BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Một 18th, 2009

40:Nhà chức trách Việt Nam buộc giới blog đang sôi động của đất nước phải vào khuôn phép

Posted by adminbasam trên 18/01/2009

 

The Washington Post

————————————————————————————————————

Nhà chức trách Việt Nam

buộc giới blog đang

sôi động của đất nước

phải vào khuôn phép

Tim Johnston

Ban đối ngoại Washington Post

Chủ nhật, ngày 18-1-2009; Trang A21[từ bản báo in]

BANGKOK – Chính quyền Việt Nam vừa ban bố vài quy định pháp lý trong mấy tháng gần đây nhằm hạn chế hoạt động blog, trong lúc số người dùng Internet đang tăng vọt ở đất nước cộng sản này.

Chiến dịch được bắt đầu vào tháng Tám, khi chính quyền cho công bố một chỉ dụ trao cho công an quyền hành rộng lớn liên quan đến hoạt động chống lại những chỉ trích trên mạng trực tuyến, bao gồm những người chống lại “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và ngấm ngầm phá hoạt an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Bản quy định cũng cấm “những hành vi khiêu dâm và truỵ lạc … và hủy hoại phong tục và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,” theo như tờ công báo được xuất bản – trên mạng trực tuyến – bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việt Nam là nước đến với thời đại giao dịch trực tuyến khá muộn, song tăng trưởng kinh tế nhanh chóng lạ thường trong ít năm qua đã làm bùng nổ một con số ấn tượng tương đương ở những người dùng Internet. Các ước đoán cho biết rằng khoảng 24 triệu người ở đất nước 88 triệu dân này đều đặn sử dụng trang Web. Các quán cà phê Internet nhan nhản những người không có đủ điều kiện sắm một chiếc máy tính, và những cửa hiệu nhỏ bán những phần mềm sao chép bất hợp pháp cho họ.

Trong một môi trường mà ở đó thông tin bị định hướng nặng nề bởi hệ thống truyền thông nhà nước, các blogger đã nhanh chóng phát hiện ra những khả năng mà thế giới trực tuyến dâng tặng. Tin tức về đất nước, với nhiều tin trong đó là từ các phương tiện truyền thông nước ngoài, và những bình luận về chính trị thường là phê phán chính quyền đã trở thành những mặt hàng chủ yếu. Như một hệ quả, những thảo luận về tương lai chính trị của đất nước, tồn tại hoặc không tồn tại Đảng Cộng sản, đã nở rộ.

“Nó là một môi trường được trí thức hoá một cách kỳ dị,” Kim Ninh, người đứng đầu văn phòng của Quỹ Á châu tại Hà Nội, đã nhận xét về hoạt động blog. “Có nhiều lời vu khống, nhưng lại dưới cái vẻ bên ngoài rằng có một truyền thống của giới trí thức đã tồn tại từ thời Pháp thuộc trong những năm 20, 30 và 40 nay tiếp tục tuôn chảy. Họ lựa chọn đề tài tranh cãi về chính trị rất nghiêm túc.

“Dân chúng đang để ý đến các blog để có tin tức mà họ không thể nhận được trên hệ thống truyền thông chính thống,” bà nói.

Những động thái của chính quyền chống lại hoạt động blog đã kích động một phản ứng mạnh mẽ từ những người bênh vực cho quyền tự do ngôn luận. “Việt Nam là một trong vài quốc gia mà người dân có thể bị giam giữ với những tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” ông Brad Adams, giám đốc Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, đã nhận xét trong một bản tuyên bố hôm thứ Năm. “Các nước cấp viện cho Việt Nam cần phải tiếp tục nhấn mạnh rằng chính phủ hãy chấm dứt hình sự hóa việc phát biểu chính kiến một cách ôn hoà.”

Sau một thời kỳ có được những quyền tự do tương đối, khi mà mạng trực tuyến và các báo in đang kiểm chứng những giới hạn của những gì mà họ có thể đăng tải, các nhà chức trách mới đây đã bắt đầu đàn áp thẳng tay.

Cuối năm ngoái, các tòa án đã áp đặt một bản án hai năm đối với một nhà báo sau khi ông cho đăng tải một loạt bài báo phơi bày sự thật tham nhũng, và một blogger nổi bật được biết đến dưới cái tên Điếu Cày, người có tên thật là Nguyễn Văn Hải, đã bị kết án hai năm tù giam vì trốn thuế trong một vụ việc được khắp nơi nhìn nhận như một hành động trừng phạt hoạt động blog của ông.

Peter Leech, một người Úc từng lập một trang web tổng hợp tin tức phổ biến, có tên là Intellasia.net, tại Việt Nam, đã bắt đầu có những sự cố với các nhà chức trách vào tháng Sáu năm 2007. Ông cho biết là công an thường xuyên đột kích vào các văn phòng của Intellasia, rằng máy chủ đóng ở Hoa Kỳ thực hiện ký gửi trang web này đã bị tấn công và rốt cuộc ông đã buộc phải trốn khỏi đất nước này.

“Họ đang trở nên thô bạo hơn nhiều đối với mọi việc — các báo, Internet, mọi thứ,” Leech cho biết từ Perth, Australia.

Đại đa số các blogger sử dụng các diễn đàn được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet khổng lồ là Yahoo và Google, và chính phủ đã cho biết họ sẽ giành được sự trợ giúp của các công ty này để kiểm soát Internet.

“Các nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng hợp tác với các cơ quan của Việt Nam,” ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ thông tin, đã nói tại một cuộc họp báo cuối tháng trước. “Tôi nghĩ là các nhà cung cấp dịch vụ cũng mong muốn có được một môi trường Internet lành mạnh. Tôi nghĩ nếu các cơ quan của nhà nước Việt Nam yêu cầu hợp tác, thì Google và Yahoo cũng sẽ sẵn sàng.”

Diễn đàn nổi tiếng nhất giành cho giới blogger Việt Nam là Yahoo 360. Yahoo cho biết vào tuần này là họ đã không được thăm dò ý kiến bởi chính quyền Việt Nam đối với bất cứ việc kiểm soát nào.

“Như là một chính sách chung, các công ty của Yahoo, giống như các công ty khác khắp nơi trên thế giới, được đòi hỏi tuân theo những yêu cầu hợp pháp từ các chính phủ khi công ty là chủ thể của luật pháp nước đó,” công ty đã cho biết trong một bản tuyên bố, và chỉ ra rằng diễn đàn Yahoo 360 của mình hoạt động ở Singapore.

Vấn đề ở đây vẫn được nhìn nhận là chính phủ có thể kiểm soát thành công tới đâu đối với Internet. Như Trung Quốc từng chứng tỏ, công nghệ tồn tại để ngăn chặn những nội dung không mong muốn, ít nhất là từ những người dùng không có chủ định. Thế nhưng không như những người dùng ở Trung Quốc, nơi mà chính phủ của họ kiểm duyệt Internet ngay từ ban đầu, người dùng ở Việt Nam đã được hưởng điều kiện truy cập không bị trói buộc trong hàng năm trời, làm cho họ trở nên coi nó như là một thứ quyền lợi của mình.

“Nếu họ làm điều gì đó một cách khắc nghiệt,” ông Leech nói về các giới chức chính quyền,” thì nó không phải chỉ là một bước lùi lớn, mà còn làm cho dân chúng trở nên hết sức tức giận.”

Người dịch: Ba Sàm

Hiệu đính: TBT Trần Hoàng

 

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

——————————————–

The Washington Post

————

Vietnamese Authorities Rein In the Country’s Vigorous Blogosphere

By Tim Johnston

Washington Post Foreign Service
Sunday, January 18, 2009; Page A21

BANGKOK — Vietnam’s government has issued several decrees in recent months to curtail blogging, as the number of Internet users soars in the communist country.

The campaign started in August, when the government published an edict giving police broad authority to move against online critics, including those who oppose “the State of the Socialist Republic of Vietnam” and undermine national security and social order.

The law also bans “obscenity and debauchery . . . and destroying national fine customs and traditions,” according to the official gazette published — online — by the Ministry of Information and Communications.

Vietnam was a relative latecomer to the online age, but extraordinary economic growth in the past few years has triggered a similarly dramatic rise in Internet users. Estimates indicate that about 24 million people in the country of 88 million regularly use the Web. Internet cafes abound for those unable to afford a computer, and small shops sell pirated software to those who can.

In an environment in which information is heavily controlled by the state media, bloggers were quick to spot the possibilities that the online world offered. News about the country, much of it from foreign media outlets, and political commentary that is frequently critical of the government have become prime commodities. As a result, discussions about the country’s political future, with or without the Communist Party, have flourished.

“It is an oddly intellectualized environment,” Kim Ninh, the head of the Asia Foundation’s office in Hanoi, said of the blogmosphere. “There is a lot of mudslinging, but underneath that there is an intellectual tradition that dates back to the French colonial period in the ’20s, ’30s and ’40s that continues to flow. They take the subject of political debate very seriously.

“People are looking to blogs for news they can’t get in the mainstream media,” she said.

The government’s moves against blogging have provoked a sharp response from free-speech advocates. “Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of ‘abusing democratic freedoms,’ ” Brad Adams, the Asia director at Human Rights Watch, said in a statement Thursday. “Vietnam’s donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression.”

After a period of relative freedom, when online and print journalists were testing the bounds of what they could publish, the authorities have recently started to crack down.

Late last year, the courts imposed a two-year sentence on a newspaper journalist after he ran a series of articles exposing corruption, and a prominent blogger known as Dieu Cay, whose real name is Nguyen Van Hai, was sentenced to two years in jail for tax evasion in a case widely seen as a punishment for his blogging.

Peter Leech, an Australian who set up a popular news aggregation site, Intellasia.net, in Vietnam, started having problems with the authorities in June 2007. He said that police frequently raided the Intellasia offices, that the U.S.-based server that hosted the site was attacked and that he was eventually forced to flee the country.

“They are getting much tougher on everything — newspapers, the Internet, everything,” Leech said from Perth, Australia.

The vast majority of Vietnamese bloggers use platforms created by Internet giants Yahoo and Google, and the government said it would enlist the help of those companies in policing the Internet.

“Service providers are willing to cooperate with Vietnamese agencies,” Do Quy Doan, the deputy minister for information, said at a news conference late last month. “I think service providers also wish to have a clean Internet environment. I think if state agencies of Vietnam ask for cooperation, Google or Yahoo will be willing, too.”

The most popular platform for Vietnamese bloggers is Yahoo 360. Yahoo said this week it had not been approached by the Vietnamese government regarding any controls.

“As a general policy, Yahoo companies, like other companies around the world, are required to comply with lawful demands from governments when the company is subject to that country’s laws,” the company said in a statement, pointing out that its Yahoo 360 platform is run in Singapore.

It remains to be seen how successfully the government could control the Internet. As China has demonstrated, technology exists to block unwelcome content, at least from the casual user. But unlike users in China, whose government censored the Internet from the beginning, Vietnamese users have enjoyed years of unfettered access, which they have come to regard as a right.

“If they did do something draconian,” Leech said of government officials, “it would not only be a big step back, it would make the people very angry.”

Posted in Pháp luật | 1 Comment »