BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

35:Hãy chấm dứt Bịt miệng Những người Đưa tin

Posted by adminbasam trên 10/01/2009

Kính cáo: Để đáp ứng tình hình phát triển mới về báo chí-blog, triệt để tuân thủ pháp luật sau khi Thông tư 07 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, từ tháng 1 năm 2009 blog basam.tk và anhbasam.tk, cơ quan ngôn luận của Thông Tấn Xã Vỉa Hè, sẽ hoàn toàn thuộc về chủ thể đồng thời cũng là Tổng biên tập-blogger Trần Hoàng. Mặc dù nội dung Thông tư 07, như ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trên báo Pháp luật TPHCM, là còn nhiều điểm chưa rõ, “…một thông tư như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có… văn bản hướng dẫn!”, song với tinh thần cầu thị, blog basam.tk và anhbasam.tk vẫn có sự điều chỉnh nhất định trong khi chờ đợi cái “hướng dẫn” Thông tư nầy. Vì vậy blog basam.tk sẽ tạm ngưng một thời gian để tập trung vô anhbasam.tk. Vậy mong vẫn được bà con hưởng ứng và ghé thăm thường xuyên.


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ………………   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 07 /2008/TT-BTTTT  ……….. Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97) như sau:

1. Trang thông tin điện tử cá nhân (blog) quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 97 được hiểu như sau:

Trang thông tin điện tử cá nhân được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng rộng rãi sử dụng dịch vụ Internet. Trang thông tin điện tử cá nhân được chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân đăng ký khởi tạo trên Internet.

2. Hướng dẫn khoản 3, 5, 6 Điều 4 Nghị định số 97 đối với hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân như sau:

2.1 Khuyến khích phát triển và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường Internet để trao đổi, chia sẻ các thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng đồng.

2.2 Khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh trên các trang thông tin điện tử cá nhân.

2.3 Khuyến khích việc sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên các mạng xã hội trực tuyến đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6 Nghị định số 97 đối với hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân được quy định cụ thể như sau:

3.1 Lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những thông tin vi phạm các quy định tại Điều 6 Nghị định số 97.

3.2 Tạo trang thông tin điện tử cá nhân giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang thông tin điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3.3 Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản.

3.4 Sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Điều 31, Điều 38 Bộ Luật Dân sự.

3.5 Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân mà vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ Internet quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 12 Nghị định số 97 được hướng dẫn như sau:

4.1 Chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình, bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật và các quy định tại mục 3 Thông tư này.

4.2 Chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân.

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 97 trong hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân được hướng dẫn như sau:

5.1 Xây dựng và công khai quy chế cung cấp, trao đổi thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân tại trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, bảo đảm không vi phạm các quy định của pháp luật và quy định tại mục 3 Thông tư này.

Có biện pháp xử lý thích hợp đối với các trang thông tin điện tử cá nhân vi phạm quy chế hoạt động cung cấp thông tin của doanh nghiệp.

5.2 Xây dựng quy trình quản lý thông tin phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ do doanh nghiệp quản lý.

5.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu về trang thông tin điện tử cá nhân do doanh nghiệp quản lý và có trách nhiệm cung cấp thông tin với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.

5.4 Ngăn chặn và loại bỏ những nội dung thông tin vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định tại mục 3 Thông tư này ngay khi phát hiện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5.5 Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 97 như sau:

6.1 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6.2 Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm:

a) Ngày, tháng, năm và ký hiệu văn bản xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Ngày, tháng, năm chính thức cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân;

c) Địa chỉ trụ sở giao dịch;

d) Tên, số điện thoại và email của người đại diện có thẩm quyền;

đ) Số lượng các trang thông tin điện tử cá nhân mà doanh nghiệp đang quản lý và dữ liệu thống kê theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

e) Số liệu về các trang thông tin điện tử cá nhân vi phạm quy chế hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin của doanh nghiệp.

6.3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng Một và trước ngày 15 tháng Bảy hàng năm.

6.4 Địa chỉ gửi báo cáo:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).

