BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

746. Sự trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam

Posted by adminbasam trên 19/02/2012

Asia Times

Sự trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam

Tác giả: David Brown

Người dịch: Bảo Anh – CTV Phía Trước

Hiệu đính: David Brown/ BTV trang BS

18-02-2012

Trong năm tuần qua, công chúng Việt Nam đã tranh luận về tác động của vụ cưỡng chế đất đai giữa một gia đình nông dân nuôi cá và lực lượng công an ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Sự kiện này đã nhấn mạnh lại sự bất cập trong hệ thống đất đai hiện hành, dẫn đến tình trạng oan ức của các nông dân bởi lòng tham và tệ nạn tham nhũng của các quan chức và cán bộ địa phương.

Vụ việc đã nhanh chóng được báo chí tường thuật, khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải vào cuộc. Sau một cuộc họp ba tiếng đồng hồ, trợ lý chính của ông Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, đã nói với các phóng viên rằng một vài lớp quan chức – không phải là nông dân – sẽ bị trừng phạt và các nỗ lực nghiêm túc sẽ được xem xét để chỉnh sửa Luật Đất đai.

Tuy nhiên, trước khi thông báo những chi tiết quyết trong cuộc họp đó, ông Vũ Đức Đam cho biết ông có một thông điệp đặc biệt muốn gửi đến ngành truyền thông của Việt Nam, tức là Thủ tướng đã yêu cầu ông bày tỏ lòng biết ơn của Thủ tướng đối với vai trò của các phóng viên trong cuộc khủng hoảng này và hy vọng rằng truyền thông sẽ tiếp tục công việc “phục vụ đất nước” và “định hướng dư luận”.

Báo chí đã “cung cấp nhiều báo cáo kịp thời, bao gồm nhiều khía cạnh của vụ việc, phân tích từ quan điểm khác nhau và đã giúp các cơ quan trung ương thấy vấn đề rõ ràng và tiến hành các biện pháp đối phó một cách thích hợp”, ông Đam nói.

Việc khen thưởng bất thường này được cho là xứng đáng. Sau vụ náo động ở Tiên Lãng, những phóng viên của các tờ báo Việt Nam tiếp tục đun sôi sự kiện, bằng cách nêu ra những sự thật đáng chú ý mà các quan chức thành phố Hải Phòng đã tránh né trong việc giám sát công việc của huyện và làng xã. Vụ việc đã được các quan chức Tiên Lãng khẳng định rằng họ thực thi đúng pháp luật. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó thì báo chí đã phản biện lại câu chuyện của quan chức địa phương, bằng cách trích dẫn các lời nói của những người dân địa phương, và họ mô tả ông Vươn là một người có tầm nhìn dũng cảm và một công dân trung thực.

Các phóng viên cũng tiếp tục trích những lời giận dữ của các nông dân địa phương khi các quan chức nói sai sự thật, rằng hàng xóm của ông Vươn đã quyết định trừng phạt ông bằng cách đập phá nhà cửa và trộm cắp tôm cá trong đầm của gia đình ông. Những phóng viên khác thì tìm kiếm các nông dân nuôi cá ở địa phương và họ đã kể lại rằng họ đã cố gắng thương lượng với những quan chức ở huyện về việc cưỡng chế, nhưng tất cả đều thất bại. Họ còn kể lại các quan chức tại đây đã hủy ước một thỏa thuận giao đất được phán quyết cách đó không lâu.

Các phóng viên còn thuyết phục một người điều hành xe ủi đất kể lại, ông đã được các lãnh đạo trong thôn thuê mướn để ủi sập ba căn nhà trong khu đất của ông Vươn. Ông đã được các lãnh đạo trả tiền công 1.500.000 đồng. Nhà báo cũng phỏng vấn các quan chức cao cấp (nay đã nghỉ hưu), người đã kiểm điểm hành động thu hồi đất đai của gia đình ông Vươn từ phía pháp lý và quá trình hành chánh, phân tích những khiếu kiện về đất đai đang tràn đầy trong tòa án, và cho rằng vụ việc Tiên Lãng, nếu không xử lý đúng đắn, có thể bùng nổ sự nổi dậy trên phạm vi cả nước.

Chất lượng của việc thu thập tin tức và các bài xã luận, cùng với ý kiến của những bloggers, đã cho thấy rằng, chính quyền trung ương không can thiệp hoặc định hướng các nhà báo trong sự cố Tiên Lãng. Dù các hãng truyền thông quốc tế thường cho rằng, báo chí Việt Nam là “truyền thông kiểm soát bởi nhà nước”, điều đó chưa hẳn là đúng để mô tả về mối quan hệ phức tạp này. Mặc dù vẫn còn bị nhà nước “hướng dẫn”, nhưng ngành báo chí ở Việt Nam đã trở nên tự chủ hơn trong một thập kỷ vừa qua và cũng có thể cho là đứng đầu về mặt “xã hội dân sự.”

Hiện tại có hàng trăm tờ báo được lưu hành, nhưng tất cả đều phải có giấy phép xuất bản dưới sự bảo trợ của cấp tỉnh thành, các tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp hay các cơ quan chính quyền trung ương. Để chắc chắn, hầu hết các tờ báo này chỉ phục vụ một số độc giả rất hạn chế. Tuy nhiên, có khoảng ba chục nhật báo xuất bản cho độc giả trên toàn quốc. Những loại này thường phải cạnh tranh quyết liệt để có các tin tức, và thường xuyên thu lợi nhuận từ quảng cáo và tổng số phát hành.

Ngoài các báo in và báo điện tử, tại Việt Nam còn có một số báo khác không được nhà nước chính thức thừa nhận, bao gồm đủ loại trang blog khác nhau. Đa số các blog sử dụng các máy chủ ở nước ngoài để vượt ra khỏi tầm kiểm duyệt của nhà nước. Một số blog được trình bày khá chuyên nghiệp và thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để đăng các bài khách quan cũng như bình luận về các vấn đề nổi bật trong ngày, nhưng còn lại những trang blog khác chỉ là những trang châm chọc gay gắt.

Các tờ báo bị kiểm duyệt và không kiểm duyệt ở Việt Nam có mối quan hệ năng động. Có một số  phóng viên nhà báo chính thống trở thành blogger, ngoài ra có khá nhiều phóng viên khác chỉ đọc và phản ứng lại trên các trang blog. Một sự khác biệt lớn giữa các blogger và những phóng viên làm việc cho các hãng truyền thông nhà nước, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (một tổ chức quốc tế), là có nhiều blogger bị bắt giam vì các bài viết của họ hơn là những nhà báo chính thống. Theo Ủy ban này thì con số hiện nay là, có 6 bloggers đang bị giam cầm so với 3 nhà báo.

Đạo đức truyền thông

Tác giả này đã làm việc trong ban tiếng Anh trực tuyến của một tờ báo Việt Nam. Tờ báo này được cho là phản ánh quan điểm của cánh cởi mở trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Đối với “trang tiếng Anh”, một số bài được lựa chọn hàng ngày từ tờ báo chính và từ các nhật báo hàng đầu khác, sau đó được dịch và đưa lên trang web.

Tổng biên tập phải họp thường xuyên với quan chức của Bộ Thông tin và cán bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN vào mỗi thứ Ba, nơi mà họ và các đồng nghiệp từ các báo khác được cảnh báo về những “vấn đề nhạy cảm”. Đôi lúc tờ báo trên cũng bày tỏ ý kiến không chính thống và những lúc như vậy thì họ có thể bị nhắc nhở tại các buổi họp hàng tuần, hoặc nghiêm trọng hơn, bị trực tiếp khiển trách.

Những đề tài mà các báo không nên nhắc đến bao gồm các hoạt động nội bộ và các cuộc tranh luận của Đảng; các câu chuyện nêu lên câu hỏi về tính đúng đắn hay chính sách của chính quyền trung ương; cương lĩnh của Đảng, hay các vấn đề liên quan đến các quan chức trung ương hàng đầu; các bài kêu gọi đa nguyên hay ám chỉ đến “cuộc cách mạng màu” ở các nước cộng sản trước đây; các bài có tính cách khích động đối với vấn đề Trung Quốc; những bài viết đưa ra sự khác biệt giữa người Việt Nam ở miền bắc và miền nam; hoặc các bài ngụ ý rằng những vấn đề ở các cấp thấp là hình thức do lỗi hệ thống chứ không phải là hậu quả do quan chức cấp địa phương gây ra.

Ngoài những vấn đề vừa nêu, các tờ báo hàng đầu ở Việt Nam không là dụng cụ ngoan ngoãn của đảng và nhà nước. Để duy trì số lượng độc giả, họ tích cực theo đuổi các vụ bê bối, điều tra các tệ nạn xã hội, và những người bị áp bức. Các vụ tham nhũng, ít nhất là ở cấp địa phương, cũng là đề tài được báo chí nhắc tới. Chủ đề đạo đức là những gì được thấy thường xuyên trên các tờ báo hàng ngày ở Việt Nam và đa số mang tính bình luận xã hội hơn là tuyên truyền ủng hộ Đảng.

Ví dụ, một tờ báo nào đó có thể đăng bài về cuộc sống khó khăn của phụ nữ trẻ làm việc nhiều giờ trong nhà máy, dành một nửa tiền lương ít ỏi để gửi về cho gia đình. Một bài khác có thể phơi bày những mánh khoé được triển khai để buộc những trẻ em đi ăn xin ở các thành phố lớn. Hay một bài khác nói về một người đàn ông khuyết tật ở ngôi làng hẻo lánh nào đó lên thành phố phấn đấu thi đậu đại học. Những bài quen thuộc loại này cung cấp thông tin về những “cuộc sống không mục đích” của con cái gia đình mới giàu.

Những câu chuyện về một xã hội đang phải vật lộn để tìm hiểu và đối phó với nhiều phức tạp trong quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế. Hiện tượng xã hội quen thuộc này thường thấy ở phương Tây, thì được các báo làm như họ chỉ mới được khám phá tại Việt Nam – bao gồm một chuyện gần đây của những số người Việt ở độ tuổi 9X, thích khám phá đất nước bằng xe gắn máy vào những buổi cuối tuần thay vì bỏ thêm vài ngày để làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên, những ống kính thông qua các mẫu chuyện như thế này không phản ánh được lối sống phương Tây, đây là quan điểm Nho giáo, một triết lý về “tư cách đối xử đúng đắn”.

Báo chí tại Việt Nam đã trở thành một phần chính trị quan trọng vì chính quyền Hà Nội không còn đủ khả năng theo kịp và kiểm soát các cấp bên dưới và các doanh nghiệp nhà nước, với sự phức tạp ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế và xã hội của đất nước. Rõ ràng là trong một thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo của Đảng và chính phủ đã phải ngày càng nhiều dựa vào các nhật báo có tính cách toàn quốc để được thông báo thông tin kịp thời về những gì đang xảy ra ở các cấp địa phương, vì họ không thể dựa vào cấu trúc hành chính địa phương để nhận các thông tin này. Vì lý do đó, các tờ báo và tạp chí nói chung chỉ phải trả lời theo nhu cầu đòi hỏi của chính quyền trung ương.

Những mối quan hệ báo chí với Hà Nội không phải lúc nào cũng suông sẻ. Trong năm 2006, với sự chấp thuận của các nhà lãnh đạo hàng đầu, báo chí đã chủ đạo hăng hái theo đuổi các hành động phi pháp của Bộ Giao thông Vận tải, và việc này đã đón nhận được nhiều lời khen thưởng, hoan nghênh.

Tuy nhiên, sau đó hai nhà báo từ chối tiết lộ người cho nguồn tin mà họ viết được, và đã bị công an bắt giữ, và bị kết án tù với tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và tuyên truyền “thông tin sai lệch”. Hậu quả là nhiều người cảm thấy sự suy giảm lòng sốt sắng và nhiệt huyết của nhà báo để đưa ra ánh sáng những vụ việc bê bối đã xảy ra.

Trong vụ Tiên Lãng gần đây, các nhà lãnh đạo lại một lần nữa phải dựa vào các nhà báo để tìm ra sự thật và những phản ảnh từ dư luận. Có lẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngành báo chí Việt Nam đang nói lên sự thật của họ đến chính phủ. Nhiều nhật báo và tạp chí đã đồng loạt cảnh báo rằng nếu Đảng và nhà nước không có các hành động kiên quyết và hiệu quả để chấn chỉnh tệ nạn tham nhũng cũng như các hành vi lộng hành của các cán bộ cấp dưới thì họ phải đối mặt với nguy cơ mất tín nhiệm của các tầng lớp nông dân.

Đó là thông điệp nghiêm trọng và có vẻ như đã gây được tiếng vang tới các nhà lãnh đạo ở Việt Nam. Chính quyền cũng lên tiếng rằng sẽ xem xét việc “đổi mới” hệ thống cấp thấp “là một vấn đề sống còn của chế độ”. Nếu đây được nhắm đến là một cuộc cải cách toàn diện, thì cuộc tranh cãi trong sự cố Tiên Lãng đã giúp tăng cường sức mạnh của lãnh đạo nhà nước. Quá trình đó cũng đã cho thêm sức mạnh tìm ra sự thật do các nhà báo dẫn đầu.

David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, ông thường xuyên viết các bài liên quan đến những vấn đề về Việt Nam. Có thể liên lạc với ông qua email tại địa chỉ: nworbd@gmail.com.

Nguồn: Asia Times (Tiếng Anh)/ TC Phía Trước (Tiếng Việt).

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT
© 2012 Bản tiếng Việt David Brown

33 bình luận to “746. Sự trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam”

  1. […] Nam và Hoa Kỳ: một cặp tình nhân không cân xứng (Asia Sentinel/27-03-2012); + 746. Sự trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam (Asia Times/18-02-2012); + 745. Việt Nam – Trung Quốc tìm hướng tháo gỡ đột phá […]

  2. Tổng Thống Nông Đức Mạnh said

    Người dân cần phải học thủ đoạn để phòng thủ thôi, khi nghiên cứu con mồi thì cần phải nghiên cứu cả vợ con của họ nữa nha và ai cũng phải đi đêm…

  3. hugo said

    Theo tôi nghĩ, những điều gọi là tích cực, đáng mừng liên quan đến tí xíu mạnh dạn của báo chí VN cho thấy một điều khác hơn là dân chủ đã được mở rộng. Đó là, sự bất mãn từ một bộ phận đảng viên cao cấp, đặc biệt những người tham gia 2 cuộc kháng chiến, bằng cách nào đó bật đèn xanh cho phép báo chí hé miệng chút xíu, cộng với giới đương quyền, ý thức rằng những nhũng nhiễu, tham lam, hối lộ, làm càn của mình đã bị dân biết tỏng nay muốn chuộc lỗi, tỏ ra thiện chí. Nhiều người nói cộng sản chỉ có thể bị loại bỏ bởi chính nội bộ của họ, điều này đúng.
    Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều trơ trẽn, ngang ngược của giới cầm quyên lớn nhỏ, mà, nếu không được phép nói, thì đừng hòng. Và chúng ta, dân tộc này, vẫn tiếp tục đóng kịch với nhau, sống với nhau trong giả trá, cho đến tận đời con, cháu.
    Ai cũng biết, tài nguyên của quốc gia này đang cứ từng ngày chảy vào túi của một thiểu số đảng viên có quyền. Đó là thực tế, vì vậy đừng tốn hơi dùng mỹ từ để kêu gọi này kia.
    Những ý thức nói trên, nay đã lan rộng đến giới trẻ và sinh viên, phải nói là nhờ ơn các blog và báo mạng lắm lắm.

  4. Huỳnh Tấn Mãn said

    Với cái nhìn khác quan của tôi thì phải công nhận là ngành báo chí Việt Nam đang trong tiến trình trưởng thành, chứ không phải là đã trưởng thành như tác giả đã viết.

  5. Hongnhi said

    Bài dịch cơ bản rất hữu ích cho người đọc và dịch tốt. Nhưng theo tôi, câu đầu “For the past five weeks, the Vietnamese public has debated the implications of a shootout between a family of fish farmers and a police posse that was sent to dispossess them in the Haiphong city’s still-rural Tien Lang district” (Trong năm tuần qua, công chúng Việt Nam đã tranh luận về tác động của vụ cưỡng chế đất đai giữa một gia đình nông dân nuôi cá và lực lượng công an ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”, nên dịch là “Trong năm tuần qua, công chúng Việt Nam không ngớt tranh luận về vụ đấu súng giữa một gia đình nông dân nuôi cá và lực lượng công an có vũ trang được cử đến để tước đất đai của họ ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”. Dịch như thế rõ hơn về ý và sát hơn về mặt câu cú.

  6. D.Nhật Lệ said

    Một ngoại nhân đứng ngoài nhìn vào rồi đưa ra những nhận định lịch sự,thiên về lối nói mềm mỏng của nhà ngoại giao hơn từ ngữ khảo cứu của học giả (vốn là nghề ruột của ông) nên ông ta không
    hề muốn mình bị mất thiện cảm từ người khác,chứ đừng nói là xúc phạm là phương châm của bất
    cứ chuyên gia ngoại giao thực thụ nào !
    Do đó,người trong cuộc không nên “tự sướng”mà hãy biết người biết ta để cố gắng làm báo tốt hơn
    hầu phục vụ sự thật,bênh vực người dân thấp cổ bé họng và chống lại cái giả dối,gian ác thường có
    mặt trên đời,từ chính thể dân chủ đến chế độ độc tài !
    Nhà cầm quyền cũng không nên “tự hào” vì có những người đánh giá mình…không dám coi báo chí
    là công cụ ngoan ngoãn mà tôn trọng báo chí lắm ! Mấy ông tây ưa nói tốt và ghét nói dối tưởng ai cũng thiệt thà như mình cả,mà không biết gì lắm tổ chức chặt chẽ của một nhà nước toàn trị !

  7. Chị Năm said

    Tòa Bạch Ốc hẹn gặp cộng đồng Việt nói chuyện nhân quyền
    Sunday, February 19, 2012 6:59:33 PM

    Hơn 54,000 chữ ký thỉnh nguyện thư

    Ðỗ Dzũng/Người Việt

    WASHINGTON (NV) -Tòa Bạch Ốc đã chính thức xin được tiếp xúc và gặp gỡ cộng đồng người Việt về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam, cũng như những quan tâm đến các nhà tranh đấu và tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong nước.

    “…”

    Thỉnh nguyện thư vẫn còn trên trang mạng Tòa Bạch Ốc và vẫn còn nhận chữ ký, tại địa chỉ https://wwws.whitehouse.gov/petitions.

    • khách said

      Tóm tắt vài dòng và cho cái link vào là được, ai thích thì vào link đọc toàn bài. Còm thế này thì khác gì Spam

  8. Tác giả này có những hiểu biết khá nhiều về tình hình báo chí VN và cũng có cái nhìn tương đối khách quan về vấn đề báo chí VN. Tuy nhiên ông cũng chưa nắm hết được vấn đề có tính nguyên tắc cua báo chí VN, đây là nói đến báo chí chính thức hoạt động, được sự thừa nhận của pháp luật, vì ở VN không có báo tư nhân. Ở VN có Luật báo chí, các báo hoạt động theo luật. Điều gì pháp luật không cấm thì báo chí được làm, được phản ánh. Báo nào vi phạm pháp luật thì đã có các cơ quan thực thi pháp luật xử lý. Từ trước đến nay, báo chí vẫn được đánh giá cao, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí được coi là quyền lực thứ tư, có sức mạnh rất lớn. Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức vừa trọng vừa sợ báo chí. Cũng do sức mạnh của báo chí, phạm vi tác động của nó mà vấn đề trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo càng được đề cao. Đúng như tác giả đã nhận xét: “Có lẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngành báo chí Việt Nam đang nói lên sự thật của họ đến chính phủ. Nhiều nhật báo và tạp chí đã đồng loạt cảnh báo rằng nếu Đảng và nhà nước không có các hành động kiên quyết và hiệu quả để chấn chỉnh tệ nạn tham nhũng cũng như các hành vi lộng hành của các cán bộ cấp dưới thì họ phải đối mặt với nguy cơ mất tín nhiệm của các tầng lớp nông dân”. Đảng và CP cũng nhận thức được vấn đề này và khuyến khích báo chí tích cực vào cuộc, nhất là trong dịp triển khai NQ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này.

    • chipheo@ said

      “…Đảng và CP cũng nhận thức được vấn đề này và khuyến khích báo chí tích cực vào cuộc, nhất là trong dịp triển khai NQ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này…” Đúng hơn là chúng ta đã nghe quá nhiều và quá nhiều,nhưng mà thư vị “Người Hà nội” ở cái xứ này chắc vị không thể không biết một câu nổi tiếng mà từ trẻ đến già,nam phụ lão ấu đều biết: “NÓI DZẬY MÀ KHÔNG PHẢI DZÂY”??

  9. Gốc said

    Nếu như khi Thủ tướng chưa có kết luận mà làng báo Việt Nam đã làm được như vậy mới thật đáng khen.

  10. Cuội said

    Anh Ba Sam ơi, BBC có bài vụ Tiên Lãng và “pháp luật qua điện thoại” của Giáo sư Lê Hồng Hiệp hay quá. Xin anh đưa về trang nhà cho anh em thảo luận.

  11. […] 746. Sự trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam […]

  12. abc said

    Bài dịch tốt, nhưng có câu này:
    Titillating counterpoint is provided by reportage on the “aimless lives” and depraved conspicuous consumption of the children of the nation’s nouveau riche.

    Bảo Anh dịch như sau:
    Những bài quen thuộc loại này cung cấp thông tin về những “cuộc sống không mục đích” của con cái gia đình mới giàu.

    Lời bình:
    counterpoint: đối nghĩa với point ví dụ trọng câu sau: POINT: Guy Fieri Is Not Terrible. COUNTERPOINT: Guy Fieri Is Terrible (CÓ Ý KIẾN: Guy Fieri không tệ hại. Ý KIẾN NGƯỢC LẠI: Guy Fieri thật tệ hại.)

    Câu phía trước biểu dương người tốt (vượt nghèo, vượt khó). Câu phía sau phê phán người xấu. Do đó theo tôi câu nầy nên dịch như sau cho hợp văn cảnh.

    Ngược lại, những bài với giọng điệu chỉ trích là các phóng sự viết về “cuộc sống thờ ơ” và thói tiêu dùng phô trương trụy lạc của con cái những nhà giàu mới phất ở đất nước này.

    Thực ra câu này khá khó dịch. Tôi góp ý cho hợp hơn thôi. Không có ý chỉ trích, hay bới lông tìm vết đâu nhé. ABS và dịch giả thông cản

  13. Nhu trang ba sam vua dan toi chi lo rang day la hanh dong mi dan. Sau do cat vo het nhung nguoi dam mang su that len bao va cac trang bao mang

  14. Moitrungky said

    Chinh quyen tw dang cau gio va xui duc dam quan chuc TL khieu khich,xuyen tac, vu khong cac nan nhan ho Doan TL de tham do phan ung du luan

  15. Moitrungky said

    Tac gia co phan chu quan va ca tin. Co the ong than thiet voi mot can bo cao cap cua truyen thong VN. Lai them 1 tay mui lo bi cs VN “phan hoa“

  16. cslykhai said

    người pháp tuyen bố rằng họ xây dựng ở việt nam môt chế độ đôc tài của trái tim,túc là độc tài của tự do bình đẳng bac ái ,vì thế họ tha bổng người nông dân vì bị cướp đất mà đâm chết quan cẩm người pháp trong vụ án đồng nọc nạn,thử hỏi bao giờ thì đảng cs vn có đươc nền độc tài của trái tim vì tự do bình đẳng như vậy,được như thế thì cslykhai tôi lại xin vào đảng ngay

    • Minhhoang said

      Lợi dụng trong những ngày “Cả nước lên ….đồng”, cs vn được sự lèo lái, dẫn dắt của anh ba Dũng ký lệnh làm tượng đài cho Gióng (Thánh Gióng), dĩ nhiên là có cả con chiến mà của Gióng. Trong ruột tượng (đài), hổng biết quân sư quạt mo là ông đồng bà cốt nào xúi quẩy, mà thủ tướng ta lại phê duyệt cho đúc cả tim của Gióng và con ngựa của mình bằng đồng mới hãi!

      Đã ban cho Gióng một trái tim đồng thì tại sao lại không cho ngựa Gióng một quả tim khác cùng cân lượng? Sự bình đẳng, bác ái (tức yêu thú vật) của bọn Thực dân Pháp Lang Sa còn phải chào thua.

      Nếu nói như bà phó Đoan thì “Bình đẳng của ta gấp vạn lần chủ nghĩa thực dân”.

      Bác cslykhai nên gia nhập vào đảng ngay để cho kíp chìm xuồng (gõ nhầm “cho kịp chuyến xuồng”) là vừa. He he he.

    • Vay ma 84 nam sau????

  17. Haisg said

    Mách lẻo : Một bài viết về chiến tranh biên giới 1979 cũa nhà ngoại giao Dương Danh Dy

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/02/y-kien-cua-ong-duong-danh-dy-ve-chien.html

  18. Không biết bao giờ báo chí mới được thỏa sức tự do

  19. chipheo@ said

    “…Thủ tướng đã yêu cầu ông bày tỏ lòng biết ơn của Thủ tướng đối với vai trò của các phóng viên trong cuộc khủng hoảng này và hy vọng rằng truyền thông sẽ tiếp tục công việc “phục vụ đất nước” và “định hướng dư luận”.Hy vọng và hy vọng vì người ta sống được trên đời này là nhờ vào “hy vọng”. Đã có ai sống được mà “VÔ VỌNG”. Tuy nhiên ,điều quan trọng hơn là phải “CHỜ”. Và vượt lên trên trên tất cả tôi mong điều HY VỌNG CỐT TỬ là ĐỪNG : “NÓI DZẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI DZẬY”

    • cslykhai said

      định hương dư luận là sai quy luât văn hóa hoc rùi thủ tướng ơi, đúng nhất là đưa thông tin không thiên vị ,đung ra là thông tin về sư thật để tạo ra thái độ đồng thuận cua mọi người về sự viêc đã xẩy ra ,có như thế thì thủ tướng mới biết đương mà xử lts vụ việc cho đúng thì mói có lòng dân đồng thuận chứ,phải chưa nào

  20. khách said

    Nhiều bác cứ hay “chửi” báo Tuổi trẻ dưới thời TBT Phạm Đức Hải, nhưng bữa nay họ cũng có bài kỷ niệm về 1979 đây nè (dù hơi bóng gió)
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/478354/Hoa-dao-bien-gioi-thang-2.html

    • Thế Nhân said

      Vâng, tôi mới đọc bài của Lê Đức Dục, bóng gió, xa xôi, vài mươi năm trước, hoa đào tháng hai lại nở nơi biên cương…nhưng mà rất cảm động.

      • Sự Thật said

        có một chút nói về chiến tranh biên giớ phía Bắc, nhưng không biết VN đánh nhau với nước nào (không có một từ Trung Quốc).
        Vẫn là Phạm Đức Hải, vẫn là vòng kim cô hèn hạ của Hà Nội

  21. khách said

    Câu này có lẽ đúng:
    Rõ ràng là trong một thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo của Đảng và chính phủ đã phải ngày càng nhiều dựa vào các nhật báo có tính cách toàn quốc để được thông báo thông tin kịp thời về những gì đang xảy ra ở các cấp địa phương, vì họ không thể dựa vào cấu trúc hành chính địa phương để nhận các thông tin này

  22. Abaco said

    Trích:
    Một số blog được trình bày khá chuyên nghiệp và thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để đăng các bài khách quan cũng như bình luận về các vấn đề nổi bật trong ngày, nhưng còn lại những trang blog khác chỉ là những trang châm chọc gay gắt.

    1) Các bác có biết một số blog thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để đăng các bài khách quan cũng như bình luận về các vấn đề nổi bật trong ngày là những blog nào không?

    2) Và những trang blog khác chỉ là những trang châm chọc gay gắt là những blog nào không?

  23. khách said

    Khi nào báo chí ta “trưởng thành” như thế này:
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/60698/-dau–voi-bao-chi–tong-thong-duc-tu-chuc.html

Gửi phản hồi cho khách Hủy trả lời