nội dung bài viết:

Sự trỗi dậy của châu Á như là một châu lục ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị toàn cầu – cùng với vai trò đầu tàu của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm nên nhiều chuyện trong thập kỷ qua. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi cuối tháng 11/2011 rằng thế kỷ 21 sẽ là “Thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ hẳn đang củng cố niềm tin tâm điểm tương lai của chính trị toàn cầu sẽ là tại châu Á.

Trong bối cảnh năm nay đang diễn ra sự thay đổi quyền lực tại nhiều nước lớn, người ta có thể mong lãnh đạo các nước đó sẽ đề cập đáng kể đến các điều kiện ở châu Á trong những bài thuyết trình của mình. Vậy vai trò ngày càng nổi bật của châu Á có ý nghĩa gì đối với ASEAN?

Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược “ngoại giao hướng về khu vực”, thể hiện qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm ngoái và chuyến thăm bước ngoặt tới Mianma vào tháng 12/2011 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và Xinhgapo với nội dung bàn thảo là các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn.

Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi Bắc Kinh có lợi ích. Với việc kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất, Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực.

Cùng với khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh — Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông-Tây trên bán đảo Đông Dương.

Khả năng duy trì tình hình, kinh tế xuất sắc của Bắc Kinh bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có thể nổi lên như là một nguồn phát triển độc lập với nhu cầu (từ bên ngoài).

Sự cần thiết giữ vị trí trung gian giữa lợi ích của Oasinhtơn và Bắc Kinh không phải là điều bất lợi đối với ASEAN như ghi nhận cua Ngoại trưởng Xinhgapo K.Shanmugam. Trong chuyến thăm Oasinhtơn đầu tháng 2/2012, ông Shanmugam đã đề nghị Mỹ cần tránh những bài phát biểu chống Trung Quốc tại cuộc tranh luận trong nước.

Giáo sư Tommy Koh, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giải thích chiến lược của ASEAN “đưa các cường quốc lớn – đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc – lại với nhau và gắn họ vào trong một khuôn khổ hợp tác… do đó giám thiểu việc thiếu hụt niềm tin”.

Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS với cách như vậy, nhằm làm cho ASEAN “chấp nhận được đối với cả Trung Quốc và Mỹ”.

Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò “trung tâm của ASEAN” – quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng dồng ASEAN.

Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN.

Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thật vậy, diễn đàn đã tìm thấy lực kéo đáng kể từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, thể hiện qua sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Tổng thư ký Surin Pitsuwan trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm ngoái đã nói “thực tế việc thế giới quan tâm đến các diễn đàn của ASEAN và sân khấu ASEAN mà chúng tôi mang đến có nghĩa rằng chúng tôi đã phục vụ đúng mục đích của các bên tham gia và có những giá trị từ vai trò quản lý cấu trúc hợp tác đó của ASEAN” (tại Đông Á).

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ lạm dụng tính hữu dụng và hiệu quả của cách tiếp cận như vậy, đặc biệt nếu các nước ASEAN bắt đầu áp dụng cách nhìn “hướng nội, tất cả chỉ là tâm lý ASEAN”.

Thực tế là sự trở nên nổi bật toàn cầu của ASEAN lại đến từ sự sẵn sàng mở cửa đối với thế giới rộng lớn bên ngoài của các nước ASEAN.

Nói cách khác, vị trí trung tâm của ASEAN đã được làm cho khả dĩ bởi vì chính các nước thành viên đã xếp vận mệnh của họ cùng dòng chảy với phần còn lại của thế giới, và với cách làm như vậy, đã dẫn đến kết quả là sự thành công tập thể của cộng đồng ASEAN.

Tuy nhiên, bối cảnh những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp và đa diện sẽ làm nảy sinh xu thế và sức hút khiến ASEAN tự khép cửa nhìn vào trong. Lo lắng trước quan hệ giữa các nước lớn và sự không chắc chắn của việc những tương tác đó sẽ diễn ra như thế nào sẽ làm cho các nước thành viên ASEAN không can dự vảo những thách thức toàn cầu, mà thay vào đó là phát triển xu hướng địa phương thiển cận và tách biệt.

Hiệp ước Bali III (xác định cương lĩnh chung của ASEAN về các vấn đề toàn cầu) được các nhà lãnh đạo ASEAN ký tháng 11/2011 không thể được sử dụng để biện minh cho một cái nhìn cường điệu về ASEAN – trung tâm của thế giới. Thực sự, một kết quả (từ sự nhìn nhận cường điệu) như vậy sẽ làm tê liệt khu vực mà ở đó sự tăng trưởng được tạo lập dựa trên các mối quan hệ đa dạng và năng động giữa các quốc gia thành viên với thế giới.

