BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc

Posted by adminbasam trên 27/03/2012

Foreign Policy

Cường quốc đơn độc

Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc?

Tác giả: Minxin Pei

Người dịch: Nguyễn Tâm

20-03-2012

Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng đặt chân đến Trung Quốc thường nhìn thấy tấm áp phích khổng lồ đặt tại sân bay, với những dòng chữ khoe khoang đến nực cười, “Chúng tôi có bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung của phương Tây và khối Xô-viết cũ – từng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có mối giao hảo với một vài nước như Rumani của Ceausescu, Campuchia của Pol Pot; duy nhất chỉ có quốc gia bé nhỏ Albania, từng là đồng minh thật sự của Trung Quốc, nhưng chỉ trong những năm tháng ngắn ngủi và ảm đạm.

Bốn mươi năm sau, một Bắc Kinh quả quyết và hùng mạnh có thêm nhiều bạn. Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc được nhiều chính phủ châu Phi chào đón nồng nhiệt (không nhất thiết dân địa phương có hoan nghênh hay không); các nước châu Âu thì xem Trung Quốc như một “đối tác chiến lược”, và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi. Tuy có Pakistan, nước phụ thuộc vào trợ giúp của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, được Trung Quốc yểm trợ với mục đích chủ yếu nhằm tạo thế đối trọng chống Ấn Độ, Bắc Kinh thiếu hẳn những đồng minh thật sự đến mức khó tin.

Quan hệ hữu nghị hay đồng minh chiến lược thật sự không phải là thứ hàng hóa có thể mua hoặc đổi chác theo cách thông thường.  Nó đặt trên nền tảng cùng chia sẻ những mối quan tâm về an ninh, được củng cố bằng những giá trị tư tưởng giống nhau và sự tin cậy lâu dài. Trung Quốc nổi tiếng về “thủ đoạn ngoại giao con buôn” – đi khắp thế giới giở trò mua chuộc một cách dễ dàng bằng tập chi phiếu dày cộm, ủng hộ những chế độ (thường là thối nát, bị cô lập, là nước nghèo) như Angola, Sudan để đổi lại những điều khoản có lợi về khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc biểu quyết chống lại những nghị quyết do phương Tây bảo trợ, có nội dung chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn thiếu hẳn những đồng minh chiến lược đáng tin cậy, nguyên nhân từ ba yếu tố có quan hệ với nhau: địa lý, ý thức hệ và chính sách.

Trước hết, Trung Quốc nằm ở vị trí địa chính trị là một trong những nước láng giềng khó chịu nhất thế giới. Trung Quốc có cùng biên giới với Nhật, Ấn Độ và Nga; cả ba cường quốc chủ chốt này từng trực tiếp xung đột quân sự với Trung Quốc trong thế kỷ 20. Trung Quốc vẫn còn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ với Nhật, Ấn Độ, và người Nga đang lo sợ những dòng người Trung Quốc di cư, đến sinh sống tràn ngập khu vực Viễn Đông thưa thớt dân cư. Là những đối thủ địa chính trị tự nhiên như vậy, những quốc gia này không dễ dàng trở thành đồng minh với Trung Quốc. Vùng Đông Nam Á có Việt Nam, một nước không dễ khuất phục, không những từng trải qua nhiều cuộc chiến với Trung Quốc, nước này có vẻ đang tăng cường nỗ lực đấu tranh vì chủ quyền đối với vùng biển đang tranh chấp, thuộc khu vực biển Đông. Và ngang qua biển Hoàng Hải là Hàn Quốc, trong lịch sử từng bị Đế quốc Trung Hoa đô hộ, nhưng nay trở thành một đồng minh vững chắc của Mỹ.

