BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Một 14th, 2009

37:Việt Nam đi về đâu Trong năm 2009?

Posted by adminbasam trên 14/01/2009

The Nation

————————————————————————————————————

Việt Nam đi về đâu

Trong năm 2009?

Barbara Crossette

Ngày 12-1-2009

Ba ngày Tết đang tới gần ở Việt Nam, Tết là đỉnh cao của một mùa lễ hội kéo dài khởi đầu bằng sự đón nhận nồng nhiệt của lễ Giáng sinh vào giữa tháng 12. Tại thành phố miền nam mà các cư dân ở đây vẫn gọi là Sài Gòn, các công viên và đại lộ được kết những tràng đèn hoa sặc sỡ, và những bài hát mừng Noel tràn ngập không gian các nhà hàng, tiền sảnh khách sạn và các cửa hàng bách hóa với những Ông già Noel của riêng mình.

Ngoài bề mặt, cuộc chiến tranh “của người Mỹ” đã kết thúc hơn ba thập kỷ trước có vẻ như không để lại dấu vết nào tại đây. Thế nhưng bên trong những trái tim và trí óc của những người từng phải chịu đựng cuộc chiến này và còn sống sót để nhớ lại về nó, thì cuộc chiến đó là nổi đau. Tết là một thời khắc dành cho sự suy ngẫm, và đang có những mối cảm xúc trái ngược nhau về chuyện Việt Nam sẽ hướng về đâu trong năm mới.

Không phải chỉ có cảnh tượng sung túc và chủ nghĩa vật chất, thậm chí ngay trong các thời điểm nền kinh tế khó khăn, và sự yêu thích những gì thuộc về phương Tây dường như đang xa lạ hẳn đối với một thế hệ cách mạng từng cống hiến tất cả cho một sự nghiệp, để rồi mất đi bà con thân thuộc và bạn bè, thường liên quan đến những ngôi mộ không tên trên chiến trường. Đặc biệt ở miền nam cũng còn có tâm trạng không thoải mái và chán ngán rằng một Việt Nam thống nhất đã không sống theo đúng với tiềm năng to lớn của mình. Mặc dù qua gần hai thập kỷ tự do hóa kinh tế, người Việt Nam vẫn coi đất nước của mình đang phải chịu tù hãm dưới bàn tay sắt của những qui định và sự kiểm duyệt quá độ từ chính quyền, và họ nhìn những nhân vật chính trị đang phí phạm thời gian, tiền bạc và đánh mất đi các sự gia tăng của nền kinh tế của đất nước nầy qua hành vi tham nhũng.

Bước khởi đầu của một mùa nghỉ ngơi dài ngày này đã trùng với một quyết định đình hoãn trợ giúp phát triển của Nhật Bản sau việc phát hiện một vụ âm mưu hối lộ hàng triệu đô la đã làm chệch phương hướng các quỹ cấp viện trợ từ Nhật Bản, mà cho tới lúc này, là nước cấp viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Một phóng viên của một tờ báo hàng đầu nói rằng các nhà báo đã được chỉ thị ngừng chú tâm vào vụ này. Hai nhà báo bị bắt năm ngoái do đã viết về trò bòn rút tiền viện trợ không phải chỉ của Nhật Bản mà còn của cả Ngân hàng Thế giới. Một nhà báo đã bị phạt tù và một nhà báo khác bị án cải tạo. Các nhà báo, Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, đã bị kết án vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.” (tổ chức Giám sát Nhân quyền có một bài báo mới, Việt Nam: Hãy chấm dứt bịt miệng những người đưa tin, viết về vụ này và các vụ việc khác nữa.) Các đồng nghiệp của hai nhà báo này nói rằng các nhà báo đã có những nguồn tin bên trong chính quyền, thế nhưng điều đó đã không cứu được họ và các tổng biên tập của họ. Chính quyền, nơi giữ quyền bổ nhiệm các tổng biên tập báo, đã sa thải các tổng biên tập của hai tờ báo liên quan. Tờ nhật báo Tuổi Trẻ nổi tiếng, táo bạo và nhiều lợi nhuận đã chứng kiến người tổng biên tập của họ bị thay thế vào tháng 12-2008, sự thay thế nầy cũng là lần thứ ba trong hai năm [?], bởi những người được bổ nhiệm được xem là “an toàn hơn” cho chính quyền; vào đầu tháng 1, tổng biên tập tờ Thanh Niên đã bị thải hồi.

Tại Đà Nẵng, một nhà xuất bản đã bị đóng cửa vào tháng 12 và hai biên tập viên hàng đầu đã bị đuổi việc vì những “lỗi lầm” in sách (và xuất bản). Những người sử dụng Internet bị quấy nhiễu thường xuyên và đôi khi bị bắt. Theo ước tính thì có gần một phần tư người dùng Internet của Việt Nam lập các blog viết nhật ký và chia sẻ thông tin. Trong số các blogger có những học sinh ở độ tuổi 11 tới 12 có máy tính ở nhà, hoặc hay lui tới các quán cà phê Internet, nơi mà chính quyền không dễ gì để kiểm tra.

Có thể đó là một dấu hiệu của một cuộc thua trận vì thế mà những quy định mới dành cho việc sử dụng Internet đã được công bố gần đây trong một nỗ lực nhằm kiềm chế tác động của thế giới trên mạng internet. Cùng lúc, các tờ báo và các sản phẩm in ra khác (của chính quyền) đang chạy đua thiết lập các trang Web tiếng Anh để quảng bá những thông tin của họ cho rộng lớn rãi hơn.

Trong số các học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, giáo sư đại học và, trên hết, là các nhà báo, những lời chỉ trích đang ngày càng trở thành thẳng thắn và trực tiếp một cách đáng ngạc nhiên. Trong một cuộc hội thảo gần đây của các giáo sư và các nhà quản lý đại học (một số người đã về hưu từ các nước phương Tây), hết diễn giả nầy đến diễn giả khác đã nói về nỗi bực dọc và giận dữ dưới những giới hạn chính trị bị áp đặt từ Hà Nội. Thông điệp được nghe lập đi và lập lại từ những người tham dự nầy là chính quyền cần phải hiểu rằng tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin là những điều kiện tiên quyết cho con người và cho sự phát triển kinh tế. Một hiệu trưởng của một trường đại học, khi được hỏi bằng cách nào mà bà đã xoay xở để kiếm được nhiều không gian tri thức như vậy cho bộ máy cán bộ giảng dạy của mình, bà đã táo gan không úp mở rằng, “tôi không chấp nhận việc ban cho quyền tự trị [đại học]; tôi giành lấy nó.”

Tại miền nam Việt Nam, có những lời phàn nàn khác vượt ra ngoài các lớp học và phòng đọc báo. Cư dân Sài Gòn, nơi đã chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh ba thập kỷ trước, đã than phiền rằng ba phần tư lợi tức của thành phố năng động, hướng ngoại này bị bòn rút bởi chính quyền trung ương và những người dân miền nam nhận lại được rất ít ỏi [1]. Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi một công ty tư vấn Anh Quốc đã xếp Sài Gòn đứng thứ 150 trong số 215 thành phố lớn trên thế giới về chất lượng sống, đứng sau rất xa các thành phố láng giềng như Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur, [2] để thay đổi điều đó, thành phổ này cần phải có sức cạnh tranh hơn. Trong một thang bảng xếp hạn từ 1 đến 10, tờ báo tiếng Anh — Viet Nam News– đã cho biết, Sài Gòn được 0 điểm về chất lượng nước, và một số bệnh viện bị phát hiện có hai hoặc ba bệnh nhân phải nằm chung một giường. [3]

Mỗi doanh nghiệp và hội thiện nguyện nào cũng đều bị sa lầy trong những tầng nấc thủ tục cấp giấy phép. Các nhóm kinh doanh, các phòng thương mại và các công ty xây dựng nói công khai rằng những dự án mới có thể phải đối mặt với gấp 33 lần các biện pháp và thủ tục tiêu tốn thời gian (so với nơi khác), đang làm nản lòng các nhà đầu tư tương lai.

Trong hàng ngũ trí thức, có những mối quan tâm rất lớn tới một cuốn sách mới xuất bản của nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, bà Dương Thu Hương, tác giả của cuốn Thiên Đường Mù và những tác phẩm khác thuộc loại tiểu thuyết có tính phê phán những thần tượng dân tộc chủ nghĩa vốn tồn tại từ lâu.

Cuốn sách mới, vừa được xuất bản trong tháng này tại Paris và có tựa đề tiếng Pháp là Au Zenith[Đỉnh Cao Chói Lọi], là một cuốn tiểu thuyết ít úp mở và không tán tụng đối với người anh hùng dân tộc, ông Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam thời cận đại và là một đề tài bị cấm kỵ trong nước. Các báo chí VN đã được cảnh báo không được đả động gì tới tác phẩm Đỉnh Cao Chói Lọi này, song những bản sao chụp hoặc các trích đoạn của cuốn sách của bà Hương bằng tiếng Pháp và tiếng Việt đã bắt đầu được lưu truyền trên Internet thậm chí trước khi nó được công bố. [3]

Bà Hương, người đến từ Hà Nội và từng là cán bộ cộng sản tích cực, đã quay lại chống đối chế độ, cũng như những trí thức khác ở miền bắc đã làm vậy, khi bà nhận thấy sau ngày thống nhất rằng nhiều lời lẽ tuyên truyền mà họ đã được nhồi nhét về cuộc sống ở miền Nam là không thực, và rằng quân đội Hà Nội không chỉ giết người Mỹ mà còn giết cả những đồng bào người Việt Nam nữa. Trong hơn 20 chục năm, những người miền bắc đã và đang khám phá chủ đề về sự dối trá trong thời chiến của chính quyền trong những cuốn sách, thơ ca và phim ảnh.

Khi bà Hương, những tác phẩm của bà đang bị cấm ở Việt Nam, được hỏi tại một lần xuất hiện hiếm hoi ở New York năm 2007 qua sự bảo trợ của tổ chức Amerincan PEN [Trung Tâm Văn Bút Mỹ], rằng vì sao không có hiện tượng nổi loạn công khai ở Việt Nam, bà đã cho là có một vài lý do, trong số đó có việc người Việt Nam đã có một lịch sử chiến đấu chống ngoại bang và không có truyền thống xung đột bên trong – nhưng tới mức đã bị choáng váng khi biết được số người miền nam Việt Nam chết trong cuộc chiến tranh “của Mỹ”. Bà cũng nói huỵch toẹt ra rằng người Việt Nam bị cai trị bởi những nhà lãnh đạo có phong cách lạc hậu nhưng kiêu ngạo về chiến thắng trong một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ – một thói kiêu ngạo đã được chia sẻ rất rộng rải trong dân chúng – đã chưa bao giờ được gia tăng thêm và cập nhật hóa với một cách nhìn hậu chiến cần được chú ý hơn (về tình trạng tan hoang) của đất nước mình. Ban lãnh đạo đó đã và đang sống sót ba mươi năm qua là nhờ dựa “trên những xác chết,” bà đánh giá.

Cùng lúc đó, trong số những người trẻ tuổi, là nhóm chiếm số đông trong dân số Việt Nam, có một niềm tin sâu sắc, dù là mù quáng và phi thực tế, về phương Tây, được khích lệ bởi Việt kiều, tức người Việt Nam sống ở nước ngoài, những người đã trở về với tiền bạc để sửa sang, xây dựng nhà cửa và mua hàng hóa mà dân chúng trong nước không có những mối quan hệ với họ thường không đủ khả năng mua được. Trong những năm gần đây, các cửa hàng bán quần áo thời trang do các nhà thiết kế ở Âu châu vẽ kiểu đã và đang thay thế chỗ của những cửa hiệu Việt Nam trong khu phố buôn bán ở Sài Gòn, nơi mà kiến trúc đương đại không có bản sắc đang được dân chúng xem là tân thời và ưa chuộng. Một khu vực gồm các cửa hàng buôn bán ở tầng trệt và những căn hộ sang trọng ở các tầng trên và một khách sạn đang được xây dựng, trải rộng cả một lô đất bất động sản đắt tiền nhất của thành phố, trải dài từ đại lộ Nguyễn Huệ cho tới Đồng Khởi, đường Catinat cũ (tức là đường Tự Do).