Hai tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến sự xuất hiện nhiều diễn biến chính trị có thể chỉ rõ tính chất của các vấn đề toàn cầu cho phần còn lại của năm. Các sự kiện như cuộc khủng hoảng Xyri đang diễn ra, bế tắc tài chính tại Hy Lạp và sự thách thức của Iran trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế sẽ kiểm nghiệm tài tháo vát và khả năng giải quyết của cộng đồng trong việc khớp nối một phản ứng phù hợp. Chắc chắn ASEAN sẽ đứng trước thực tế: ASEAN có thể duy trì tới mức độ nào sự can dự toàn cầu cùng lúc với giữ gìn trật tự tại chính ngôi nhà của mình sẽ là một thử nghiệm quan trọng về tính sẵn sàng và tương xứng của ASEAN – với vai trò là một khối.

*

*       *

TTXVN (Niu Yc 28/2)

Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế cho rằng những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á, dặc biệt là Inđônêxia, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đạt được những tiến bộ. Diễn biến đáng chú ý mới nhất là phiên toà bắt đầu diễn ra từ ngày 13/2 tại Giacácta để xét xử Umar Patek, kẻ tình nghi chính cuối cùng của vụ đánh bom tại Bali năm 2002. Tuy nhiên, dù sự thành công của các chiến dịch an ninh gần đây đã làm suy yếu các nhóm cực đoan, nhưng chúng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn mối đe doạ khủng bố. Khả năng xuất hiện các nhóm và tổ chức mới vẫn còn và có thể làm gia tăng những căng thẳng tôn giáo tại khu vực.

Umar Patek, kẻ bị bắt tại thị trấn Abbottabad, nơi các lực lượng đặc biệt của Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5 năm ngoái, bị nghi ngờ là đã cài quả bom 700kg tại khu nghi dưỡng Kuta ở Bali làm 202 người chết, chủ yếu là khách du lịch phương Tây. Umar Patek có thể phải nhận án tử hình nếu bị buộc tội chủ ý giết người, sản xuất bom và các tội khác có liên quan đến vụ tấn công năm 2002, vụ tấn công chết chóc nhất tại Đông Nam Á. Umar Patek cũng bị cáo buộc thực hiện các vụ đánh bom bên ngoài 5 nhà thờ ở Giacácta năm 2000.

Kể từ vụ đánh bom tại Bali, Chính phủ Inđônêxia đã thực hiện một trong những chiến dịch chống khủng bố thành công nhất thế giới. Các cuộc điều tra do lực lượng tình báo dẫn đầu đã giúp đơn vị cảnh sát chống khủng bố Densus 88 bắt giữ được hàng trăm phần tử tình nghi. Những thủ lĩnh đầu tiên của Jemaah Islamiyah (JI), từng là một mạng lưới khủng bố rộng lớn nhất khu vực, bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Những thủ lĩnh kế nhiệm của nhóm này cũng bị xử lý tương tự. Tháng 11/2008, 3 kẻ đánh bom chính tại Bali là Imam Samudra, Amrozi và Mukhlas đã bị xử bắn tại Bali. Noordin Top, thủ lĩnh một nhóm cực đoan tách ra từ JI và đã thực hiện nhiều vụ tấn công quy mô lớn ở Inđônêxia trong giai đoạn 2003 – 2009, bị cảnh sát bắn chết tháng 9/2009. Abu Bakar Bashir, một nhà truyền giáo được cho là thủ lĩnh tinh thần của JI, đã bị bỏ tù do kích động chủ nghĩa khủng bố.

Tại miền Nam Philíppin, đầu tháng 2 vừa qua chính quyền cũng khẳng định đã giết được một thủ lình cao cấp khác của JI là Zulkifli bin Hir. Đại tá Marcelo Burgos, phát ngôn viên của quân đội Philíppin, nói Zulkifli bin Hir, còn được gọi là Marwan, là một trong số ít nhất 15 kẻ bị giết trong cuộc không kích do Mỹ hỗ trợ nhằm vào hòn đảo hẻo lánh Jolo ở miền Nam. Marwan, kẻ được Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD trong chương trình Thưởng cho công lý, được cho là cầm đầu nhóm phiến quân Kumpulun Mujahidin Malaysia. Bị tiêu diệt trong vụ tấn công trên được tin còn có Umbra Jumdail, thủ lĩnh cấp cao của nhóm Abu Sayyaf, và Abdullah Ali, một thành viên người Xinhgapo của JI. Nếu được khẳng định bằng xét nghiệm ADN, 3 cái chết này là một đòn đau đối với những kẻ khủng bố tại Đông Nam Á.

Sau các vụ đánh bom tại Bali, nhiều nhân vật cấp cao của JI đã chạy trốn khỏi Inđônêxia đến các trại huấn luyện của Mặt trận tự do Hồi giáo Moro (MILF), một nhóm nổi dậy lớn ở miền nam Philíppin. Mặc dù các mối quan hệ giữa MILF và JI chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng cả trại của MILF ở đảo Mindanao đã ngày càng không mến khách trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 2000 do nhóm này tham gia các cuộc đàm phán hoà bình với chính phủ. Thay vào đó, các thủ lĩnh JI giao thiệp với Abu Sayyaf, một nhóm nhỏ có căn cứ ở quần đảo Sulu gần đó. Bản thân Umar Patek đã chạy đến Philíppin trước khi về Pakixtan. Quan hệ đồng minh giữa Abu Sayyaf, JI và nhóm đạo Cơ đốc cực đoan đã chuyển hướng sang đạo Hồi – Phong trào Rajah Sulairaan đã gây ra vụ tấn công chết chóc lớn thứ hai tại Đông Nam Á vụ chìm phà chở người làm 116 người chết tại Manila năm 2004.

Giảm, nhưng vẫn nguy hiểm

Do chiến dịch chống khủng bố, JI dường như đã bị xoá bỏ hoàn toàn tại Inđônêxia. Nguy cơ xảy ra các vụ tấn công quy mô như vụ đánh bom 2002 hoặc tinh vi như các vụ tấn công sau đó tại Giacácta, chẳng hạn các vụ đánh bom liều chết vào khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton tháng 7/2009, hiện tại dường như là rất thấp. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng Đông Nam Á hiện không còn chủ nghĩa khủng bố. Tại Inđônêxia, có hàng loạt các vụ tấn công quy mô nhỏ trong năm 2011. Ngay 25/9, một kẻ đánh bom liều chết đã cho nổ tại một nhà thờ ở Surakarta, Trung Java, làm 27 người bị thương. Trước đó là vụ đánh bom tại một trại cảnh sát ở Cirebon Tây Java, vào ngày 15/4 và một vụ tấn công hụt một tháng sau đó tại một nhà thờ ở Tangerang, ngoại ô Giacácta.

Ngoài mối liên hệ lỏng lẻo trong ít nhất hai vụ tấn công với Jemaah Ansharut Tauhid, một nhóm cực đoan được Bashir thành lập năm 2008, các vụ đánh bom trong năm qua dường như được thực hiện bởi các nhóm nhỏ hoạt động độc lập với các nhóm khác. Các vụ tân công cũng dường như là nghiệp dư. Nhóm thực hiện vụ tấn công bất thành tại Tangeiang thậm chí còn liên hệ với Al Jazeera, đài truyền hình tiếng Arập, để yêu cầu đài truyền hình này quay phim vụ tấn công. Kẻ tình nghi chính nói rằng hắn đã học cách làm bom qua xem phim trên Youtube – một cách huấn luyện hoàn toàn khác so với các chuyên gia chất nổ của JI, những kẻ học kỹ năng của mình tại Ápganixtan. Tuy nhiên, cũng có thể rằng, thời gian qua đi các phần tử quá khích mới ở Inđônêxia sẽ giỏi lên, đặc biệt nếu chính quyền để những căng thẳng tôn giáo gia tăng, tạo ra môi trường để các nhóm theo đường lối cứng rắn có thể phát triển. Do đó, các vụ va gần đây giữa người Cơ đốc và người Hồi giáo tại đảo Ambon là nguyên nhân cho lo ngại đó.

Tại miền Nam Philíppin, Abu Sayyaf sẽ yếu đi do việc mất Jumdail, trong khi Marwan thì không còn khả năng truyền những kỹ năng chế tạo bom cho những thành viên mới, nếu thực sự thủ lĩnh này của Jl đã chết. Tuy nhiên, Abu Sayyaf sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với các địa phương dọc theo bờ biển phía Tây Mindanao và quần đảo Sulu. Mặc dù tương đối nhỏ về con số, nhưng nhóm này thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người dân tộc Tausig trên các hòn đảo này.

Nếu không có giám sát tư tưởng của JI, Abu Sayyaf nhiều khả năng sẽ theo đuổi các hành động tội phạm như hành động đầu tiên thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế năm 2000 khi nhóm này bắt cóc 21 người Malaixia lặn ở đảo Sipadan để đòi hàng triệu USD tiền chuộc. Không ai nhận trách nhiệm vụ bắt cóc 2 khách du lịch châu Âu tại đảo Tawi-Tawi vào ngày 1/2, nhưng vụ này cũng giống như vụ bắt cóc được thực hiện bởi nhóm Abu Sayyaf./.

5 bình luận to “788. ASEAN 2012: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC”

  1. Việt Nam và các nước buộc sẽ phải xem xét lại việc mua vũ khí của Nga?

    http://tintuchangngay.info/2012/03/10/vi%E1%BB%87t-nam-va-cac-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-bu%E1%BB%99c-s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3i-xem-xet-l%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87c-mua-vu-khi-c%E1%BB%A7a-nga/

    Rõ ràng từng đấy đã đủ cho Việt nam phải tính đến tìm kiếm mua vũ khí của nhiều đối tác khác hay phải buộc Nga cam kết không bán vũ khí cho Trung quốc với những gì mình đã mua. Điều này thật khó vì dù thế nào con gấu trắng Nga vẫn không chịu cam kết khi nhìn thấy túi tiền khổng lồ va các hợp đồng to lớn gấp nhiều lần mà Việt nam đã đem lại cho họ.

    SU-30 MKI NGA bị tai nạn tại HỘI CHỢ QUỐC TẾ HÀNG KHÔNG PARIS năm 1999

    Sau khi nghe tin Nga bán cho Trung quốc 48 máy bay Su-30 nhiều bạn hàng của Nga ở đông Nam Á đã tỏ ra bất mãn và chắc chắn họ không còn tha thiết với sự chào hàng của con gấu Nga và buộc họ cũng sẽ phải tìm đến các nguồn hàng khác để làm lá chắn chống lại sự bành trướng của Trung quốc hôm nay.
    Người Việt nam đã học câu chuyện về ngụ ngôn “mâu thuẫn”. Một người thợ rèn rao bán cái Mâu để bán được nhiều hàng anh ta nói rằng: “Hỡi các vị khách hãy mua mau mâu của tôi. Vũ khí này  không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng!”


    Máy bay Nga TU-144 Tupolev rơi vì tai nạn do kỹ thuật !!! nghe đâu các bác ấy CÓP SAO CONCORDE của PHÁP !!!!

    Khi bán gần hết Mâu thì anh ta lại đem bán Thuẫn và ra rằng: “Hỡi mọi người hãy mua đến mua Thuẫn của tôi. Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm không thủng!”

    Và khi khách hàng những người đã nhẹ dạ nghe anh ta nói hay, rao khéo bỏ tiền mua Mâu của anh hỏi anh ta rằng: “Anh nói Mâu anh không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng và nay anh lại nói cái Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm chẳng thủng! Vậy liệu lấy các Thuẫn hôm qua anh bán để đâm cái thuẫn này liệu có thủng chăng? Đó là một mặt của mâu thuẫn trong mua bán với thợ rèn gấu trắng Nga.
    Một mặt nữa người ta thấy được sự không đẹp của kẻ rèn dao, sản xuất vũ khí cho các bên chém giết nhau miễn là thu được nhiều tiền bất chấp chữ tín nhiệm và đạo đức. Đây là bài học lớn để mọi quốc gia phải xem xét khi mua hàng của Nga. Nhưng cái khó là các quốc gia khác có chịu bán thứ mà Việt nam cần thiết mua để bảo vệ đất nước của mình trước kẻ thù nguy hiểm hay không và làm cách nào để có thể sắm được thì lại là một bài toán khác. Chuyện này các nhà lãnh đạo Việt nam đang phải tính toán kẻo không mua thuẫn về không thể bảo vệ được mình khi kẻ khác mua mâu chém mình. Bài toán bảo vệ đất nước đang đặt ra cần có câu trả lời.
    Ngày 7 tháng 3 năm 2012.
    © Nguyễn Hoàng Hà

  2. Quả thực ASEAN có vị trí khá quan trọng trên bản đồ kinh tế, địa – chính trị thế giới. Đó là điều không thể phủ nhận. với sự năng động tích cực, với nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào ASEAN chắc chắn sẽ là ột trong những đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Chính vì sự quan trọng đó nên khu vực này cũng thu hút sự quan tâm của các nước lớn. Các nước lớn, không nước nào muốn mất phần mình ở khu vực này cả. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trong xu thế hội nhập các nước cùng hợp tác, cùng cạnh tranh, thậm chí tranh chấp, uy hiếp, xâm phạm lẫn nhau vì mục đích riêng của mình thì vấn đề làm sao vừa bảo toàn vừa phát triền là hết sức quan trong, hết sức khó khăn, phải linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cương quyết dựa trên những nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, đảm bảo sự độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cùng có lợi. Không cho phép bất cư một kẻ nào lợi dụng, đàm phán thỏa thuân trên lưng chúng ta để làm tổn hại đến đất nước chúng ta.