Email: cucptth&ttđt@mic.gov.vn

b) Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

7. Hiệu lực thi hành

7.1 Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

7.2 Trong quá trình thực hiện, các tổ chức, cá nhân nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để được xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

– VP Chính phủ;

– VP Trung ương Đảng;

– VP Quốc hội;

– VP Chủ tịch nước;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Toà án nhân dân tối cao;

– UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW;

– Cơ quan TW của các đoàn thể;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Các Sở TTTT;

– Các doanh nghiệp viễn thông và Internet;

– TTĐT, Công báo;

– Bộ TTTT: BT, các TT, các đơn vị thuộc Bộ;

– Lưu: VT, Cục QL PTTH&TTĐT.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Quý Doãn

Tin sáng(11-1-2009):

– Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng(Diễn Đàn).

– Sự thật(Nguyễn Quang Vinh-Diễn Đàn).

– Suy tư từ nỗi đau của hoa(VNN). Bài của GS Tương Lai.

– TRAFFIC kêu gọi VN đừng mang bán động vật hoang dã bị tịch thu(VOA).

– Sinh viên Việt Nam tại Đức biểu tình chống Trung Quốc(RFI).


Human Rights Watch

Việt Nam:

Hãy chấm dứt

Bịt miệng

Những người Đưa tin

Các nhà báo và Blogger bị Bỏ tù, Sa thải và Gây phiền nhiễu


(New York, ngày 8-1-2009) – Các tổng biên tập của hai tờ báo hàng đầu của Việt Nam đã bị sa thải ngày 2-1-2009, hành động gần đây nhất này là nằm trong một loạt các biện pháp của chính quyền Việt Nam nhằm dập tắt những lời chỉ trích và hoạt động bất đồng chính kiến, tổ chức Giám sát Nhân quyền [Human Rights Watch] đã cho biết hôm nay. Vào tháng 12, chính quyền Việt Nam đã thông báo những quy định mới khắt khe chính thức cấm các trang blog trên internet phổ biến những nội dung nhạy cảm về chính trị được cho rằng nhằm lật đổ chính quyền.

Trong ba tháng qua, hai nhà báo và một blogger đã bị xét xử và bị phạm tội hình sự. Ít nhất bốn nhà báo đã bị thu hồi thẻ hành nghề sau khi họ viết về những đề tài ví như các cuộc phản kháng của nông dân, các mối quan hệ với Trung Quốc, quyền tự do phát biểu ý kiến và về nhân quyền. Toàn bộ báo chí đài phát thanh và truyền hình tại Việt Nam đều là thuộc sở hữu, hoặc kiểm soát của nhà nước.

“Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia nơi mà người dân có thể bị giam giữ với những lời buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” ông Brad Adams, giám đốc Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nhận xét. “Các nước cấp viện trợ cho Việt Nam cần phải tiếp tục đòi hỏi chính phủ nước này hãy chấm dứt việc hình sự hóa những hành động bày tỏ ý kiến có tính chất ôn hòa.”

Ngày 2-1-2009, ông Nguyễn Công Khế, tổng biên tập tờ Thanh Niên và ông Lê Hoàng, tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ, đã bị thải hồi khỏi chức vụ của họ. Hành động sa thải họ tiếp theo sau việc buộc tội vào tháng 10 các nhà báo của hai tờ báo này – ông Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và ông Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ – do đã phơi bày một vụ bê bối tham nhũng lớn, trong đó các quan chức nhà nước đã bỏ túi hàng triệu đô la của các quỹ đầu tư của Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới để cá độ bóng đá. Ông Chiến đã bị kết án hai năm tù giam và ông Hải bị hai năm “cải tạo” với những lời buộc tội đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các lợi ích quốc gia” theo điều 258 của luật hình sự Việt Nam.

Trong một bước tiến triển khác thường, cả hai tờ báo này đã sử dụng trang nhất của họ để chỉ trích các vụ bắt giữ hai nhà báo vào tháng Năm, năm 2008, và những người đứng đầu của một số đoàn thể báo chí tại Việt Nam cũng đã công khai lớn tiếng nói ra quan điểm của mình chống lại các vụ bắt giữ đó.
Các phó tổng biên tập của hai cơ quan truyền thông này đã bị thay thế trong một phản ứng từ chính quyền, và tiếng nói phản ứng chỉ trích quyết liệt đã nhanh chóng tắt dần.

“Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản cần phải có hành động bảo vệ các phóng viên điều tra này và các tổng biên tập của họ,” ông Adams kêu gọi. “Họ phải công khai nói rõ và nói riêng với chính phủ Việt Nam rằng kiểu trả thù này đối với nghề báo chí chân chính là không thể chấp nhận được.