Khu vực buôn-bán- khách-sạn- nhà ở- phức-hợp này được gọi là Quảng trường Thời Gian. [5]

Hiệu đính: TBT Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

[1]Theo tờ Vietnamnet của nhà nước VN, cuối năm 2007, thành phố Sai gòn chỉ được giữ lại mức lợi nhuận kinh doanh và thuế hàng năm là 17%, phần lớn số lợi nhuận còn lại là 83% phải nộp ra ngoài Bắc. Tổng số lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long dành để nuôi miền Bắc và miền Trung, và số dư ra được xuất cảng hơn 2,5 tỉ đô la hàng năm.

[2] Sai Gòn trước 1975 quá đẹp và đã từng được người ngoại quốc gọi với tên nổi tiếng là Hòn Ngọc Viễn Đông (Saigon – The pearl of the Far East has lost some of its shine)

[3] Thực tế là tất cả bệnh viện đều phải chịu cảnh mỗi giường có 2, 3 người nằm, và 4-10 người thăm nuôi.

[4] tác giả Dương Thu Hương đồng ý cho các mạng toàn cầu đăng mà không lấy tiền nhuận bút tác phẩm ĐCCL bằng tiếng Việt Nam cùa bà. Ấn bản bằng tiếng Pháp đã được phát hành tại các nhà sách vào ngày 9/1/2009

[5] Quãng trường Thời Gian! Ủa sao lại đặt trùng với tên gọi Times Square ở New York thế này !?!?!

———————————————-

The Nation

————

Where is Vietnam

Headed in 2009?

By Barbara Crossette

January 12, 2009

The three-day Tet festival is approaching in Vietnam, the climax of a long season of celebrations that began with the enthusiastic embrace of Christmas in mid-December. In the southern city that residents still call Saigon, parks and boulevards have been festooned with colorful lights, and Christmas carols drifted over restaurants, hotel lobbies and department stores with their resident Santas.

On the surface, the “American” war that ended more than three decades ago seems to have left no traces here. But in the hearts and minds of those who suffered the war and survived to remember it, there is pain. Tet is a time for reflection, and there are some conflicted emotions about where Vietnam is headed in the new year.

It is not only that the spectacle of affluence and materialism, even in tough economic times, and the love affair with thing s Western seem jarring to a revolutionary generation that gave their all to a cause, losing relatives and friends, often to unmarked battlefield graves. There is also, especially in the south, unease and disappointment that a unified Vietnam has not lived up to its considerable potential. Despite nearly two decades of economic liberalization, the Vietnamese see their country stagnating under the heavy hand of excess government regulation and censorship, and watch politicians squandering the country’s economic gains on corruption.

The start of this long holiday season coincided with a suspension of Japanese development assistance after the discovery of a multimillion-dollar bribery scheme that diverted aid funds from Japan, until now Vietnam’s largest donor. A reporter from a leading newspaper said journalists have been told to stop dwelling on this. Two reporters were arrested last year for writing about the skimming of aid from not only from Japan but also the World Bank. One journalist is in jail and the other in re-education. The reporters, Ngyuen Van Hai of Tuoi Tre and Nguyen Viet Chen of Thanh Nien, were convicted of “absuing democratic freedoms.” (Human Rights Watch has a new report, Vietnam: Stop Muzzling the Messengers, on these and other cases. Colleagues say that the reporters had inside government sources, but that did not save them or their editors. The government, which retains the right to appoint news managers, dismissed the editors of the two newspapers involved. The popular, daring and profitable daily Tuoi Tre saw its editor replaced in December for the third time in two years by ever “safer” government appointees; in early January the editor of Thanh Nien was sacked.

