Posts Tagged ‘VNCH’
Posted by adminbasam trên 18/01/2017
FB Trịnh Kim Tiến
18-1-2017

Tác giả Trịnh Kim Tiến
Những năm trước đó trong cuộc đời, nếu có ai đó hỏi tôi nghĩ gì về những trận hải chiến năm xưa, tôi sẽ chẳng thể trả lời họ. Vì tôi không hề được biết cái gì gọi là nỗi đau Hoàng Sa, cái gì là nước mắt Trường Sa? Những trận hải chiến đã diễn ra vào những năm 1974 và 1988, vì lý do gì? Tôi chưa bao giờ được nghe về những sự kiện này khi con còn đi học. Tôi cũng không hề được thấy thông tin về những cuộc chiến đã đi vào lịch sử trên truyền thông đại chúng.
Bởi sức mạnh của công nghệ thông tin mà giờ đây những hy sinh của người lính năm nào không còn là bí mật của quá khứ, nhiều người đã biết đến những ký ức đau thương trong lịch sử giữ nước của người Việt, trong đó có tôi.
Những năm gần đây người ta buộc phải nhìn nhận về những mất mát của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 2 cuộc hải chiến Hoàng – Trường Sa trên các mặt báo. Thế nhưng sự thật về những cuộc chiến vẫn không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Và vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Trịnh Kim Tiến, VNCH | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 10/06/2016
VOA
9-6-2016

Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6/2016. Ảnh: USDoD
Một quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt, từng là người tị nạn rồi được một cặp vợ chồng Mỹ nhận làm con nuôi, mới đây đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành người thứ hai trong cộng đồng vươn lên vị trí này.
Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6.
Trước ông Thể, năm 2014, Đại tá lục quân Hoa Kỳ Lương Xuân Việt đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành quân nhân Mỹ gốc Việt đầu tiên có cấp bậc cao nhất.
Cả hai vị tướng gốc Việt này từng là thuyền nhân, và được nước Mỹ nhận làm người tị nạn sau khi rời Việt Nam.
Trong buổi lễ thăng tướng hôm 30/5, ông Thể dùng tiếng Việt để gửi lời cảm tạ các quân nhân Việt Nam Cộng hòa: Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Châu Lập Thể, Chuẩn tướng, VNCH | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 29/04/2016
Nguyễn Tuấn Khoa
29-4-2016

Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 không ai không biết đến điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng Thương Tiếc đặt tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa năm 1966. Chính đứa con mà ông yêu quý nhất này đã đưa ông lên đỉnh danh vọng để rồi đẩy ông xuống đáy địa ngục. Ký ức tháng Tư đen cùng câu chuyện hơn 41 năm qua lời kể của thầy tôi, thật nặng nề.
Thầy Thu tuổi Giáp Tuất (1934), dạy môn Hội Họa cho tôi, anh em tôi và những ai đã từng học tại trung học Võ Trường Toản (VTT) từ năm 1958. Ông có dáng người chắc khỏe, tầm thước, đi dạy bằng xe Jeep cao màu xanh dương, mặc áo chemise trắng, đeo cravat đỏ luồn vào trong bụng dưới khuy áo thứ 2. Cá tính rất mạnh, nghiêm khắc, khó gần. Ông dạy học trò cầm bút chì theo kiểu cầm archet khi chơi violon. Ông dễ nổi nóng và đánh đòn học sinh nào cầm bút theo kiểu viết, dùng thước “vẽ” đường thẳng. Mỗi buổi học ông chọn ra 2, 3 bài vẽ tệ nhất, dùng dây kẽm cột chổi để treo bài lên cổ người vẽ, bắt đứng trước lớp cho đến khi hết giờ. Nguyễn Minh Trí, bạn học của chúng tôi từ lớp 6/5 cũng là con trai của ông, thường xuyên bị đòn đau; lớp tôi ai cũng thương nó vì nghĩ rằng nó chịu đòn thay cho cả lớp. Có lẽ nhờ sự nghiêm khắc của ông mà trình độ hội họa của chúng tôi lúc đó như người khổng lồ so với các học sinh cấp II bây giờ? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Thanh Thu, Nguyễn Tuấn Khoa, Tù chính trị, VNCH | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/03/2016
Thạch Đạt Lang
1-3-2016

Ảnh bìa sách “Tháng Ba Gãy Súng”. Nguồn: NXB Văn Học.
Tháng Ba Gẫy Súng không phải là một truyện dài mà là hồi ký của một cựu trung úy Thủy Quân Lục Chiến, viết về một đoạn đời binh nghiệp ngắn ngủi của ông, thời gian không quá nửa tháng, đầy hào hùng nhưng cũng đầy đau thương, phẫn nộ, bi đát mà ông trải qua.
Tôi đọc hồi ký này lần đầu tiên năm 1990, nhân một cuộc họp mặt giữa những người bạn cũ, một người đã tặng tôi cuốn hồi ký. Nay nhân dịp tháng ba 2016, tôi muốn giới thiệu với các bạn trẻ VN, trong nước cũng như hải ngoại về cuốn hồi ký này.
Đây không phải là cuốn hồi ký được viết để chạy tội, khoe khoang thành tích, hoặc bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình như nhiều cuốn hồi ký của các lãnh đạo đất nước, tướng lãnh trong quân lực VNCH đã được in ấn, xuất bản tại hải ngoại.
Tôi cũng không có ý đề cao quyển hồi ký, bởi tự nó đã có giá trị qua việc tái bản 10 lần, đồng thời đã có nhiều nhà văn, nhà báo bình luận về cuốn hồi ký, không thấy ai chê bai, chỉ trích về giá trị sống thực của nó. Ấn bản trên giấy có thể không còn, nhưng độc giả muốn đọc nguyên tác, có thể tìm thấy trên mạng dưới dạng PDF: Tháng Ba Gãy Súng Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: Cao Xuân Huy, Chế độ VNCH, Quân đội VNCH, Tháng Ba gãy súng, Thạch Đạt Lang, Thủy quân Lục chiến VNCH, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 28/02/2016
Nguyễn Quang Duy
28-2-2016
Được BBC phỏng vấn ông Dương Trung Quốc cho biết ông không bao giờ nghĩ mình là “người đối lập” vì cơ chế chưa có đối lập và đã theo luật chơi của cơ chế thì phải theo đúng luật chơi.
Cũng trên BBC, tác giả Nguyễn Tiến Trung nhận xét “thắng cuộc không phải là thắng cử!”, trong khi người dân khao khát thay đổi thì đảng Cộng sản vẫn không chấp nhận đối lập, nên không thể xem là chính danh.
Muốn thay đổi cần có chiến lược
Đối lập là phương cách đấu tranh nghị trường bởi thế cần có tổ chức và có chiến lược đối lập. Chưa có đối lập nỗ lực thay đổi từ bên ngoài chỉ là đối kháng. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Chiến lược phát triển, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/01/2016
FB Trương Nhân Tuấn
Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa: Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
17-1-2014

Dân Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa. Nguồn ảnh: internet
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền CSVN thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 30 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của TQ từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17-1-1974. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: Hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 31/12/2015
RFA
Thanh Trúc, phóng viên RFA
31-12-2015

Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 2015 đến ngày 6 tháng 01 năm 2016. Photo by Huỳnh Công Thuận.
Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.
Những mảnh đời rách nát
Năm 1999, tại Pháp, tuyển tập góp nhặt những bài viết ngắn do các thương phế binh trong nước gởi ra, được nhà báo Nguyển Văn Huy và bác sĩ Phan Minh Hiển biên soạn lại dưới tựa đề Những Mảnh Đời Rách Nát, là tiếng chuông vang đầu tiên về cuộc đời khốn khổ của thương binh miền Nam ngay sau 30 tháng Tư 75. Dần dà, khi cuộc sống ổn định, những cựu quân nhân và những người dân Việt thoát ra bến bờ tự do bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Quân đội VNCH, Thương phế binh VNCH, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 31/12/2015
RFA
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
31-12-2015

Một thương phế binh VNCH sau buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP Photo
Những mất mát của thân thể không thể thay thế
Sau chiến tranh người thương phế binh VNCH bị phân biệt đối xử một cách công khai bởi những người chiến thắng, tuy nhiên đối với gần như hầu hết bộ đội miền Bắc thì cái nhìn của họ đối với người từng cầm súng phía bên kia chiến tuyến không vô cảm và cục bộ như của chính quyền hiện nay.
Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 40 năm nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại trên rất nhiều phần thân thể của những người thương phế binh chế độ cũ. Vết thương trên mình có thể lành nhưng mất mát của thân thể không có gì thay thế được.
Trong những cuộc chiến giữa hai quốc gia thì thương phế binh được đất nước của mình chăm sóc kể cả khi thua cuộc nhưng trường hợp Việt Nam thì khác, cả hai phía cùng một quốc gia nên kẻ thắng cuộc cũng là người thua mặc dù chỉ một một nửa dân số, trong đó có hàng chục ngàn thương phế binh của chế độ cũ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Quân đội VNCH, Thương phế binh VNCH, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 30/12/2015
RFA
Việt Hà, phóng viên RFA
30-12-2015

Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015. Ảnh do văn phòng DB Alan Lowenthal gửi RFA
Hôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu Zoe Lofgren và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư tại Mỹ. Nhân dịp này, Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Lowenthal về đề nghị này.
Không có ai tranh đấu cho họ
Việt Hà: Thưa Dân biểu, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm về trước. Đã có nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa được sang định cư tại Mỹ theo chương trình ra đi có trật tự ODP và chương trình nhân đạo HO từ lâu. Tại sao đến bây giờ Dân biểu cùng với các Dân biểu khác quyết định đưa ra đề nghị định cư các thương phế binh VNCH còn ở lại Việt Nam sang Mỹ? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Nhân đạo, Qua Mỹ định cự, Quân đội VNCH, Thương phế binh VNCH, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 28/12/2015
Bloomberg
Tác giả: John Boudreau và K Oanh Ha
Người dịch: Trần Văn Minh
23-12-2015
Những gia đình từng là đồng minh Mỹ, bị ngăn cản, không được gia nhập Đảng Cộng sản
Vũ Tiến, một sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, giữ hình ảnh của cha, người đã phục vụ trong quân đội VNCH đã từng cầm quyền miền nam từ năm 1954 đến 1975. Nguồn: Bloomberg
Là một sinh viên tốt nghiệp từ một trong những trường có uy tín nhất ở Việt Nam, Cao, 22 tuổi, dường như có một tương lai tươi sáng phía trước – nếu gạt bỏ vấn đề lý lịch sang một bên. Anh tìm thấy triển vọng về sự nghiệp của mình bị vây hãm bởi những di sản còn sót lại của một cuộc chiến đã kết thúc gần hai thập niên trước khi anh được sinh ra. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Chủ nghĩa lý lịch, Phân biệt đối xử, Quân đội VNCH, VNCH, Đặc quyền đặc lợi | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/12/2015
Đôi lời: Đây là bài thứ 9 trong loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Xin được nhắc lại, cá nhân ông Nguyễn Công Khế hoặc những người được nêu tên trong loạt bài này, nếu thấy những thông tin đưa ra không đúng sự thật, hãy viết bài phản bác. Trang Ba Sàm sẽ đăng tất cả những bài phản bác có liên quan đến vụ việc này.
____
Nguyễn Công Khế
CLB Nhà Báo Trẻ
23-12-2015
Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tham nhũng, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/10/2015
BĐLB VOA
Trần Phan
2-10-2015

Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu và Huỳnh Kim Báu ký tên, được trang Bauxite Vietnam đăng ngày 12/10/2015.
Ý thứ 1: Tôi kính trọng lòng can đảm và lý tưởng của anh Lê Hiếu Đằng và các bạn những năm trước 1975… Nhưng con đường các anh đã đi có hiệu quả không?
Tôi đồng ý rằng anh Lê Hiếu Đằng “đã hiến dâng cả cuộc đời từ lúc còn thanh niên cho đến khi nằm xuống ở tuổi 70 cho lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giành lại độc lập cho đất nước, tự do dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân”.
Tuy nhiên, những dòng “nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng” cho tôi cảm giác nặng nề của một người chưa ra khỏi cái lồng tư tưởng của chính mình để nhập vào dòng sống mới, tư tưởng mới, thời đại mới. Tôi đồng ý rằng anh Đằng và các bạn của anh có lý tưởng thật, và chính lý tưởng đó khiến các anh chống lại chế độ miền Nam mà các anh từng đinh ninh rằng đó là chế độ đang bóc lột dân chúng, đang làm nghèo đất nước, chính là “bè lũ bán nước” được “bọn cướp nước” nuôi dưỡng. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Lê Hiếu Đằmg, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 07/10/2015
BBC
7-10-2015

Ông Nguyễn Viết Dũng bị khởi tố tội ‘gây rối trật tự công cộng’ . Ảnh: Facebook
Luật sư và gia đình ông Nguyễn Viết Dũng, người bị khởi tố tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ do mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện tại Hồ Gươm hôm 12/4, cho biết phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra trong hai tháng tới tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Viết Dũng, biệt danh trên mạng xã hội là Dũng Phi Hổ, đã bị tạm giam và khởi tố theo Điều 245 tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ từ cuối tháng 4/2015 đến nay.
Ông bị bắt sau khi tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội hôm 12/4.
Ông được miêu tả “mặc áo thun có in hình quốc huy Việt Nam Cộng Hòa và đằng sau in dòng chữ tiếng Anh với nghĩa “Dân không sợ chính quyền, chỉ có chính quyền mới sợ dân”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Cờ vàng, Dũng Phi Hổ, Nguyễn Viết Dũng, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 06/10/2015
Tuấn Khanh
6-10-2015
Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.
Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Chủ nghĩa lý lịch, Giám đốc trẻ, Lê Phước Hoài Bảo, Tương lai tăm tối, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 29/09/2015
FB Tuan-Minh Nguyen
Bùi Anh Trinh
29-9-2015
Tôi nhận bài viết của tác gỉa Bùi Anh Trinh vào Sep 14, 2015 nhưng tôi quyết định giữ đến ngày hôm nay. Có thể bài viết đã được đăng trên online.
—–
VTL September 14, 2015.

* Ngày 29-9 năm nay đã là ngày giỗ thứ 14 của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng Ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.
Ⅰ – PHẢI CHĂNG MỸ BỎ RƠI?
Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3 triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Văn Thiêu, Quân đội VNCH, Tổng thống VNCH, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 29/09/2015
Đôi lời: Tưởng niệm 14 năm ngày ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH, qua đời (29-09-2001), xin được giới thiệu bài viết của ông David Lamb, phóng viên báo LA Times, viết về ông Thiệu ngay sau khi ông qua đời. David Lamb đã từng có nhiều năm làm việc ở Việt Nam, tường thuật sự kiện 30-4-1975, ngày Sài Gòn rơi vào tay CS Bắc Việt. Đây là quan điểm của một ký giả nước ngoài 14 năm về trước, nên có thể có những thông tin không chính xác, như vụ mang theo 16 tấn vàng (bài này ghi 15 tấn hành lý) mà nhiều năm sau mới được tiết lộ trên báo Tuổi Trẻ.
____
LA Times
Tác giả: David Lamb
Người dịch: Trần Văn Minh
01-10-2001

Nguồn ảnh: Internet
Ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống trong giai đoạn chiến tranh ở Nam Việt Nam, đã phải đi lưu vong chỉ vài ngày trước khi đất nước ông rơi vào tay quân đội Cộng sản Hà Nội vào năm 1975, đã qua đời hôm thứ Bảy, từ lâu tin rằng ông bị đồng minh Mỹ phản bội trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Ông thọ 78 tuổi.
Ông Thiệu, ra đi tại nhà riêng ở Foxboro, ngoại ô Boston, hôm thứ Năm, đã để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Một trong số những câu hỏi: Tại sao ông bỏ ngỏ cao nguyên Trung phần cho quân xâm lược Hà Nội vào tháng 3 năm 1975? Quyết định đó đã dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn một tháng sau.
Ông Thiệu giữ vai trò quan trọng trong mọi sự kiện lớn tại Việt Nam trong suốt một thập niên, từ việc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, đến Hiệp định Hòa bình Ba Lê năm 1973, là điều mà ông chống lại một cách cay đắng, cho đến những ngày hỗn loạn cuối cùng của Sài Gòn. Ông đã rời khỏi nước khi xe tăng Bắc Việt cán qua công Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4, kết thúc một cuộc chiến đã lấy đi 3 triệu sinh mạng người Việt Nam và 58.000 người Mỹ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: Cộng sản Bắc Việt, Nguyễn Văn Thiêu, Quân đội VNCH, Tổng thống VNCH, VNCH | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/09/2015
FB Hoàng Ngọc Tuấn
5-9-2015
Hôm nay, tôi thấy trên trang Diễn Đàn Forum có một bài viết của Nguyễn Ngọc Giao, dưới nhan đề “Tiếc thương Trần Hạnh”, trong đó có một đoạn văn khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên, vì đoạn văn ấy có những chi tiết khác hẳn với những gì tôi nghe chính anh Trần Hạnh kể cho tôi. Đoạn văn ấy của Nguyễn Ngọc Giao như thế này:
Tiễn biệt Trần Hạnh, tôi chỉ xin kể lại một câu chuyện được anhtâm sự. Những năm qua, tôi nhiều lần muốn viết, nhưng vẫn ngừng tay vìmuốn đợi chính anh viết ra. Nay anh đột nhiên ra đi, tôi xin vắn tắtkể lại. Cha anh là một sĩ quan cấp tá Việt Nam cộng hoà, thuộc ngành quân pháp. Trần Hanh kể lại năm 1972, khi anh sang Úc du học (học bổng Colombo), cha anh chỉ dặn một câu : cố gắng học hành, không tham gia chính trị. Sau năm 1975, ông bị đưa đi “học tập cải tạo”, tôi không nhớ bao nhiêu năm, chỉ mang máng khá lâu. Khi ông trở về, cha con gặp nhạu, Hạnh hỏi ông ở tù ra sao, ông không chịu kể, chỉ nói : “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng, có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn”. Mấy năm sau, ông qua Mỹ theo diện HO. Hạnh kể lại cái tết đầu tiên, họp mặt đầy đủ toàn thể gia đình ở California. Ông mang ra cái áo cũ, còn thấy vết máu. Đó là cái áo của cụ thân sinh bị giết tết Mậu Thân ở Huế, mà một người chú của Trần Hạnh đã gìn giữ cho con cháu dòng họ. Không một lời, ông đã đốt cái áo ấy, như người ta đốt vàng mã trong ngày tết gia đình sum họp tưởng nhớ tổ tiên.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Ngọc Giao, Quân đội VNCH, Tranh luận, VNCH | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 28/04/2015
BBC
28-04-2015

Việt Nam đã để lỡ mất cơ hội phát huy những thành quả của miền Nam để lại do chìm đắm trong tư tưởng của bên thắng cuộc, theo Tiến sỹ Vũ Minh Khương
Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975 do coi thường các thành quả trong chính sách của Việt Nam Cộng hòa. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: 30 tháng 4, VNCH | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 19/04/2015
VOA
Trà Mi
17-04-2015

Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 4 thập niên, nhưng mâu thuẫn trong nội bộ người Việt dẫn tới cuộc chiến và phát sinh từ sau ngày 30/4/75 tới nay vẫn chưa được hóa giải bất chấp những nỗ lực ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’.
Nguyên nhân vì sao và làm thế nào để người Việt thật sự ‘hòa hợp-hòa giải’ với nhau? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi hôm nay giữa Trà Mi VOA với một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng xuất thân từ gia đình cách mạng có công lớn với chế độ cộng sản Việt Nam, người từng lãnh án tù vì các hoạt động đấu tranh dân chủ và bị trục xuất sang Mỹ tị nạn chính trị cách đây một năm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: 30 tháng 4, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 17/04/2015
Nguyễn Văn Tuấn
15-04-2015
Thế là cuối cùng thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được giải oan. Số vàng (16 tấn) ông để lại Việt Nam, nhưng chính quyền mới thì đem bán số vàng đó. Vậy mà bao nhiêu năm qua, người ta tuyên truyền rằng ông cựu tổng thống VNCH đem 16 tấn vàng ra nước ngoài! Sự việc nói lên một lần nữa rằng những tuyên truyền dối trá rồi cũng sẽ có ngày được chứng minh là dối trá.
Thời đó (1975) 16 tấn vàng trị giá khoảng 120 triệu USD (hay 300 triệu USD hiện nay). Rất nhiều báo chí, phía VNCH cũng như phía cộng sản, thời đó đều cho rằng ông Thiệu đã đem 16 tấn vàng ra nước ngoài và sống cuộc sống xa hoa. Đến năm 2006, ngay cả đài BBC cũng đưa tin như thế, và họ dẫn từ một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh. Biết bao nhiêu lời nguyền rủa ông Thiệu trong suốt 20 năm. Người ta cáo buộc rằng ông ăn cắp tiền của quốc dân để sống cuộc đời sung sướng ở hải ngoại. Ngạc nhiên thay, ông cũng chẳng có đính chính gì trên báo về những cáo buộc đó. Ông là một trong những lãnh đạo VNCH rất kín tiếng khi ra nước ngoài. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Văn Thiêu, Quân đội VNCH, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 17/04/2015
Blog RFA
Tuấn Khanh
16-04-2015
Ngày 14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được tin chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột. Nơi đến quen thuộc và đầm ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im lặng sập cửa mà không một lời giải thích, theo lệnh của linh mục Giám tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
Không chỉ riêng các thương phế binh VNCH sửng sờ, mà chính những người tham gia phục vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Dòng Chúa cứu thế, Thương phế binh VNCH, VNCH | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 10/04/2015
THĐP
Ku Búa
08-04-2015

Ảnh: Leon_Ting
32 thứ đế chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam
Chúng ta đã được dạy rằng Đế Chế Pháp đã xâm lược và đô hộ Việt Nam. Họ đã bốc lột đất nước và người dân Việt Nam để làm giàu cho nước họ. Họ không cho chúng ta tự do ngôn luận và cai trị với phương pháp ngu dân. Đó là lý do tại sao Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước. Để giải phóng đất nước và dân tộc khỏi sự cai trị ngu đần và bốc lột của Đế Chế thực dân Pháp.
Nhưng trong bài viết này, với tư cách là một người đang được thừa hưởng sự hòa bình, tôi xin nêu ra những gì mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam. Theo phân tích của tôi, Đế Chế Pháp đã khai sáng đất nước Việt Nam từ 4000 năm đen tối trong 1 thế kỷ mà họ đã cai trị ở đây. Dĩ nhiên, chế độ nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, nhưng nếu chúng ta chỉ coi Pháp là một đế chế xâm lược mà phủ nhận những gì họ đã đóng góp cho Việt Nam, đó là một sự thiếu hiểu biết và ngạo mạn. Sau đây là 32 điều và thứ mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam và sẽ bắt đầu với thứ quan trọng nhất. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 12/03/2015
Viet-studies
Chương 8: NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM NƯỚC NGOÀI
11-03-2015
Trong thời gian làm dân biểu từ 1967 đến 1971, tôi có nhiều dịp đi thăm nước ngoài. Lần đầu tiên tôi cùng 5 dân biểu khác được Hạ Nghị Viện chính thức cử đi thăm xã giao các nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Lần đó tôi làm Trưởng đoàn, cùng đi với tôi có Nguyễn Văn Lễ, dân biểu tỉnh Gò Công (sau giải phóng mới lộ diện ông Lễ là cán bộ quân báo của Cộng sản. Trước đây ông từng là Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia của nhiều tỉnh. Không ai ngờ ông Nguyễn Văn Lễ hoạt động cho cộng sản. Tướng tá ông có vẻ nông dân, ông luôn theo phe thân chính phủ, từng nhiều lần ngửa tay nhận tiền của Phụ tá Tổng thống Nguyễn Cao Thăng và Phụ tá Tổng thống Nguyễn Văn Ngân. Trong các kỳ họp của Quốc hội, ông Lễ chẳng bao giờ phát biểu ý kiến, ông chỉ giơ tay bỏ phiếu thuận theo phe thân chính quyền. Ông chơi thân với những tay “cù lự” như Nguyễn Bá Cẩn, Võ Văn Phát, Huỳnh Ngọc Anh…Thế mới biết phía Cộng sản chuyên môn cài tình báo vào sâu trong phe chính quyền “bảo hoàng hơn vua”. Tiền của Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Thiệu ông Lễ cứ ăn, nhưng phận sự làm điệp báo ông vẫn cứ âm thầm làm. Đâu có ai ngờ Cựu trưởng ty công an Gò Công, Trưởng ty công an Trà Vinh lại mang hàm Trung uý của quân giải phóng). Xin đóng ngoặc lại về ông Nguyễn Văn Lễ để tiếp tục câu chuyện đi thăm sáu nước Á Châu. Cùng trong chuyến đi của tôi còn có Bùi Văn Nhân, dân biểu đại diện cho Phật giáo Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Danh Cường dân biểu tỉnh Trà Vinh, Tăng Cửu dân biểu Chợ Lớn. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 10/03/2015
Viet-studies
Chương 7: NHỮNG MỐI LIÊN LẠC
10-03-2015
Quan hệ với Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Bạc Liêu
Quan hệ với người Hoa trong Chợ Lớn
Lúc tôi giữ chức vụ Đệ nhất Phó Tổng thư ký Hạ Nghị Viện, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tuần báo Đại Dân Tộc, không phải chỉ có bà Jacqueline, chị vợ Tổng Thống Thiệu và ông Nguyễn Cao Thăng chủ hãng thuốc OPV liên hệ riêng với tôi. Sau Tết Mậu thân, khoảng tháng 4-1968, MTDTGP miền Nam tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng có cử người quan hệ móc nối tôi. Người trực tiếp làm việc đó, thân cận với tôi, nhà sư trẻ Thích Quảng Thiệt tục danh Nguyễn Thái Hạo.
Quảng Thiệt mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng ăn nói hoạt bát, khéo giao dịch. Màu áo già lam mở rộng nguồn giao du đi lại của ông ta với chính quyền. Cửa Dinh Tỉnh trưởng thỉnh thoảng mở rộng đón ông ta vào để nghe tường trình về nguyện vọng của dân. Lợi dụng nhãn hiệu thầy tu, Quảng Thiệt chơi với đủ hạng người trong xã hội. Từ Phó Trưởng ty Công an Bạc Liêu phụ trách Cảnh sát Đặc biệt Đặng Thành Lý tới Đại tá Tỉnh trưởng Bạc Liêu, các sĩ quan an ninh tiểu khu, an ninh Sư đoàn 21, đâu đâu cũng có vóc dáng đi lại của nhà sư trẻ. Miệng luôn luôn lớn tiếng giải bày các oan ức của dân, Quảng Thiệt lúc đó cũng là cái loa tuyên truyền cho các hoạt động dân cử của tôi. Nhưng sâu sắc hơn, Quảng Thiệt âm thầm nhiều lần đi vào bưng dự các cuộc họp của Ban Dân vận Măt Trận với tư cách đại diện tôn giáo. Mỗi lần đi về Quảng Thiệt đều có nói nhỏ cho tôi nghe. Có lần Thiệt nói: “Chú Ba Quốc, chú Năm Quân đánh giá tốt vai trò dân biểu của anh. Các chú nói anh cứ đà ấy tiếp tục làm. Các chú muốn gặp trực tiếp anh để bàn cụ thể về tình hình”. Tôi trả lời: “Gặp họ tôi sẵn sàng nhưng phải tìm lúc thuận lợi và phải ngụy trang khéo. Để bọn an ninh Sư đoàn 21, bọn Phòng Nhì tiểu khu biết được là không hay. Tạm thời có cần gì xin họ cứ nói qua Thầy”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 10/03/2015
Viet-studies
Chương 6 NHỮNG CHUYỆN KHÓ QUÊN…
09-03-2015
Chuyện mấy ông Tỉnh Trưởng Bạc Liêu và giai thoại “muốn vào phòng tôi xin hãy đạp cửa”
Thời kỳ 1967 đến 1971, Bạc Liêu có 2 ông tỉnh trưởng.
Ông Lâm Chánh Ngôn, Trung tá, quê ở Vĩnh Long. Ông làm Tỉnh trưởng Bạc Liêu từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1970. Ông này để râu ngạnh trê, thích đá gà mê uống rượu. Dĩ nhiên rượu ấy phải là Martell hoặc Cognac. Ông rất sợ vợ; có người kháo nhau chức Tỉnh trưởng của ông do bà xã (Alice) mua từ chỗ Trung tướng Đặng Văn Quang, tư lệnh vùng 4, sau này có lúc làm cố vấn an ninh quốc gia cho Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí dư luận trong các giới chức có cỡ còn đồn rằng bà Alice là tình nhân của Đặng Văn Quang. Đồn đại không biết trúng trật nhưng Đặng Văn Quang rất thân với bà Alice, Quang nhận con gái của Alice làm con nuôi. Chuyện lẹo tẹo tình ái giữa các ông lớn bà lớn chế độ cũ là thường, người ta nói nghe đến nhàm cái lỗ tai. Ví dụ Tổng thống Thiệu, người có rất nhiều bồ, một trong những cô bồ của ông ta là Helen, vợ Đại tá Hoàng Đức Ninh, Tỉnh trưởng Bạc Liêu. Giữa Nguyễn Văn Thiệu – Hoàng Đức Ninh – Hoàng Đức Nhã có mối họ hàng rất gần (họ là anh em cùng mẹ khác cha). Do đó, Hoàng Đức Ninh tha hồ tung hoành sách nhiễu dân lành. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 08/03/2015
Viet-studies
Chương 5 LÀM CHÍNH TRỊ – VÀO QUỐC HỘI
08-03-2015
Tôi xuất thân là một thầy giáo.
Lúc đi học, từ tiểu học đến đại học, luôn luôn là một người học giỏi. Học là phân tich và tổng hợp. Cái đầu của tôi, may mắn trời phú cho, phân tich nhanh tổng hợp mau. Học để nhớ và sau đó để quên. Do vậy, phải học nữa. Bởi vì trong việc học luôn luôn có cái mới. Không chỉ học ở trường mà còn học ở người khác, ở trong đời (đời là giao tiếp, cọ xát. Tồn tại và phát triển khoẻ mạnh, còn đủ sức cọ xát nữa mới là đời).
Cọ xát nhẹ, mạnh, tình cờ hay cố ý. Mọi biến đổi trong xã hội do có cọ sát. Phải có năng lượng mới có cọ xát. Cọ xát sinh ra năng lượng để tiếp diễn những cái mới. Có người gọi đó là biện chứng. Cũng có người gọi đó là biến dịch. Có biến dịch mới có phát sinh. Biện chứng khác hơn dòng nước. Dòng nước chảy mãi không ngừng. Biện chứng có thể do cọ xát nhiều chiều nhiều mặt. Biện chứng là luân lưu là đổi mới. Dòng chảy của cuộc sống có nhiều biến hóa hơn dòng chảy của thác Niagara. Dòng biện chứng lắm giông tố thác gềnh, bao la, trăm chiều biển cả. Con người lặn ngụp trong dòng chảy của cuộc sống không buông xuôi. Chỉ có chết mới đem lại sự buông xuôi. Chúng ta lặn ngụp trong dòng chảy cuộc sống không phải như cánh bèo. “Bèo dạt hoa trôi”. Mỗi người như con cá trong đại dương. Cá kình hay cá chép là do trong cọ xát của dòng chảy, mỗi người đã vận động, như thế nào, đến mức nào, với những ai. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/03/2015
Viet-studies
Chương 4: LÀM BÁO SÀI GÒN
06-03-2015
Phần 1: Nghiệp làm báo
Trong đời học sinh và sinh viên của tôi, có 3 lần tập tành nghề làm báo. Lần thứ nhất vào năm 1956, lúc mới 15 tuổi, tôi được thầy dạy Việt Văn là thầy Lâm Ngọc Bình chọn làm bỉnh bút của tờ đặc san Nhành Lúa Mới, tiếng nói của học sinh trường Công giáo Bạc Liêu. Cùng lo tờ báo đầu tay trong đời này có Phạm Văn Tập dân Cà Mau, sau này là nhà văn Hoài Điệp Tử, chuyên viết feuilleton cho một số báo như báo Tia Sáng, Trắng Đen.
Cách thức làm báo học trò như sau:
– Chúng tôi viết bài, đa số là tùy bút, thơ, truyện ngắn.
– Thầy Bình chọn, tôi và anh Tập lo biên tập, sắp xếp, trình bày. Báo dày 42 trang, khổ tập học trò, bìa in hai màu. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/03/2015
Viet-studies
Chương 3: DẠY HỌC
05-03-2015
Những người Thầy và những ngôi trường muôn đời
Tháng 8 năm 1964, từ Đà Lạt, tôi được bổ nhiệm về Mỹ Tho dạy tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu .
Ở miền Nam, thời thực dân Pháp có bốn trường trung học lớn do nhà nước thành lập :
– Sài Gòn có trường trung học Pétrus Ký, trường Gia Long dành cho nữ sinh đi học mặc áo dài tím, còn gọi là trường áo tím
– Mỹ Tho có trường trung học Ecole le Myre de Vilers sau này đổi lại là trung học Nguyễn Đình Chiểu.
– Cần Thơ có trường trung học Phan Thanh Giản, nơi đào tạo các học sinh giỏi thuộc lưu vực sông Hậu Giang như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc.
Trường Nguyễn Đình Chiểu đón rước học sinh Tân An, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Cao Lãnh.
Từ năm 1965 trở về trước đó, đỗ bằng thành chung (Diplôme), đỗ bằng Brevet, đỗ tú tài I – tú tài II, đã được coi là có học thức. Nhiều thanh niên vác được các mảnh bằng đó ra đời kiếm cơm khá dễ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: Hồi ký Dương Văn Ba, VNCH | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/01/2015
The ALM
Tác giả: Uwe Siemon-Netto
Người dịch: Trần Văn Minh
01-12-2013
Một phụ nữ Việt đang than khóc bên cạnh xác chồng, được tìm thấy trong số 47 người khác tại một ngôi mộ tập thể gần Huế. Ảnh Corbis
Vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, Ralph White đã tìm cách gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng bị từ chối vì mắt bị chấn thương khi chơi tennis trước đó. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đầy biến động gần tới hồi kết thúc hồi tháng 4 năm 1975, ông White khi ấy 27 tuổi, đang ở Sài Gòn, đã làm đúng với phương châm người lính thủy quân lục chiến “luôn luôn trung thành” – chỉ với phương cách dân sự. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: Quân đội VNCH, VNCH | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 04/01/2015
GS Nguyễn Văn Tuấn
03-01-2015
Tôi là một “sản phẩm” của nền giáo dục miền Nam thời trước 1975 (VNCH). Nhưng dữ liệu về nền giáo dục đó rất khó tìm. Hôm nay đọc được một bài về giáo dục miền Nam của tác giả Trần Văn Chánh. Bài viết có vài số liệu, nên tôi muốn cóp về trang blog để tham khảo. Bài rất dài, nên tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn quan tâm. Tôi trích dưới đây vài dữ liệu trong bài viết của tác giả TVC.
Bây giờ nhìn lại và nói cho công bằng, những bậc tiền nhân VNCH đã tạo được “nền nóng” tốt cho nền giáo dục thời VNCH. Trường học phát triển khắp nơi. Thời đó đã có những trường cao đẳng cộng đồng (kiểu Mĩ) ở nhiều tỉnh vùng. Mỗi tỉnh có một trường kĩ thuật (như Nông Lâm Súc – đại học Nông Lâm ngày nay). Sinh viên được tuyển chọn thích hợp và khắt khe, nên đến năm 1975 cũng chỉ có 150 ngàn người. Sinh viên sư phạm được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, và khi tốt nghiệp họ được xã hội kính trọng, đúng với tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Các giáo sư (rất ít) được tiến phong đàng hoàng. Đặc biệt là giáo dục đại học đã được tự chủ (khái niệm mà bây giờ VN đang bàn cãi!) Đặc biệt quan trọng là nền giáo dục đó có tự do học thuật khá tốt, chứ không bị chính trị hoá như hiện nay. Đọc đoạn cuối (tôi trích trong note) chúng ta thấy ngay cả ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng phải chào thua quyết định của hiệu trưởng Đại học Đà Lạt. Thời đó dĩ nhiên không có chuyện “cử tuyển” hay “nâng cấp”. Chúng ta còn nhớ Gs Phạm Biểu Tâm không nhận con gái của ông Ngô Đình Nhu vào học trường y vì cô ấy thiếu điểm. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: Giáo dục miền Nam, VNCH | 2 Comments »