Những quy định được đưa ra vào tháng 12-2008 về hoạt động blog đã ngăn cấm các blog phổ biến, hoặc có đường kết nối tới những nội dung phản đối chính quyền, làm yếu đi an ninh quốc gia và trật tự xã hội, hoặc tiết lộ bí mật quốc gia. Thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông Việt Nam, ông Đỗ Quý Doãn, đã nói rằng các blog cần phải được hạn chế trong nội dung cá nhân và tránh đưa lên những bài báo hay những quan điểm đề cập với chính trị, tôn giáo, và các vấn đề xã hội.

Ông Đỗ Quý Doãn đã phát biểu công khai rằng bộ TTTT dự định cố gắng có được sự trợ giúp của các công ty interntet là Google và Yahoo để “ra nội qui ” và “phát hiện” những nội dung của các blog và trang web.

Yahoo là một phần của tổ chức Sáng kiến Mạng Toàn cầu [Global Network Initiative], được thành lập để bàn bạc và đưa ra quyết định chung nhằm giải quyết các vấn đề của tập đoàn truyền thông khi đương đầu với các chính quyền có chính sách kiểm duyệt.

Việc sử dụng internet tại Việt Nam, chủ yếu tại các quán cà phê internet giá rẻ, đã tăng vọt trong thập kỷ qua. Hiện có khoảng 20 triệu người sử dụng internet (trong số 84 triệu dân) và hơn một triệu blog, theo các số liệu thống kê của chính phủ.

“Yahoo 360″ là một trong những diễn đàn blog phổ biến nhất. Vào tháng Năm, 2008, Yahoo đã đưa ra một số dịch vụ giải trí đặc biệt cho các blogger Việt Nam, ví như một công cụ tìm kiếm bằng tiếng Việt và các đường nối kết thân thiện với người xử dụng internet tới các ca sĩ người Việt.

Chính phủ kiểm soát việc sử dụng internet bằng cách kiểm tra hoạt động trên mạng trực tuyến, quấy rối và bắt giữ những nhà bất đồng chính kiến trên mạng, và khoá chặn các trang web của các nhóm hoạt động dân chủ và nhân quyền, các đảng chính trị đối lập hoạt động mà không được sự chấp thuận và sự công nhận của nhà nước, và các trang báo, đài phát thanh độc lập đóng tại Việt Nam và nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ internet và các chủ quán cà phê internet được đòi hỏi phải có được chứng minh căn cước có dán ảnh của người sử dụng internet, quan sát kiểm soát và lưu giữ các thông tin về các hoạt động trên mạng trực tuyến của họ.

Vào tháng Mười hai năm 2008, tòa phúc thẩm Thành phố Hồ Chí minh đã giữ nguyên mức án 30 tháng tù giam đối với một blogger internet, ông Nguyễn Hoàng Hải (hay còn gọi là Điếu Cày), một sáng lập viên của Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do tại Việt Nam. Ông đã đưa lên blog các bài báo và đã tham gia vào các cuộc họp mặt phản kháng những yêu cách của Trung Quốc đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp. Chính quyền Việt Nam coi các hoạt động đó gây nên rắc rối cho các mối quan hệ với Trung Quốc. Những lời chỉ trích quanh chủ đề này đã dẫn tới những cuộc thẩm vấn và cầm giữ các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng khác nữa. VietnamNet, một nguồn tin tức trực tuyến, đã bị phạt 2.000 đô la sau khi cho đăng tải một bài xã luận về chủ đề này.

Vào tháng Bảy năm 2008, một tòa án ở Tỉnh Kiên Giang đã y án 5 năm tù giam đối với ông Trương Minh Đức, một nhà báo trên mạng, một nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi đất đai, và là thành viên của Đảng Dân Chủ Nhân Dân [?] Việt Nam, do hành động “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

“Điều oái ăm thay về những lời buộc tội này đó là không có quyền tự do dân chủ “ở Việt Nam,” ông Adams nhận xét. “Chính quyền Việt Nam đáng ra là phải làm thật tốt để cho phép giới truyền thông có được những quyền tự do này.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


——————————————————-

© 2006 Reuters

Human Rights Watch

————–

Vietnam: Stop Muzzling the
Messengers
Journalists and Bloggers Jailed, Fired, and Harassed

January 8, 2009

(New York, January 8, 2009) – The editors of two leading Vietnamese newspapers were fired on January 2, 2009, the latest in a series of measures by the Vietnamese government to stifle criticism and dissent, Human Rights Watch said today. In December, the government announced strict new regulations ban ning internet blogs that disseminate politically sensitive content deemed subversive by the government.

During the last three months, two journalists and one blogger have been tried and convicted on criminal charges. The press credentials of at least four journalists have been revoked after they covered topics such as farmers’ protests, relations with China, freedom of expression, and human rights. All media in Vietnam are owned or controlled by the government.

“Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of ‘abusing democratic freedoms,'” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “Vietnam’s donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression.”

On January 2, Nguyen Cong Khe, editor of Thanh Nien (Young People) and Le Hoang, editor of Tuoi Tre (Youth), were dismissed from their jobs. Their sacking followed the conviction in October of reporters from their newspapers – Nguyen Viet Chien of Thanh Nien and Nguyen Van Hai from Tuoi Tre – for exposing a major corruption scandal, in which government officials pocketed millions of dollars in funds from Japan and the World Bank to gamble on football matches. Chien was sentenced to two years in prison and Hai to two years of “re-education” on charges of “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state” under article 258 of Vietnam’s penal code.

In an unusual development, both newspapers used their front pages to criticize the two reporters’ arrests in May 2008, and the leaders of several journalists’ associations in Vietnam also spoke out against the arrests. The deputy editors of both publications were replaced in response, and the critical outcry quickly died down.

“The World Bank and Japan should come to the defense of these investigative reporters and their editors,” said Adams. “They should make it clear to the Vietnamese government in public and in private that this kind of retribution for good journalism is not acceptable.”

The December regulations on blogs prohibit blogs from disseminating or linking to content that opposes the government, undermines national security and social order, or reveals state secrets. Vietnam’s deputy minister of information and communication, Do Quy Doan, has said that blogs should be limited to personal content and refrain from posting articles or opinions regarding politics, religion, and social issues. Do Quy Doan has publicly stated that the ministry intends to solicit the assistance of the internet companies Google and Yahoo to “regulate” and “detect” the content of blogs and websites. Yahoo is part of the Global Network Initiative, which was formed to address issues of corporate responsibility when dealing with censorious governments.

The use of the internet in Vietnam, primarily at inexpensive internet cafes, has skyrocketed during the last decade. Currently there are approximately 20 million internet users (out of a population of 84 million) and more than 1 million blogs, according to government statistics.

“Yahoo 360” is one of the most popular blogging platforms. In May, Yahoo offered a number of services that cater specifically to Vietnamese bloggers, such as a Vietnamese-language search engine and user-friendly links to Vietnamese singers.

The government controls internet use by monitoring online activity, harassing and arresting cyber-dissidents, and blocking websites of democracy and human rights groups, opposition political parties, and independent media based in Vietnam and abroad. Internet service providers and internet cafe owners are required to obtain photo identification from internet users, and to monitor and store information about their online activities.

In December 2008, the Ho Chi Minh City appeals court upheld the 30-month prison sentence of an internet blogger, Nguyen Hoang Hai (or Dieu Cay), founder of the Free Journalists Club in Vietnam. He had posted articles online and participated in rallies protesting China’s claims to the disputed Spratley and Paracel Islands. The Vietnamese government considers such activism to complicate its relations with China. Comments on this subject have led to the interrogation and detention of other activists and cyber-dissidents. VietnamNet, an online news source, was fined US$2,000 after it published an editorial on the subject.

In July 2008 a court in Kien Giang Province upheld a five-year prison sentence for Truong Minh Duc, an internet reporter, land rights activist, and Vietnam Populist Party member, for “abusing democratic freedoms.”

“The irony of these charges is that there are no ‘democratic freedoms’ in Vietnam,” said Adams. “The Vietnamese government would do well to allow the media these freedoms.”

2 bình luận to “35:Hãy chấm dứt Bịt miệng Những người Đưa tin”

  1. […] Hiệu đính: TBT Trần Hoàng Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009 […]

  2. […] Hiệu đính: TBT Trần Hoàng Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009 […]

Bình luận về bài viết này