  3. MỘT BẠN ĐỌC said

    Thủ tướng Tàu ÔN GIA BẢO vừa tuyên bố hôm qua 04/03/2012 trước Quốc hội Trung Quốc hôm qua :” Trung Quốc phải Chiến thắng “cuộc chiến cục bộ” .

    Cục bộ đây tức là Việt nam . Có lẽ họ đã thấy rõ. Chiếm Viêt nam có nghiã chiếm luôn biễn Đông mà không ai can thiệp vào một nuớc cô thế mang danh nghiã Cộng sãn. Chiếm VN là vưà chiếm vùng giàu tài nguyên, là mở đuờng bành truớng thế lực về huớng nam, là vưà trả nợ ân oán ” phản ơn” và tham vọng “Liên Bang Đông duơng ” (1)

    Chiến đấu miền Nam để “thống nhất đất nuớc ” chĩ là dối trá. Đó chĩ là tham vọng “Liên Bang Đông duơng ” cuả đãng CSVN phải trả giá gần ba triệu mạng nguời với đồng minh dân chủ tại miền nam
    và gần một trăm ngàn xác tại biên giới trả nợ cho tham vọng cuả một nguời và một đãng .
    —————————————————————–
    (1)Contrary to popular myth about Ho Chi Minh‘ s dream to building n “Indochinese Federation“ under Vietnamese control that supposedly led him to found the ICP, the notion
    of a broader Vietnamese responsibility for “Indochina was imposed by the Moscow based Communist International, or Comintern. (p.118 ,BROTHER ENEMY Nayan Chanda)

  4. hoacomay said

    ASEAN chỉ đóng vai trò như một diễn đàn khu vực những không có thực lực lớn về kinh tế, chính trị và quân sự nên nếu đặt vấn đề như tác giả bài viết trên sợ là hơi quá hoang tưởng. Giả sử TQ đánh một quốc gia nhỏ thuộc ASEAN vì lí do biển đảo thì liệu các nước còn lại sẽ làm gì ? chắc chắn sẽ chỉ là những lời can ngăn suông mà thôi nếu không có sức ép của Hoa Kỳ và các đồng minh mạnh như Nhật , Hàn Quốc, Úc…
    Singapore có tới 75% người Hoa nên cũng như Đài Loan họ liên minh với Mỹ nhưng vẫn không “khoái” gì khi Việt nam mạnh và chưa chắc đã thực lòng bênh vực Việt nam khi TQ gây hấn với VN. Đó là một thực tế mà VN cần nhận thức rõ để đùng quá tin tưởng, trông cậy vào ASEAN trong vấn đề an ninh quốc gia hiện nay.

  5. Trung Quốc lạc trong mê hồn thế trận liên hoàn
    ====================== ============

    Khựa quan tâm theo dõi mắt ti hí

    Lần đầu ‘Vai kề vai’ (1) tập trận Nhật – Phi

    Chuẩn bị chiến lược cản Tàu trên Biển

    Đông….Chiến thắng “cuộc chiến cục bộ” (2) dễ gì ? !

    Quân Liên minh an ninh Mỹ – Nhật

    Úc – Hàn tập trận lần đầu trong Sử thi

    Việt Nam – Tân Gia Ba cũng dự

    Chệt lạc trong vòng vây quân viện chi !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    (1) Cuộc tập trận Balikatan, trong tiếng Phi Luật Tân có nghĩa là ‘vai kề vai’, sẽ diễn ra trong vòng một tuần từ cuối tháng Ba cho đến đầu tháng Tư tại vùng biển ngoài khơi Đảo Palawan. Cũng theo báo Japan Times, Việt Nam sẽ tham dự cuộc tập trận ‘Balikatan’ thường niên của quân

    (2) Thủ tướng Tàu ÔN GIA BẢO vừa tuyên bố hôm qua 04/03/2012 trước Quốc hội Trung Quốc hôm qua « Trung Quốc phải Chiến thắng “cuộc chiến cục bộ” ». Trong khi báo Nhật đưa ra nói về bối cảnh Trung Quốc chi tiêu tăng lên cho quốc phòng thêm 11,2 phần trăm, lên chừng 100 tỷ đô la trong năm 2012.

Bình luận về bài viết này