Còn lại các nước như Myanmar, Campuchia, Lào và Nepal, những nước yếu kém này là những “cục nợ chiến lược” thật sự của Trung Quốc: duy trì rất tốn kém nhưng mang lại lợi ích rất nhỏ. Thập niên vừa qua, Trung Quốc ra sức tranh thủ thuyết phục các quốc gia có vai trò quan trọng hơn ở Đông Nam Á gia nhập quỹ đạo của mình với chiêu bài tự do thương mại và những hứa hẹn ngoại giao. Trong lúc chiến dịch này chỉ tạo ra thời kỳ trăng mật ngắn ngủi giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, nó đã nhanh chóng tuột dốc khi Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông, điều này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng, sự lựa chọn an ninh tốt nhất của họ vẫn là Mỹ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua ở Bali, tháng 11 năm 2011, hầu hết các nước thuộc khối ASEAN đều lên tiếng ủng hộ lập trường của Washington về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc có thể là nước bảo trợ của Bắc Triều Tiên, nhưng hai quốc gia này lại không ưa gì nhau. Nỗi lo ngại về một Triều Tiên tái thống nhất khiến Trung Quốc phải tiếp tục bơm viện trợ ồ ạt cho Bình Nhưỡng. Mặc dù có được Trung Quốc như cái máy rút tiền và trạm tiếp nhiên liệu, nhưng Bình Nhưỡng vẫn không tỏ ra biết ơn đối với Bắc Kinh, cũng như rất hiếm khi chịu để những mối quan tâm an ninh của mình song hành với Trung Quốc: cứ xem tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rõ ràng đã làm tồi tệ hơn môi trường an ninh của Trung Quốc. Thậm chí còn tồi tệ thế này, Bình Nhưỡng từng nhiều lần tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Washington sau lưng Bắc Kinh trong suốt quá trình đàm phán sáu bên do Trung Quốc bảo trợ, cho thấy Bắc Triều Tiên luôn sẵn sàng bán đi “người bạn” và láng giềng của mình cho kẻ ra giá cao nhất. Tuy Trung Quốc có ít sự lựa chọn, nhưng nước này nên cư xử đẹp, không nên hằn học dù mối quan hệ giữa họ và nước Triều Tiên thống nhất có thể xấu đi: Nếu Hàn Quốc dân chủ thâu tóm được Bắc Triều Tiên, quốc gia mới tất nhiên sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ, thay vì gần gũi hơn với Trung Quốc.

Trong tất cả các nước láng giềng, duy chỉ có Pakistan tạo ra được lợi ích an ninh thật sự cho Trung Quốc. Nhưng do tình hình bất ổn trong nước làm suy yếu chính phủ Pakistan, lợi ích sau cùng của mối quan hệ này đang suy giảm. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ an ninh, thương mại với các chế độ chuyên quyền Trung Á gặp phải sự cạnh tranh từ Nga (nước bảo hộ truyền thống của họ) và Mỹ; những chính phủ này có thể cần Trung Quốc để cân bằng trong quan hệ với các cường quốc khác, vốn đang thèm muốn nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của họ, nhưng các nước Trung Á cũng rất lo sợ trước viễn cảnh bị rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, dẫn đến việc thiết lập liên minh thật sự với quốc gia này.

Nếu phương diện địa lý góp phần làm cho Bắc Kinh mất đi những đồng minh an ninh lâu bền, hệ thống độc đảng của Trung Quốc cũng làm hạn chế nghiêm trọng một loạt các ứng viên có thể đưa vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Các nền dân chủ tự do – hầu hết là những nước giàu mạnh và có ảnh hưởng – đều ngoài tầm với của Trung Quốc, do những ảnh hưởng bất lợi trong nước và quốc tế khi họ thành lập liên minh với một chế độ độc tài. EU và Trung Quốc sẽ  không có chuyện xúc tiến một liên minh an ninh; việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược” chỉ là lối nói hoa mỹ, ngay lập tức trở nên rỗng tuếch bởi lệnh cấm vận vũ khí EU đang áp đặt lên Trung Quốc và những tranh chấp thương mại triền miên.

Các chế độ dân chủ thông qua bầu cử chiếm đến khoảng 60% tổng số các nước trên thế giới, làm cho số lượng các nước đồng minh chính trị tiềm năng của Trung Quốc trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với thập niên 1960 và 1970. Những thể chế dân chủ tự do mới sau này như Mông Cổ, nước láng giềng của Trung Quốc, tỏ ra miễn cưỡng khi bang giao với một gã khổng lồ độc tài, đặc biệt trong quan hệ láng giềng. Thay vào đó, Mông Cổ theo đuổi liên minh với phương Tây vì mục đích an ninh (và người ta cho rằng Bắc Kinh không hài lòng về cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức gần đây giữa Mỹ và Mông Cổ). Ngày nay, mối quan hệ được thổi phồng từ thời chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Romania, Albania đã sụp đổ. Mặc dù nền dân chủ của họ còn nhiều khiếm khuyết, nhưng lãnh đạo hai nước này có vẻ hiểu rằng, nếu ràng buộc vận mệnh đất nước mình vào Trung Quốc sẽ làm hỏng cơ hội trở thành một phần của phương Tây. Kinh doanh, giao dịch buôn bán với Trung Quốc là một chuyện – có lẽ đó là điều không tránh được trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa, nhưng đồng hành với nhau trong chính sách đối ngoại lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Trong ba thập niên qua, chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không tập trung vào việc xây dựng khối đồng minh chiến lược. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, tận dụng môi trường hòa bình ở bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Chính sách ngoại giao Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông ở trạng thái tăng tốc làm việc hết sức chỉ đúng có hai lần: khi Trung Quốc gây sức ép lên Đài Loan vào thời điểm chính phủ ủng hộ độc lập lên nắm quyền tại đảo quốc này (giai đoạn 1995-2008), và khi Trung Quốc tập hợp các nước đang phát triển nhằm làm thất bại chiến dịch nhân quyền của phương Tây chống lại Trung Quốc. Đó là những lần Bắc Kinh phải dựa vào mối quan hệ ngoại giao (đi kèm theo sự đe dọa ngấm ngầm) để đạt được mục đích của mình, chẳng hạn Trung Quốc từng thuyết phục các nước như Algeria, Sri Lanka tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 năm 2010 nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Nhưng mặt khác, giới lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin chắc chắn rằng phương cách đáng tin cậy nhất để một cường quốc có thể bảo đảm những lợi ích và an ninh của mình vẫn là tập trung phát triển mọi tiềm năng của đất nước, trong khi đó lại không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.

Như các cường quốc khác, Trung Quốc cũng có những quốc gia chư hầu, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và Myanmar. Nếu Bắc Triều Tiên thể hiện một nước chư hầu có thể trở thành kẻ phá rối nguy hiểm đến dường nào, thì Myanmar lại là một ví dụ cho thấy, vì sao một nước bảo trợ không nên cho rằng vai trò “thượng quốc” của mình mãi là điều hiển nhiên. Cho đến khi xảy ra những biến chuyển chính trị mạnh mẽ gần đây tại Myanmar, Trung Quốc vẫn nghĩ rằng chính quyền quân sự của quốc gia cô lập này vẫn ngoan ngoãn nằm trong túi của mình. Thế nhưng, giới tướng lĩnh cầm quyền Myanmar dường như đã có kế hoạch khác, họ đã hủy một hợp đồng với Trung Quốc liên quan đến việc xây một con đập gây tranh cãi. Trước khi Bắc Kinh tỏ thái độ tức giận, Myanmar đã thả tù chính trị, và mời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Yangon trong chuyến thăm lịch sử. Hiện nay, Myanmar hình như đang rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể có một vài nước thật sự đúng nghĩa bạn bè, như Venezuela của Hugo Chávez, Zimbabwe của Robert Mugabe, Cuba của anh em nhà Castros. Nhưng nhìn chung, đây là những nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của các chính trị gia thường bị thế giới xa lánh, chuyên trục lợi khi quan hệ với các cường quốc. Bên cạnh việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận được sự ủng hộ tại Liên Hiệp quốc, mức độ quan trọng chỉ có thế, việc quan hệ tốt với những quốc gia đó chỉ đem lại cho Bắc Kinh lợi ích nhỏ nhoi. Vả lại, hầu hết lãnh tụ của những nước này đều già yếu. Một khi thế hệ chính trị gia mới, giỏi giang hơn, theo đường lối dân chủ lên nắm quyền, quan hệ giữa những nước này với Trung Quốc có thể không còn nồng ấm.

Nga, một nước gần gũi nhất, gần như là một cường quốc đồng minh với Trung Quốc. Họ cùng chia sẻ nỗi lo ngại và căm ghét phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đem Moscow và Bắc Kinh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy vậy, lợi ích kinh tế chung của hai nước lại đang đi xuống: Nga đã làm Trung Quốc thất vọng khi từ chối cung cấp năng lượng và không bán cho Trung Quốc những vũ khí tiến tiến, trong khi Trung Quốc lại không bày tỏ đủ sự hậu thuẫn đối với Nga trong cuộc tranh cãi của nước này với Mỹ liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như trong vấn đề Gruzia. Nhưng xét về khía cạnh hoàn toàn chiến thuật, Trung Quốc và Nga đã trở thành đối tác lợi dụng lẫn nhau, cùng hợp tác tại Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tránh sự cô lập, bảo vệ lợi ích sống còn của mình. Về vấn đề Iran, Nga và Trung Quốc điều phối nhau một cách chặt chẽ để giảm nhẹ áp lực của phương Tây lên Tehran. Đối với Syria, họ từng hai lần phủ quyềt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để bảo vệ chế độ Assad. Tuy nhiên, bất kỳ người Nga hay người Trung Quốc chân thật nào cũng sẽ nói thẳng với mọi người rằng họ không phải là đồng minh; việc thiếu sự tin cậy chiến lược giữa hai nước đã khiến việc hình thành liên minh thật sự trở thành điều không thể.

Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc đã tạo nên nỗi lo ngại “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”: Thay vì làm cho Trung Quốc an ninh hơn, sức mạnh đang lên của Trung Quốc đã tạo ra nỗi bất an đối với các nước láng giềng, nghiêm trọng hơn, nó đã gây ra sự phản ứng chiến lược từ Mỹ, nước đang tập trung chuyển trọng tâm an ninh hướng về châu Á. Cuộc đối đầu chiến lược đang nổi lên này sẽ thử thách gay gắt kỹ năng ngoại giao của Bắc Kinh. Những lựa chọn chiến lược hiện có đối với Trung Quốc về phương diện tăng cường cấu trúc đồng minh là không nhiều. Hầu hết các nước châu Á đều muốn Mỹ duy trì vai trò cân bằng chủ chốt trong khu vực; những người bạn mà Trung Quốc có được ở những vùng khác trên thế giới không đem lại lợi ích gì cho cuộc đối đầu này. Tuy nhiên, có hai con đường, tuy khó khăn nhưng đầy hứa hẹn, Trung Quốc có thể tiến bước. Một là, Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại với các nước láng giềng, và ủng hộ cơ chế an ninh tập thể trong khu vực, một khi thực hiện, có thể làm vơi đi nỗi lo của các quốc gia láng giềng, giảm bớt căng thẳng đối đầu Mỹ – Trung, làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc. Hai là, Trung Quốc cần dân chủ hóa hệ thống chính trị của mình, bước đi này sẽ loại bỏ triệt để những nguy cơ của một cuộc xung đột chính thức Mỹ-Trung, giúp Trung Quốc có được “bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Bước đầu tiên có thể trong khả năng của Trung Quốc, dù quá ít và quá trễ – và phải kiên trì, đừng nôn nóng với bước đi thứ hai.

Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.

Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Nguyễn Tâm

43 bình luận to “837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc”

  1. […] 837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độcIn “Chính trị” […]

  2. […] https://anhbasam.wordpress.com/2012/03/27/cuong-quoc-don-doc/ […]

  3. Trung Quốc là cường quốc đơn độc.Người ta sợ và xa lánh như quỷ sa tăng.Hãy nhìn lại CCRĐ, CMVH, Vụ Thiên An Môn,giật dây bọn Pôn Pốt ở Campuchia, “dạy VN bài học” 1979…Nay chơi với kẻ khùng “Chí Phèo” quốc tế Bắc Triều Tiên.Một kẻ “đói ăn vụng, túng làm liều”, chuyên sx hạt nhân để dọa Mỹ, Nam Hàn kiếm miếng ăn…
    Còn ngoài ra chơi thân với những ai chắc mọi người đã nhìn quá rõ!

  4. […] 837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc -Foreign Policy -(basamnews)   —Nghĩ về hai tiếng đồng chí! (Ngô Kiên – VHNA) […]

  5. […] Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 […]

  6. […] Trung Quốc: Cường quốc đơn độc […]

  7. Thanh Nghị said

    Đọc đoạn cuối: “Một là, Trung Quốc phải …., làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc. Hai là, Trung Quốc cần dân chủ hóa hệ thống chính trị của mình, bước đi này sẽ loại bỏ triệt để những nguy cơ của một cuộc xung đột chính thức Mỹ-Trung, giúp Trung Quốc có được “bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Bước đầu tiên có thể trong khả năng của Trung Quốc, dù quá ít và quá trễ – và phải kiên trì, đừng nôn nóng với bước đi thứ hai.”, tôi hơi thấy tò mò nên vào Foreign Policy để xem bảng tiếng Anh, thì thấy tác giả Nguyễn Tâm không biết ý gì lại dịch như vậy.
    Bảng tiếng Anh, Minxin Pei viết rằng: “The first may be a reach, too little, too late — and don’t hold your breath for the latter”. Như ý nguyên tác thì phải dịch là: “Con đường thứ nhất Trung Quốc may ra có thể đạt được, dù quá ít, quá trể — và đừng hòng mong (làm được hay hi vọng” với con đường thứ hai”. “Don’t hold your breath” là thành ngữ trong tiếng Anh, tương tự như “đừng mơ mộng hão huyền” trong tiếng Việt. Vì vậy nếu dịch thành “phải kiên trì, đừng nôn nóng”, thì e rằng chẳng những không đúng mà còn ngược lại ý của tác giả M. Pei.

    Nhân tiện, xin chia xẻ kinh nghiệm tiếp xúc làm việc với người TQ hay gốc TQ. Riêng tôi, quen biết, làm việc, dự hội nghị QT chung với họ, thì thấy một số khá lớn họ hoặc ghét, hoặc khinh bỉ những đối tác và cq VN hiện thời, tuy họ cố dấu những điều này khi làm việc chung. Điều này làm mình phải tự suy nghĩ về người và cq Vn bây giờ.

  8. […] Tâm chuyển ngữ Theo: Blog Anh Ba Sàm Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Bình luận […]

  9. 1nxx said

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả Minxin Pei là TQ không có bạn.

    Suốt từ khỏang 1986 sau hội nghị Thành đô đến nay ĐCSVN luôn luôn ủng hộ TQ trên trường quốc tế và Liên hiệp quốc, từ vụ nhân quyền tại Tây tạng, nội Mông, Tân cương đến vụ trao giải thưởng Nobel cho 1 chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền tại TQ…

    Trong khỏang thời gian này chưa bao giờ ĐCSVN không ủng hộ TQ kể cả những điều phi lý nhất là làn sóng đàn áp nhân quyền tại TQ. Như vậy ĐCSVN không phải là bạn thân của TQ thì là gì đây?

    • Thanh Nghị said

      Bảo DCSVN là bạn thân của Tq là đang nằm mơ chăng? (hay là “tự sướng”?). đa số người và cq TQ chẳng bao giờ xem VN dù là cq hay đảng CSVN là bạn cả, chỉ là tay sai, chư hầu mà thôi, vừa sử dụng, vừa khinh.

      • Người Việt Yêu Nước said

        Chẩn không cần chỉnh

      • 1nxx said

        Chết chết, tôi thay mặt đảng và chính phủ xin lỗi đcstq và nhân dân TQ, tôi phạm tội “khi quân” và đáng bị “chu di tam tộc”.

        Thanh kiu bác Thanh Nghị đã dậy cho tôi 1 bài học và tôi đã sáng mắt ra.

        Hòan tòan đồng ý với quan điểm của bác, đảng ta chỉ làm chó săn cho “bố vàng” thôi chứ không phải “bạn vàng” như chúng thường rêu rao tự sướng.

  10. […] 837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc […]

  11. […] 837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc […]

  12. […] 837. Trung Quốc: Cường quốc đơn độc […]

  13. […] Pei Nguyễn Tâm chuyển ngữ Theo blog Anh Ba Sàm Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc? […]

  14. F 361 said

    Những tên Mỹ gốc Hoa mà vẫn giử họ tên Tàu, là vẫn còn mơ tới ngày nào đó sẽ đứng dưới cờ Đại Háng. Bây giờ thì chúng nó đứng chàng hảng hai bên, để làm gián điệp cho Háng tộc. khi tàu khựa diệt xong Mỹ thì chúng sẽ thành người Háng. Chuyện này có lâu rồi.

    F 361

    • Người Việt Yêu Nước said

      Cũng không hẳn vậy đâu bác, theo tôi biết những người Tàu ở Mỹ tuy họ vẫn giữ bản sắc dân tộc, nhưng họ rất ghét chế độ của trung cộng.

  15. nemo said

    Một tên đồ tể một kẻ xôi thịt ko hơn ko kém

  16. Lê Hoài Nhơn said

    Bài viết đánh giá rất đúng về T.Q.Các thế hệ lãnh đạo của T.Q từ trước tới giờ chưa bao giờ từ bỏ
    đường lối sô vanh đại Hán, luôn tìm cach bành chướng,mở rộng cương thổ ra xung quanh,nhất là từ khi DDCSTQ lên cầm quyền.TQ luôn gây chiến với các nước cochung biên giới với họ.Ngoài ra họ còn
    tìm cách nắm lấy đội ngũ hoa kiều ở các nước làm tình báo,tuyên truyền tư tưởng Mao ít ý đồ “xuất
    khẩu c.m”theo kiểu Mao.Bọn họ là điển hình cho loại láng giềng lật lọng nhất thế giới.Chỉ có kẻ nào ngu mới tin vào bọn khựa!

  17. Bạn Congsanvn thật là ấu trĩ, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết, “ếch ngồi đáy giếng” hoặc là cố tình “bưng tai nhắm mắt” khi cho rằng: “Việt Nam hiện nay đã và đang trở nên lạc lõng giữa thế giới văn minh, cởi mở”. Bạn không thấy rằng với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mói quan hệ, Việt nam sãn sàng là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các nước các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi, hiện nay Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc, có mối quan hệ với gần 200 nước trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đang là điểm đến đáng hấp dẫn đối với nhiều tổ chức, cá nhân cũng như nhiều quốc gia trên thế giưới. Nhiều nguyên thủ quốc gia đã đến thăm Việt Nam trong đó có cả tổng thống, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, thủ tướng Đức, Nhật, Úc… Nhiều thành tựu của Việt Nam đã được LHQ, cả thế giới công nhận như những cố gắng, thành công trong xóa đói giảm nghèo ở VN, các nỗ lực trong cải thiện nâng cao mức sống của người dân … Tại sao bạn không nhận thấy những công sức của cả dân tộc phấn đấu bền bỉ cả trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà lại tự phỉ báng cả tổ quốc mình như vậy. Bạn có còn xứng đáng là người VN nữa không?

  18. Người mù said

    Người Việt Nam đã có kinh nghiệm ngàn đời nên luôn có ánh mắt đề phòng cái bọn phương bắc nầy.

    Cho dù có ra sao đi nửa trong thế cuộc nầy thì người Việt đời trước, đời bây giờ và đời sau nửa sẽ không bao giờ chịu khuất phục bọn xâm lăng “Hữu hảo, mười sáu chữ vàng, bốn tốt gì…gì đó. Bọn nào hèn chứ mấy chục triệu dân Việt…không bao giờ hèn cà.

  19. Haohao said

    BẠN
    “Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới,…”: dựng nên 1 bọn Chí Phèo xảo trá, ác độc, có lý luận, có súng đạn chuyên nghiệp “đấu tranh”, thù hận trong từng dân tộc. Hằn học thù hận đến mức dùng cuốc đập vỡ đầu đồng bào, bỏ đói đến chết hàng triệu người để THANH LỌC dân tộc như Pol Pot.

    Nhưng các bọn đó không hề là BẠN của Trung quốc xảo trá. Khi cần Mao bán bọn đó như du kích Thái, Mã đã từng bị.

    Trong con mắt người Hán thì chỉ có họ là người, còn tất cả thế giới còn lại (kể cả các giống người văn minh, kiêu hãnh như người Nhật, người Anh) đều bị họ xem là côn trùng, sâu bọ, chó, dê.

    Thực tế, chỉ có người da trắng là còn “thích làm bạn” với côn trùng, sâu, chó dê và không thèm ăn chúng. Còn Tàu thì không, chúng chỉ thích ăn tuốt và giết tuốt.

  20. vytnt said

    Người Việt Nam chúng ta đã có CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM của Ngô _Tiên sinh từ nửa thế kỷ nay rồi ! còn minxinpei(tàu) không phải là minxinpei(tàu) nhưng vẫn là … minxinpei(tàu) ! / ‘kường cuốc’ ư ??! chỉ là một nước lớn về diện tích và dân số mà thôi ! cho dù tạm thời có một số thành tựu về kinh tế nhưng không có , không thể có tư thế của một Cường quốc được ! mãi mãi và vĩnh viễn !

  21. Lucky said

    Theo ngu ý của tôi cũng có thể là những cuộc biểu tình rầm rộ ở trong nước và hải ngoại của VN mình, bởi họ biết chỉ nắm được các vị lãnh đạo VN nhưng không thể nắm được dân tộc VN, nên họ dè dặt né tránh nhắc đến VN chăng ?

  22. ĐOÀN NAM SINH said

    Xem nhận định này: “….Vùng Đông Nam Á có Việt Nam, một nước không dễ khuất phục, không những từng trải qua nhiều cuộc chiến với Trung Quốc, nước này có vẻ đang tăng cường nỗ lực đấu tranh vì chủ quyền đối với vùng biển đang tranh chấp, thuộc khu vực biển Đông….” Là cách nói lấy được từ bao lâu nay của hệ thống tuyên truyền TQ, từ chỗ ăn cướp trắng trợn biển đảo VN chuyển sang dư luận vùng tranh chấp và sẽ chuyển hóa theo hướng cùng khai thác nhưng chủ quyền thuộc ta của Tằng xẻo Ping. Đây là một thứ thuốc mê để bdư luận làm quen với liều cực thấp, dần dần chúng sẽ tăng đô lên và mọi người sẽ nghiện thứ lý luận đó.
    Cho nên, “học giả” Tàu Cộng này đã nêu ra định hướng giải kết:
    “…Một là, Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại với các nước láng giềng, và ủng hộ cơ chế an ninh tập thể trong khu vực, một khi thực hiện, có thể làm vơi đi nỗi lo của các quốc gia láng giềng, giảm bớt căng thẳng đối đầu Mỹ – Trung, làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc….”
    Không tranh chấp gì cả, mày cướp đất và biển đảo của tổ tiên tao giao cho con cháu tao thì mày phải trả hoặc vừa khóc vừa trả. Thứ lý luận thành lý lận này không lừa được ai.

  23. hoacomay said

    Tác giả quả là ít nhắc tới VN trong vai trò của một chư hầu về hệ tư tưởng và kinh tế có lẽ vì quên mà cũng có thể vì quá biết sự lật lọng, thay đổi mà VN sẵn sàng thể hiện trong đối ngoại đến nỗi trong một báo cáo mật của TQ cách đây vài năm TQ vẫn coi VN là kẻ thù chiến lược xếp thứ 6 trong 10 kẻ thù nguy hiểm của họ hiện nay.
    Tuy nhiên bài báo này rất hay vì đã nêu một cách toàn diện bức tranh về vùng ảnh hưởng của TQ trên thế giới để mọi người thấy rằng TQ không thể lãnh đạo thế giới bằng hệ thống giá trị của mình VÀ ĐỪNG ĐI RAO GIẢNG CÁC QUỐC GIA VÀ CHẾ ĐỘ KHÁC ” KHÔNG TÂY HÓA” – tức là hãy Hán hóa theo kiểu “Xui thiên hạ ăn cứt gà sáp”.

  24. dân thường said

    Hiện tại bây giờ, với kiểu coi biển Đông là của Chine thì mọi người vẫn nhìn Tàu là một nước Trung Hoa có một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung với các nước láng giềng( vì luôn giành giật, lấn chiếm, luôn dòm ngó đất đai), một kẻ …nhiều thứ bẩn và tởm,.

  25. Họa Sĩ Trường Sa said

    Bài này nhận định quan hệ TQ với các nước khá chính xác… Riêng quan hệ TQ-Nga rất chính xác…chưa bao giờ có chuyên Nga-TQ tiến đến đồng minh chiến lược..? vài người ít theo dõi tình hình thời sự Thê giới thường suy diễn :Nga-TQ là đồng minh ? Có lúc ngược lại nữa đó…
    -Xu thế độc lập dân tộc ,dân chủ, tự do đang gia tăng,….

    • Boxit Việt Nam said

      Chính xác, TQ chưa bao giờ là đồng minh thực sự của nước nào hết. Nga, Nhật, Mỹ. phải hiểu TQ như một con rắn độc có hai đầu.

  26. […] Quốc? Tác giả: Minxin Pei -Người dịch: Nguyễn Tâm Foreign Policy 20-03-2012 Posted by Basamnews  on 27/03/2012 Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng […]

  27. […] Quốc? Tác giả: Minxin Pei -Người dịch: Nguyễn Tâm Foreign Policy 20-03-2012 Posted by Basamnews  on 27/03/2012 Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng […]

  28. nôbita said

    Sao bài viết này lại hạn chế nhắc đến Việt Nam? Trong khi mối quan hệ Trung – Việt là “sâu đậm” nhất

    • D.Nhật Lệ said

      Đồng ý với bác.Tại sao tác giả cố ý không nhắc gì đến VN.trong khi nước ở xa ở gần đều nói
      tới ? Ở xa,có Venezuela,Cuba v.v.đến ở gần có Bắc TT.bị ông ta coi như chư hầu chung với
      Miến Điện,dù hiện nay tình hình MĐ.đang chuyển hướng mạnh mẽ về phía dân chủ.
      Đặc biệt tác giả đề cập MĐ.chung nhóm “các cục nợ chiến lược” như Campuchia,Laos,Nepal
      nhưng hoàn toàn không đếm xỉa gì đến VN.
      Phải chăng,VN.đang được cộng đồng thế giới,nhất là Mỹ quan tâm vì vị thế điạ-chính trị của
      VN.,do đó ông ta muốn im lặng để Mỹ dễ thực hiện chiến lược bao vây Tàu cộng ?

    • Lê Nam said

      Tác giả cũng tinh ý đó chứ, ông ta cũng biết về về ngoài chính quyền VN hiện nay đang thân TQ nhưng ông ta cũng biết bên trong nội bộ lãnh đạo VN có phe thân, phe chống TQ và phe trung lập, và các phe khá cân bằng nhau không như một số nước khác như Venezuela, Campuchia,…có 1 lãnh tụ duy nhất dẫn tới đường lối của lãnh tụ cũng chính là đường lối của quốc gia

    • 1nxx said

      Trong “đàn con” của “bố” TQ thì thằng đcsvn là đứa trung thành và dễ bảo nhất, thằng bắc Hàn tuy nhỏ, nghèo và ít dân hơn nhưng cũng khó bảo hơn thằng đcsvn.

      Đcsvn chưa bao giờ không ủng hộ “bố” trên trường quốc tế từ 1986-2012. Đây là 1 cặp mèo mả gà đồng, chúa và trạng phải dựa vào nhau mà sống. Vây quanh TQ láng giềng thù nhiều hơn bạn và TQ chỉ có thằng đcsvn là bảo sao nghe nấy, bị đòn cũng nín thin thít.

      Đcsvn là người “bạn vàng” tốt nhất của TQ kể từ sau hội nghị Thành đô, đcsvn tặng “bạn vàng” cả lãnh thổ và biển đảo của dân tộc của chúng. Không 1 nước láng giềng nào của TQ tốt như vậy cả.

  29. xảo trá đến muôn đời said

    “những nước XẢO TRÁ là bạn của TQ”…
    cần nên nói rõ hơn, nước xảo trá, tức là nước có bọn cầm quyển xảo trá, và còn hơn kinh tởm hơn cả xảo trá…chứ người dân, thì họ không xảo trá, có khi, họ phải ‘gian” để mà cầm cự sống qua ngày đoạn tháng trong 1 chính thê nghẹt thở thối nát do bọn quan THAM cai trị.
    dưng mà, cái đoạn mà viết là TQ có một vài người bạn thực sự : như nước Venezuela của chavez trọc đầu vì xạ trị rụng hết tóc, Cuba của anh em nhà Castro, nước gì đó ở lục địa đen…hinh như ‘thiểu thiếu” mất cái gì, phải không, thưa các comtizen ?!

  30. Congsanvn said

    Nhin người ngẫm đến ta. Việt Nam hiện nay đã và đang trở nên lạc lõng giữa thế giới văn minh, cởi mở. Điều đau buồn đó laị do chińh ta taọ ra. Bẹ bàng hơn la chúng ta bị TQ lừa nhiều hơn cả

  31. Dân Việt said

    “Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc?”
    Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã có thế mà cũng không hiểu.

    • Boxit Việt Nam said

      Cào cào phải thuốc sâu, chúng sẽ giẫy giụa kinh khủng lắm rồi mới rụng càng, tê liệt và chết được

  32. bóng tre xanh said

    cả thế giới đang ăn gạo ,và toàn vùng đông nam á ,từ MIẾN ĐIỆN cho tới VIỆT NAM là nơi sản xuất gạo .cả vùng nầy hứa hẹn dầu lữa và những khoáng sản khác ,trong thế kỷ 21 đây là vùng phải khai thác ,và đưa vào thế ổn định ,người tàu họ không chịu an phận ,họ nuôi mộng bá chủ thế giới ,nên dụ dổ và xâm lăng ,người Mỹ có lẽ khôn ngoan ,kinh nghiệm hơn ,và họ đã nắm được ưu thế ,buộc tàu không thể hoàn thành giấc mộng .nước tàu không thể bị bao vây ,và nước tàu cũng không thể không xoay chuyển ,nên chiến tranh phải xảy ra ,và tàu không có đũ sức để chiến đấu ,khi biển người không là chuyện làm cho đối phương lo sợ ,trong nước như TÂY TẠNG đang đòi độc lập ,những chuyện nầy không giải quyết làm sao xong ,theo tác giả baì viết noí có hai cách cho tàu giải quyết ,theo tôi không có cách nào cả ,tàu không thể làm được những gì nước NGA đã làm ,họ không bao giờ trả độc lập cho ai ,còn nói thay đổi theo dân chủ .họ cũng không làm nổi . ÔN GIA BÃO đã mong như vậy và cũng đã nói thành lời ,tuy nhiên không bao giờ hy vọng chuyện nầy có thể xẩy ra âu châu và cả thế giới không cho họ có cơ hội để lớn mạnh và làm nguy hại họ .nên chỉ có một đáp số.toàn khối asean được yên ổn sản xuất cho cả thế giới ,và thế lực tàu phải bị triệt tiêu ,bằng cách chia năm xẻ báy nước nầy ra thành những quê hương độc lập ,thế giới có một thời thái bình .VIỆT NAM không thể đơn độc ,phải liên minh như âu châu để sống còn ,với điều kiện dân trí phải được nâng cao thật sự mới cạnh tranh được trong thời gian đang mở ra trước mặt .việt cộng không có khã năng làm được chuyện nầy ,nên bằng cách nào đó thay đổi phải xảy ra ,và thế hệ thứ ba sẽ nhận lảnh trách nhiệm .đãng cộng sản phải trả giá .

  33. nguyễn ố tàu said

    Anh chàng tác giả này là tàu mà..tốt, hehe!

    • nguyễn văn Đức said

      Tàu tốt này có bao nhiêu đâu? còn lại toàn là tàu đểu, tàu giả cũng giống như mình có Nguyễn Sự của Hội An. chẳng cứu được đảng càng ngày càng đi xuống.

Bình luận về bài viết này