In Danang, a publishing house was shut down in December and two top editors fired for printing “mistakes.” Internet users are regularly harassed and occasionally arrested. It is estimated that nearly a quarter of Vietnamese use the Internet to post blogs and share information. Among the bloggers are schoolchildren as young as 11 or 12 who have home computers or frequent Internet cafes, which the government polices clumsily. It may be a sign of a losing battle that new regulations on Internet use have been recently published in an effort to contain the impact of the cyberworld. At the same time, newspapers and other publications are racing to create English-language Web sites to give their reporting wider exposure.

Among students, academics and, above all, journalists, critics are becoming astonishingly outspoken. In a recent seminar of professors and university administrators (some of them retired from careers in the West), speaker after speaker told of chafing under political restrictions imposed from Hanoi. The message heard again and again from participants was that the government should understand that free speech and access to information were prerequisites of human and economic development. A university president, asked how she had managed to gain so much intellectual space for her faculty, declared boldly, “I don’t get given autonomy; I take it.”

In southern Vietnam there are other grievances beyond those of the classroom and newsroom. Residents of Saigon, officially renamed Ho Chi Minh City three decades ago, complain that more than three-quarters of the earnings of this dynamic, outward-looking metropolitan area are siphoned off by the central government and southerners get very little in return. A recent survey by a British consulting company ranked Saigon 150th among 215 large cities worldwide in quality of life, well behind neighbors such as Singapore, Bangkok and Kuala Lumpur, against which this city should be more competitive. On a scale of 1 to 10, the English-language Viet Nam News reported, Saigon got a zero for the quality of its water, and some hospitals were found to have two or three patients sharing one bed.

Every enterprise and voluntary association gets bogged down in layers of licensing requirements. Trade groups, chambers of commerce and construction companies say publicly that new ventures may face as many as thirty-three time-wasting procedures, frustrating would-be investors.

Among intellectuals there is enormous interest in a new book from Vietnam’s most popular dissident writer, Duong Thu Huong, author of Paradise of the Blind and other works of fiction critical of enduring nationalist myths.

The new book, just published this month in Paris and titled in French Au Zenith, is a thinly veiled and not complimentary novel about the national hero, Ho Chi Minh, the founding father of modern Vietnam and an off-limits subject here. Newspapers have been warned not to touch the story, but copies or excerpts of Huong’s book in French and Vietnamese began to circulate on the Internet even before its publication.

Huong, who is from Hanoi and was once an active communist cadre, turned against the regime, as did other intellectuals in the north, on learning after unification that much of the propaganda they had been fed about life in the south was untrue, and that Hanoi’s army was killing not only Americans but also fellow Vietnamese. For more than two decades northerners have been exploring this theme of official wartime deceit in books, poetry and film.

When Huong, whose works are banned in Vietnam, was asked, at a rare appearance in New York in 2007 sponsored by American PEN, why there was not open revolt in Vietnam, she said there were several reasons, among them that the Vietnamese had a history of fighting outsiders and no tradition of internal conflict–thus the shock at learning how many southern Vietnamese were dying in the “American” war. She also said bluntly that the Vietnamese are ruled by backward-looking leaders whose pride in winning a war against the United States–a pride widely shared–has never been augmented and updated with a compelling postwar vision for the country. The leadership has survived for thirty years “on corpses,” she said.

Meanwhile among the young, the majority of Vietnam’s population, there is a deep, if blind and unrealistic, belief in the West, encouraged by the Viet khieu, or overseas Vietnamese, who return with money to spend on homes and goods that local people without connections cannot afford. In recent years, European designer boutiques have supplanted Vietnamese stores in downtown Saigon, where characterless contemporary architecture is in vogue. A huge shopping mall topped with luxury apartments and a hotel is under construction, covering a full city block of prime real estate from Nguyen Hue boulevard to Dong Khoi, the former Rue Catinat.

The complex is called Times Square.

Posted in Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »