BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Một 4th, 2015

3252. Bùi Tín: Ước mong cháy bỏng đầu năm

Posted by adminbasam trên 04/01/2015

Blog VOA

Bùi Tín

03-01-2014

Năm 2015 mở đầu. Ai cũng có những ước mong tốt đẹp nhất cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.Nhưng thế nào là những ước mong hợp tình hợp lý, lành mạnh? Thế nào là những ước mong và hành động quá đáng, phi lý, có hại, có khi nguy hiểm?

Theo báo mạng Hong Kong Weibo, khi viên tướng Từ Tài Hậu, ủy viên Quân ủy Trung ương đảng CS Trung Quốc đầy quyền uy, bị bắt giam, tài sản bị thống kê, niêm phong, trong đó đồ trang sức, vàng bạc và cả một kho tiền giấy lên đến 15 tỷ nhân dân tệ, bằng khoảng 2 tỷ US$. Lập tức các mạng blogger tự do từ Bắc Kinh, Thượng Hải đến Quảng Châu, Đài Bắc, đặt ra nhiều câu hỏi, vì sao người cộng sản từng cổ vũ lối sống giản dị bình dân, từng ca tụng bản chất vô sản lại chạy theo những giá trị vật chất một cách quá sức tưởng tượng đến vậy? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

3251. GS Nguyễn Văn Tuấn: Nền giáo dục miền Nam 1954-1975

Posted by adminbasam trên 04/01/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

03-01-2015

H1Tôi là một “sản phẩm” của nền giáo dục miền Nam thời trước 1975 (VNCH). Nhưng dữ liệu về nền giáo dục đó rất khó tìm. Hôm nay đọc được một bài về giáo dục miền Nam của tác giả Trần Văn Chánh. Bài viết có vài số liệu, nên tôi muốn cóp về trang blog để tham khảo. Bài rất dài, nên tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn quan tâm. Tôi trích dưới đây vài dữ liệu trong bài viết của tác giả TVC.

Bây giờ nhìn lại và nói cho công bằng, những bậc tiền nhân VNCH đã tạo được “nền nóng” tốt cho nền giáo dục thời VNCH. Trường học phát triển khắp nơi. Thời đó đã có những trường cao đẳng cộng đồng (kiểu Mĩ) ở nhiều tỉnh vùng. Mỗi tỉnh có một trường kĩ thuật (như Nông Lâm Súc – đại học Nông Lâm ngày nay). Sinh viên được tuyển chọn thích hợp và khắt khe, nên đến năm 1975 cũng chỉ có 150 ngàn người. Sinh viên sư phạm được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, và khi tốt nghiệp họ được xã hội kính trọng, đúng với tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Các giáo sư (rất ít) được tiến phong đàng hoàng. Đặc biệt là giáo dục đại học đã được tự chủ (khái niệm mà bây giờ VN đang bàn cãi!) Đặc biệt quan trọng là nền giáo dục đó có tự do học thuật khá tốt, chứ không bị chính trị hoá như hiện nay. Đọc đoạn cuối (tôi trích trong note) chúng ta thấy ngay cả ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng phải chào thua quyết định của hiệu trưởng Đại học Đà Lạt. Thời đó dĩ nhiên không có chuyện “cử tuyển” hay “nâng cấp”. Chúng ta còn nhớ Gs Phạm Biểu Tâm không nhận con gái của ông Ngô Đình Nhu vào học trường y vì cô ấy thiếu điểm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »